nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

15 420 2
nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhom 1 : TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG, TỶ GIÁ, THỊ TRƯỜNG, LÃI SUẤT TRÊN THẾ GIỚI & VIỆT NAM MỤC LỤC Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.1 Khái niệm ưu nhược điểm của chứng khoán phái sinh 1.1.1 Khái niệm Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác. (Khoản 23 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010). Công cụ tài chính phái sinh là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác gọi là tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. 1.1.2 Ưu điểm - Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng hấp dẫn hơn. - Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời rủi rothể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. - Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. 1.1.3 Nhược điểm - Công cụ tài chính phái sinh được xem như phương tiện để các nhà đầu tư sử dụng cho các mục đích bất chính như trốn thuế, làm sai lệch báo cáo tài chính, tránh né các chuẩn mực kế toán, hoặc quy chế giám sát tài chính. - Khi nhà đầu tư đầu tư vào các công cụ tài chính phái sinh thì chỉ có được mất mà không có giá trị tăng thêm, chính vì vậy mà đi kèm với khả năng sinh lời chính là những rủi ro rất lớn của các nhà đầu tư. - Giá trị danh nghĩa quá lớn dẫn đến rủi ro thua lỗ lớn mà nhà đầu tư không thể bù đắp được dễ xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi, tạo biến động thị trường nếu không có giám sát tốt, khả năng biến các sàn giao dịch thành nơi thao túng giá là điều khó tránh khỏi. 1/15 - Quy mô thị trường phải phát triển đến một mức độ nào đó mới áp dụng được công cụ phái sinh. 1.2 Vai trò của công cụ chứng khoán phái sinh 1.2.1 Đối với nền kinh tế - Tạo ra sự phát triển toàn diện các loại thị trường tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững. - Tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam. - Là một yếu tố rất quan trọng, song hành cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thị trường tài chính, giúp gia tăng lượng vốn trong ngoài nước qua các giao dịch phái sinh, là đòn bẩy làm tăng nhiều lần giá trị các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu,… - Giúp đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên thị trường tài chính, giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọn cân nhắc đầu tư có hiệu quả nhất vì đây là một công cụ đầu tư với chi phí thấp. - Được sử dụng như là một công cụ xác định giá của thị trường hàng thật (hợp đồng tương lai), nó giúp xóa bỏ sự chênh lệch giá giữa các thị trường, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhà môi giới. 1.2.2 Đối với doanh nghiệp - Giúp doanh nghiệp phòng ngừa hạn chế các loại rủi ro có liên quan do những biến động của các yếu tố thị trường như: do biến động về giá, biến động tỷ giá, biến động lãi suất,… - Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng quản lý, quản trị tài sản có, tài sản nợ, sử dụng vốn hiệu quả nhờ cân đối được luồng tiền, giúp doanh nghiệp cơ cấu lại tài sản nợ - tài sản có giảm bớt chi phí vốn cho doanh nghiệp. - Giúp các doanh nghiệp xác định kế hoạch kinh doanh của mình mà không phụ thuộc vào biến động giá cả của sản phẩm, do vậy nó giúp ổn định phát triển nền kinh tế. - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thu nhập, phân tích xử lý thông tin có hiệu quả; qua đó nâng cao trình độ quản trị, quản lý doanh nghiệp. 1.2.3 Đối với tổ chức tín dụng - Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng phát triển các hoạt động dịch vụ, phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Mang lại nguồn thu nhập cho các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ phân tán rủi ro, chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập dịch vụ, giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng tiềm ẩn mức độ rủi ro cao. - Giúp tổ chức tín dụng nâng cao khả năng phân tích, đánh giá dự báo diễn biến thị trường. - Nâng cao uy tín cho tổ chức tín dụng nhờ cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại, góp phần hình thành thương hiệu ngân hàng mạnh. 1.3 Các điều kiện phát triển thị trường chứng khoán phái sinh - Hệ thống pháp lý đầy đủ, minh bạch, công bằng để đảm bảo lợi ích nhà đầu tư, hình thành một môi trường đầu tư lành mạnh, phát triển bền vững - Nguồn nhân lực đủ kiến thức chuyên môn. Do đặc điểm của công cụ phái sinh rất phức tạp nên một đội ngũ nhân lực đủ kiến thức chuyên môn để vận hành vấn cho nhà đầu tư là rất cần thiết. - Cở sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại vì việc giao dịch các công cụ phái sinh đòi hỏi phải khớp lệnh liên tục, tốc độ nhanh hệ thống thanh toán bù trừ hiện đại. - Thị trường chứng khoán phát triển bền vững ổn định là một nền tảng ban đầu vững chắc đểthể tiếp tục xây dựng các công cụ chứng khoán phái sinh trên nền tảng đó. 1.4 Phân loại 2/15 1.4.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó một người mua một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá ấn định vào ngày hôm nay. 1.4.2 Hợp đồng tương lai (Futures) Hợp đồng phái sinh tương lai là cam kết mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định. Tài sản cơ sở trong giao dịch tương laithể là: hàng hóa, chứng khoán, tiền tệ, vàng, chỉ số chứng khoán… Đối với hợp đồng kỳ hạn, mọi khoản lãi hay lỗ của hợp đồng đều được thanh toán vào lúc đáo hạn. Ngược lại, đối với hợp đồng tương lai, các khoản lãi hay lỗ được tính hàng ngày (cộng vào hay trừ đi từ tài khoản của các bên của hợp đồng) theo sự biến động của giá tương lai. 1.4.3 Hợp đồng quyền chọn (Options) Hợp đồng quyền chọn là công cụ phái sinh cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán bán (nếu là quyền chọn bán) một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai. Khi đó người mua quyền chọn phải trả phí để có quyền được mua hay bán bên bán nhận được khoản tiền phí bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn nếu người mua quyền chọn có yêu cầu 1.4.4 Hợp đồng hoán đổi (Swaps) Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng giữa hai bên nhằm hoán đổi một dòng tiền này lấy một dòng tiền khác. Những dòng tiền này được gọi là những thành phần của hợp đồng hoán đổi. Những dòng tiền này được tính dựa trên giá trị nguyên tắc danh nghĩa, mà giá trị danh nghĩa này thường không được trao đổi giữa các bên. Kết quả là hợp đồng hoán đổi có thể được sử dụng để tạo ra những giá trị của hàng hóa cơ sở không được đảm bảo tài trợ, vì các bên có thể kiếm lời hay chịu lỗ từ sự biến động giá cả mà không ký gởi khoản giá trị danh nghĩa bằng tiền mặt hay bằng tài sản đảm bảo. Chương II: TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 2.1 Thị trường công cụ tài chính phái sinh trên thế giới 2.1.1 Thị trường phái sinh lãi suất a) Các sản phẩm phái sinh lãi suất được sử dụng - Thỏa thuận lãi suất kỳ hạn: Là một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý giữa hai bên để xác định mức lãi suất sẽ phải áp dụng đối với khoản vay hoặc cho vay danh nghĩa để được nhận hoặc đầu tư một giá trị thỏa thuận vào một ngày tương lai với một thời hạn cụ thể. - Hợp đồng quyền chọn lãi suất: Quyền chọn lãi suất cho phép người mua được quyền, nhưng không bắt buộc, để chốt cố định lãi suất một khỏan vay/hoặc cho vay danh nghĩa với giá trị thỏa thuận vào/ hoặc trước một ngày cụ thể trong tương lai. - Hợp đồng hoán đổi lãi suất: Là một thỏa thuận trao đổi mang tính ràng buộc pháp lý để trao đổi khoản phải trả về lãi suất bằng cùng một đồng tiền từ lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi (hoặc ngược lại) hoặc từ loại lãi suất thả nổi này lấy lợi lãi suất thả nổi khác. b) Thị trường phái sinh lãi suất thế giới Biểu đồ 01: Tổng doanh số sản phẩm phái sinh giao dịch trên thị trường OTC toàn cầu 3/15 Theo thống kê của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) thì tổng vốn khái toán hay giá trị của các công cụ phái sinh lãi suất đều chiếm khối lượng lớn nhất hơn 70% khối lượng giao dịch. Bảng 01: Tổng doanh số sản phẩm phái sinh giao dịch trên thị trường OTC toàn cầu Trong các hợp đồng phái sinh lãi suất thì Swap chiếm tỷ trọng cao nhất lên đến 78% về vốn khái toán 89% về giá trị thị trường. Có thể thấy giao dịch hoán đổi được thực hiện phổ biến nhất trong các dạng phái sinh hoán đổi lãi suất là loại hoán đổi được sử dụng rộng rãi nhất. 2.1.2 Thị trường phái sinh tín dụng a) Các sản phẩm phái sinh tín dụng được sử dụng - Hoán đổi tín dụng (Credit default swaps - CDS): Là một hoán đổi những rủi ro tín dụng của một sản phẩm có thu nhập cố định giữa các bên. Đó là một thỏa thuận giữa người mua bảo vệ người bán bảo vệ, theo đó người mua định kỳ sẽ thanh toán cho người bán một khoản phí để nhận được sự bảo hiểm cho các khoản đầu tư vào trái phiếu hoặc một khoản cho vay từ người bán trong trường hợp xảy ra sự kiện tín dụng. - Nghiệp vụ Options Forwards cho CDS o Nghiệp vụ mua/bán kỳ hạn hoán đổi tín dụng là một sự bắt buộc bán hoặc mua một hoán đổi tín dụng đặc trưng dựa trên một tài sản cơ sở vào một thời điểm T trong tương lai. Nếu bên đối tác vỡ nợ trước thời điểm T thì hợp đồng kỳ hạn sẽ được thanh lý. o Nghiệp vụ quyền chọn hoán đổi tín dụng là một quyền chọn bán hoặc mua một hoán đổi tín dụng đặc trưng dựa trên một tài sản cơ sở vào một thời điểm T trong tương lai. - Trao đổi tổng số thu nhập (Total rate of return swaps) o Hình thức thứ nhất là trao đổi thu nhập giữa một ngân hàng với một tổ chức tài chính: Theo đó, tổ chức tài chính sẽ cam kết nhận lấy một khoản thu nhập từ một hợp đồng cho vay của ngân hàng (bao gồm cả rủi ro kèm theo là rủi ro tín dụng) trả cho ngân hàng này một khoản thu nhập ổn định (thông thường cao hơn thu nhập mang lại từ 4/15 trái phiếu dài hạn của chính phủ). Điều này có nghĩa là ngân hàng đã đổi lấy một khoản thu nhập chứa đựng đầy rủi ro từ cho vay để nhận lấy một khoản thu nhập khác ổn định hơn. o Hình thức thứ hai là trao đổi thu nhập giữa một ngân hàng với một ngân hàng khác: Ngân hàng A sau khi cho khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng sẽ chuyển giao toàn bộ thu nhập từ khoản cho vay đó (bao gồm gốc, lãi mức tăng giá thị trường của khoản cho vay) cho ngân hàng B. Còn Ngân hàng B sẽ cam kết thanh toán cho Ngân hàng A một khoản thu nhập ổn định (bằng lãi suất Libor cộng với mức điều chỉnh tăng giảm) thanh toán cho ngân hàng A các khoản giảm giá trị thị trường của khoản vay trên. Như vậy, ngân hàng B sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro từ khoản vay. - Danh mục trái khoán (Collateralled debt obligations - CDO) o Danh mục trái khoán một hình thức tạo ra các chứng khoán những mức độ rủi ro khác nhau dựa trên một danh mục các trái khoán khác nhau. o CDO được chia thành các “khoanh” khác nhau (tranches) mang lại cho nhà đầu tư quyền nghĩa vụ khác nhau trong danh mục đầu tư. o Danh mục trái khoán của một CDO có thể những là trái phiếu, khoản vay, trái khoán có đảm bảo bằng khoản vay thế chấp nhà,…Lãi suất của từng khoanh có thể thả nổi hay cố định tùy thuộc vào nhà phát hành - Hoán đổi vốn (Equity default swaps - EDS): Hoán đổi vốn sử dụng kỹ thuật tương tự kỹ thuật hoán đổi tín dụng, nhưng không phải để chuyển rủi ro tín dụng mà là để chuyển rủi ro của việc giảm giá của cổ phiếu. b) Thị trường phái sinh tín dụng thế giới - Các sản phẩm phái sinh tín dụng đã tạo nên một cuộc cách mạng mới, làm cho các ngân hàng có khả năng tách riêng rủi ro tín dụng ra khỏi lãi suất kinh doanh. Quá trình này đã giải phóng rủi ro tín dụng từ những trái khoán bán chính thức, dẫn đến sự bùng nổ hoạt động của thị trường thứ cấp. Thị phần các sản phẩm phái sinh tín dụng ngày càng tăng doanh thu của các ngân hàng từ khu vực này cũng ngày càng tăng theo. - Việc thống kê số liệu phái sinh tín dụng được thực hiện bởi Hiệp hội phái sinh hoán đổi quốc tế thực hiện (ISDA) được thực hiện từ năm 1995 dựa trên số liệu báo cáo của nhiều định chế tài chính từ nhiều quốc gia khác nhau. Biểu đồ 02: Thống kê giá trị hợp đồng phái sinh tín dụng từ 2001- 2007 - Qua các năm, giá trị hợp đồng phái sinh tín dụng đã có sự gia tăng đáng kể. Năm 2001, tổng giá trị hợp đồng chỉ đạt 918,90 tỷ đô la thì đến năm 2002 đã tăng 34,67% đạt 1.237,57 tỷ đô la. Con số này không dừng lại ở đó đã tiếp tục không ngừng tăng trưởng mạnh, năm 2003 đạt 3.780 tỷ đô la tăng khoảng 205%, năm 2004 đạt 8.420 tỷ đô la tăng 123%, năm 2005 tiếp tục tăng tưởng mạnh đạt 17.100 5/15 tỷ đô la tương đương tăng 103%, năm 2006 đạt 34.400 tỷ đô la tăng 101%, năm 2007, tổng giá trị các hợp đồng đạt mức khoảng 90.460 tỷ đô la tương đương tăng 100%. Biểu đồ 03: Giá trị các hợp đồng vốn từ năm 2001 đến 2007 - Cũng như hợp đồng phái sinh tín dụng, giá trị hợp đồng phái sinh vốn đã không ngừng gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ tăng thì chậm hơn so với phái sinh tín dụng. Năm 2001, giá trị hợp đồng chỉ đạt 1.981,57 tỷ đô la thì đến năm 2002 đã tăng 40,00% đạt 2.774,19 tỷ đô la, năm 2003 đạt 3.440 tỷ đô la tăng khoảng 24%, năm 2004 đạt 4.150 tỷ đô la tăng 20,63%, năm 2005 đạt 5.600 tỷ đô la tương đương tăng 35%, năm 2006 đạt 7.200 tỷ đô la tăng 28,57%, năm 2007, tổng giá trị các hợp đồng đạt mức 20.010 tỷ đô la tương đương tăng xấp xỉ 100%. Các sản phẩm này đã được các ngân hàng Mỹ sử dụng khai thác với doanh số khá lớn, thống kê đến thời điểm cuối năm 2007 về doanh số giao dịch phái sinh tín dụng tại một số ngân hàng ở Hoa Kỳ như sau: JPMorgan Chase (577,7 tỷ đô la), Citibank (166,10 tỷ đô la), Bank of America (138,6 tỷ đô la), Wachovia (35,6 tỷ đô la), HSBC (31,3 tỷ đô la). Bảng 02: Thống kê việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng tại các NHTM trên thế giới Ngân hàng Tổng giá trị giao dịch phái sinh tín dụng Bán Mua Tổng cộng J.P Morgan Chase & Co. 301.738 275.955 577.693 Citigroup Inc. 87.742 104.341 192.083 Bank of America Corporation 83.094 53.692 136.186 Wachovia Corporation 20.385 15.239 35.597 Bank One Corporation 11.675 8.749 20.424 Nguồn: tổng hợp từ số liệu thống kê hiệp hội phái sinh hoán đổi quốc tế - Các ngân hàng trên thế giới sử dụng công cụ phái sinh với hai mục đích chính là quản lý rủi ro tín dụng kinh doanh. Thông qua sử dụng công cụ phái sinh, các ngân hàng có thể quản lý đánh giá lại mức độ rủi ro của danh mục tín dụng khi mức độ rủi ro của danh mục này vượt quá các quy định. Cũng thông qua sử dụng công cụ này mà các ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh từ chệnh lệch giá lúc mua lúc bán. - Ngân hàng J.P Morgan Chase & Co. là ngân hàng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng với giá trị lớn nhất gần 577 tỷ đô la Mỹ. Trong báo cáo tài chính của mình, J.P Morgan đã công khai cách thức sử dụng các công cụ này cùng với danh mục tín dụng liên quan các giao dịch với khách hàng. J.P cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng phái sinh không nhằm cải thiện chất lượng tín dụng cho phù hợp với quy định. - Ngân hàng Citigroup Inc. thì sử dụng công cụ phái sinh nhằm mục đích quản lý rủi ro của các khoản tín dụng trong danh mục tín dụng kinh doanh. Bên cạnh đó, Citigroup cũng đã tạo một danh mục CDO dựa trên những phái sinh tín dụng từ danh mục phái sinh tín dụng của mình. - Hay như ngân hàng Bank One Corporation chủ yếu sử dụng công cụ hoán đổi phái sinh tín dụng để quản lý rủi ro cho những khoản tín dụng thương mại… Nhờ sản phẩm phái sinh tín dụng mà các mức 6/15 độ ảnh hưởng từ việc vỡ nợ của một số công ty lớn đã được giảm thiểu, không ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thống tài chính ngành ngân hàng. - Trong thời gian qua, trên thế giới đã xảy ra một số sự kiện tín dụng lớn do nhờ sản phẩm nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đã không gây ra những biến động lớn: sự kiện Worldcom, Enron, Marconi, Railtrack, Xerox,… 2.1.3 Thị trường phái sinh tiền tệ a) Các sản phẩm phái sinh tiền tệ được sử dụng - Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn: Là hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. - Hợp đồng hoán đổi: Ra đời những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX, trong bối cảnh diễn ra sự nới lỏng hoà nhập thị trường vốn các nước cùng với sự biến động mạnh của lãi suất tỉ giá trên thị trường. Thị trường hoán đổi bao gồm hoán đổi lãi suất (Interest swap) hoán đổi ngoại tệ (Currency swap); trong đó, hoán đổi ngoại tệ là trao đổi một khoản nợ bằng đồng tiền này cho một khoản nợ bằng đồng tiền khác. Bằng cách hoán đổi này, các bên tham gia có thể thay thế dòng tiền tệ phải trả từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác. - Hợp đồng quyền chọn: Là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua Option có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua (call) hoặc bán (put) một số lượng ngoại tệ nhất định với một tỷ giá đã được ấn định tại thời điểm giao dịch, trong một thời hạn cụ thể trong tương lai, sau khi đã trả một khoản phí (gọi là premium) cho người bán Option ngay từ lúc ký hợp đồng. Người bán hợp đồng quyền chọn (ngân hàng, công ty tài chính,…) phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu nười mua yêu cầu. b) Tổng quan về thị trường phái sinh tiền tệ thế giới - Kể từ những năm 80 của thế kỉ 20, các giao dịch tài chính phái sinh đã được sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh tiền tệ của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn còn rất hạn chế (Mallin, Ow-Young and Reynolds, 2001). Nhận định này được thể hiện khá nét nếu chúng ta so sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ với tổng các giao dịch tài chính phái sinh khác (xem Biểu đồ 1). Theo số liệu về doanh số của các công cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 9% so với 68% của giao dịch phái sinh lãi suất 23% của giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán. Biểu đồ 04: Tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ trên OTC (tháng 6/2007) Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008 - Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng với mục đích đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận 7/15 khổng lồ, đặc biệt là hợp đồng tiền tệ tương lai quyền chọn. Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Biểu đồ 05: Doanh số giao dịch phái sinh của các hợp đồng phái sinh tại các SGD toàn cầu (2000-2007) Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008 Biểu đồ 06: Doanh số các hợp đồng phái sinh trên thị trường OTC (2000-2007) -thể thấy rằng doanh số của các giao dịch phái sinh tiền tệ trên thị trường phi tập trung (OTC) cao hơn rất nhiều so với các giao dịch diễn ra trên Sở giao dịch. Có thể nói đó là con số áp đảo khi các giao dịch phái sinh tiền tệ trên OTC chiếm tới 99% về doanh số, còn giao dịch trên Sở chỉ là 1%. - Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được thực hiện năm 2003, đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của Mỹ, thì có khoảng 40% doanh nghiệp sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh, 76% trong số đó có sử dụng các giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mục đích chính của các công ty khi sử dụng các giao dịch này là quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự biến động trong thu nhập của chính họ. Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc các giao dịch tài trợ quốc tế, 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn tương lai cho đó là công cụ phòng ngừa rất hữu hiệu. Trong khi đó, nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho giá trị thị trường của các doanh nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công cụ quan trọng, khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải thích tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch quyền chọn vì giao dịch kì hạn tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hơn nữa, chi phí phòng ngừa lại rẻ hơn nhiều so với các giao dịch phái sinh khác. c) Thực trạng áp dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại thị trường Mỹ (từ năm 2008-2010) Biểu đồ 07: Doanh thu hàng ngày trên thị trường ngoại hối Hoa Kỳ từ năm 1986 (tỷ USD) 8/15 Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. - Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối Mỹ tăng thêm 23% so với năm 2007, đạt 817 tỷ USD. Doanh số của hợp đồng hoán đổi tiền tệ tăng thêm 31%, còn hợp đồng kỳ hạn chỉ thêm 14%. Cả 2 đều sụt giảm so với mức tăng 36% 17% của giai đoạn trước. Biểu đồ 08: Doanh thu hàng ngày của từng công cụ phái sinh tiền tệ trên thị trường ngoại hối Hoa kỳ Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. - Trong giai đoạn này những công cụ phái sinh có thời gian ngắn vẫn được ưa chuộng. Hơn 98% số hợp đồng hoán đổi tiền tệ giao dịch trên thị trường có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 1 năm. Những hợp đồng hoán đổi có thời hạn nhỏ hơn 7 ngày cũng chiếm số lượng lớn, hơn 71%. Với hợp đồng kỳ hạn tình hình cũng tương tự khi gần 99% số hợp đồng có kỳ hạn dưới 1 năm. Biểu đồ 09: Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo thời gian đáo hạn (%) Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. - Các công cụ phái sinh ghi bằng Dollar vẫn chiếm đa số trên thị trường-87%, cao hơn mức 83% của giai đoạn trước. Đồng euro được các nhà đầu tư sử dụng nhiều thứ 2, chiếm 42%, cao hơn kỳ trước 9/15 4%. Số lượng giao dịch bằng đồng Yên giảm nhẹ xuống còn 16%, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các đồng tiền được lựa chọn. Biểu đồ 10: Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo loại tiền tệ ghi danh Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. - Cuối năm 2008, doanh số hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ là 17.653,6 tỷ USD, còn doanh số của hợp đồng quyền chọn là 621,7 tỷ USD. Quý 04/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra, các nhà đầu tư lo sợ tình trạng yếu kém của thị trường tài chính toàn cầu. vì vậy doanh số của 02 hợp đồng bắt đầu suy giảm khá mạnh so với quý trước đó. Tình trạng doanh số hợp đồng tương lai suy giảm tiếp tục duy trì ở quý 01/2009 trước khi bắt đầu tăng trở lại vào quý 02/2009 khi tình trạng nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. đến cuối năm 2009, doanh số hợp đồng tương lai giao dịch trên thị trường đạt 78,8 tỷ USD, giảm 50% so với cuối năm 2008. Doanh số hợp đồng quyền chọn liên tục suy giảm trong từng quý 2009, chỉ bắt đầu tăng trưởng trở lại vào quý 04/2009. Trong cả năm doanh số hợp đồng quyền chọn chỉ là 657,5 tỷ USD, giảm khoản 27% so với năm 2008. Thị trường giao dịch công cụ phái sinh trên sở giao dịch phục hồi ấn tượng vào năm 2010, khi doanh số cả 02 hợp đồng đều tăng gấp đôi so với năm trước đó. Thị trường dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Bảng 03: Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Mỹ từ 2008-2010 Năm/ Hợp đồng 2008 2009 2010 Q01 Q02 Q03 Q04 Q01 Q02 Q03 Q04 Q01 Q02 Q03 Q04 Tương lai 5.088,9 5858,1 6052,8 4210,1 3741,5 4283,3 5333,6 6235,1 6794,1 7824,1 6736,0 7292,6 quyền chọn 238,2 243 255,8 178,5 151,4 143,9 141,7 220,5 318,5 473,3 380,4 428,4 Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2009 2.2 Thị trường phái sinh Việt Nam 2.2.1 Thị trường phái sinh lãi suất a) Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động công cụ phái sinh lãi suấtViệt Nam Cho đến nay, hoạt động phái sinh nói chung công cụ phái sinh lãi suất nói riêng ở Việt Nam chưa có những qui định cụ thể chi tiết trừ công cụ hoán đổi lãi suất. Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế giao dịch hoán đổi lãi suất : - Các ngân hàng trong nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài , chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nếu có đủ các điều kiện 200 tỷ vốn điều lệ, lãi ròng từ nghiệp vụ hoán đổi lãi suất dương hoặc âm không quá 5% vốn tự có. - Doanh nghiệp phải có khoản vay vốn, thuê tài chính làm cơ sở cho hợp đồng hoán đổi - Thời hạn hoán đổi phù hợp với hợp đồng vay vốn cơ sở nhưng không được quá 5 năm - Hợp đồng hoán đổi được lập theo mẫu của Hiệp hội hoán đổi phái sinh quốc tế (ISDA) - Khoản vốn khái toán không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng - Các hoán đổi ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế về ngoại hối của NHNN - Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN thay thế quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất 2003 : - Điều kiện vốn điều lệ của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nâng lên 1000 tỷ - Thời hạn tối đa của hợp đồng hoán đổi lãi suất được bỏ qua. 10/15 . Nhom 1 : TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG, TỶ GIÁ, THỊ TRƯỜNG, LÃI SUẤT TRÊN THẾ GIỚI & VIỆT NAM MỤC LỤC. ngừa rủi ro lãi suất. Hợp đồng kì hạn lãi suất được Agribank triển khai khoản vào tháng 5/2 010 . - Techcombank sử dụng hợp đồng kì hạn lãi suất để hạn chế rủi

Ngày đăng: 17/09/2013, 22:54

Hình ảnh liên quan

Bảng 01: Tổng doanh số sản phẩm phái sinh giao dịch trên thị trường OTC toàn cầu - nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

Bảng 01.

Tổng doanh số sản phẩm phái sinh giao dịch trên thị trường OTC toàn cầu Xem tại trang 4 của tài liệu.
o Hình thức thứ nhất là trao đổi thu nhập giữa một ngân hàng với một tổ chức tài chính:   Theo đó, tổ chức tài chính sẽ cam kết nhận lấy một khoản thu nhập từ một hợp  đồng cho vay của ngân hàng (bao gồm cả rủi ro kèm theo là rủi ro tín dụng) và trả cho   - nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

o.

Hình thức thứ nhất là trao đổi thu nhập giữa một ngân hàng với một tổ chức tài chính: Theo đó, tổ chức tài chính sẽ cam kết nhận lấy một khoản thu nhập từ một hợp đồng cho vay của ngân hàng (bao gồm cả rủi ro kèm theo là rủi ro tín dụng) và trả cho Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 02: Thống kê việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng tại các NHTM trên thế giới - nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

Bảng 02.

Thống kê việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng tại các NHTM trên thế giới Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 03: Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Mỹ từ 2008-2010 Năm/  - nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

Bảng 03.

Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Mỹ từ 2008-2010 Năm/ Xem tại trang 10 của tài liệu.
2.2 Thị trường phái sinh Việt Nam 2.2.1 Thị trường phái sinh lãi suất - nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

2.2.

Thị trường phái sinh Việt Nam 2.2.1 Thị trường phái sinh lãi suất Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 04: Tỷ trọng của các giao dịch kỳ hạn trên Vina Forex - nhom 1 - van dung ccps de hạn chế rủi ro tỷ giá, lãi suất và tín dụng trên thế giới và việt nam

Bảng 04.

Tỷ trọng của các giao dịch kỳ hạn trên Vina Forex Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan