Sơ lược LS Thăng Long-Hà Nội

30 572 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sơ lược LS Thăng Long-Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi lược về lịch sử Hà Nội Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Đức. Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Đáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lị đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội. Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn. Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đô mới, truyền thuyết có kể rằng khi vua Lý tới bến sông Cái (một tên gọi khác của sông Hồng), thì có con rồng vàng hiện trên sông rồi bay lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long (Rồng bay lên). Câu chuyện "Rồng bay lên" đó nói lên khí thế vươn mình của thủ đô mới đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của một quốc gia đã có mấy nghìn năm dựng nước. Cũng từ đây Thăng Long ghi nhiều chiến công hiển hách! Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân xâm lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi. Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phên chao đảo. Thăng Long lại trở thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị áp đảo trước khí thế và sức mạnh của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam, xin đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước. Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng Long là nơi người anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến công, mà hiển hách nhất là chiến thắng Đống Đa năm 1789. Với cuộc hành quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và trong chiến thắng đó có phần đóng góp của người dân Thăng Long. Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm 1802 - 1945) đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành trụ sở của tỉnh Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật nhất nước, là thành phố đứng đầu cả nước về nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp, về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là trái tim của cả dân tộc. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính ở Thành Hà Nội, giặc Pháp đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi Hà Nội liên tiếp đứng lên chống lại ách đô hộ. đỉnh cao của phong trào chính là ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thế là ngày 19/12/1946 quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên đánh Pháp mở đầu cho giai đoạn toàn quốc kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất bại. Năm tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội được giải phóng và Hà Nội vẫn là trái tim của đất Tu lieu LS_Tham khao 1 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi nước Việt Nam và Hà Nội đã chi viện hết sức mình cho miền Nam đánh Mỹ, trong khi đó vẫn không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cũng trực tiếp chống Mỹ khi Mỹ thực hiện kế hoạch leo thang ra miền Bắc. Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân. Đặc biệt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Theo Người Hà Nội) Tu lieu LS_Tham khao 2 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi Tu lieu LS_Tham khao 3 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi LƯỢC LỊCH SỬ HÀ NỘI Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức. Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lị đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội. Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn. Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đô mới, truyền thuyết có kể rằng khi vua Lý tới bến sông Cái (một tên gọi khác của sônh Hồng), thì có con rồng vàng hiện trên sông rồi bay lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long (Rồng lên). Câu chuyện "Rồng lên" đó nói lên khí thế vươn mình của thủ đô mới đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của một quốc gia đã có mấy nghìn năm dựng nước. Cũng từ đây Thăng Long ghi nhiều chiến công hiển hách! Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân xâm lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi. Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phên chao đảo. Thăng Long lại trở thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị áp đảo trước khí thế và sức mạnh của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam, xin đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước. Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng Long là nơi người anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến công, mà hiển hách nhất là chiến thắng Ðống Ða năm 1789. Với cuộc hành quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và trong chiến thắng đó có phần đóng góp của người dân Thăng Long. Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm 1802 - 1945) đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành lỵ sở của tỉnh Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật nhất nước, là thành phố đứng đầu cả nước về nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp, về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là trái tim của cả dân tộc. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính ở Thành Hà Nội, giặc Pháp đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi Hà Nội liên tiếp đứng lên chống lại ách đô hộ. Ðỉnh cao của phong trào chính là ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thế là ngày 19/12/1946 quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên đánh Pháp mở đầu cho giai đoạn toàn quốc kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày 7/5/1954 chiến thắng Ðiện Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất Tu lieu LS_Tham khao 4 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi bại. Năm tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội được giải phóng và Hà Nội vẫn là trái tim của đất nước Việt Nam và Hà Nội đã chi viện hết sức mình cho miền Nam đánh Mỹ, trong khi đó vẫn không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cũng trực tiếp chống Mỹ khi Mỹ thực hiện kế hoạch leo thang ra miền Bắc. Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân. Ðặc biệt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận "Ðiện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tu lieu LS_Tham khao 5 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi LỊCH SỬ THĂNG LONG - HÀ NỘI Kể từ khi Thái tổ Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Ðại La để thánh địa ấy mang cái tên mới Thăng Long đã sắp trọn một thiên kỷ. Hà Nội là kinh đô của ba vương triều hiển hách Lý - Trần - Lê và nay là thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm, binh lửa và xây dựng, Thăng Long - Hà Nội ngày càng lớn cao với vị trí thiêng liêng của nó - trái tim của nước Việt Nam hôm qua và mãi mãi. THĂNG LONG THỜI LÝ Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La. Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long. Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông: Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v . Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trớc Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trớc sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dơng nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trờng Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ. Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lơng Thạch, phía Tây gác xây Dục Đờng (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Tu lieu LS_Tham khao 6 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược T .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác. Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phợng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trong khu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thợng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển .Tất cả các công trình kiến trúc trong Hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng. Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên. Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh S dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước. Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là đợc thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm. THĂNG LONG THỜI TRẦN Nhà Lý chính thức chấm dứt sự thống trị của mình vào ngày mồng 1 tháng Chạp năm ất Dậu (1226), khi Lý Chiêu Hoàng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ đã xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thay nhà Lý trên chính trờng chính trị, đồng thời cũng thay nhà Lý mở ra một thời kỳ mới phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt: vững vàng, năng động, thống nhất và ổn định cho đến giữa thế kỷ XV. Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đờng . Kinh thành chia làm 61 phờng, bao gồm cả phờng buôn, phờng thợ và phường làm nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ như: Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán Viên . Việc buôn bán giữa Thăng Long và các địa phương đã bắt đầu phát triển. Sông Tô Lịch thành nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi đều theo Tu lieu LS_Tham khao 7 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi sông Hồng, qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô để đa hàng vào kinh thành. Sự kiện năm 1400 khi Hồ Quý Ly đánh thuế thuyền buôn đã chứng tỏ hình thức buôn bán bằng đường thuỷ ở Thăng Long thời gian này khá hưng thịnh. Sự kiện năm 1282 vua Trần Thánh Tôn đi xe từ kinh thành đến Bình Than (Chí Linh-Hải Hng) để hội chư quân cho phép chúng ta khẳng định tuyến đường bộ thời ấy đã tương đối rộng rãi và thông thương thuận tiện. Đây chính là những tiền đề cần thiết cho các hoạt động kinh tế và thơng mại của Thăng Long thời Trần được đẩy lên một diện mạo mới. Cuối thời Trần, Thăng Long đã được sử sách chép với cái tên “Kẻ chợ”. Điều đó cho thấy diện mạo của Thăng Long đương thời đã phần nào mang dáng dấp của một thành phố quốc tế: một thành phố nhân ái, là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá và con người; một thành phố thủ công và buôn bán nhỏ của ngời Việt nhưng cũng có các cửa hàng buôn bán lớn của người Hoa, Hồi Hột, Chà Và .; một thành phố đón tiếp các sứ giả Tống, Nguyên, Lào, Chiêm Thành, Gia va, các tăng ni bậc thầy cả ở Trung á, ấn độ và có cả những quần tụ người Chiêm Thành ở miền ven nội; một Thăng Long vừa diễn chèo Việt, tuồng Tầu, và múa điệu ngời Hồ . Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân. Sử chép: vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) thờng “lén đi chơi, cứ đến đêm đi kiệu cùng hơn mời ngời thị vệ, đi khắp kinh thành, đến gà sáng mới về” chứng tỏ Thăng Long ngày ấy đã tơng đối sầm uất và ắt hẳn có nhiều hình thức buôn bán cũng như vui chơi về ban đêm. Thăng Long đời Trần không chỉ xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn đánh giặc và đánh giỏi. Trong vòng 30 năm, ba lần Thăng Long trở thành toà thành vườn không nhà trống, để rồi là mồ chôn quân xâm lược mà dấu vết oai hùng vẫn in dấu vàng son mỗi tên ngời tên đất: Đông Bộ Đầu - dốc Hàng Than; Giang Khẩu - Hàng Buồm . và cuối cùng, “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” lại nối tiếp chiến công xa nhấn chìm quân xâm lợc cùng tham vọng bành trướng của chúng. Thăng Long qua ba lần thử lửa vẫn vững vàng xứng đáng là một đô thành anh hùng. Nhà Trần tồn tại trên mảnh đất kinh kỳ nh vậy 175 năm với 12 đời vua nối nhau trị vì trên đất Thăng Long Kẻ chợ. THĂNG LONG THỜI LÊ Như một quy luật, nhà Trần sau một thời gian hưng thịnh, đã đi vào suy thoái, quý tộc ngoại thích Hồ Quý Ly chiếm ngôi lập ra nhà Hồ (1400 - 1407). Ông xây dựng một đô thành mới ở Thanh Hoá gọi là Tây Đô. Thành Thăng Long, lúc này đổi là Đông Đô rồi Đông Quan lại một lần nữa chứng kiến quân xâm lược ngoại bang giày xéo. Năm 1406, nhà Minh phái 20 vạn quân sang xâm lợc Đại Việt. Cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo thất bại, thành Đông Quan trở thành nơi chiếm đóng của địch. Đất nước đứng trước thử thách mới của lịch sử để rồi chứng kiến cuộc chiến tranh giữ nước của anh hùng tương ngộ Lê Lợi - Nguyễn Trãi (1418). 10 năm sau ngày phất cờ khởi nghĩa tại núi rừng Lam Sơn, quê hương của người anh hùng Lê Lợi, toàn quân dân Đại Việt đã đại thắng giặc Minh, lập nên một triều đại mới: triều đại nhà Lê. Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (ngày 16 tháng 4 năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế tại điện Kính Thiên, khôi phục quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Thăng Long), mở đầu kỷ Lê Sơ. Năm 1430 đổi Đông Đô làm Đông Kinh, năm 1446 đổi gọi là phủ Trung Đô. Kinh thành nói chung vẫn như thời Lý- Trần- Hồ và mở thêm về Tu lieu LS_Tham khao 8 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi phía Đông. Cho đến năm 1459, sau sự biến trong Cấm Thành, Lê Thánh Tôn đã cho dựng lại Hoàng thành rộng dài thêm 8 dặm nữa. Theo bản đồ vẽ năm 1490 thì trong cùng là toà thành hình chữ nhật xây gạch gọi là Cấm Thành. Bên trong có các cung điện, thâm nghiêm nhất là điện Kính Thiên. Bên phải là điện Chí Kính, phía sau là điện Vạn Thọ, đằng trước là điện Thị Triều. Phía ngoài điện Thị Triều là cửa Đoan Môn, hai bên cửa Đoan Môn là hai cửa Đông và Tây Tràng An ăn thông ra phía Tây và Đông Hoàng thành nơi có nhà Thái miếu- nơi thờ tổ tiên nhà vua và Đông cung- nơi Thái tử ở. Năm 1512 Lê Tương Dực lệnh cho Vũ Như Tô đứng ra trông non xây dựng hơn 100 nóc cung điện có gác và khởi công xây dựng Cửu Trùng Đài. Năm 1514 lại cho mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3,6m) bao bọc cả quán Trấn vũ và chùa Kim cổ, tường thành chạy từ phía Đông nam đến Tây bắc, chắn ngang sông Tô. Theo lối vẽ ước lệ của bản đồ thì phỏng đoán rằng mặt phía Đông gần trùng với phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da ngày nay. Phía mặt Bắc chạy theo sông Tô, trùng với đường Hoàng Hoa Thám, mặt phía Tây là đường Bưởi. Mặt Nam có thể là một đoạn phố Cầu Giấy chạy sang Kim Mã rồi Sơn Tây, Trần Phú tới Hàng Da. Có thể hiểu đây là khu Hoàng thành với diện tích rộng gấp đôi Hoàng thành thời Lý -Trần. Khu dân cư chia làm hai huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Vào thời Lê Sơ, Thăng Long vẫn là nơi tập trung buôn bán lớn nhất của cả nước. Đồng thời cũng là nơi dồn tụ nhiều nghành nghề thủ công cũng như các thợ thủ công giỏi nổi tiếng. Kinh thành được xây dựng lại đàng hoàng hơn, Văn Miếu được mở rộng, Quốc Tử Giám được dựng lại, các hoạt động kinh tế văn hoá, giáo dục, thi cử đều được khôi phục và phát triển, đặc biệt cực thịnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Đây cũng là thời kỳ ra đời của “Tao Đàn Nguyên Suý” với 28 thành viên được ví như 28 vì tinh tú, trong đó Lê Thánh Tông vượt lên khỏi tầm vóc một nhà chính trị, một nhà vua, ông trở thành một nhà văn hoá lớn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học dân tộc. Ông đã trở thành gương mặt tiêu biểu của văn học Thăng Long thế kỷ XV. Nhà Lê tồn tại 99 năm, tổng cộng 10 đời vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng. THĂNG LONG THỜI MẠC - LÊ MẠT Cuối triều Lê bắt đầu từ Lê Uy Mục, chính trường Thăng Long đã diễn ra khá phức tạp. Vua kém tài thiếu đức, bề tôi mưu đoạt vương quyền, lòng người ly tán, chính trị, xã hội khủng hoảng sâu sắc. Tham gia vào sự biến loạn chủ yếu là các gương mặt thuộc tầng lớp vương công, văn võ bá quan, trong đó nổi lên nhân vật Mạc Đăng Dung. Đến thời Cung Hoàng thì uy thế của Mạc Đăng Dung đã bao trùm hết thảy và thu phục được lòng ngời. Sử chép về ông như sau: “Từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh, mà đạo quân nhà vua thì yếu ớt lòng người ai cũng hướng về Đăng Dung” (Lê Quý Đôn - Đại Việt thông sử). Qua hoạt động thực tiễn Mạc Đăng Dung đã tỏ ra vượt trội hơn ngời khác về uy tín và tài năng. Việc phải đến đã đến, Thăng Long một lần nữa chứng kiến chính biến vương triều nhà Lê chuyển qua nhà Mạc (1527). Tuy nhiên họ Mạc lập ra một triều đại mới trong bối cảnh đã hình thành nhiều thế lực quan liêu có quyền lực quân sự lớn nhỏ cho nên lâm ngay vào tình trạng chiến tranh phân liệt chứ không phải thống nhất xã hội. Với việc phế bỏ nhà Lê, họ Mạc đã mở đầu cục diện phân tranh. Cuộc Phân này trước tiên diễn ra giữa Tây Đô và Thăng Long, hình thành nên cái gọi là Bắc triều (thế lực nhà Mạc) và Nam triều (thế lực nhà Trịnh) để rồi sau Tu lieu LS_Tham khao 9 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi đó chuyển sang cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, tiền đề cho một Hợp lớn hơn 200 năm sau. Bức tranh Thăng Long thời Mạc khá phức tạp, cung điện kho tàng và các phường phố ở Kinh thành đã nhiều lần bị thiêu đốt, tàn phá. Hoàng thành nhiều năm bị bỏ trống càng trở nên hoang phế điêu tàn. Cuối năm 1585 Mạc Mậu Hợp trở lại Thăng Long cho tu sửa lại Hoàng thành để chống lại cuộc tấn công của họ Trịnh. Lần tu sửa này Hoàng thành đã thu hẹp lại về hai phía Đông và phía Tây, một số cung điện bị bỏ ra ngoài hoàng thành trở nên hoang phế. Tuy vậy Hoàng Thành thời gian này vẫn rộng hơn Hoàng thành thời Lý - Trần và rộng hơn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn. Năm 1592, Trịnh Tùng con trai của Trịnh Kiểm đã kéo quân vây đánh Đông Đô, Mạc Mậu Hợp bị giết. Vua Lê Thế Tông được họ Trịnh phò tá trở lại Thăng Long mở đầu thời kỳ mới và duy nhất trong lịch sử Việt Nam vừa có Vua vừa có Chúa mà lịch sử gọi là thời Lê Trung Hưng. Sau khi đuổi được họ Mạc ra khỏi Thăng Long, năm 1593 chúa Trịnh cho sửa sang qua loa lại Hoàng thành để vua Lê ở còn lại tập trung dựng phủ chúa bên ngoài Hoàng thành. Đây mới cơ quan đầu não đích thực của trung ương thời bấy giờ với nhiều công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy: lầu Ngũ Long (phía bờ Đông hồ Gươm), đình Tả Vọng (nay là gò Rùa), cung Thuỵ Khánh (chỗ đảo Ngọc Sơn), Năm 1728 Trịnh Giang còn cho đào hầm ở phía Nam hồ Gươm để dựng cung điện ngầm dới đất gọi là Thưởng Trì cung. Khu văn miếu đợc mở rộng thêm thành một khu học xá lớn nhất trong thời phong kiến bao gồm các điện Đại Thành thờ tiên thánh, nhà giải vũ thờ tiên nho, nhà Thái học trong đó có trường Quốc Tử Giám. Hai phía Đông và Tây nhà Thái Học dựng nhà bia ghi danh tiến sĩ và dựng cả khu nhà 150 gian cho học sinh ở tạo thành một nhà học quy mô chưa từng có trong các thời đại trước. Ngoài ra là hàng loạt các đền chùa có quy mô lớn cũng được dựng lên trong thời gian này như: chùa Trấn quốc, chùa Tiên Tích, đền bà Kiệu Mặc dù có nhiều biến động về chính trị, xã hội song đây cũng chính là thời kỳ kinh tế và văn hoá đặc biệt phát triển, hình thành nên những vùng buôn bán khá hưng thịnh. Chợ phát triễn nhiều, buôn bán sầm uất ở kinh kỳ, Kiến An . Tầng lớp thị dân ngày một gia tăng, có một số trở thành chủ xưởng, chủ hiệu giàu có, nhưng đông đảo vẫn là người sản xuất và buôn bán nhỏ. Vì thế Thăng Long không vượt qua đợc mô hình cấu trúc của thành thị trung đại phương Đông để trở thành “thành thị tự do” như ở phơng Tây. Tuy thế trong lĩnh vức văn hoá, giáo dục, đây cũng là thời gian thành Thăng Long chứng kiến sự nở rộ của mặt bằng trí thức. Hàng loạt các tiến sĩ đã thi đỗ, trong đó có một tiến sĩ nữ (Trần Thị Duệ), có người đã trở thành đại trí thức như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan . Cùng với những tên tuổi ngời Thăng Long gốc: Đặng Trần Côn, Bùi Huy Bích, các vị lập nghiệp ở đây như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm đã làm cho văn hoá Thăng Long thêm sáng giá. Đây chính là bước đệm cho sự phục hưng văn hoá ở các thế kỷ sau. Đặc biệt đến đầu thế kỷ XVII ở Thăng Long ngày xuất hiện nhiều thương điếm của ngời châu Âu như Hà Lan, Anh, đặc biệt là các thuyền nhân ngời Hoa sang cư trú và buôn bán. Tất cả những hoạt động đó đều diễn ra trong một bầu không khí chính trị vần vũ của những cuộc chiến tranh kéo dài giữa hai thế lực: Chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và Chúa Nguyễn (Đàng Trong). Cuộc chiến chỉ chấm dứt khi ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ nổi lên tiêu diệt cả hai thế lực, lập lại trật tự vào năm 1786. THĂNG LONG THỜI TÂY SƠN Tu lieu LS_Tham khao 10 [...]... lieu LS_ Tham khao 19 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI Khu phố cổ Hà Nội là khu phố nằm xung quanh Thành cổ Hà Nội và mang đậm nét văn hóa cổ xưa của Hà Nội, Việt Nam Hà Nội xưa thường được cho là có "36 phố phường", mỗi tên phố thường mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền thống Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội. .. Kinh, tức là thành Thăng Long Vì Thanh Hoá có Tây Ðô, cho nên gọi thành Thăng Long là Ðông Kinh" (Toàn thư Sđd Tập 2, tr 293) Bắc Thành: Ðời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802 - TM) Vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế - TM) nên gọi Thăng Long là Bắc thành"(Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Ðường phố Hà Nội - H 1979, tr 12) Thăng Long: (Thịnh vượng lên) Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Năm... Phải chăng những nét đáng yêu Hà Nội ấy là từ những “làng trong phố”? Phải chăng Hà Nội quyến rũ khách phương xa, đặc biệt là người Pháp, vì Hà Nội có hương vị riêng phảng phất từ những ngôi làng xa xưa, một đặc điểm rất Việt Nam? Đúng thật Hiếm có thành phố nào có cổng làng như Hà Nội Tu lieu LS_ Tham khao 22 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi Lịch sử Thǎng Long - Hà Nội Khu vực kinh đô nằm giáp sông... để tiếp quản thành Thăng Long còn rút toàn bộ về kinh thành Phú Xuân Thăng Long lúc đó chỉ còn tồn tại với tư cách là một thủ phủ của xứ Bắc và đợc gọi là Bắc thành mà thôi Kể từ triều Tây Sơn, thủ đô của nước ta đặt tại Phú Xuân, nhà Tây Sơn tồn tại đợc 24 năm từ vua Thái Đức đến Cảnh Thịnh THĂNG LONG THỜI NGUYỄN Năm 1802, Nguyễn ánh với sự trợ giúp của Pháp đã tiêu diệt nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng... "Long" là "rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên) Lịch sử thủ đô Hà Nội, H 1960, tr 81) Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm,... quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân VÀ phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội" (Trần Huy Liệu (chủ biên) Lịch sử thủ đô Hà NỘI H 1960, TR 82) * Tên không chính quy: Là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ dùng để chỉ thành Thăng Long - Hà Nội: Trường An (Tràng An): Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị... ngay Thành Long Biên ở đây, vua Tự Ðức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội Năm 1877 vua Tự Ðức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất Long Thành: Là tên viết tắt của Kinh thành Thăng Long Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc Ngô Ngọc Du... hoa xin chép vần thơ lưu truyền Tu lieu LS_ Tham khao 20 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi LÀNG TRONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Có người viết đâu đó rằng, Hà Nội là một cái làng to nhất thế giới để ngụ ý cái chất “nhà quê”, những bất cập trong quản lý đô thị và nếp sống một thành phố đang hiện đại hoá từng ngày như Hà Nội Thật ra câu nhận xét ấy có đúng ở mặt nào đó Hà Nội và có lẽ nhiều thành phố, thị xã của... thành trì không được phòng thủ chắc chắn, thành Hà Nội thất thủ Nhưng nhân dân Hà Nội đã không chịu khuất phục, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phơng đã anh dũng đứng lên kháng Pháp bảo vệ Hà Nội Ngày 21/12/1873, quân dân Hà Nội kết hợp với quân Cờ Đen khép chặt vòng vây tiêu diệt Garnier ở trận Cầu Giấy Mặc dù tinh thần kháng Pháp anh dũng của nhân dân Hà Nội rất cao, triều đình vẫn không thay đổi ý định... Long và đất nước Đại Việt phải đương đầu với một cuộc xâm lược quy mô lớn của đế chế Mãn Thanh Lúc này nhà Thanh đang cường thịnh muốn bành trướng xuống phía nam, đã phái 29 vạn quân xâm lược Đại Việt Quân Tây Sơn theo kế của Ngô Thì Nhậm bỏ Thǎng Long rút về giữ phòng tuyến Tam Tu lieu LS_ Tham khao 24 So luoc Lich su Thang Long-Ha Noi Điệp-Biện Sơn chờ lệnh Nguyễn Huệ Ngày 16-12-1788 quân Thanh vào Thǎng . Lich su Thang Long-Ha Noi Sơ lược về lịch sử Hà Nội Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831 vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội. Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội& quot;,

Ngày đăng: 16/09/2013, 15:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan