Thị trường vàng và thực tiễn tại việt nam

32 349 1
Thị trường vàng và thực tiễn tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường Vàng, thực tiễn tại Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÀNG THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.1. Một số vấn đề cơ bản về vàng 1.1.1.Khái niệm Vàng (Gold) là một loại hàng hóa được giao dịch trong thị trường. Vàng còn là loại tài sản có tính thanh khoản cao, được chấp nhận như một loại tiền đặc biệt tại tất cả các nước trên thế giới. 1.1.2.Vài nét khái quát về lịch sử ra đời của vàng Từ thế kỷ 7 trước công nguyên tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ các triều đại phong kiến. Kim loại được chọn làm bản vị cho các chế độ tiền tệ các nước cũng được thay thế từ những kim loại kém giá (sắt, đồng, kẽm ) cho tới những kim loại có giá trị cao (bạc, vàng ). Trong giai đoạn đầu để thanh toán cho nhau người ta thường cân, đong những kim loại phù hợp. Để tạo điều kiện dễ dàng một số thương nhân đã tự in đúc tiền sau này nhà nước chính thức ban hành tiêu chuẩn giá cả cho đồng tiền quốc gia thống nhất kỹ thuật in đúc tiền để đảm bảo uy tín, tính chất pháp lý của đồng tiền, đồng thời chứng thực quyền lực của nhà nước. Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, nền sản xuất trao đổi hàng hóa phát triển mạnh mẽ đòi hỏi vật trung gian trao đổi phải có giá trị cao, tồn tại như một hình thức được nhiều người chấp nhận phải có độ bền cao để bảo tồn giá trị theo thời gian. Từ đó, vàng bạc đã loại dần các kim loại khác để trở thành kim loại phổ biến trong thế kỷ 18 19. Trong giai đoạn này có những nước đã thực hiện chế độ song bản vị. Tuy nhiên cùng tồn tại bên cạnh vàng, vai trò trao đổi của bạc bị giảm sút không chỉ về hình thức mà giá trị quý hiếm của vàng ngày càng cách xa bạc. cho đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi giá bạc trên thị trường bị giảm mạnh, hầu hết các nước phương Tây đã áp dụng chế độ bản vị vàng mối quan hệ giao thương đã bị phụ thuộc nhiều vào Châu Âu nên sau đó các nước châu Á lần lượt chuyển sang chế độ bản vị vàng. 1.1.3. Đơn vị đo lường cách qui đổi giá vàng thế giới vàng trong nước: Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1ounce tương đương 31.103476 gram. Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K. • Thị trường vàng thế giới • Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce • 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng • 1 lượng = 1.20556 ounce • Thị trường vàng trong nước • Đơn vị yết giá: VND/lượng • Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND 1.2.Một số vấn đề cơ bản về thị trường vàng 1.2.1.Khái niệm Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, kinh doanh vàng. 1.2.2.Các hình thức đầu tư vàng Hiện nay, khi thị trường tài chính phát triển, các hoạt động kinh doanh, đầu cơ vàng, ngoại tệ chứng khoán trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Khởi đầu là sự ra đời hoạt động của thị trường chứng khoán, kế đến là sự xuất hiện các sàn giao dịch vàng, rồi các hoạt động đầu cơ mua bán ngoại tệ cũng dần xuất hiện càng nhiều … Tất cả góp phần tạo nên không khí sôi động, phát triển đáng khích lệ, thể hiện sự nổ lực, năng động hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế, tài chính thế giới của chúng ta. • Các sàn giao dịch trong nước (thị trường vàng giao ngay): thị trường mà nghiệp vụ mua bán vàng được thực hiện theo giá tại thời điển thỏa huận, tuy nhiên cần có thời gian để thực hiện bút toán thanh toán tiền vàng nên có thể mất thời gian nếu số lượng mua lớn. • Thị trường vàng kỳ hạn: Thị trường vàng mà cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định vào một ngày cụ thể trong tương lai. Mục đích của các hợp đồng kỳ han là nhằm bảo hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản trong tương lai. • Mở tài khoản giao dịch vàng, forex. Là thị trường giao dịch trực tuyến 24/24, 5 ngày trong tuần theo giá thế giới cập nhật từng giây với giao dịch thực hiện được thể hiện minh bạch, chính xác, có thể theo dõi các lệnh mua bán, lãi lỗ trực tiếp dễ dàng. 1.3. Chế độ bản vị vàng 1.3.1. Kh ái niệm Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi bản vị hối đoái vàng. Trong chế độ tiền tệ Bản vị vàng, tiền dù ở dưới hình thức nào (đúc bằng vàng, in trên giấy, tiền điện tử, .), thì người sở hữu tiền vẫn luôn có một quyền quan trọng: yêu cầu người phát hành tiền đổi tiền thành vàng theo tỉ lệ đã cam kết. 1.3.2. Đặc điểm Những đặc điểm trong hoạt động của chế độ bản vị vàng có thể mô tả thông qua ba quy tắc cơ bản sau đây: • Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng, quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng; hay nói cách khác, chính phủ ấn định cố định giá vàng tính bằng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua bán vàng tại mức giá đã quy định • Thứ hai, dưới chế độ bản vị vàng, xuất khẩu nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia , nên tỷ giá trao đổi trên thị trường tự do không biến đổi đáng kể so với bản vị vàng. • Thứ ba, dưới chế độ bản vị vàng, ngân hàng trung ương luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này cho phép ngân hàng trung ương xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi tiền ra vàng mà không gặp bất cứ một trở ngại nào, hay nói cách khác, tiền do ngân hàng trung ương phát hành “được bảo đảm bằng vàng 100%” tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng. Quy tắc bảo đảm bằng ràng buộc ngân hàng trung ương khi mở rộng cung ứng tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “ chỉ phát hành tiền khi có luồng vàng từ công chúng chảy vào ngân hàng trung ương”. Kết quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi vàng có sẵn trong tay những người cư trú. Lượng vàng có sẵn được xác định bằng khối lượng vàng sản xuất ra. Ngoài ra, khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, sẽ có một luồng vàng ròng chảy vào trong nước, do đó làm cung tiền vàng trong nước tăng. Có thể thấy rằng, vai trò của ngân hàng trung ương trong chế độ bản vị vàng là mua vàng từ người cư trú thông qua đó phát hành tiền ra lưu thông. Như vậy, vô hình chung chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự năng động của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI TRONG NƯỚC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Thực trạng biến động thị trường vàng thế giới 2.1.1. Sự biến động của giá vàng từ 1914 đến nay - Nhìn lại giá vàng trong suốt khoảng 200 năm qua ta sẽ thấy những sự kiện bất ổn của kinh tế - xã hội thế giới đã hầu như không ảnh hưởng đến giá vàng. Sau đây là những sự kiện quan trọng nhất. - Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (diễn ra từ tháng 8/1914 đến tháng 11/1918): giá vàng liên tục mức 20.72 USD/toz. - Chiến tranh thế giới lần thứ hai (bắt đầu từ năm 1937 đến năm 1945: giá vàng biến động quanh mốc 35 USD/toz. - Đại suy thoái kinh tế 1929-1933: giá vàng chủ yếu biến động ở mức 20 USD/toz. Thậm chí năm 1931 khi suy thoái lên tới đỉnh cao giá chỉ còn 17 USD/toz chỉ bắt đầu tăng lên $26/toz đến tận cuối năm 1933 khi Đại suy thoái đi vào hồi kết. - Năm 2008, đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khi hàng loạt tổ chức tài chính lớn bị phá sản, câu nói nổi tiếng: “quá lớn để sụp đổ” bị … sụp đổ khi Lehman Brother phá sản tháng 9/2008, hàng loạt các NHTW lớn trên thế giới buộc phải nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế… thì giá vàng đã rớt 35% từ mức 1.032 USD về 680 chỉ trong 7 tháng. - Từ tháng 9/2011 khi nợ công Châu Âu lây lan như bệnh dịch ra khắp nơi trên thế giới, bất ổn tại Trung Đông, Triều Tiên . leo thang thì giá bất ngờ giảm. 2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá vàng • Sự biến động của giá đô la Mỹ: Để xác định điều này cần phải nhìn trực tiếp vào… vàng. Giá vàng được xác định bởi đô la Mỹ, nhưng tại sao lại là đồng tiền này? Vì đô la Mỹ là đồng tiền được sử dụng để dự trữ ngoại hối đứng đầu thế giới, chiếm khoảng 60%- 70% dự trữ ngoại hối toàn cầu, gấp 3 lần đồng tiền đứng thứ 2 là Euro. Ngoài ra đô la Mỹ là đồng tiền được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế, chiếm hơn 90%. Như vậy, khi USD giảm sẽ hỗ trợ vàng tăng ngược lại. Quay lại những thời kỳ giá vàng gia tăng là thời điểm đầu tiên là sau Đại suy thoái 1929-1933. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để kích cầu kinh tế vàng bắt đầu chu kỳ tăng giá. Tuy nhiên giá chỉ gia tăng thật sự ở giai đoạn 1968-1972 đặc biệt khi USD Index ra đời năm 1973 (cùng với việc chế độ bản vị vàng bị xóa bỏ trước đó 2 năm giúp cho đô la Mỹ được thả nổi không còn bị neo vào vàng) thì giá vàng đã liên tục gia tăng cho đến tận năm 1980. Giai đoạn này là thời điểm lạm phát của Mỹ tăng rất nhanh đã giúp giá vàng tăng phi mã, đồng đô la lao dốc. • Mức độ lạm phát - lãi suất tiền gửi của Mỹ: Giai đoạn 1960-1980 lạm phát liên tục tăng cao buộc FED liên tục thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất đồng đô la Mỹ. Đến năm 1980 khi lãi suất tăng lên đến gần 20% thì lạm phát mới dừng lại giảm dần những năm sau đó. Hai thập kỷ sau đó, kinh tế Mỹ kinh tế thế giới sau đó 2 thập kỷ trở nên “bình lặng” với lạm phát giảm liên tục đô la tăng giá mạnh vào những năm đầu tiên của thập kỷ 1980. Giá vàng cũng giảm chậm dần ở những năm cuối của thập kỷ này thập kỷ 1990 khi đô la cùng lạm phát giảm chậm lại. Giá vàng chỉ thật sự tăng trở lại từ cuối năm 2001 khi lạm phát bắt đầu quay trở lại cùng việc đô la Mỹ liên tục lập những đáy mới trong lịch sử. Đặc biệt đầu cơ tài chính hoạt động mạnh hơn bao giờ hết đã đẩy vàng tăng nhanh hơn bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường tài chính đỉnh điểm của việc này là đầu cơ tài chính đã đưa giá vàng tăng cao hơn cả giá bạch kim vào năm 2008 (bất chấp bạch kim quý hiếm hơn khó khai khác hơn vàng). • Tình hình trính trị: Giá vàng đạt mốc cao nhất trong lịch sử mọi thời đại vào ngày 6/9/2011 với mức 1.921 USD/toz đánh dấu 10 năm tăng giá của vàng từ năm 2001. Nguyên nhân làm giá vàng gia tăng được giới chuyên gia lý giải là do nợ công châu Âu lan rộng, bất ổn chính trị tại Trung Đông, Triều Tiên cùng nhiều nơi trên thế giới cuối cùng là lãi suất của các NHTW lớn trên thế giới đứng ở mức thấp. Bên cạnh đó các nước liên tục bơm tiền nhằm tránh cho kinh tế quốc gia suy thoái kích cầu cũng là một nguyên nhân khiến vàng tăng giá. Ngoài ra các NHTW các Quỹ Đầu tư liên tục mua vàng cũng là yếu tố đẩy giá tăng vọt. •Giá dầu Một quy luật bất thành văn trên thị trường từ trước đến nay là giá vàng thông thường luôn luôn tăng gấp 10 lần so với giá dầu.Do giá dầu có khả năng tác động mạnh đến lạm phát nên nó cũng sẽ tác động mạnh đến giá vàng. Tóm lại, vàng thường được xem là một kênh đầu tư an toàn khi nền kinh tế hay chính trị xã hội toàn cầu có bất ổn. Tuy nhiên nếu nhìn lại lịch sử thì giá vàng không hoàn toàn bị tác động bởi sự bất ổn. 2.1.3. Dự đoán sự biến động giá vàng thế giớ trong tương lai Đầu năm 2012, giá vàng đứng ở mức 1.580 USD/ounce, sau đó lên gần 1.800 USD vào tháng 10 khi Mỹ đưa ra gói kích thích kinh tế mới. Giới phân tích giờ đây kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013 có thể vượt qua kỷ lục trên 1.920 USD hồi tháng 9/2011. - Theo các chuyên gia tại Bank of America, trong năm 2013, Fed ECB sẽ tung ra các gói nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn, điều này sẽ đẩy giá vàng lên cao hơn. Theo đó, Bank of America dự đoán, giá vàng sẽ chạm ngưỡng 2.000 USD/oz vào năm 2013 lên 2.400 USD/oz vào cuối năm 2014. - Trong khi đó, ngân hàng Goldman Sachs đưa ra dự đoán giá vàng trong quý 1, quý 2 cuối năm 2013 sẽ lần lượt ở ngưỡng 1.825 USD/oz, 1.805 USD/oz 1.800 USD/oz. Tuy nhiên, trong trường hợp triển vọng tăng trưởng của Mỹ yếu hơn dự đoán, giá vàng có thể sẽ chạm ngưỡng 1.900 USD vào cuối năm 2013. Ngân hàng này cũng đưa ra dự đoán giá vàng cho năm 2014 ở mức 1.750 USD/oz. Tuy nhiên hiện tại số liệu kinh tế cho thấy lạm phát của Mỹ đang khá ổn định, trong khi nợ công Châu Âu tăng cao làm Euro tiếp tục giảm giá giúp đô la Mỹ nhảy vọt đẩy vàng giảm trở lại từ tháng 9/2011. Bên cạnh đó hàng loạt các yếu tố khác cũng làm áp lực ngăn cản vàng tăng giá thậm chí chưa kể có thể gây áp lực làm vàng giảm giá trong thời gian tới. Cụ thể là quỹ Đầu tư giảm vị thế mua, tăng cường vị thế bán nhiều hơn. Hàng loạt những sàn giao dịch lớn trên thế giới, tại Mỹ, châu Âu, Hong Kong gia tăng tỷ lệ ký quỹ do lo sợ giá vàng “bong bóng” làm các NĐT phải bỏ ra thêm chi phí để kinh doanh với lợi nhuận chưa chắc đã tăng khiến họ mạnh tay bán ra. Một số quốc gia cũng bắt đầu hạn chế mua vàng. Đô la Mỹ đồng tiền định giá vàng tăng rất mạnh kể từ tháng 9/2011 khi FED bắt đầu có dấu hiệu không “in” thêm tiền nữa. Cụ thể gói QE 2.5 – Operation Twist đã cho thấy điều này, nghĩa là chính sách nới lỏng tiền tệ của họ không thể nới lỏng hơn nữa lãi suất đang ở đây. Như thế lãi suất đi xuống cùng chính sách thắt chặt chỉ còn vấn đề thời gian. Ngoài ra theo FED họ sẽ bắt đầu nâng lãi suất đồng đô la trở lại từ năm 2014 nên sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng to lớn đến giá vàng hơn nữa. Chính vì vậy mà theo đánh giá chủ quan của em thì giá vàng sẽ biến động theo xu hướng tăng ở ngưỡng 1.800 USD/oz trong thời điểm ngăn hạn tức là cuối năm 2013. Tuy nhiên về mặt dài hạn thì giá vàng sẽ có xu hướng giảm về mức 1000 USD/oz khi nền kinh tế Mỹ đi vào sự ổn định. 2.2. Thực trạng biến động thị trường vàng Việt Nam 2.2.1. Giá vàng thế giới cách quy đổi giá vàng theo VNĐ Giá 1 lượng vàng = (Giá vàng thế giới + chi phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1+ thuế nhập khẩu) x 1,20556 x tỷ giá USDVND + phí gia công + phí hải quan 2.2.2. Biến động cung – cầu trên thị trường vàng Việt Nam • Biến động nguồn cung Nguồn cung vàng của của Việt Nam hàng năm chính là nguồn vàng nhập khẩu. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi, các công ty kinh doanh vàng, có sẵn nguồn vàng sẽ xuất khẩu vàng để thu lợi nhuận; Ngược lại, khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, họ lại nhập khẩu vàng để cung cấp cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, nguồn cung này lại phụ thuộc vào hạn ngạch do Ngân hàng Nhà nước cho phép nên đáp ứng chậm so với nhu cầu, điều này càng đẩy giá vàng lên cao hơn, tạo điều kiện cho đầu cơ buôn lậu vàng, khiến tình hình giá vàng trong nước càng khó kiểm soát. • Biến động về cầu vàng Việt Nam là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ 8 trên thế giới. Tổng nhu cầu vàng cả năm 2011 của Việt Nam tăng 23% từ mức 81,4 tấn trong năm 2010 lên mức 100,3 tấn năm 2011. Trong khi nhu cầu vàng nữ trang của Việt Nam năm 2011 giảm 9% còn 13 tấn, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng đã tăng 30% lên 87,3 tấn. Nhu cầu vàng trên thị trường vàng Việt Nam bao gồm: Nhu cầu trang sức, nhu cầu tích lũy, nhu cầu sản xuất nhu cầu đầu tư. Nhưng, cũng như trên thị trường thế giới, nhu cầu đầu tư vàng trên thị trường có tác động mạnh đến giá vàng. 2.2.3. Chính sách của Nhà nước • Chính sách tiền tệ Theo công thức quy đổi giá vàng, tỷ giá USD/VND tác động cùng chiều lên giá vàng trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của tỷ giá USD/VND lên giá vàng thực tế được giao dịch trên thị trường vàng Việt Nam lại rất phức tạp, góp phần làm giá vàng trong nước giá vàng thế giới quy đổi có sự chênh lệch. Vì tỷ giá USD/VND vừa là công cụ, vừa là kết quả của chính sách tiền tệ, tác động trực tiếp lên kỳ vọng vào giá trị đồng VND, là một trong những thông số tham chiếu trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính mà vàng là một kênh đầu tư trên thị trường đó. Từ đó, tỷ giá USD/VND đã gián tiếp tác động lên giá vàng. Mặt khác, sự biến động tỷ giá USD/VND không phải là tác nhân chính khiến giá vàng trong nước chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới. Vì, khi ta dùng tỷ giá USD/VND bình quân qua các năm để tính giá vàng thế giới quy đổi tại các thời điểm khác nhau theo đơn vị triệu đồng/lượng thì chênh lệch giữa giá vàng thế giới Việt Nam vẫn rất lớn, thậm chí còn lớn hơn so với các giá trị thông thường khi ta dùng tỷ giá trần để quy đổi. . xuất và cung cấp vàng miếng trên thị trường Việt Nam vì hiện nay SJC chiếm 90% thị phần vàng miếng trên thị trường Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, giá vàng. sách quản lý thị trường vàng đối với mặt hàng này là rất lớn. 2.2.4. Đánh giá chung Hoạt động của thị trường vàng Việt Nam Thị trường vàng Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 14/09/2013, 16:32

Hình ảnh liên quan

• Tình hình trính trị: - Thị trường vàng và thực tiễn tại việt nam

nh.

hình trính trị: Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan