hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng.doc

19 1.2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng caoso với khu vực Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tếlà hết sức lớn Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tàichính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các tổ chức tíndụng Từ đó khẳng định các tổ chức tín dụng là một kênh cung cấp vốn quan trọngbậc nhất của nền kinh tế Việt Nam Để hình thành nên một hệ thống các tổ chức tíndụng vững mạnh và ổn định, trước hết cần phải xây dựng một hệ thống pháp luậtchặt chẽ,đồng bộ, hiệu quả Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy định củapháp luật cũng như thực tiễn pháp lý của hoạt động cho vay, đặc biệt là hoạt độngcho vay theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng là điều hết sức cần thiết,từ đó chúng ta có thể đưa ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật, góp phầnxây dựng nên hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng và hiệu quả, thúc đẩy sựphát triển của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động của các tổ chức tín dụngnói chung.

Theo quy định Điều 17 Quyết định số: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng

12 năm 2001 của Thống đống ngân hàng nhà nước, Về việc ban hành Quy chế chovay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: “Việc cho vay của tổ chức tín dụngvà khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụngphải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức chovay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảođảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận”.

Hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng ( HĐTD) của tổ chức tín dụng(TCTD) là một hoạt động cho vay dựa trên hình thức pháp lí của quan hệ cho vaygiữa tổ chức tín dụng với khách hàng là hợp đồng tín dụng; tức là, một hoạt độngcấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho khách hàng, trong đó tổ chức tín dụng giaocho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữa hai bên chủ thểtrong quan hệ cho vay, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Tổ chức tín dụng

Trang 2

có quyền cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thông qua hợp đồng tín dụng nhằmđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống Khi cho vay, tổ chức tíndụng phải tuân thủ các nguyên tắc, quy chế pháp lý về cho vay.

2 Đặc điểm hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tíndụng

Hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng luôn mangnhững yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ cho vay nói chung Ngoài ra, hoạt độngcho vay của tổ chức tín dụng còn có những dấu hiệu có tính đặc thù sau:

Thứ nhất, việc cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh

doanh mang tính chức năng Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũngcó thể thực hiện việc cho vay đối với khách hàng như một hoạt động kinh doanhnhưng hoạt động cho vay của tổ chức này hoàn toàn không phải là nghề nghiệpkinh mang tính chức năng.

Thứ hai, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là một nghề kinh doanh có

điều kiện, thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụngphải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như phải có vốn pháp định, phải đượcNgân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng trước khi tiến hành việcđăng ký kinh doanh theo luật định.

Thứ ba, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ngoài sự điều chỉnh của pháp

luật về hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của các đạo luật về Ngân hàng,kể cả tập quán thương mại về ngân hàng.

3 Các nguyên tắc của hoạt động cho vay theo HĐTD của TCTD

Nguyên tắc tránh rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng: trong

hoạt động ngân hàng thường có tính rủi ro rất cao và thường mang tính chất dâychuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội Để tránh những rủi ro này, cáctổ chức tín dụng ngày nay thường thực hiện việc thẩm định tín dụng với tám biệnpháp thẩm định sau: tính cách người đi vay (character), tư cách của người đi vay(capacity), khả năng trả nợ (capability), dòng tiền (cashflow), vốn (capital), điềukiện hoạt động (conditions), tài sản chung (collectability) và tài sản thế chấp(collateral).

Nguyên tắc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích: nguyên tắc này đảm bảo

cho các tổ chức tín dụng tránh được những rủi ro từ bên vay, đồng thời đảm bảođược tính thực hiện hợp đồng, nếu bên vay vi phạm nguyên tắc này thì bên cho vaycó quyền huỷ bỏ hợp đồng và bên vay phải chịu sự điều chỉnh theo pháp luật.

Trang 3

Nguyên tắc hoàn trả khoản tín dụng đúng hạn cả gốc và lãi theo thoả thuận:

Bên vay phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc này Trường hợp bên vay có thểtrả chậm hơn thời han quy định nếu có sự gia hạn và được bên cho vay chấp thuận,nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc này, thanh toán cả gốc và lãi theo đúng thờigian đã gia hạn.

4 Phân loại hoạt động cho vay theo HĐTD của TCTD

Với sự phát triển không ngừng và đa dạng hóa nhiều hoạt động ngân hàng hiệnnay, trong thực tế có rất nhiều hình thức cho vay mà mỗi một tổ chức tín dụng đãtự xây dựng nên Ở đây chúng ta chỉ đưa ra một số loại dựa vào những căn cứ sauđây:

Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay

Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách

hàng với thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là một năm Hình thứcnày chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt độngkinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong một thời hạnngắn.

Cho vay trung và dài hạn: hình thức này khác cho vay ngắn hạn là với thời

gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên Người đi vay sử dụng hình thức này đểthỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh doanh, thỏa mãn nhu cầusinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại…

Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả

nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba Việccho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng, baogồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố, hợpđồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh) Pháp luật cũng cho các bên có thể thỏa thuậnlập một hợp đồng nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vayđược xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng có bảo đảm bằng tài sản.

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa

vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định củakhách hàng vay hoặc của -người thứ ba Thông thường các bên chỉ giao kết mộthợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng Trong trường hợp tổ chức tín dụng chovay có bảo đảm bằng tín chấp thì vẫn phải xác lập một văn bản cam kết bảo lãnhbằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín dụng để khách hàng vay có thể được tổchức tín dụng chấp nhận cho vay.

Trang 4

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay

sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình Nếu bên vayvi phạm sử dụng vào những mục đích khác thì bên cho vay có quyền áp dụng cácchế tài thích hợp như đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trướcthời hạn…

Cho vay tiêu dùng: bên tham gia vay cam kết số tiền vay sẽ được sử dụng vào

việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắmnhà cửa hoặc phương tiện đi lại, hay sử dụng vào mục đích học tập…

II PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HỢPĐỒNG TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng:

Khái niệm:

Hợp đồng tín dụng là là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bêncho vay) với khách hàng (bên vay, tổ chức, cá nhân) nhằm xác lập quyền và nghĩavụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó tổ chức tín dụng(bên cho vay) chuyển giao một khoản vốn tiền tệ cho khách hàng (bên vay) sửdụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện khách hàng sẽ hoàn trả khoản tiềnđó (tiền gốc) và lãi vay sau một thời gian nhất định.

Đặc điểm của hợp đồng tín dụng:

Hợp đồng tín dụng phải được lập dưới hình thức bằng văn bản.

Nội dung hợp đồng thể hiện sự đồng ý giữa bên cho vay chấp nhận cho bên vaysử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trảdựa trên sự tín nhiệm.

Về chủ thể: bên cho vay bắt buộc phải là tổ chức tín dụng, có đủ điều kiện luậtđịnh, còn bên vay có thể là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn do pháp luậtquy định Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền, bao gồm tiền mặtvà bút tệ.

Hợp đồng tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro cho quyền lợi của bên cho vay.Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn.

Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: nghĩa vụ chuyển giao tiền vay của bêncho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước để làm cơ sở và tiền đề cho việcthực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay.

2 Chủ thể của hợp đồng tín dụng:

Trang 5

a Bên cho vay:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trởthành chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng phải thoả mãn các điều kiện sau:

 Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.

 Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.

 Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụngvới khách hàng.

Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng (TCTD), muốn trở thànhchủ thể cho vay trong hoạt động tín dụng (HĐTD) thì chỉ cần thoả mãn các điềukiện như có giấy phép hoạt động ngân hàng, có giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh và có người đại diện hợp pháp Trong giấy phép hoạt động ngân hàng vàgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của loại tổ chức này phải ghi rõ hoạt độngcho vay là hoạt động ngân hàng đươc phép thực hiện.

b Bên vay:

Bên vay là tổ chức, cá nhân phải thoả mãn các điều kiện sau (về nguyên tắc,những điều kiện này có tính chất bắt buộc chung với mọi chủ thể đi vay trong mọihợp đồng tín dụng):

- Bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Đối với tổchức là pháp nhân hay không phải là pháp nhân thì phải có người đại diện hợppháp có đủ năng lực và thẩm quyền đại diện cho tổ chức đó khi ký kết hợp đồngtín dụng.

- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.

Ngoài ra bên vay còn có một số điều kiện chung sau (những điều kiện nàychỉ có tính bắt buộc phải thỏa mãn đối với bên vay khi chúng được các bên thoảthuận rõ trong hợp đồng tín dụng):

 Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

 Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả.

 Bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản của ngườithứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.

3 Giao kết hợp đồng tín dụng:

Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỹ thuật nghiệpvụ – pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định Việc giao kết hợpđồng tín dụng bao gồm các giai đoạn chủ yếu sau đây:

Trang 6

Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: là hành vi pháp lý do một bên thực hiện

dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thể hiện ý chímong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng.

Thông thường, bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là các tổ chức, cánhân có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, được gửi kèmtheo các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hayphương án sử dụng vốn vay Các tài liệu này do bên vay gửi cho tổ chức tín dụngđể xem xét, thẩm định và được coi như bằng chứng đề nghị giao kết hợp đòng tíndụng.

Thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng ở Việt Nam trong những năm gần đâycho thấy, có nhiều trường hợp bên chủ động giao kết hợp đồng tín dụng lại chính làtổ chức tín dụng chứ không phải là khách hàng, nhằm tăng cường khả năng cạnhtranh và mở rộng thị trường tín dụng Những tổ chức tín dụng đã từng đi tiênphong trong việc lựa chọn phương thức này chính là các ngân hàng cổ phần, ngânhàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Trong trường hợpnày, văn bản đề nghị là thư chào mời được tổ chức tín dụng gửi cho tổ chức, cánhân có khả năng tài chính mạnh, có uy tín trên thương trường và có nhu cầu vayvốn thường xuyên (gọi là những khách hàng tiềm năng) mà tổ chức tín dụng lựachọn là bên đối tác Trong thư chào mời, bên đề nghị (tổ chức tín dụng) thườngđưa ra những điều kiện có tính chất tổng quát nhất kèm theo những ước khoản cụthể để cho bên kia xem xét chấp nhận Tuy nhiên, do một thư chào mời có thểkhông nhất thiết phải là một văn bản dự thảo hợp đồng nên trong thực tế, nếu bêntiếp nhận thư chào mời có hành vi chấp nhận toàn bộ nội dung của thư chào mờiđó thì không vì thế mà hợp đồng tín dụng được coi là đã hình thành.

Thẩm định hồ sơ tín dụng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng:Thẩm định hồ sơ tín dụng: là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ –

pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối vớibên vay, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không Do tính đặc biệt quantrọng của giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nợ nên pháp luật đòihỏi bên cho vay là tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tínhđộc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâuthẩm định và khâu quyết định cho vay Sau khi đã thẩm định hồ sơ tín dụng củakhách hàng, bên cho vay có toàn quyền quyết định việc chấp nhận hoặc từ chối chovay Trong trường hợp từ chối cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho kháchhàng bằng văn bản và phải nêu rõ lí do từ chối cho vay Việc từ chối cho vay

Trang 7

không có căn cứ xác đáng có thể là lí do để khách hàng thực hiện hành vi đốikháng với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: là hành vi pháp lý do bên

nhận đề nghị thực hiện dưới hình thức một văn bản chính thức gửi cho bên kia vớinội dung thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng tín dụng Theo đó, hành vi chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng chỉ có giá trị như một lời tuyên bố đồng ýký kết hợp đồng chứ không thể thay thế cho việc giao kết hợp đồng giữa các bên.Có nghĩa là việc giao kết hợp đồng tín dụng chỉ được xem là hoàn thành sau khicác bên đã trải qua giai đoạn thương lượng, đàm phán trực tiếp các điều khoản củahợp đồng (bao gồm các điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tùynghi) và người đại diện có thẩm quyền của các bên đã trực tiếp ký tên vào bản hợpđồng tín dụng.

Đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng: Đây là giai đoạn cuối

cùng, cũng là giai đoạn trọng tâm của quá trình giao kết hợp đồng tín dụng Tronggiai đoạn này, các bên gặp nhau để đàm phán các điều khoản của hợp đồng tíndụng Giai đoạn này được coi là kết thúc khi đại diện của các bên đã chính thức kýtên vào văn bản hợp đồng tín dụng.

4 Hình thức của hợp đồng tín dụng:

Theo quy định tại Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, mọi hợp đồng tín dụngđều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý Sở dĩ pháp luật quyđịnh như vậy là vì những ưu điểm sau đây:

- Hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụthể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồngtín dụng.

- Việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bốcông khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để chongười thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lý, antoàn trong trường hợp cần thiết.

- Việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơquan có trách nhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn.

Theo quy định hiện hành, văn bản hợp đồng tín dụng được hiểu bao gồm vănbản viết và văn bản điện tử Hợp đồng tín dụng được xác lập thông qua phươngtiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.Các hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng viết vàcó giá trị chứng cứ trong quá trình giao dịch.

Trang 8

5 Nội dung của hợp đồng tín dụng

Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủtư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp vớipháp luật Các điều khoản này vừa thể hiện ý chí của các bên, đồng thời cũng làmphát sinh những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mỗi bên tham gia hợp đồngtín dụng.

Theo quy định tại điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, nội dung của hợp đồng tíndụng bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên

cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏamãn thì hợp đồng tín dụng mới có hiệu lực.

- Điều khoản về đối tượng hợp đồng Trong điều khoản này, các bên phải

thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tíndụng đáo hạn.

- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay Các bên phải ghi rõ trong hợp

đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từngày ký hợp đồng Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước vềkhả năng này trong hợp đồng tín dụng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thỏathuận sau trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.

- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay Đây là một điều khoản rất

quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay Vì thế, cácbên phải thỏa thuận rõ ràng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp)hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn Nếu khoản vay được thỏathuận thanh toán theo từng kỳ hạn thì các bên cũng có thể dự liệu trước về khảnăng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với khả năng tài chính của bên vay khitrả nợ.

- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay Trong điều khoản này, các bên

cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì Việc thỏa thuận điều khoảnnày trong hợp đồng tín dụng được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn vềvốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sửdụng vốn một cách tùy tiện vào mục đích phiêu lưu, mạo hiểm Mặt khác, để bảođảm lợi ích của cả hai bên và đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả,pháp luật cũng cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên có quyền thỏa thuậnlại về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốnđã thay đổi.

Trang 9

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Đây là điều khoản

mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giảiquyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải hoặc lựa chọn cơ quan tàiphán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghiđiều khoản này, có nghĩa là các bên không thỏa thuận thì việc xác định thẩmquyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện bảo đảm bằngtài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điềukhoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành mộthợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính.

6 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng tín dụng

6.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay:

- Nghĩa vụ chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng hạn và địa điểm cho kháchhàng vay sử dụng (nghĩa vụ giải ngân).

- Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ của kháchhàng.

- Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thỏa thuận, kể cả tiền phạt,tiền bồi thường thiệt hại (nếu có).

6.2 Quyền và nghĩa vụ của bên vay:

- Quyền từ chối các yêu cầu không hợp lý của tổ chức tín dụng khi ký kết,thực hiện và thanh lý hợp đồng tín dụng.

- Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc cácvi phạm hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng.

- Quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng thỏa thuậntrong hợp đồng tín dụng.

- Nghĩa vụ sử dụng tiền vay hiệu quả và đúng mục đích đã thỏa thuận tronghợp đồng tín dụng.

- Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, trả tiền phạt vi phạm hợp đồng tíndụng và tiền bồi thường thiệt hại cho bên cho vay (nếu có).

7 Vấn đề hiệu lực của hợp đồng tín dụng:

7.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng

Hiệu lực pháp lí của giao dịch nói chung và giao dịch thương mại TCTD nóiriêng, thực chất là sự thừa nhận của Nhà nước về những hệ quả pháp lí phát sinhbởi hành vi giao dịch của TCTD đối với khách hàng Việc thừa nhận hiệu lực của

Trang 10

một giao dịch pháp lí được Nhà nước thực hiện bằng cách quy định các điều kiệncó hiệu lực của giao dịch và các nguyên tắc xác định hiệu lực của giao dịch đó Ởnước ta, các điều kiện này được quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 vàđương nhiên chúng được áp dụng chung cho mọi giao dịch, trong đó HĐTD với tưcách là một loại hình giao dịch dân sự đặc thù chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn đầy đủcác điều kiện sau:

Thứ nhất, “chủ thể tham gia HĐTD có năng lực hành vi dân sự”.

 Bên vay gồm cá nhân, tổ chức phải thỏa mãn điều kiện có đủ năng lực phápluật và năng lực hành vi dân sự.

 Bên cho vay: do tính chất đặc thù của hoạt động ngân hàng nên TCTD phảithỏa mãn 2 điều kiện:

Tư cách pháp nhân: được xác định dựa trên hai bằng chứng có ý nghĩa quyết

định là giấy phép thành lập – hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp.

Năng lực và thẩm quyền đại diện của người đại diện hợp pháp cho ngân hàngthương mại: từ điều kiện này có thể khẳng định nếu thể nhân là người đại diện hợp

pháp cho ngân hàng thương mại không có năng lực tiếp nhận quyền và thực hiệncác quyền đó thay cho và nhân danh ngân hàng thương mại thì coi như ngân hàngthương mại đã không có khả năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trongquan hệ pháp luật với chủ thể khác (nghĩa là không có năng lực hành vi) Mặtkhác, cũng có thể xem như giao dịch thương mại của ngân hàng đã vi phạm điềukiện này khi có bằng chứng chứng minh rằng người xưng danh đại diện của ngânhàng thương mại không có thẩm quyền đại diện ngân hàng để xác lập và thực hiệngiao dịch với khách hàng.

Thứ hai, “mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức

xã hội”.

Đây là điều kiện được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi công, xéttrong mối quan hệ tương hỗ với quyền lợi tư của các bên giao dịch Đối với cácgiao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, mục đích và nội dung giao dịchkhông chỉ phản ánh lợi ích của các bên mà còn bị chi phối bởi chính các lợi ích đó.Mục đích của giao dịch thương mại giữa ngân hàng và khách hàng sẽ bị coi là tráipháp luật và đạo đức xã hội khi giao dịch đó được các bên xác lập nhằm vi phạmcác quy tắc pháp lí đã được Nhà nước xây dựng để bảo vệ quyền lợi chung hoặcnhằm xâm hại các giá trị đạo đức đã được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan