NƠI THẾ CHIẾN THỨ II BẮT ĐẦU

4 253 0
NƠI THẾ CHIẾN THỨ II BẮT ĐẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nơi thế chiến bắt đầu 01/09/2009 23:32 Tư lệnh Đức Eberhardt (trái) trả lại kiếm cho Sucharski để tỏ lòng ngưỡng mộ - Ảnh: Walczcy Gryf Thế chiến 2 - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử loài người - đã bắt đầu tại một cảng nhỏ của Ba Lan cách đây đúng 70 năm. Hôm qua, nhiều nước châu Âu đã tổ chức tưởng niệm 70 năm Thế chiến 2 bùng nổ trên châu lục này. Tại Ba Lan, buổi lễ chính thức đã diễn ra vào lúc bình minh tại bán đảo Westerplatte, nơi vào ngày 1.9.1939, tàu chiến Đức đã nổ những phát súng đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến mà kết quả của nó là hơn 70 triệu người thiệt mạng. Loạt súng đầu tiên “Tôi chộp lấy ống nhòm và chĩa ra phía kênh đào, quan sát từ phải qua trái, sau đó soi kỹ chiếc tàu đang bỏ neo trong vịnh. Ngay lúc ấy, tôi thấy một quầng lửa bùng lên và quả đạn pháo đầu tiên rơi trúng cổng”, hãng tin BBC dẫn lời cựu chiến binh Ignacy Skowron. Vào ngày 1.9 của 70 năm trước, hạ sĩ Skowron đang cùng 181 binh sĩ và 27 công nhân Ba Lan bảo vệ một nhà kho ở Westerplatte thì quân Đức khai hỏa. Chiếc tàu chiến mà Skowron kể là chiến hạm SMS Schleswig-Holstein của phát xít Đức, một “chiến binh” dày dạn trận mạc có mặt trong Thế chiến 2. Theo sử liệu, vào cuối tháng 8.1939, để chuẩn bị cho cuộc chiến kinh khiếp của mình, Aldolf Hitler đã điều chiếc SMS Schleswig-Holstein tới cảng Danzig (nay là thành phố Gdansk) của Ba Lan trong một chuyến đi có vỏ bọc là “thăm viếng xã giao”. Ẩn mình trên chiến hạm, đại đội đặc nhiệm Hennigsen đã được lệnh khai hỏa vào ngày 26.8.1939, nhưng sau đó giờ nổ súng đã được dời lại do Hitler mới nhận được tin Ba Lan và Anh đã ký hiệp ước tương trợ cũng như nhà độc tài Ý Benito Mussolini chưa sẵn sàng tham gia cuộc chiến. Đến rạng sáng 1.9, vào lúc 4 giờ 45 giờ địa phương, chiếc SMS Schleswig- Holstein bắt đầu nã những phát đạn đầu tiên. Sau đợt đánh phủ đầu, một đơn vị lính thủy đánh bộ của Đức bắt đầu tràn lên. Cán cân lực lượng lúc này nghiêng hẳn về phe tấn công. Theo các tư liệu lịch sử thì Đức đã huy động khoảng 3.500 quân cho trận chiến này. Trong khi đó, phía Ba Lan chỉ có 182 binh sĩ và 27 công nhân. Vũ khí của quân Đức trong trận chiến cũng vượt trội. Ngoài tàu chiến SMS Schleswig-Holstein, họ còn có hai tàu phóng lôi, nhiều xe thiết giáp, khoảng 50 máy bay ném bom Junkers Ju 87, cùng 7 máy bay Heinkel He 51 và Junkers Ju 52. Quân Ba Lan chỉ có 1 khẩu pháo loại nhỏ, 4 súng cối và khoảng 40 khẩu đại liên. Kháng cự kiên cường Lúc chiến sự nổ ra, phía Đức tin rằng họ chỉ cần tối đa là 12 tiếng đồng hồ để đánh bại đội quân phòng ngự nhỏ bé. Tuy nhiên, những người Ba Lan kiên cường ở đó đã chống chọi suốt bảy ngày liền. Kết thúc ngày đầu của trận chiến, phía Ba Lan thiệt mạng 1 người và 7 người bị thương (3 người trong số này đã chết sau đó). Phía bên kia, 17 người bị giết và 54 bị thương trong số 225 quân nhân Đức được huy động. Sau khi vấp phải sức kháng cự mãnh liệt, người Đức bắt đầu huy động thêm nhiều phương tiện chiến đầu khác. “Vào buổi sáng ngày thứ hai của trận đánh, Đức đã thực hiện ba cuộc tấn công. Chúng tôi chống trả và sau đó tôi nghe những tiếng ồn rất lạ. Một toán máy bay xuất hiện trên bầu trời. Chúng bắt đầu bổ nhào để ném bom và chốt phòng ngự số 5 bị phá hủy hoàn toàn. 5 người lính thiệt mạng”, cựu chiến binh Skowron, giờ đã 94 tuổi, kể với BBC. Trong ngày này, máy bay Đức đã thả 26,5 tấn bom xuống căn cứ phòng ngự ở Danzig. Cùng lúc, các khẩu đại pháo liên tục khạc lửa. Nhiều phương tiện chiến đấu của Ba Lan bị phá hủy. Bản thân thiếu tá Henryk Sucharski, chỉ huy trưởng căn cứ của Ba Lan, cũng bị thương nhẹ và đại úy Franciszek Dabrowski phải tạm nắm quyền trong một thời gian ngắn. Sau những đợt tấn công trên, khói bao trùm toàn bộ vùng Danzig và người Đức tin rằng không còn một ai sống sót ở đó. Tuy nhiên, lúc lính thủy đánh bộ và các lực lượng phối hợp khác của Đức thực hiện các cuộc tiến quân thăm dò trên bộ, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng rất ít lính và căn cứ của Ba Lan bị hạ. Cùng lúc, đài phát thanh của Ba Lan liên tục phát đi những thông điệp khẳng định “Westerplatte sẽ tiếp tục chiến đấu”. Nhưng rồi, do cán cân lực lượng quá chênh lệch, vào ngày 7.9.1939, sau một tuần chiến đấu, thiếu tá Henryk Sucharski đã quyết định đầu hàng bất chấp sự phản đối của thuộc cấp. Ông Sucharski đã đi đến quyết định trên sau khi nhận thấy không còn cách nào khác. Trung tâm y tế tại Danzig đã bị vô hiệu hóa. Sinh lực đã hao tổn rất nhiều. Nước và thuốc men không còn gì cả. Kết thúc trận chiến, 15 binh sĩ Ba Lan thiệt mạng, 53 người bị thương (nằm trong số 167 người bị bắt). Phía bên kia, khoảng 400 lính bị giết, 16 khẩu pháo bị phá hủy và 1 xe bọc thép bị vô hiệu hóa. Binh tướng Đức giành thắng lợi nhưng họ đã bị chinh phục bởi lòng quả cảm của quân sĩ Ba Lan. Tướng Friedrich Eberhardt, tư lệnh quân Đức trong trận chiến ở bán đảo Westerplatte, đã thốt lên trước mặt bại tướng Sucharski: “Nếu tôi có một đội quân như ông, tôi có thể chinh phục cả thế giới”. Để bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tướng Eberhardt đã cho phép Sucharski giữ lại thanh kiếm trong thời gian bị bắt làm tù binh. Trận đánh tại bán đảo Westerplatte đã trở thành biểu tượng về sự quả cảm của quân sĩ Ba Lan trong Thế chiến 2 và trở thành nguồn cảm hứng cho đất nước này suốt cuộc chiến thảm khốc đó. Vào hôm qua, lễ tưởng niệm Thế chiến 2 tại Ba Lan đã diễn ra ở bán đảo Westerplatte, với sự tham dự của cả Tổng thống Lech Kaczynski và Thủ tướng Donald Tusk cùng lãnh đạo của nhiều nước châu Âu khác. . Nơi thế chiến bắt đầu 01/09/2009 23:32 Tư lệnh Đức Eberhardt (trái) trả lại kiếm cho Sucharski để tỏ lòng ngưỡng mộ - Ảnh: Walczcy Gryf Thế chiến. 1.9.1939, tàu chiến Đức đã nổ những phát súng đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến mà kết quả của nó là hơn 70 triệu người thiệt mạng. Loạt súng đầu tiên

Ngày đăng: 17/09/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan