thực hành bài 4

5 5.1K 15
thực hành bài 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày 8/9/2008 : Ngày 12/ 9/2008 Bài 4. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: - Biết được các cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá. - Rèn luyện được các kỹ năng thu nhập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu. - Nhận thức rõ ràng, cụ thể những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC: - Một số hình ảnh về áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lý, kinh doanh - Các tài liệu tham khảo: Các bài báo, tranh ảnh, băng hình đề cập đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại, các hội nghị về môi trường, các hoạt động bảo vệ III. Mở bài: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Viêt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước . Hoạt động của giáo viên Nội dung chính *Hoạt động: Nhóm Bước 1: - GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành. - GV giới thiệu khái quát: Mỗi ô kiến thức trong SGK là nội dung về 1 cơ hội và thách thức của toàn cầu đối với các nước đang phát triển: 1. Tự do hoá thương mại. ? Những cơ hội nào trong tự do hoá thương mại?GV có thể cho ví dụ về sự tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá thúc đẩy sản xuất. I Xác định yêu cầu: Xác định cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nứớc đang phát triển. Bên cạnh những cơ hội thì thách thức là gì? GV cho ví dụ để học sinh hiểu về 7 nội dung đó 2. Cách mạng khoa học công nghệ. 3. Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường. 4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. 5. Toàn cầu hoá trong công nghệ. 6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại. 7. Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Bước 2: - HS đọc các ô kiến thức trong SGK, dựa vào các tài liệu tham khảo và kiến thức đã học để rút ra kết luận về các đặc điểm về nền kinh tế thế giới. - Các kết luận phải được diễn đạt rõ ràng, đúng, đủ nội dung mà ô kiến thức đề cập đến. - Sắp xếp các kết luận theo thứ tự của các ô kiến thức: Ví dụ: + Kết luận 1(sau ô 1): + Kết luận 2 (sau ô 2): - Kết luận chung về cơ hội đối với các nước đang phát triển. - Kết luận chung về thách thức đối với các nước đang phát triển . *Phân công cho 2 HS viết báo cáo tổng kết : HỌC SINH LẬP BẢNG TÓM TẮT II/ Nội dung chính: 7 nội dung cần phân tích để viết báo cáo. Mỗi nội dung đều nêu đựơc những cơ hội và thách thức ( HS Lập bảng tóm tắt) 2 Nội dung toàn cầu hoá Cơ hội Thách thức 1.Tự do hoá thương mại Mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất. Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế 2.Cách mạng khoa học công nghệ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Nguy cơ và tụt hậu hơn về trình độ phát triển kinh tế 3. Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường Tiếp thu các văn hoá tinh hoa của nhân loại. Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng suy giảm, ô nhiểm xã hội đánh mất bản sắc dân tộc 4.Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận Tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật. Trở thành bải rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.Toàn cầu hoá trong công nghệ Đi tắt đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển. Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu. 6.Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7. Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước. Bước 3: - Đại diện 2 HS lên trình bày báo cáo, các nhóm khác bổ sung, góp ý. - GV chuẩn kiến thức : BÁO CÁO VỀ TOÀN CẦU HOÁ Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia về nhiều mặt từ kinh tế văn hoá đến chính trị nó có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Trong các vấn đề , quan trọng nhất là 7 vấn đề sau đây: 1 , Tự do hoá thương mại sẽ đem cơ hội đến cho các nước mở rộng thị trường thúc đẩy sản xuất.Ví dụ: có thêm thị trưòng rộng lớn dẫn đến tiêu thụ hàng hoá mạnh và sẽ kích thích thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh nó cũng là 3 thách thức lớn: Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. 2. Cách mạng khoa học công nghệ làm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Ví dụ khu vực I giảm ,II tăng ,III tăng, . Các ngành công nghệ cao xuất hiện và có mặt tại các nước đang phát triển. Và thách thức là làm cho các nước đang phát triển tụt hậu hơn về trình độ phát triển kinh tế. 3. Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường: Đây là cơ hội để các nước đang phát triển tiếp thu nền văn hoá một cách đa dạng và phong phú nhưng cũng để lại hậu quả nặng nề như: là mãnh đất tốt cho các luồng văn hoá đồi truỵ độc hại có cơ hội du nhập vào các quốc gia. Đạo đức xã hội dễ bị ô nhiễm biến chất, truyền thống văn hoá dân tộc bị lu mờ . 4.Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận: đây là cơ hôi để các nứớc đang phát triển tiếp nhận đầu tư công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật. Do không có vốn nên đây cũng là nổi lo trở thành bải rác công nghiệp của các nước phát triển 5. Trong công nghệ: Đi tắt đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển. và cũng không quên rằng sẽ gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu thể hiện rõ. 6.Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. Tuy vậy sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh .Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. 7. Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế: Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước. Hạn chế chủ nghĩa độc quyền, hạn sự chèn ép không lành mạnh. Việc quản lý sẽ khó khăn hơn , chịu ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế toàn cầu như lạm phát, tăng trưởng, quản lý đầu tư . Tóm lại toàn cầu hoá sẽ là cơ hội nếu đất nước đó biết tận dụng những thuận lợi, cơ hội sẽ tăng lên thành sức mạnh và thách thức sẽ từng bước được tháo gỡ kịp thời và qua đi ,đồng thời thách thức cũng dần dần trở thành cơ hội ngăn chặn những rào cản , mở đưòng cho sự phồn vinh của đất nước góp phần làm cho nền kinh tế phát triển thần kỳ. IV.ĐÁNH GIÁ A. Trắc nghiệm 1.Câu nào dưới đây không chính xác. A. Toàn cầu hoá đem đến nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển. B. Toàn cầu hoá tạo nên nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển. C. Toàn cầu hoá chỉ tạo ra cơ hội đón đầu các công nghệ hiện đại cho các nước phát triển. 4 D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế thế giới. 2. Động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỉ đầu thế kỉ 21 là: A. Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật. B. Những thành tựu về di truyền học. C. Những thành tựu về khoa học – công nghệ. D. Những thành tựu vượt bậc về y học. 3. Phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế biểu hiện ở. A. Việc kí kết hàng loạt các hợp đồng kinh tế quốc tế. B. Việc dần thay thế sự phát triển các ngành truyền thống bằng các ngành công nghệ cao. C. Việc kí kết hàng loạt thoả thuận quốc tế về môi trường. D. Việc chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao. 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở châu Á xảy ra vào cuối thế kỉ XX. A. Chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. B. Ảnh hưởng đến châu Á và một vài nước lân cận. C. Ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. D. Không ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế thế giới. 5. Toàn cầu hoá gây áp lực nặng nền đối với tự nhiên vì: A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn. B. Hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ. C. Các ngành điện tử - tin học, công nghệ sinh học ngày càng phát triển. D. Công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. B. Tự luận Hãy tìm ví dụ để chứng minh, trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. V. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Về nhà mỗi HS hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh từ 150 - 200 từ, với tiêu đề: “Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới ” VI. PHỤ LỤC 5 . 12/ 9/2008 Bài 4. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS. động bảo vệ III. Mở bài: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bài thực hành này chúng ta

Ngày đăng: 17/09/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan