trình tự thủ tục bán đấu giá hàng hóa.doc

4 1.4K 14
trình tự thủ tục bán đấu giá hàng hóa.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trình tự thủ tục bán đấu giá hàng hóa

 Trần Thị Anh – QT33D041Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt. Quan hệ đấu giá hàng hóa cũng có bản chất kinh tế và bản chất pháp lý của nó. Xuất phát từ bản chất kinh tế và pháp lý đó, thủ tụctrình tự bán đấu giá hàng hóa cũng được quy định sao cho phù hợp với phương thức này.Bán đấu giá hàng hóa cũng được tiến hành theo thủ tụctrình tự giống như bán đấu giá tài sản nói chung. Theo quy định của Luật thương mại 2005, thủ tục đó gồm những bước sau:1. Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóaĐấu giá hàng hóa có thể được thực hiện bởi chính chủ sở hữu hàng hóa hoặc thông qua một người bán hàng (không phải là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp). Trong các trường hợp này, các chủ thể tự tiến hành đấu giá hàng hóa và tự chịu trách nhiệm về công việc này. Tuy nhiên, do tính chất khá phức tạp của việc tổ chức một cuộc bán đấu giá, hơn nữa, do tính đặc thù của hàng hóa mà sự thành công hay thất bại của một cuộc bán đấu giá hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức bán đấu giá. Chính vì vậy, các chủ sở hữu hàng hóa khi đã lựa chọn phương thức bán hàngđấu giá thì cũng lựa chọn cho mình một người trung gian – thương nhân bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá .Đối với các trường hợp bán đấu giá hàng hóa thông qua trung gian thì việc lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa là thủ tục đầu tiên trong trình tự bán đấu giá hàng hóa. Người bán đấu giá chỉ được quyền tiến hành bán đấu giá sau khi có sự ủy quyền của người bán hàng hóa bằng một hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa được ký kết giữa người bán và người đấu giá, hợp đồng này phải được ký dưới hình thức văn bản (hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương). Trường hợp hàng hóa được bán đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố phải thế chấp vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá (Điều 193 Luật thương mại 2005).2. Xác định giá khởi điểm.Giá khởi điểm của hàng hóa do người bán hàng xác định với sự tham gia của đại diện tổ chức bán đấu giá. Giá khởi điểm cũng có thể do người bán đấu giá xác định nếu được người bán ủy quyền nhưng phải thông báo cho người bán hàng hóa biết trước khi được công bố cho người mua hàng hóa. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thfi người nhận thế chấp, người nhận cầm cố, người nhận bảo lãnh cùng người thế chấp, người cầm cố, người bảo lãnh xác định giá khởi điểm của tài sản với sự tham gia của tổ chức bán đấu giá. Nếu người thế chấp, người cầm cố, người bảo lãnh vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc từ chối tham gia xác định giá khởi điểm thì giá khởi điểm của tài sản do người cầm cố, thế chấp xác định. Mức giá khởi điểm phải phù hợp với giá trị thực tế của hàng hóa bán đấu giá, không nên xác định mức giá khởi điểm quá cao sẽ làm cho người mua e ngại, không muốn đặt giá. Cũng không nên xác định giá khởi điểm quá thấp làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bán hang.3. Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa :Những công việc chuẩn bị cần thiết để tổ chức thành công cuộc bán đấu giá gồm các công việc chủ yếu sau:• Niêm yết, thông báo, công khai việc bán đấu giá Trước khi tiến hành bán đấu giá chậm nhất là 7 ngày người bán đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá. Nếu không thông qua trung gian, người bán hàng hóa có quyền ấn định thời gian niêm yết. Mục đích của việc niêm yết và thông báo này là để nhiều người muốn mua hàng hóa được biết và Thủ tụctrình tự đấu giá 1  Trần Thị Anh – QT33D041tham gia trả giá. Càng có nhiều người tham gia trả giá thì càng đảm bảo sự cạnh tranh thì càng đảm bảo cho người bán hang.Theo điều 197 Luật thương mại, thông báo và niêm yết bán đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung sau đây: Thời gian, địa điểm đấu giá; Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá; Tên, địa chỉ của người bán hang;  Danh mục hàng hóa, số lượng, chất lượng; Giá khởi điểm; Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa;  Địa điểm thời gian trưng bày hàng hóa  Địa điểm, thời giant ham khảo hồ sơ hàng hóa; Địa điểm, thời gian đăng ký mua hàng hóa;• Đăng ký mua hàng hóa đấu giá và đặt cọcĐối với những hàng hóa bán đấu giá là bất động sản hoặc động sản có giá trị tương đối lớn thì việc đăng ký người mua là cần thiết để tổ chức bán đấu giá nắm được số lượng cũng như cách của những người sẽ tham gia đấu giá, qua đó có thể có sự điều chỉnh thích hợp và kịp thời trước khi cuộc bán đấu giá diễn ra. Người muốn tham gia đấu giá phải ghi tên mình vào danh sách đăng ký tại tổ chức bán đấu giá đồng thời người mua phải đặt trước một khoản tiền để giữ chỗ trong cuộc bán đấu giá, trong trường hợp người tổ chức đấu giá yêu cầu. Nếu người đăng ký không mua được hàng hóa bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trả lại ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc; Trong trường hợp mua được hàng hóa thì khoản tiền được trừ vào giá mua; trong trường hợp người đăng ký mua đã nộp tiền đặt trước nhưng sau đó tự ý không tham gia đấu giá thì khoản tiền đặt trước của người đó thuộc về người tổ chức bán đấu giá.• Trưng bày, xem hàng hóa bán đấu giá.Đối với hàng hóa là động sản có giá trị lớn thì phải công khai tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá hoặc tại 1 một địa điểm khác nhưng phải được thông báo trước. Đối với hàng hóa là động sản có giá trị nhỏ thì có thể không cần trưng bày để giảm bớt chi phí nhưng phải tạo điều kiện cho người mua được tận mắt chứng kiến hàng hóa đó. Nếu đó là hàng hóa bất động sản thì phải tổ chức cho người mua đến tận nơi có bất động sản đó để tham quan. Việc trưng bày, xem xét tài sản phải tiến hành cùng thời điểm niêm yết và không thông báo việc bán đấu giá. Người mua có quyền yêu cầu giám định nếu thấy cần thiết để biết rõ về chất lượng hàng hóa và phải chịu chi phí giám định. Nếu người mua hàng không xem trước hàng hóa và không có thắc mắc gì về chất lượng hàng hóa trước khi diễn ra cuộc bán đấu giá thì sau này sẽ không được quyền khiếu nại về chất lượng hàng hóa .4. Tiến hành bán đấu giáĐịa điểm và thời gian tổ chức cuộc bán đấu giá phải được công bố rộng rãi, trong trường hợp theo quy định người mua hàng hóa phải được đăng ký trước. Cuộc bán đấu giá chỉ được tiến hành khi có số người tham gia trả giá tối thiểu đủ để đảm bảo cạnh tranh về giá. Nếu sau khi đã hết hạn niêm yết, thông báo công khai về cuộc bán đấu giá mà chỉ có 1 người đăng ký mua và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì hàng hóa được bán cho người đó mà không phải tổ chức bán đấu giá.Tại cuộc đấu giá, người điều hành bán đấu giá thực hiện các công việc sau đây: Điểm danh người đã đăng ký tham gia bán đấu giá hàng hóa; Giới thiệu từng hàng hóa bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia bán đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá (Điều 201 Luật thương mại 2005) Xác định người trả giá hợp lệ để trở thành người mua hàng hóa;Thủ tụctrình tự đấu giá 2  Trần Thị Anh – QT33D041 Tổ chức rút thăm giữa những người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống; Lập văn bản bán đấu giá hàng hóa ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Sau khi trả giá cao nhất mà người mua rút lại mức giá đó thì coi như họ vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý phát sinh. Trường hợp người trả giá cao nhất rút lại gía đã trả thì việc bán đấu giá được tổ chức lại ngay, và bắt đầu từ mức đầu đã trả trước đó. Điều 204 Luật thương mại 2005 quy định hậu quả pháp lý đối với người đã trả giá bao gồm: không được tham gia trả giá tiếp, nếu giá bán hàng hóa đấu giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền trên lệch đó, trong trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá giao và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước. Trong trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá; hoặc là giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên thì cuộc đấu giá coi như không thành ( Điều 202 Luật thương mại ). Tổ chức bán đấu giá và người bán hàng hóa có thể thỏa thuận tổ chức bán đấu giá lần thứ 2 hoặc các lần tiếp theo với thủ tục như lần bán đầu tiên.5. Hoàn thành văn bản bán đấu giá hàng hóa Văn bản bán đấu giá là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người bán hàng hóa tổ chức bán đấu giá và người mua hàng hóa bán đấu giá. Nó không chỉ có giá trị xác nhận mua bán hàng hóa thông qua đấu giá mà còn là căn cứ pháp lý để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu. Căn cứ vào văn bản bán đấu giá hàng hóa và giấy tờ hợp lệ khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu hàng hóa cho người mua theo quy định của pháp luật.Văn bản bán đấu giá hàng hóa được lập ngay tại cuộc bán đấu giá, kể cả trường hợp bán đấu giá không thành, ghi rõ kết qủa phiên đấu giá, có chữ kí của người điều hành bán đấu giá. Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa mà văn bản bán đấu giá có bắt buộc phải công chứng hay không. Văn bản bán đấu giá phải có các nội dung của một hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong trường hợp đấu giá không thành, văn bản bán đấu giá vẫn phải lập với đầy đủ nội dung trừ tên địa chỉ người mua hànggiá đã bán. Nếu đã xác định được người mua hàng, văn bản đấu giá đã được lập nhưng người này từ chối mua hàng thì việc từ chối mua hàng này phải được người bán hàng hóa chấp nhận, ngoài ra người từ chối mua hàng phải chịu một số hậu quả pháp lý như phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc bán đấu giá; không được hoàn trả lại số tiền đặt cọc( nếu có ).Về thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán, tiền mua hàng hóa, về nguyên tắc là do tổ chức bán đấu giá và người mua hàng hóa thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì người mua phải thanh toán đủ một lần toàn bộ số tiền mua hàng hóa tại trụ sở kinh doanh tại tổ chức bán đấu giá ngay sai khi nhận hàng hóa; hàng hóa được giao ngay sau khi lập văn bản đấu giá (đối với những hàng hóa không phải đăng ký quyền sở hữu) hoặc sau khi hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua (đối với những hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu); địa điểm giao hàng hóa bán đấu giá là nơi có hàng hóa (đối với những hàng hóa gắn liền với đất đai) hoặc nơi bán đấu giá hàng hóa nếu hàng hóa là động sản trong trường hợp không có thỏa thuận khác giữa tổ chức bán đấu giá và người mua hàng hóa.Điều 213 Luật thương mại 2005 trao quyền cho người mua có thể trả lại hàng hóa cho tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng của hàng hóa chưa được thông báo. Người bán đấu giá có quyền trả lại hàng hóa cho người bán hàng hóa và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu sự không phù hợp về nội dung thông báo, niêm yết liên quan đến cuộc bán đấu giá không phải do lỗi của người bán đấu giá.Thủ tụctrình tự đấu giá 3  Trần Thị Anh – QT33D041DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006;2. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb. Giáo dục, 2008;3. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Đoàn Trung Kiên, Vũ Phương Đông, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Như Chính, Hỏi và đáp luật thương mại, Nxb. Chính trị-hành chính, 2011;4. Luật Thương mại 2005.Thủ tụctrình tự đấu giá 4 . bản bán đấu giá hàng hóa Văn bản bán đấu giá là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người bán hàng hóa tổ chức bán đấu giá và người mua hàng hóa bán đấu giá. . tiên trong trình tự bán đấu giá hàng hóa. Người bán đấu giá chỉ được quyền tiến hành bán đấu giá sau khi có sự ủy quyền của người bán hàng hóa bằng một

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan