De thi cuoi nam

3 350 0
De thi cuoi nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD& ĐT Tam Điệp Trờng THCS Đông Sơn Đề thi cuối năm môn ngữ văn lớp 9 Năm học 2008- 2009 Thời gian làm bài 90 (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 1 trang, 3 câu tự luận *********** Câu 1: Tiếng Việt( 2 điểm): Kể tên các thành phần biệt lập đã học? Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập trong các ví dụ sau: a. Tha ông, ta đi thôi ạ! b. Ôi những chiều ma ớt đầm lá cọ! c. Chẳng lẽ ông ấy không biết. d. Anh Sơn( vốn là dân Nam Bộ gốc) làm điệu bộ nh sắp ca một câu vọng cổ. Câu 2: Văn học( 2 điểm): Cho hai câu thơ: Ngày ngày mật trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ( Viếng lăng Bác- Viễn Phơng) a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng trong câu thơ trên? B. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học? Câu 3: Làm văn(6 điểm): Suy nghĩ của em về đạo lý của dân tộc ta qua câu tục ngữ Uống nớc sông nhớ mạch suối. Hết Phòng GD& ĐT Tam Điệp Trờng THCS Đông Sơn Đáp án chấm thi môn ngữ văn lớp 9 năm học 2008- 2009 Đáp án gồm 2 trang, 3 câu ********* Câu 1: Tiếng Việt( 2 điểm): - Học sinh kể tên đợc 4 thành phần biệt lập đã học(1 điểm), mỗi ý đúng cho 0,25 đ: + Thành phần tình thái. + Thành phần cảm thán. + Thành phần gọi đáp. + Thành phần phụ chú. - Học sinh chỉ ra và gọi tên đợc các thành phần biệt lập( 1điểm), mỗi ý đúnga cho 0,25đ: + Thành phần gọi đáp: Tha ông. + Thành phần cảm thán: Ôi. + Thành phần tình thái: Chẳng lẽ. + Thành phần phụ chú: Vốn là dân Nam Bộ gốc. Câu 2: Văn học (2 điểm): a. 1,5 điểm: Học sinh làm rõ đợc các ý sau: - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ mặt trời. Điều đó khiến ẩn dụ mặt trời trong lăng nổi bật ý nghĩa sâu sắc(0,5 đ). - Dùng hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng để viết về Bác, Viễn Phơng đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác với non sông đất nớc(0,5 đ). - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nớc ta ( 0,5 đ). b. 0,5 đ: Học sinh chép đúng 2 câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lng. (Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Câu 3: Làm văn( 6 điểm): A. Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài (1 điểm): - Biết ơn là một truyền thống đạo lý của ngời Việt Nam từ ngàn đời nay. - Truyền thống đó đợc thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ: Uống nớc sông nhớ mạch suối. 2. Thân bài (4 điểm): a. Giải thích cách hiểu câu tục ngữ ( 1đ), mỗi ý đúng cho 0, 25đ: - ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ: Uống nớc sông( hởng thụ thành quả) và mạch suối( nguồn cội, nơi sinh ra, tạo ra thành quả). - Nghĩa bóng của câu tục ngữ: Quan hệ giữa ngời hởng thụ với ngời tạo dựng. -Lời khuyên: Đợc hởng thành quả lao động do ngời khác để lại phải biết trân trọng, nhớ ơn. - Đó là đạo lý biết ơn. b.Vì sao phải biết ơn? ( 1đ) mỗi ý đúng cho 0,5đ: - Mọi giá trị của cụôc sống mà ta đợc hởng đều do mồ hôi, công sức, xơng máu của các thế hệ mà có. Đó là: + Những giá trị vật chất. + Những sản phẩm tinh thần. + Độc lập, tự do của đất nớc. - Biết ơn là truyền thống của dân tộc, là đạo lý của con ngời: + Biết ơn là đạo lý gốc rễ của con ngời. + Nhân dân ta coi trọng đạo lý biết ơn: thờ cúng tổ tiên, anh hùng, ngời có công với nớc. + Biết ơn cha mẹ thầy cô giáo. c. Chứng minh về đạo lý trong xã hội ngày nay(2 đ) mỗi ý đúng cho 0,5 đ: - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa diễn ra sôi nổi và có hiệu quả. - Sự tôn vinh những ngời có công với nớc, những bà mẹ Việt Nam anh hùng. - ý thức trách nhiệm với ngời đã hy sinh vì nớc trong phong trào đi tìm đồng đội, quy tập mộ liệt sỹ - Phong trào diễn ra thờng xuyên, đợc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ủng hộ. 3. Kết bài( 1đ): - Khẳng định lại một lần nữa truyền thống đạo lý tốt đẹp của ngời Việt Nam. - Trải qua nhiều năm câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị, bền vững với thời gian. B. Yêu cầu về hình thức: - Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. - Dẫn chứng phải chính xác, lập luận chặt chẽ. - Biết kết hợp nghị luận với tự sự, biểu cảm, thuyết minh. * Cho điểm: - Điểm 5-6: Bài làm tơng đối đủ các yêu cầu kể trên. - Điểm 3-4: Bài làm đảm bảo 2/3 yêu cầu trên, bài làm còn mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, lan man, lạc đề hoặc mắc quá nhiều lỗi nh trên. Hết . Điệp Trờng THCS Đông Sơn Đề thi cuối năm môn ngữ văn lớp 9 Năm học 2008- 2009 Thời gian làm bài 90 (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 1 trang, 3 câu tự. chiều ma ớt đầm lá cọ! c. Chẳng lẽ ông ấy không biết. d. Anh Sơn( vốn là dân Nam Bộ gốc) làm điệu bộ nh sắp ca một câu vọng cổ. Câu 2: Văn học( 2 điểm):

Ngày đăng: 18/09/2013, 12:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan