ke hoach chu diem

12 463 0
ke hoach chu diem

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chñ ®iÓm: Thùc hiÖn 3 tuÇn ( Tõ ngµy 5/9/2009 ®Õn ngµy 20/9/2009 ) I. CĂN CỨ ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TUẦN: Để thiết kế được kế hoạch tuần theo chủ điểm “trường mầm non” em đã lựa chọn và căn cứ vào các nội dung sau: - Căn cứ vào mục tiêu của chủ điểm giáo dục. - Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ - Căn cứ vào mạng nội dung - Căn cứ vào mạng hoạt động - Căn cứ vào điều kiện thực tiễn. 1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM: - Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ - Căn cứ vào mạng nội dung - Căn cứ vào mạng hoạt động - Căn cứ vào điều kiện thực tiễn. Dựa vào các căn cứ trên em xác định mục tiêu chủ điểm giáo dục như sau: a. Phát triển thể chất: - Phát triển các cơ: tay, chân, bụng… - Phát triển một số vận động cơ bản: Ném, bò, tung bắt bóng - Hình thành và phát triển sự phối hợp giữa các giác quan và các cơ quan vận động - Góp phần phát triển các phẩm chất thể lực: Sự nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai… - Trẻ biết lợi ích của các loại thực phẩm, các món ăn ở trường mầm non b. Phát triển nhận thức: - Hình thành và phát triển vốn hiểu biết của trẻ về địa điểm của trường, lớp học của bé, tên các cô giáo, tên các bạn trong lớp của mình và các lớp khác. - Phát triển óc quan sát, tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. - Phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định - Phát triển kỷ năng nhận biết, so sánh, phân nhóm một số đồ dùng đồ chơi ở trường, lớp - Hình thành và phát triển một số biểu tượng về toán: So sánh nhận biết sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm đồ vật, so sánh chiều dài 2 đối tượng. c. Phát triển ngôn ngữ: - Biết sữ dụng các từ chỉ tên gọi, các đặc điểm nỗi bật, các bộ phận của trường mầm non. - Biết nói lên những điều quan sát được và biết thảo luận với cô, bạn. - Biết đọc một số bài thơ về chủ điểm trường mầm non d. Phát triển tình cảm xã hội: - Biết quan tâm yêu thương cô giáo, bạn bè, các cô cấp dưỡng và bác bảo vệ ở trường mầm non. - Biết chơi đoàn kết với các bạn trong lớp, trong trường, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp. e. Phát triển thẩm mỹ: - Biết tạo ra một số sản phẩm tạo hình về trường mầm non - Biết nhận ra vẽ đẹp các khu vực, đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non và mong muốn được chăm sóc, bảo vệ. - Biết yêu thích, hào hứng với hoạt động nghệ thuật. 2. CĂN CỨ VÀO ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ: a. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, vì vậy trẻ thích tìm tòi và khám phá về thế giới xung quanh, trẻ có tính tò mò ham hiểu biết và khả năng bắt chước tái tạo lại những điều mà trẻ quan sát được từ đó đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển nhanh b. Khả năng phát triển của trẻ: * Về ngôn ngữ: Trẻ có vốn từ tăng nhanh gồm nhiều thể loại từ, trẻ phát âm khá chính xác, khá rõ ràng những từ dể phát âm. Trẻ nắm được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, câu trẻ phát âm khá đủ thành phần chủ yếu là câu đơn khi trẻ nói ngược trẻ nhận ra và sửa lại được. Trẻ nghe và hiểu nhanh các ngữ điệu , giọng nói của người lớn đồng thời trẻ thể hiện được ngữ điệu trong giọng nói của mình. * Về tư duy: Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cả hai loại tư duy này đều phát triển mạnh vì vậy các thao tác tư duy như: Ghi nhớ chú ý có chủ định đều đã được hình thành và phát triển, mức độ ý thức của trẻ cũng đã phát triển trẻ hiểu và giải thích được các hành vi - Xúc cảm, tình cảm của trẻ phát triển mạnh và khá bền vững * Tri giác: Trẻ bắt đầu xem xét ngắm nghía đối tượng nhưng hành động đó không theo một thứ tự nhất định - Trẻ đã hiểu được tranh vẽ chỉ là thể hiện hiện thực và trẻ đã thiết lập mối quan hệ giữa tranh vẽ và hiện thực - Tất cả các loại tri giác như: Nghe, nhìn, sờ mó đều được phát triển. Đặc biệt tri giác nghe phát triển rất nhanh * Trí nhớ: Trí nhớ mẫu giáo nhỡ là loại trí nhớ máy móc và hình tượng.Trẻ được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ nhớ việc ghi nhớ những tài liệu bằng ngôn ngữ, nhất là tài liệu giàu hình tượng, nhịp điệu vần điệu rõ ràng có nhiều tiến bộ * Tưởng tượng: Hình ảnh tưởng tượng ngày càng phong phú hơn. Các hình ảnh của tưởng tượng vừa mang tính hiện thực vừa mang tính chủ quan, cảm xúc rỏ nét. * Cảm xúc tình cảm: Trẻ có nhu cầu được yêu thương và bộc lộ rất mạnh mẽ, tình cảm đối với mọi người, với thế giới xung quanh, tình cảm phát triển nhiều phía và khá phong phú đa dạng trẻ được thích người lớn khen ngợi. * Động cơ hành vi: Các động cơ được phát triển cả về số lượng và nội dung, các động cơ đó là động cơ đạo đức và động cơ xã hội muốn làm gì đó cho người khác và đem lại niềm vui cho người khác * Chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý phát triển mạnh mẽ về hai dạng chú ý: không chủ định và có chủ định * Ý chí: Ở mẫu giáo nhỡ trẻ biểu hiện ý chí nỗ lực cố gắng, kiên trì khắc phục khó khăn đạt tới mục đích tuy nhiên khả năng nỗ lực kiên trì chưa cao. * Ý thức và tự ý thức: Trẻ có ý thức mối quan hệ với mọi người và có một số luật lệ quy tắc cơ bản trong cuộc sống như: ý thức làm quen người lạ, ý thức trong cách xưng hô. 3. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MẠNG NỘI DUNG: - Căn cứ chủ điểm giáo dục - Căn cứ mục tiêu chủ điểm - Căn cứ điều kiện thực tiễn Dựa vào các căn cứ trên em xây dựng mạng nội dung như sau: MẠNG NỘI DUNG Trường mầm non LỚP HỌC CỦA BÉ - Tên lớp, tên cô giáo, - Tên các bạn, sở thích, giới tính. - Đồ dùng đồ chơi trong lớp - Hoạt động của trẻ trong ngày - Hoạt động của cô giáo - Một số quy định trong lớp - Mối quan hệ giữa cô- trẻ, trẻ- trẻ TÊN TRƯỜNG, ĐỊA ĐIỂM, CÁC KHU VỰC TRONG TRƯỜNG - Tên trường - Địa điểm - Tên gọi: + Khu hành chính, khu nhà bếp + khu sân chơi, phòng y tế + Phòng bảo vệ - Chức năng của từng khu vực CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI LỚN TRONG TRƯỜNG - Tên riêng của từng người - Công việc của từng người trong trường + Cô hiệu trưởng, hiệu phó + Bác bảo vệ, cô y tá + Các cô cấp dưỡng 4. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MẠNG HOẠT ĐỘNG: - Căn cứ chủ điểm giáo dục - Căn cứ mục tiêu chủ điểm - Căn cứ điều kiện thực tiễn - Căn cứ mạng nội dung Dựa vào các căn cứ trên em xây dựng mạng nội dung như sau: MẠNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Tô màu trường mầm non Nặn đồ chơi tặng bạn vẽ hoa trong vườn trường Vẽ theo ý thích Làm bộ sưu tập về trường mầm non HOẠT ĐỘNG LQVCBTVTOÁN So sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật - So sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật So sánh chiều dài 2 đối tượng HOẠT ĐỘNG QSKPMTXQ Quan sát các khu vực chính trong trường Quan sát công việc của các cô các bác làm việc trong trường mầm non Quan sát đồ chơi trong sân trường Quan sát đồ dùng đồ chơi trong lớp HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC - Hát: Vui đến trường, em đi mẫu giáo, trường chúng cháu đây là trường mầm non. - Nghe hát: Đi học, ngày đầu tiên đi học, cô giáo miền xuôi. - Vận động theo nhạc: Vui đến trường, trường chúng cháu đây là trường mầm non Trường mầm non HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT - Tung bắt bóng - Bò thấp chui qua cổng - Đập bắt bóng HOẠT ĐỘNG LQVTPVH&NN Nghe kể chuyện: Đôi bạn tốt, món quà cô giáo Đọc thơ: Cô và mẹ, bạn mới Đồng dao: Dung dăng dung dẻ Câu đố: Bút chì, búp bê, cô giáo HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI * Chơi ĐVTCĐ: Cô giáo, cô cấp dưỡng, y tá, bán hàng * Chơi LG-XD: Xây lớp học của bé, xây trường mầm non, xây vườn trường, lắp ráp mội số đồ dùng đồ chơi * TCVĐ: Về đúng lớp, bắt chước tạo dáng, đổi đồ chơi cho bạn * TCHT: Giúp cô tìm bạn, chiếc túi kỳ lạ, ai nhanh nhất, ai đoán giỏi * TCDG: Lộn cầu vồng, trốn tìm, kéo co. Trường mầm non 5. CĂN CỨ VÀO ĐIỀU KIỆN THỰC TIỄN: Là một trường mầm non ở địa bàn Thị trấn nên việc cho trẻ làm quen với chủ điểm “trường mầm non” cũng có phần thuận tiện, có điều kiện cho trẻ khám phá thực tiễn: Sân trường có diện tích đất rộng và được sự hỗ trợ của các ban ngành, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, sự nhận thức của phụ huynh ngày càng cao và thuận lợi cho việc thành lập trường và huy động trẻ đến trường. - Điều kiện của trường: Điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ đảm bảo cho trẻ khám phá về chủ điểm: Có khuôn viên, sân trường rộng thoáng mát, có các phòng chức năng và nhiều thành viên trong trường làm nhiệm vụ khác nhau. Giáo viên thường xuyên cho trẻ tham quan để trẻ có cơ hội tiếp xúc nhiều với các phòng, các khu vực trong trường, được trò chuyên nhiều với những người lớn làm việc trong trường nên trẻ được mỡ rộng thêm vốn kiến thức về trường mầm non. Trên đây là những điều kiện thực tiễn của địa phương em về việc cho trẻ khám phá chủ điểm “trường mầm non”. II. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I Nội dung Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 1. Đón trẻ - Nhắc nhỡ trẻ cất mũ, dép vào đúng nơi quy định - Trò chuyện trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, chế độ ăn của trẻ ở nhà 2.Trò chuyện sáng - trò chuyện với trẻ về tên lớp, tên trường, địa điểm của trường - Trò chuyện với trẻ về tên cô giáo, tên các bạn, quan hệ bạn bè - Trò chuyện với trẻ về đồ dùng đồ chơi có trong lớp - Trò chuyện với trẻ về sở thích, giới tính của trẻ - Trò chuyện với trẻ về hoạt động của cô giáo 3.Thể dục sáng * Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau: Đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân… * Trọng động: (4 lần x 4 nhịp) - Hô hấp: Làm động tác thổi bong bóng - Động tác tay: Hai tay đưa ngang lên cao - Động tác chân: Ngồi khỵu gối - Động tác bụng lườn: Cúi gập người về trước - Động tác bật: Bật tách và khép chân * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở đều đặn 4. Hoạt động chung có mục đích học tập * HĐPTTC - HĐTT: + VĐCB: Tung bắt bóng - HĐPH: + Khởi động + Bài tập phát triển * HĐLQKPMTXQ - HĐDTT: + Quan sát, trò chuyện về một số đồ dùng đồ chơi trong lớp * HĐLQVCBTVT - HĐTT: + So sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật - HĐPH: * HĐVTPVH&NN - HĐTT: + Đọc thơ: Cô và mẹ - HĐPH: + Hát bái hát “Cô * HĐGDÂN - HĐTT + Dạy hát “Vui đến trường” - HĐPH: + Nghe hát: Ngày đầu tiên chung + Trò chơi vận động: Bắt chước tạo dáng + HĐPH: + Hát bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non + Chơi trò chơi: Chiếc túi kỳ lạ + Chơi trò chơi “Về đúng lớp”, ai nhanh nhất và mẹ” + Chơi trò chơi “Thi xem đội nào nhanh” đi học + Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh 5. Hoạt động ngoài trời * HĐCCĐ - Quan sát lớp học của bé - Chơi trò chơi: Kéo co * HĐTC - Chơi với đồ chơi ngoài trời *HĐCCĐ - Quan sát nhà bóng - Chơi trò chơi: Lộn cầu vồng * HĐTC - Chơi với đồ chơi ngoài trời *HĐCCĐ - Quan sát xích đu, cầu trượt - Chơi trò chơi: Bắt chước tạo dáng * HĐTC - Chơi với đồ chơi ngoài trời *HĐCCĐ - Quan sát vườn hoa trong sân trường - Chơi trò chơi: Trốn tìm * HĐTC - Chơi với đồ chơi ngoài trời *HĐCCĐ - Dạo chơi trong sân - Chơi trò chơi: Lộn cầu vồng * HĐTC - Chơi với đồ chơi ngoài trời 6. Hoạt động góc sáng * Góc phân vai: - Chơi bán hàng, cô giáo, gia đình, cô cấp dưỡng, bác sĩ * Góc XD- LG: - Xây lớp học của bé, xây vườn trường, lắp ghép một số đồ dùng đồ chơi trong trường * Góc tạo hình: - Tô màu trường mầm non, vẽ chùm bong bóng * Góc sách- học tập: - Tập mở sách và xem sách về trường mầm non - Xem tranh truyện - Đọc những bài thơ về trường mầm non * Góc âm nhạc: - Hát vận động một số bài hát về trường mầm non * Góc thiên nhiên: - Chăm sóc cây, bể cá - Chơi với cát nước, gieo hạt 7. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trước và sau khi ăn, trong khi ăn không nói chuyện, cười đùa - Cô giới thiệu các món ăn - Giáo dục trẻ trước khi ăn mời cô giáo và các bạn cùng ăn, nhắc trẻ khi ăn phải ăn hết xuất không rơi vải thức ăn 8. Hoạt động chiều - Làm quen bài thơ “Cô và mẹ” - Tô màu trường mầm non - Đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ” - Làm quen bài hát “Vui đến trường” - Biểu diễn văn nghệ - Nêu gương cuối tuần 9. Hoạt động góc chiều Giống như hoạt động góc sáng 10. Trả trẻ - Nhắc trẻ biết xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng trước khi ra về. - Biết lấy đồ dùng cá nhân khi về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ trong ngày. III. THUYẾT MINH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN Ngay từ nhỏ trẻ đã có tính tò mò ham hiểu biết, trẻ thích tiếp xúc với thế giới xung quanh mình để khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh với những điều mới lạ và gần gũi xung quanh mình. Ở tuổi mẫu giáo nhỡ thì vốn kinh nghiệm về thế giới xung quanh của trẻ tương đối phát triễn. Vì vậy là một giáo viên mầm non cần tạo điều kiện, tổ chức cho trẻ được tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh với khả năng của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện qua các mặt sau: - Phát triển thể chất - Phát triển nhận thức. - Phát triển ngôn ngữ. [...]... quan đến chủ điểm chủ yếu là trong hoạt động chung có mục đích học tập vì vậy cần xác định rõ đâu là hoạt động trọng tâm, đâu là hoạt động phối hợp để tổ chức cho trẻ thực hiện một cách có hiệu quả tốt nhất Nội dung nào chưa thực hiện được ở hoạt động chung thì em đưa vào hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, sinh hoạt chiều, hoạt động ngoài trời, giờ dốn trẻ cô trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm, khuôn... đưa vào hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, sinh hoạt chiều, hoạt động ngoài trời, giờ dốn trẻ cô trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm, khuôn viên của trường, các thành viên trong trường… - Các hoạt động chung có mục đích học tập cần sắp xếp đưa vào các thứ trong tuần phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ VD: Thứ 2 ngày đầu tuần nên em cho trẻ hoạt động giáo dục thể chất để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, . vào đúng nơi quy định - Trò chuyện trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, chế độ ăn của trẻ ở nhà 2.Trò chuyện sáng - trò chuyện với trẻ về tên lớp,. của trường - Trò chuyện với trẻ về tên cô giáo, tên các bạn, quan hệ bạn bè - Trò chuyện với trẻ về đồ dùng đồ chơi có trong lớp - Trò chuyện với trẻ về

Ngày đăng: 17/09/2013, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan