Nghiên cứu những bất thường não ở trẻ em động kinh bằng hình ảnh học

7 30 0
Nghiên cứu những bất thường não ở trẻ em động kinh bằng hình ảnh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nội dung của bài viết trình bày về đặc điểm hình ảnh học sọ não trong bệnh động kinh ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hình ảnh học sọ não cần được khảo sát ở những trẻ động kinh có cơn co giật cục bộ, sóng dạng động kinh cục bộ, khám thần kinh bất thường hay chậm phát triển tâm thần vận động.

Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 NGHIÊN CỨU NHỮNG BẤT THƯỜNG NÃO   Ở TRẺ EM ĐỘNG KINH BẰNG HÌNH ẢNH HỌC  Lê Văn Tuấn*, Lê Thụy Minh An*  TĨM TẮT  Mục tiêu: mơ tả đặc điểm hình ảnh học sọ não trong bệnh động kinh ở trẻ em.   Phương pháp nghiên cứu: 96 trẻ em bị bệnh động kinh nhập khoa nội thần kinh và phòng khám bệnh viện  Nhi đồng 2 từ 10/2012 – 03/2013 được đánh giá về lâm sàng, hình ảnh MRI và CT‐Scan sọ não, mối liên quan  giữa hình ảnh học và đặc điểm lâm sàng.   Kết quả: Tuổi trung bình: 4,6. Cơn động kinh tồn thể chiếm 53,1%, cục bộ: 31,3%, cơn khơng phân loại  được 15,6%. Cơn co cứng‐co giật chiếm 41,7% các cơn động kinh tồn thể ngun phát. Có 72/96 trẻ được chụp  MRI não, trong đó bất thường MRI chiếm 43,1% (31/72). Tổn thương chất trắng chiếm tỷ lệ cao nhất: 35,48%.  Có 32/96 trẻ được chụp CT‐Scan não, trong đó bất thường CT‐Scan chiếm 46,9% (15/32). Bất thường trên CT‐ Scan thường gặp nhất là mất thể tích: 46%. Bất thường hình ảnh thường gặp hơn ở trẻ có cơn co giật cục bộ/  sóng  động  kinh  cục  bộ  trên  EEG(p=0,01),  trẻ  chậm  phát  triển  tâm  thần  vận  động  (p=0,043)  hay  trẻ  có  bất  thường  khi  thăm  khám  thần  kinh  (p=0,045).Khơng  có  mối  liên  quan  giữa  bất  thường  hình  ảnh  và  giới  tính  (p=0,931) hay có sóng động kinh trên EEG (p=0,649).  Kết luận: Hình ảnh học sọ não cần được khảo sát ở những trẻ động kinh có cơn co giật cục bộ, sóng dạng  động kinh cục bộ, khám thần kinh bất thường hay chậm phát triển tâm thần vận động.  Từ khóa: động kinh, trẻ em, hình ảnh học, MRI, CT‐Scan, EEG.  ABSTRACT  NEUROIMAGING ABNORMALITIES IN EPILEPTIC CHILDREN  Le Van Tuan, Le Thuy Minh An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 532 ‐ 538  Objective: To describe neuroimaging characteristics in epileptic children.   Method: 96 epileptic children admitted to neurology department and clinic of Children hospital 2 – Ho Chi  Minh  city  from  October  2012  to  March  2013  surveyed  about  the  characteristics  of  head  magnetic  resonance  imaging  (MRI)  and  computed  tomography  (CT);  the  correlation  between  clinical  feature  and  neuroimaging  abnormalities.   Results: Average age is 4.6. 53.1% children presented with focal, 31.3% with generalized and 15.6% with  undetermined  seizures.  In  generalized  group,  tonic‐clonic  epilepsy  rate  is  41.7%.  72  children  had  head  MRI,  abnormal MRI is 43.1%. The highest abnormality rate in MRI is white matter lesion (35.48%). 32 children had  head  CT,  abnormal  CT  was  seen  in  46.9%.  The  highest  abnormality  rate  on  CT‐Scan  is  volume  loss  (46%).  Abnormal  neuroimaging  findings  had  significant  relation  with  focal  seizure  or  focal  epileptic  wave  on  EEG  (p=0.01), mental retardation (p=0.043), or abnormal neurological exam. There is not relation between abnormal  neuroimaging and sex (p=0.931), present of epileptic wave on EEG (p=0.649).   Conclusion: We recommend that neuroimaging should be done in epileptic children with focal seizure or  focal epileptic wave on EEG, mental retardation or abnormal neurological exam.  Keywords: epilepsy, children, neuroimaging, MRI, CT, EEG.  * Bộ môn Thần Kinh, ĐH Y Dược TP.HCM   Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Minh An 532 T: 0903754494 Email: minhan0402@gmail.com Chun Đề Nội Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  ĐẶT VẤN ĐỀ  Động  kinh  là  tình  trạng  bệnh  lý  ở  não,  đặc  trưng bởi sự phóng lực quá mức và đồng bộ của  một  nhóm  neuron  trong  não  hay  của  toàn  bộ  não, biểu hiện lâm sàng bởi những cơn đột ngột  và lặp lại. Đây là bệnh phổ biến trên thế giới và  đặc  biệt  ở  những  nước  đang  phát  triển.  Hàng  năm có khoảng 1,12 triệu trẻ em mới mắc động  kinh ở những nước đang phát triển (10). Tỷ lệ mới  mắc  cộng  dồn  của  bệnh  trong  cả  cuộc  đời  là  3,6%  và  hơn  một  nửa  khởi  phát  ở  trẻ  nhỏ  (10).  Bệnh động kinh ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời  sống  của  người  bệnh.  Ngồi  ra,  đối  với  trẻ  em,  bệnh động kinh còn kết hợp  với  nhiều  rối  loạn  về  học  tập,  hành  vi  và  tình  cảm  cũng  như  ứng  xử xã hội.  Chụp cắt lớp điện tốn (CT‐scan) trước đây  khơng phát hiện được  hết  những  nguyên  nhân  hay bệnh học tiềm ẩn của bệnh động kinh. Tuy  nhiên,  CT‐scan  sọ  não  vẫn  có  một  vai  trò  quan  trọng  trong  việc  đánh  giá  những  bệnh  nhân  động kinh mà có ngun nhân cấp tính đe dọa  tính mạng.   Cộng  hưởng  từ  (MRI)  có  độ  nhạy  cao  hơn  CT‐Scan  vì  MRI  có  thể  phát  hiện  những  bất  thường và tổn thương loạn sản ở vùng hải mã,  là  một  vị  trí  khởi  phát  động  kinh  thường  gặp(2,7,11).  Ngày  nay,  sự  phát  triển  MRI  độ  phân  giải  cao  với  phác  đồ  dành  cho  bệnh  động  kinh  có ảnh hưởng lâm sàng lớn trong việc chẩn đốn  và  quản  lý  bệnh  động  kinh  vì  nó  hỗ  trợ  trong  việc  phân  loại,  phát  hiện  tổn  thương  cấu  trúc,  tiên  lượng  tái  phát,  sự  kháng  trị  lâu  dài  với  thuốc chống động kinh và xác định những bệnh  nhân thích hợp với phẫu thuật. Do đó, Liên Hội  Quốc  Tế  Chống  Động  Kinh  (ILAE)(1997)  đã  khuyến  cáo  dùng  phác  đồ  MRI  dành  cho  bệnh  động kinh cho tất cả những bệnh nhân với cơn  co  giật  mới  lần  đầu  hay  bệnh  động  kinh  mới  chẩn  đốn  trong  tình  trạng  khơng  khẩn  cấp(2).  Thêm vào đó, ILAE cũng khuyến cáo chụp MRI  cho những bệnh nhân động kinh kháng trị.   Có khoảng  16‐21%  những  bất  thường  trên  MRI sọ não được phát hiện ở trẻ bị bệnh động  Thần Kinh  Nghiên cứu Y học kinh  và  hầu  hết  những  tổn  thương  cấu  trúc  này  là  những  thiếu  sót  di  truyền,  hội  chứng  thần  kinh‐bì,  bệnh  ác  tính  và  những  bằng  chứng bệnh não do chấn thương, nhiễm trùng  hay  ngạt(2,18).  Nghiên  cứu  này  được  tiến  hành  với mục đích khảo sát những bất thường trên  hình ảnh học sọ não ở trẻ em động kinh và mối  liên  quan  giữa  các  đặc  điểm  lâm  sàng  và  kết  quả hình ảnh học đó.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Tiêu chuẩn chọn bệnh  Trẻ  em  được  chẩn  đốn  bệnh  động  kinh,  nhập khoa thần kinh và phòng khám bệnh viện  Nhi đồng 2 từ 10/2012 – 03/2013.  Tiêu chuẩn loại trừ:   Trẻ khơng được khảo sát hình ảnh học hay bị  co giật do một ngun nhân cấp tính đã xác định.   Thu thập số liệu  Phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi, thăm  khám  và  đọc  EEG,  MRI,  CT‐Scan  sọ  não  của  bệnh nhi.  Công cụ thu thập số liệu  Bảng thu thập số liệu.  Các biến số thu thập  Tuổi,  giới,  tiền  căn  gia  đình  bị  động  kinh,  tiền căn bệnh lý của bản thân, sự phát triển tâm  thần  vận  động,  loại  cơn  động  kinh,  kết  quả  khám thần  kinh,  đặc  điểm  EEG,  đặc  điểm  MRI  và CT‐Scan não.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là: 4,6.   Cơn động kinh tồn thể chiếm 53,1%, cục bộ:  31,3%, cơn khơng phân loại được 15,6%. Cơn co  cứng‐co  giật  chiếm  41,7%  các  cơn  động  kinh  tồn thể ngun phát.   Có  72/96  trẻ  được  chụp  MRI  não,  trong  đó  bất  thường  MRI  chiếm  43,1%  (31/72).  Tỷ  lệ  các  loại  bất  thường  bao  gồm:  bất  thường  vỏ  não:  16,1%,  nhuyễn  não:  6,45%,  tổn  thương  chất  trắng: 35,48%, mất thể tích: 16,1%, lớn não thất:  6,45%,  nang:  16,1%  (nang  vách  trong  suốt:  2,  533 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 nang  tuyến  tùng:  1,  nang  màng  nhện:  1),  bất  thường  mạch  máu:  6,45%  (u  mạch  não‐tam  thoa:1,  dị  dạnh  tĩnh  mạch:1),  tổn  thương  khác:  9,67 % (lipoma bể củ não sinh tư: 1, tăng tín hiệu  trên xung khuếch tán: 2).   Có  32/96  trẻ  được  chụp  CT‐Scan  não,  trong  đó bất thường CT‐Scan chiếm 46,9% (15/32). Tỷ  lệ các loạibất thường bao gồm: mất thể tích: 46%,  nhuyễn  não:  13,3%,  dị  dạng  mạch  máu  não:  13,3%, tổn thương khác.  : 26,7% (tật khơng hồi não: 1, vơi hóa :1, nang  vách trong suốt: 2).   Bất  thường  hình  ảnh  thường  gặp  hơn  ở  trẻ  có  cơn  co  giật  cục  bộ/  sóng  động  kinh  cục  bộ  trên EEG (p=0,01), trẻ chậm phát triển tâm thần  vận  động  (p=0,043)  hay  trẻ  có  bất  thường  khi  thăm  khám  thần  kinh  (p=0,045).Khơng  có  mối  liên quan giữa bất thường hình ảnh và giới tính  (p=0,931)  hay  có  sóng  động  kinh  trên  EEG  (p=0,649).  BÀN LUẬN  Đặc điểm lâm sàng  Trong nghiên cứu của chúng tơi, động kinh  tồn  thể  chiếm  tỷ  lệ  53,1%  nhiều  hơn  so  với  động  kinh  cục  bộ,  cơn  không  phân  loại  được  cũng  chiếm  tỷ  lệ  cao  15,6%.  Khi  so  sánh  với  nghiên  cứu  ở  Tây  Âu(8),  Colombia(19)  và  của  tác  giả L.V.Tuấn  (13) ở Việt Nam thì kết quả lại khác  khi động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ cao hơn so với  đơng  kinh  tồn  thể.  Điều  này  có  thể  giải  thích  dựa  vào  đối  tượng  nghiên  cứu  khác  nhau  giữa  các  tác  giả,  ở  Tây  Âu  là  người  trưởng  thành,  ở  Colombia  là  dân  số  chung  và  ở  cả  trẻ  em  và  người  lớn  như  trong  nghiên  cứu  của  tác  giả  L.V.Tuấn. Theo một số tác giả, động kinh cục bộ  ưu  thế  ở  người  lớn  còn  động  kinh  tồn  thể  thì  ưu thế ở trẻ em hơn. Nhưng với cùng đối tượng  là  trẻ  em  như  trong  nghiên  cứu  của  tác  giả  L.T.K.Vân (14), kết quả lại khác với chúng tơi. Có  thể  do  độ  tuổi  trung  bình  của  các  nghiên  cứu  khác  nhau  mà  các  tác  giả  trên  không  thống  kê  tuổi  trung  bình  nên  chúng  tơi  khơng  so  sánh  được. Nhìn chung, tỷ lệ loại cơn động kinh cục  534 bộ hay vận động có thể khác nhau ở các độ tuổi  khác nhau và càng lớn tuổi tỷ lệ cơn động kinh  cục bộ càng chiếm tỷ lệ nhiều hơn.  Trong loại cơn động kinh cục bộ, tỷ lệ cơn  động kinh cục bộ đơn giản là 8,3% cao hơn cục  bộ phức tạp là 5,2%. Kết quả này tương tự với  nghiên cứu của tác giả L.T.K.Vân  (14) khi động  kinh  cục  bộ  đơn  giản  cũng  nhiều  hơn  so  với  cục  bộ  phức  tạp,  điều  nay  có  thể  do  cùng  nghiên cứu trên trẻ em ở bệnh viện Nhi Đồng  2,  nhưng  lại  khác  với  các  nghiên  cứu  của  tác  giả L.V.Tuấn  (13), ở Tây Âu  (8) do dân số nghiên  cứu  khác  nhau.  Tuy  nhiên  tỷ  lệ  cơn  toàn  thể  hóa  thứ  phát  thì  tương  tự  nhau  giữa  các  nghiên  cứu  ở  khoảng  15%  (8‐19,6%).  Đối  với  các  loại  cơn  động  kinh  tồn  thể  ngun  phát  thì tỷ lệ thay đổi giữa các nghiên cứu nhưng tỷ  lệ cơn co cứng‐ co giật thì ln chiếm tỷ lệ cao  nhất trong các loại cơn (9,7 – 41,7%).  Khi  khảo  sát  điện  não  đồ,  nghiên  cứu  của  chúng  tơi  ghi  nhận  được  64/93  trường  hợp  (68,8%)  có  EEG  dạng  động  kinh  phù  hợp  với  lâm  sàng,  tỷ  lệ  này  khá  cao  và  tương  đồng  với  nghiên cứu của tác giả L.T.K.Vân(14) với 68% và  nghiên  cứu  của  Rasool  và  cs(17)  với  bất  thường  EEG  là  155/276  (56,2%)  trẻ.  Còn  trong  nghiên  cứu của Amirsalari(1) có đến 98% có bất thường  EEG.  Tuy  nhiên,  trong  nghiên  cứu  của  tác  giả  L.V.Tuấn(13)  ghi  nhận  chỉ  có  18,6%  sóng  động  kinh phù hợp lâm sàng. Điện não đồ có độ nhạy  tương  đối  thấp  (25‐56%),  độ  đặc  hiệu  cao  hơn  (78‐98%), và điện não đồ ngồi cơn có tỉ lệ bình  thường cao. Sở dĩ có sự khác biệt nhiều trong tỷ  lệ điện não  đồ  bất  thường  giữa  các  nghiên  cứu  có  thể  là  do  chưa  có  một  phác  đồ  đo  điện  não  thống nhất giữa các nghiên cứu, kết quả dương  tính  trên  EEG  còn  phụ  thuộc  vào  nhiều  yếu  tố  như:  thời  điểm  đo  là  trong  cơn  hay  ngoài  cơn,  đo  trong  giấc  ngủ  hay  khơng,  thời  gian  đo,  số  lần đo điện não đồ, thực hiện các nghiệm pháp  kích thích.  Đặc điểm MRI não  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tơi,  31/72  trẻ  (43,1%) có bất thường trên MRI. Đây là tỷ lệ phát  Chun Đề Nội Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  hiện  bất  thường  khá  cao  so  với  những  nghiên  cứu trước đây. Tác giả Rasool(17) nghiên cứu các  trẻ  co  giật  mới  khởi  phát  lần  đầu  khơng  có  sốt  nhập khoa cấp cứu, hoặc là điều trị nội trú hay  ngoại trú tại các bệnh viện Nhi ở Ấn Độ chỉ ghi  nhận 32/157 (20,4%) trẻ có bất thường trên MRI.  Tác giả Amirsalari(1) nghiên cứu trẻ bị động kinh  mới phát hiện từ 1 đến 15 tuổi điều trị ngoại trú  ở khoa Thần kinh nhi tại bệnh viện ở Iran cũng  ghi nhận 57/200 (28,5%) trường hợp bất thường  trên  MRI.  Sự  khác  biệt  này  là  do  mẫu  nghiên  cứu của chúng tơi vừa bao gồm trẻ đã được chẩn  đốn  động  kinh  vừa  động  kinh  mới  phát  hiện  nên có thể bất thường sẽ xuất hiện nhiều hơn là  khảo sát trên trẻ mới khởi phát co giật lần đầu.  Mặt khác, chúng tơi khảo sát cả bệnh nhi nội trú  và ngoại trú và những bệnh nhi nội trú có tình  trạng bệnh nặng hơn nên có thể tỷ lệ phát hiện  bất thường cao hơn.   Cũng  nghiên  cứu  ở  Ấn  Độ,  tác  giả  Doescher(6) khảo sát dựa trên cộng đồng những  trẻ  6‐14  tuổi  đã  từng  có  1  cơn  co  giật  lần  đầu  trong 3 tháng vừa qua cũng chỉ ghi nhận 32,6%  có bất thường. Với tỷ lệ này, tác giả cho rằng là  đã cao hơn nhiều so với những nghiên cứu trước  đây do đã sử dụng phần lớn MRI tiêu chuẩn để  đánh giá cùng với sự đồng thuận các chuyên gia  phân  tích  về  hình  ảnh  học  để  có  được  kết  quả  này. Sự khác biệt với nghiên cứu chúng tơi cũng  có thể là do đối tượng nghiên cứu của tác giả là  trẻ  mới  phát  hiện  co  giật  lần  đầu  và  được  tiến  hành trên cộng động khác với nghiên cứu chúng  tôi  là  ở  tại  bệnh  viện,  khi  mà  những  trẻ  nhập  viện thường là  có  bệnh  lý  động  kinh  nặng  hơn  nên dễ phát hiện nhiều tổn thương hơn.   Cũng  vậy,  tác  giả  Kalnin  và  cs(12)  cũng  tìm  thấy tỷ lệ bất thường MRI chỉ là 31%. Tuy nhiên,  tác  giả  Berg  và  cs(4)  lại  ghi  nhận  có  tới  388/613  (79,6%)  bất  thường  khi  nghiên  cứu  trẻ  ở  Connecticut, Mỹ. Điều đó vì nghiên cứu tác giả  có tính cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều trong số  những hội chứng động kinh sớm của những trẻ  này có những bất thường cấu  trúc  đơn  độc  mà  nói chung có thể khơng có liên quan với sự xuất  Thần Kinh  Nghiên cứu Y học hiện co giật mới ở thời điểm lớn tuổi hơn. Ví dụ:  một tỷ lệ đáng kể trẻ trong nghiên cứu có những  bệnh lý như là loạn sản vỏ, bất thường gen, và  hội  chứng  thần  kinh  bì  cũng  như  tỷ  lệ  cao  nhuyễn não.   Như vậy, tỷ lệ bất thường trên hình ảnh học  phụ  thuộc  vào  nhiều  yếu  tố:  đối  tượng  hay  độ  tuổi nghiên cứu, nghiên cứu tại cộng đồng hay  bệnh  viện,  sử  dụng  kỹ  thuật  MRI  độ  phân  giải  cao cùng phác đồ khảo sát bệnh động kinh tiêu  chuẩn,  trẻ  mới  bị  một  cơn  co  giật  hay  đã  chẩn  đoán động kinh.  Trong  những  bất  thường  trên  MRI,  chúng  tôi ghi nhận các loại tổn thương phổ biến nhất  là  tổn  thương  chất  trắng  (11/31,  35,48%),  tiếp  theo  là  tổn  thương  vỏ  não,  nang  và  mất  thể  tích (5/31, 16,1%).  Kết  quả  của  chúng  tơi  cũng  tương  tự  như  của  tác  giả  Kalnin  và  cs(12).  Tác  giả  tìm  thấy  những tổn thương thường gặp nhất ở trẻ mới co  giật  lần  đầu  là  tổn  thương  chất  trắng  (32,2%),  tổn thương khác (26,2%) (lớn khoang ngồi trục,  bất thường hồi hải mã, bất thường cấu trúc khác  có hay khơng có ý nghĩa, tổn thương mạch máu,  tăng tín hiệu trên xung khuếch tán).   Nghiên cứu chúng tơi chỉ phát hiện 1 (2,9%)  trường hợp có teo vùng hồi hải mã. Kết quả này  thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác(3,4,12).  Tỷ  lệ  bất  thường  thùy  thái  dương  trong  và  hải  mã  chiếm  tới  15%  trong  nghiên  cứu  của  Kalnin(12).  Tác  giả  Berg  và  cs(4)  cũng  ghi  nhận  10% bất thường trên MRI. Còn trong nghiên cứu  của  Wieshmann  và  cs  (2003)(20),  tỷ  lệ  xơ  hải  mã  lên  đến  33%.  Sở  dĩ  có  sự  khác  nhau  trong  các  nghiên  cứu  là  do  việc  sử  dụng  MRI  phân  giải  cao  hay  MRI  tiêu  chuẩn.  Nếu  ở  giai  đoạn  sớm  hơn  của  bệnh,  việc  dùng  MRI  phân  giải  cao  cùng với hệ thống tính  điểm  tiêu  chuẩn  sẽ  làm  tăng  độ  nhạy  để  đánh  giá  tốt  hơn  thùy  thái  dương hay một nơi nào khác.   Về những tổn thương có ý nghĩa thực sự gây  động kinh, nghiên cứu chúng tơi ghi nhận như  sau:  tổn  thương  vỏ  não  (16,1%),  nhuyễn  não  (6,45%),  mất  thể  tích:  16,1%,  tổn  thương  mạch  535 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 máu  (2/31=6,45%).  Các  tác  giả  Rasool(17),  Doetcher(6),  Kalnin(12)  thì  tìm  thấy  tỷ  lệ  các  bất  thường  trên  MRI  dao  động  trong  khoảng  như  sau: tổn thương vỏ não từ 12,6 – 27,1%, nhuyễn  não  từ  1,7  –  6,3%,  mất  thể  tích  từ  8,5  ‐  25%.  Trong tổn thương vỏ não, nghiên cứu chúng tơi  chỉ  ghi  nhận  được  các  rối  loạn  hình  thành  vỏ  não: loạn sản vỏ não: 2 (1 ở thùy trán, 1 ở vùng  thùy đảo), xơ củ : 2, lớn nửa não: 1.  Đặc điểm CT‐Scan não  Nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận có 15/32  trẻ  chụp  CT‐scan  có  kết  quả  bất  thường.  Trong  số những tổn thương được phát hiện thì teo não  lan  tỏa/cục  bộ  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  46%  (7/15),  còn lại là dị dạng mạch máu não 13,3%, nhuyễn  não  (di  chứng  nhồi  máu  não/xuất  huyết  não)  13,3%, khác 26,7% (nang vách trong suốt: 2, vơi  hóa: 1, mất hồi não: 1). Tỷ lệ teo não của chúng  tơi tương tự với của các tác giả Rasool(17) là 44%,  Cala(5) là 41,5%. Bất thường gặp nhiều nhất trên  CT‐Scan là teo não lan tỏa.   Ở  trẻ  em,  Yang  va  cs  (1979)(21)  công  bố  kết  quả  từ  256  trẻ  động  kinh,  tỷ  lệ  bất  thường  là  33%, nhưng 66% là co giật sơ sinh. Trong động  kinh  mới  ở  người  trưởng  thành,  tỷ  lệ  các  tổn  thương  có  thể  điều  trị  được  thấp.  Ở  thời  điểm  đó,  chỉ  định  CT‐Scan  trong  động  kinh  là  chủ  quan  dựa  vào  điều  kiện  kinh  tế.  Young  và  cs  (1982)(22)  chụp  CT‐scan  220  bệnh  nhân  bệnh  động kinh nhập phòng khám Thần kinh và phát  hiện  24%  bất  thường,  nhưng  chỉ  6%  trong  những  người  khơng  có  dấu  hiệu  lâm  sàng  hay  bất thường cục bộ trên EEG. Tác giả khuyến cáo  rằng,  CT‐Scan  chỉ  nên  dùng  cho  những  bệnh  nhân  có  bất  thường  cục  bộ,  nhưng  quan  điểm  này sẽ bị thách thức trên cơ sở rằng những tổn  thương  có  thể  điều  trị  được  sẽ  bị  bỏ  lỡ.  Tổn  thương điển hình phát hiện được trên CT –scan  là:  khối  u,  nhiễm  trùng,  bệnh  mạch  máu  não  thiếu máu, xuất huyết, dị dạng động tĩnh mạch,  và chấn thương.  536 Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng  và  hình ảnh học  Nghiên  cứu  chúng  tơi  ghi  nhận  bất  thường  hình ảnh học (CT‐Scan/MRI)  thường  gặp  nhiều  hơn ở trẻ chậm phát triển tâm thần vận động, trẻ  có bất thường khi khám thần kinh và trẻ có cơn  co giật liên quan cục bộ. Kết quả này góp phần  vào việc quyết định khảo sát hình ảnh học dựa  trên các dữ liệu về lâm sàng của bệnh nhân. Các  mối liên hệ này cũng đã được nhiều tác giả trên  thế  giới  nghiên  cứu  và  cũng  cho  ra  những  kết  luận tương tự với kết quả của nghiên cứu chúng  tôi.  Khoảng một nửa nghiên cứu hình ảnh riêng  lẻ ở trẻ em với động kinh mới xuất hiện có khởi  phát cục bộ được cơng bố là bất thường; 15‐20%  có thơng tin hữu dụng về ngun nhân hay định  vị tổn thương, 2‐4% cung cấp thơng tin làm cải  thiện điều trị khẩn cấp (Gaillard(9)).  Kết quả của chúng tơi có khác biệt với tác giả  Amirsalari(1)  khi  nghiên  cứu  200  trẻ  động  kinh  mới  xuất  hiện,  ghi  nhận  bất  thường  MRI  liên  quan đáng kể với tuổi lớn, tiền sử gia đình, bất  thường  hình  thể  và  khám  lâm  sàng.  Tuy  nhiên  lại khơng có sự liên quan với giới tính, loại cơn  động kinh, chậm phát triển, và bệnh lý ngun  nhân. Những nghiên cứu trên trẻ em khác cũng  khuyến  cáo  rằng  động  kinh  khởi  phát  cục  bộ  thường  có  bất  thường  hình  ảnh  nhiều  hơn  (McAbee  1989(16),  Maytal  2000(15),  Doescher  2006(6)).  Còn  tác  giả  Amirsalari(1)  kết  luận  như  sau:  việc  nhận  ra  98%  bất  thường  EEG  trong  những  trẻ  động  kinh,  bản  chất  lành  tính  của  những dấu hiệu trên MRI trong hầu hết trẻ, giá  thành  cao  và  chỉ  một  số  nhỏ  bệnh  nhân  nhận  được can thiệp tích cực từ kết quả MRI, tác giả  đề nghị dùng EEG để khẳng định chẩn đốn và  sử  dụng  MRI  cho  những  bệnh  nhân  có  bất  thường  khi  khám,  dấu  thần  kinh  cục  bộ  và  bất  thường cục bộ EEG.   Với  sự  thống  nhất  với  những  nghiên  cứu  khác và cũng như trong nghiên cứu chúng tôi,  tác giả Doescher khẳng định nên sử dụng MRI  trong  trẻ  với  động  kinh  có  khởi  phát  cục  bộ  Chun Đề Nội Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  hay  liên  quan  định  vị  mới  chẩn  đốn.  Tuy  nhiên, tác giả cũng tìm thấy rằng trẻ với động  kinh tồn thể vơ căn rõ ràng và với động kinh  cục bộ vơ căn và trẻ với bất thường dạng động  kinh  tồn  thể  trên  EEG  cũng  có  bất  thường  hình  ảnh  học.  Điều  đó  chứng  tỏ  việc  chẩn  đốn trẻ có động kinh tồn thể vơ căn rõ ràng  và trẻ với bất thường dạng động kinh tồn thể  trên  EEG  rất  quan  trọng,  và  cần  đạt  đến  tiêu  chuẩn chẩn đốn hay nghi ngờ chẩn đốn nếu  tìm thấy có một động kinh cục bộ tồn thể hóa  thứ phát về sau. Những đánh giá thêm về MRI  và  EEG  theo  dõi  xun  suốt  quá  trình  phát  triển  và  sự  tái  phát  cơn  động  kinh  sẽ  chứng  minh sự thay đổi về sau và cho phép phân tích  nguy cơ tiên lượng.  Bình thường Tổng Bảng 1:Phân bố mẫu nghiên cứu theo loại cơn  động kinh  Loại Vận động Giác quan Đơn giản Thực vật Cục Tâm thần Phức tạp Tồn thể hóa Vắng ý thức Giật Co giật Toàn thể Mất trương lực Co cứng – co giật Co cứng Co thắt trẻ thơ Không phân HC Lennox- Gastaut loại Không xác định Tổng Tần số Tỷ lệ (%) 5,2 1,0 2,1 0 5,2 17 17,7 0 3,1 0 2,1 40 41,7 6,3 10 10,4 1,0 4,2 96 100 Bảng 2:Phân bố mẫu nghiên cứu theo đặc điểm  điện não  Đặc điểm điện não Tần số Tỷ lệ (%) Phù hợp lâm sàng 64 68,8 Dạng động kinh Khơng phù hợp lâm sàng 8,6 Sóng chậm 9,7 Thần Kinh  12 93 12,9 100 Bảng3: Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và  hình ảnh học sọ não  Biến số Giới Nam Nữ Tâm thần Chậm phát triển Bình thường Khám thần kinh Bất thường Bình thường Sóng động kinh Có Khơng Cơn động kinh Cục Tồn thể KẾT LUẬN  Hình ảnh sọ não cần được khảo sát ở những  trẻ động kinh có cơn co  giật  cục  bộ,  sóng  dạng  động  kinh  cục  bộ,  khám  thần  kinh  bất  thường  hay chậm phát triển tâm thần vận động  Nghiên cứu Y học N Bất thường n (%) 58 38 28 (48,3%) 18 (47,4%) P 0,931 0,043 32 64 20 (62,5%) 26 (40,6%) 12 84 (75%) 37 (44%) 71 25 35 (49,3%) 11 (44%) 0,045 0,649 0,01 34 47 22 (64,7%) 17 (36,2%) TÀI LIỆU THAM KHẢO  Amirsalari  S,  Saburi  A,  Hadi  R,  Torkaman  M,  Beiraghdar  F,  Afsharpayman  S,  Ghazavi  Y  (2011)  “Magnetic  resonance  imaging findings in epileptic children and its relation to clinical  and demographic findings”. Acta Med Iran 50:37‐42.  Barkovich AJ, Berkovic S, Cascino GD (1997) Recommendations  for  neuroimaging  of  patients  with  epilepsy.  Commission  on  Neuroimaging  of  the  International  League  Against  Epilepsy.  Epilepsia 38:1255‐1256.  Berg  AT,  Mathern  GW,  Bronen  RA,  Fulbright  RK,  DiMario  F,  Testa  FM,  Levy  SR  (2009)  “Frequency,  prognosis  and  surgical  treatment  of  structural  abnormalities  seen  with  magnetic  resonance imaging in childhood epilepsy”. Brain 132:2785‐2797.  Berg AT, Testa FM, Levy SR, Shinnar S (2000) “Neuroimaging  in  children  with  newly  diagnosed  epilepsy:  A  community‐ based study”. Pediatrics 106:527‐532.  Cala  LA,  Mastaglia  FL,  Woodings  TL  (1977)  “Computerised  tomography  of  the  cranium  in  patients  with  epilepsy:  a  preliminary report”. Clin Exp Neurol 14:237‐244.  Doescher JS, deGrauw TJ, Musick BS, Dunn DW, Kalnin AJ, Egelhoff  JC, Byars AW, Mathews VP, Austin JK (2006) “Magnetic resonance  imaging  (MRI)  and  electroencephalographic  (EEG)  findings  in  a  cohort of normal children with newly diagnosed seizures”. J Child  Neurol 21:491‐495.  Duncan J.S (1997) “Imaging and epilepsy”. Brain 120 (Pt 2):339‐377.  Forsgren  L,  Beghi  E,  Oun  A,  Sillanpaa  M  (2005)  “The  epidemiology of epilepsy in Europe ‐ a systematic review”. Eur  J Neurol 12:245‐253.  Gaillard  WD,  Chiron  C,  Cross  JH,  Harvey  AS,  Kuzniecky  R,  Hertz‐Pannier  L,  Vezina  LG  (2009)  “Guidelines  for  imaging  infants  and  children  with  recent‐onset  epilepsy”.  Epilepsia  50:2147‐2153.  10 Guerrini R (2006) “Epilepsy in children”. Lancet 367:499‐524.  11 Hsieh  DT,  Chang  T,  Tsuchida  TN,  Vezina  LG,  Vanderver  A,  Siedel J, Brown K, Berl MM, Stephens S,  Zeitchick  A,  Gaillard  537 Nghiên cứu Y học  12 13 14 15 16 17 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 WD  “New‐onset  afebrile  seizures  in  infants:  role  of  neuroimaging”. Neurology 74:150‐156.  Kalnin  AJ,  Fastenau  PS,  deGrauw  TJ,  Musick  BS,  Perkins  SM,  Johnson  CS,  Mathews  VP,  Egelhoff  JC,  Dunn  DW,  Austin  JK  (2008) “Magnetic resonance imaging findings in children with a  first recognized seizure”. Pediatr Neurol 39:404‐414.  Lê Văn Tuấn (2007) “Nghiên cứu khà năng ứng dụng phân loại  hội  chứng  động  kinh  trong  thực  hành  lâm  sàng”.  Y học thành  phố Hồ Chí Minh, tr 142‐148.  Lê Thị Khánh Vân (2011) “Phân loại và điều trị động kinh trẻ  em ở bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn  tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM (Đã bảo vệ).  Maytal J, Krauss JM, Novak G, Nagelberg J, Patel M (2000) “The  role of brain computed tomography in evaluating children with  new onset of seizures in the emergency department”. Epilepsia  41:950‐954.  McAbee  GN,  Barasch  ES,  Kurfist  LA  (1989)  “Results  of  computed  tomography  in  ʺneurologically  normalʺ  children  after initial onset of seizures”. Pediatr Neurol 5:102‐106.  Rasool  A,  Choh  SA,  Wani  NA,  Ahmad  SM,  Iqbal  Q  “Role  of  electroencephalogram  and  neuroimaging  in  first  onset  afebrile    538 18 19 20 21 22 and  complex  febrile  seizures  in  children  from  Kashmir”.  J  Pediatr Neurosci 7:9‐15.  Shinnar  S,  OʹDell  C,  Mitnick  R,  Berg  AT,  Moshe  SL  (2001)  “Neuroimaging abnormalities in children with an apparent first  unprovoked seizure”. Epilepsy Res 43:261‐269.  Velez  A,  Eslava‐Cobos  J  (2006)  “Epilepsy  in  Colombia:  epidemiologic profile and classification of epileptic seizures and  syndromes”. Epilepsia 47:193‐201.  Wieshmann U.C (2003) “Clinical application of neuroimaging in  epilepsy”. J Neurol Neurosurg Psychiatry 74:466‐470.  Yang PJ, Berger PE, Cohen ME, Duffner PK (1979) “Computed  tomography  and  childhood  seizure  disorders”.  Neurology  29:1084‐1088.  Young AC, Costanzi JB, Mohr PD, Forbes WS (1982) “Is routine  computerised  axial  tomography  in  epilepsy  worth  while?”.  Lancet 2:1446‐1447.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30//11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014  Chuyên Đề Nội Khoa  ... và  hình ảnh học Nghiên cứu chúng  tơi  ghi  nhận  bất thường hình ảnh học (CT‐Scan/MRI)  thường gặp  nhiều  hơn ở trẻ chậm phát triển tâm thần vận động, trẻ có bất thường khi khám thần kinh và trẻ có cơn ... với mục đích khảo sát những bất thường trên  hình ảnh học sọ não ở trẻ em động kinh và mối  liên  quan  giữa  các  đặc  điểm  lâm  sàng  và  kết  quả hình ảnh học đó.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Tiêu chuẩn chọn bệnh ... Bảng3: Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng và  hình ảnh học sọ não Biến số Giới Nam Nữ Tâm thần Chậm phát triển Bình thường Khám thần kinh Bất thường Bình thường Sóng động kinh Có Khơng Cơn động kinh Cục Tồn thể KẾT LUẬN  Hình ảnh sọ não cần được khảo sát ở những

Ngày đăng: 19/01/2020, 15:39

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan