Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

129 164 0
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tổng kết kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số địa phương ở tỉnh Quảng Bình cũng như ở Việt Nam, qua đó rút ra những bài học áp dụng cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Thứ hai, Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Thứ ba, Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o - LÊ THỊ MỸ THÚY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o - LÊ THỊ MỸ THÚY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HĨA Ở HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI ĐẠI DŨNG Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn - Tiến sĩ Bùi Đại Dũng Tất các số liệu, kết được sử dụng phạm vi nội dung nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được cơng bớ bất kỳ cơng trình nào khác Các thông tin trích dẫn Luận văn đều đã được chi rõ nguồn gốc rõ ràng và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đều đã được cảm ơn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân Trước hết, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến q thầy, tham gia giảng dạy Lớp Cao học QH-2012-E; các khoa, phòng và Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức cho tác giả quá trình học tập, nghiên cứu Tác giả xin chân thành cảm ơn Thường trực Huyện ủy; UBND Huyện, lãnh đạo, cán bợ, cơng chức Chi cục Thớng kê, Phòng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Văn phòng Hụn ủy, Văn phòng UBND Hụn Quảng Ninh và các đờng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình cợng tác, cung cấp những tài liệu thực tế và thông tin cần thiết để hoàn thành tốt luận văn này Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS Bùi Đại Dũng, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành Ḷn văn tớt nghiệp này Mặc dù đã có nhiều cớ gắng quá trình thực hiện, song Ḷn văn vẫn những tờn tại, hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, và các bạn đờng nghiệp TĨM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Huyện Quảng Ninh, tinh Quảng Bình Sớ trang: 127 trang Trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Người nghiên cứu: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Mỹ Thúy TS Bùi Đại Dũng Nơng nghiệp đóng vai trò to lớn quá trình phát triển kinh tế, là ngành sản xuất vật chất quan trọng, của xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống Một những yếu tố nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là vấn đề quan tâm hiện của nhiều nước thế giới, đặc biệt là đối với các nước phát triển, có Việt Nam Trên sơ nghiên cứu các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tham khảo những cơng trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của các nhà nghiên cứu và thực tiễn sản xuất nông nghiệp một số địa phương khác Luận văn sâu nghiên cứu thực trạng phát triển nơng nghiệp theo hướng sản x́t hàng hóa Hụn Quảng Ninh các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển nơng nghiệp theo hướng sản x́t hàng hóa hụn Quảng Ninh, tinh Quảng Bình vẫn nhiều khó khăn và bất cập Sớ lượng các sản phẩm mang tính hàng hóa nơng nghiệp địa phương ít, chất lượng sản phẩm chưa cao; mợt sớ sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Đặc biệt là sự liên doanh liên kết các hình thức tổ chức sản xuất để thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hạn chế, sản phẩm chưa có thương hiệu, nên khả cạnh tranh thị trường nước và q́c tế thấp Hay nói cách khác, sản x́t hàng hóa nơng nghiệp Hụn Quản Ninh, Tinh Quảng Bình chi là bước khơi đầu với quy mơ nhỏ Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo giá trị gia tăng ngày càng cao Cụ thể: Công tác quy hoạch, kế hoạch về sản xuất nông nghiệp và quy hoạch đất sản xuất Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hoạt động tín dụng hỗ trợ sản xuất Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết thông tin, phát triển và mơ rộng thị trường Nâng cao hiệu hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất và sự liên doanh, liên kết sản xuất nông nghiệp Công tác quản lý của Nhà nước Kết nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị này là đồng nhất với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt i Danh mục bảng biểu ii MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1 Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài 1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu nước 1.1.3 Những khoảng trống cần nghiên cứu 11 1.2 Cơ sơ lý luận 12 1.2.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa nơng nghiệp 122 1.2.2 Nội dung sản xuất hàng hóa nơng nghiệp .15 1.2.3 Đặc trưng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 17 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 19 1.2.5 Ưu sản xuất hàng hóa nơng nghiệp 23 1.3 Kinh nghiệm thực tiển một số địa phương 25 1.3.1 Trên giới 25 1.3.2 Ở Việt Nam 28 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 32 2.1.1 Thông tin, số liệu thứ cấp 32 2.1.2 Thông tin, số liệu sơ cấp 33 2.2 Các phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu .34 2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp 34 2.2.2 Phương pháp số thống kê 35 2.2.3 Phương pháp phân tổ thống kê 36 2.3 Các chi tiêu phản ánh trình đợ phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 37 2.3.1 Các tiêu phản ánh kết hiệu sản xuất nông nghiệp 37 2.3.2.Các tiêu phản ánh phân bổ sử dụng nguồn lực 38 .2.3.3 Các tiêu phản ánh trình độ sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa .38 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 41 3.1 Những nhân tố ảnh hương đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 41 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 41 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44 3.1.3 Những lợi khó khăn 51 3.2 Thực trạng phát triển kinh tế chung huyện Quảng Ninh 53 3.2.1 Chủ trương phát triển kinh tế huyện 53 3.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế huyện Quảng Ninh .53 3 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 55 3.3.1 Phát triển nơng nghiệp lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp thủy sản .56 3.3.2 Hoạt động loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp .71 3.3.3 Hoạt động loại hình tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết sản xuất nông nghiệp 73 3.3.4 Đánh giá chung: 82 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HĨA Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 87 nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bố trí và sử dụng hợp lý cán bộ ngành nông nghiệp phù hợp với chuyên môn đào tạo Đồng thời, tăng cường đào tạo, quy hoạch và sử dụng hợp lý đối với cán bộ quản lý nông nghiệp tham gia các cấp uỷ, chính quyền các cấp để nâng cao lực lãnh đạo, chi đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền đối với sự nghiệp phát triển nơng nghiệp 4.3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ sản xuất Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng sơ hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị công nghệ các sơ chế biến nơng sản Thực hiện chun mơn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ngành và các trang trại là biện pháp tạo vớn quan trọng nơng nghiệp Chun mơn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp để tạo các nguồn thu nhập tương đối đồng đều giữa các tháng năm, là biện pháp tạo vớn chỗ đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tăng hiệu sử dụng vốn Từng bước thực hiện đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung vớn để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá nông sản Đồng thời, giải quyết tốt chế quản lý vốn, phân định rõ quyền của người sử hữu tài sản và quyền của người sử dụng tài sản và quyền quản lý của Nhà nước Để nâng cao hiệu sử dụng vớn nơng nghiệp, phải dựa sơ quy hoạch sản xuất nông nghiệp để xây dựng cấu đầu tư vốn cho phù hợp Xây dựng cấu vốn cố định hợp lý bao gồm cấu vớn cớ định có tính chất sản x́t và phi sản xuất vật chất; cấu hợp lý các yếu tố vốn cố định để sử dụng đầy đủ và có hiệu các tài sản cớ định đã được trang bị, tránh tình trạng mất cân đới chu trình sản x́t, gây nên lãng phí lớn Coi trọng việc cải tạo, trang bị lại máy móc thiết bị nhằm nâng cao lực sản xuất và sử dụng có hiệu tài sản cớ định các doanh nghiệp nông 101 nghiệp Xây dựng định mức đầu tư và quản lý vốn lưu động theo định mức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ, dụng cụ thông thường, chi phí sản xuất dơ dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm, tiền mặt… Thực hiện tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kịp thời vụ, hạn chế vật tư bị ứ đọng Hạ thấp chi phí sản xuất đơn vị khối lượng công việc và đơn vị sản phẩm Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và công tác toán để kịp thời thu hồi vốn, tăng cường công tác kiểm soát tài sản lưu động nêu cao kỷ luật tài chính, tránh tình trạng chiếm dụng vớn lẫn Phát huy tớt vai trò của các quỹ tín dụng nhân dân, của các tổ chức đoàn thể Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao đợng Đờng thời, có phới hợp chặt chẽ giữa các ban ngành tạo điều kiện về môi trường pháp lý để tranh thủ và khai thác có hiệu các nguồn vốn vay Hoạt động quỹ Tín dụng vi mơ đóng vai trò quan trọng việc tăng cường, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay Đây là kênh tài chính thực sự có ý nghĩa bơi khơng chi cung cấp vớn, tài chính vi mơ mà hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm ăn hiệu cho người nghèo Phát triển tài chính vi mô là giải pháp quan trọng tạo nguồn vốn cho nông nghiệp Các ng̀n vớn tín dụng dù có nhiều đến đâu hay hệ thống cho vay tốt đến mức nào, Nhà nước không thể giải quyết hết các vấn đề tín dụng của nhân dân mà chính các tổ chức tài chính vi mô là kênh tín dụng hiệu cho người nông dân, đồng thời là giải pháp tốt nhất cho chính sách xã hội của Nhà nước 4.3.3.5 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết thông tin, phát triển mở rộng thị trường Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thị trường có vai trò qút định, đặc biệt là thị trường tiêu thụ Do đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các sản phẩm tươi sống, số lượng lớn, thu 102 hoạch mang tính thời vụ thời gian ngắn và khó bảo quản Vì vậy, cần phải tăng cường đầu tư xây dựng các sơ chế biến lương thực, thực phẩm với nhiều loại hình quy mơ, trình đợ cơng nghệ khác tất các thành phần kinh tế nhằm tạo thị trường đầu ổn định cho người sản xuất Khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp; thực hiện sản xuất, chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao, đặc biệt là hàng hoá xuất Cần đầu tư đổi mới khoa học công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu sản phẩm Đồng thời, hạ giá thành đối với các loại sản phẩm có lợi thế so sánh nhằm giữ chi phí cung cấp hàng hóa nơng sản mức thấp, để sản phẩm có sức cạnh tranh thị trường nước và quốc tế Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối Tăng cường các hình thức liên kết liên doanh với các đới tác có kinh nghiệm và thị trường trùn thống Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại thực hiện các hình thức tiêu thụ nơng sản thơng qua hợp đồng, gắn sản xuất với chế biến, nhất là những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung Tăng cường đầu tư, hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn, vùng sản xuất chuyên canh để thúc đẩy các hình thức hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xây dựng các mối quan hệ liên doanh liên kết chặt chẽ giữa các khâu quá trình sản xuất, từ khâu cung ứng nguyên liệu, vật tư, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt đợng hệ thớng chợ, hình thành những điểm giao lưu hàng hoá địa bàn nông thôn, đa dạng các loại hình về quy mơ, khún khích các thành phần kinh tế tham gia thu mua, bảo quản và chế biến nông sản Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp các quan hệ trao đổi hàng hóa, chú trọng thị trường nơng thơn Khún khích 103 các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mới liên hệ tiêu dùng tạo mới liên kết ngang khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông của doanh nghiệp và giảm chi phí của xã hội Tăng cường thông tin giá thị trường, giúp quan Nhà nước nắm bắt xu thế vận động thị trường, dự đoán được những biến động để chủ động xử lí kịp thời, nhằm nâng cao được hiệu kinh doanh Làm tốt công tác dự báo, thông tin kinh tế, thị trường, đặc biệt là các dự báo trung và dài hạn về chủng loại hàng hoá, số lượng, chất lượng, tình hình cung cầu, giá thị trường của chủng loại hàng hóa Trên sơ đó, các tổ chức kinh tế và người sản xuất có chiến lược đầu tư phát triển sản xuất phù hợp, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường mợt cách hiệu nhất Định hướng và khuyến khích sản xuất các loại sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ Nâng cao khả tiếp thị của các đơn vị sản xuất gắn với thị trường, phát triển nhiều hình thức dịch vụ thông tin kinh tế Ngành Thương mại cần làm tốt chức đại diện cho người tiêu dùng đặt hàng cho người sản xuất, mơ rộng giao lưu hàng hóa 4.3.3.6 Nâng cao hiệu hoạt động hình thức tổ chức sản xuất liên doanh, liên kết sản xuất nông nghiệp Để chuyển dịch cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp theo hướng sản x́t hàng hóa phải gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản x́t với quy mơ lớn, có suất, chất lượng, hiệu và có sức cạnh tranh cao Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sơ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến Vì vậy, cần chú trọng sự liên kết giữa kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện khuyến khích 104 kinh tế hợ gia đình và các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm Đới với kinh tế hợ gia đình, cần nâng cao lực kinh tế hộ sơ khuyến khích các hợ gia đình nhỏ liên kết lại với để thực hiện chun mơn hóa sản x́t Việc liên kết hợ gia đình mới có điều kiện tích tụ, tập trung được đất đai, là điều kiện tḥn lợi để thực hiện giới hóa nơng nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ mới và các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo nhiều sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là điều kiện để đăng ký chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm Có vậy, sản phẩm mới tiếp cận được các thị trường nông sản nước và xuất Nâng cao chất lượng hoạt động của HTX và các tổ hợp sản xuất kinh doanh dịch vụ, thực hiện có hiệu Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu kinh tế tập thể mà nồng cốt kinh tế hợp tác xã” Việc phát triển các hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, các tổ hợp tác kinh doanh dịch vụ và chế biến nông sản là nhằm thúc đẩy sự liên doanh, liên kết giữa các giữa các đơn vị sản xuất nông nghiệp và các đối tác khác chuỗi giá trị sản phẩm là rất cần thiết Hoạt động của các HTX phải tạo mối liên kết, hợp tác giữa các hộ xã viên HTX và giữa xã viên với các sơ sản xuất, kinh doanh nhỏ và vừa khác, góp phần gia tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản Các HTX thông qua tổ chức và hoạt đợng của để huy đợng các ng̀n lực của xã hội để mơ rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Khác với mơ hình hợp tác xã trước đây, mơ hình hợp tác xã kiểu mới phải hoạt động theo chế thị trường và thực hiện các chức là cung cấp dịch vụ đầu vào đảm bảo chất lượng dịch vụ làm đất, thu hoạch, hoạt 105 động thú y, công tác bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, thu gom và cung cấp dịch vụ tài chính Làm tốt việc bao tiêu sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm trồng, vật nuôi và dịch vụ về môi trường và xã hội Tất hoạt đợng của hợp tác xã thúc đẩy sự hình thành các ngành nơng sản hàng hóa và tiêu thụ nông sản cho nông dân và các trang trại Với quy mơ hoạt đợng vậy, hợp tác xã trơ thành đối tác chính việc triển khai có hiệu các chính sách phát triển nơng nghiệp đới với nơng dân Có chế khún khích khích tạo điều kiện để các hợp tác xã đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại phát triển Với chức của mình, Liên minh hợp tác xã tích cực tham gia với các ngành xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho các thành viên về môi trường pháp lý, đầu tư khoa học công nghệ, cung cấp các thông tin về tài chính, tín dụng, nghiên cứu thị trường để hướng dẫn nơng dân sản x́t những sản phẩm có lợi thế, có tính cạnh tranh Khún khích các cơng ty, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp liên kết với nơng dân để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn sản xuất thâm canh với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; đặc biệt là chú trọng khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm Từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến bao bì, mẩu mã, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm Đồng thời, tăng cường thông tin và quảng bá sản phẩm và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm Phát triển nơng nghiệp theo hướng sản x́t hàng hóa, bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp việc liên doanh, liên kết hỗ trợ sản xuất là giải pháp quan trọng Để phát triển sản x́t quy mơ lớn với trình đợ chun mơn hóa cao cần có sự liên doanh, liên kết của “4 nhà” là: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp Trong đó, doanh nghiệp 106 là “hạt nhân” giữ vai trò quan trọng việc liên kết "3 nhà" lại để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất Vì vậy, nhà doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, quan tâm khâu dự báo và tìm kiếm thị trường, phải chủ động đặt hàng với nông dân, thống nhất giá sàn với từ đầu vụ, hỗ trợ các điều kiện đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân Từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm và chăm sóc thương hiệu theo hướng cạnh tranh lành mạnh Nhà khoa học phải làm tốt công tác tham mưu xây dựng quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng và trình đợ thâm canh Thực hiện việc nghiên cứu và chuyễn giao khoa học công nghệ mới, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; thực hiện việc lai tạo các giống trờng, vật ni có śt cao, chất lượng tớt Đồng thời, hướng dẫn xây dựng thương hiệu và nguyên tắc bảo vệ thương hiệu Và nhà nông, người trực tiếp sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện đúng cam kết hợp đồng và nắm thông tin về chất lượng và giá thị trường Với chức của mình, Nhà nước cần thông tin về thị trường, thu thập thông tin, nghiên cứu đưa dự báo về cung - cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới Nhà nước có vai trò mơ rợng thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định với các nước, các khới khu vực… từ đó, đưa những quy hoạch sản xuất và thông tin cho người dân biết để thực hiện Đồng thời, nghiên cứu đưa những chế chính sách tạo môi trường pháp lý để các doanh nghiệp hoạt đợng bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh thị trường Nhà nước cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp, tập huấn chuyễn giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đồng thời chi đạo tổ chức thực hiện địa bàn Khi mối liên kết “4 nhà” ngày càng phát triển bền vững suất, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng Đồng thời, việc liên kết “4 nhà” hạn chế những rũi ro sản xuất kinh doanh, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Quá trình sản xuất, cần 107 quan tâm đầu tư vào những sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả cạnh tranh và thị trường tiêu thụ 4.3.3.7 Công tác quản lý Nhà nước Quản lý Nhà nước về nơng nghiệp có vai trò to lớn quá trình phát triển nơng nghiệp và nông thôn Để kinh tế nông nghiệp phát triển cân đới, hài hoà cấu kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp phù hợp với giai đoạn phát triển Nhà nước phải điều chinh các mối quan hệ kinh tế nợi bợ ngành nơng nghiêp với phần lại của nền kinh tế các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán như: quyền sơ hữu và sử dụng tài nguyên, quyền sơ hữu các nguồn lực… cho sự phát triển đa dạng các hình thức sơ hữu mức phù hợp; điều chinh các quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức đa dạng khác nhau… đờng thời tạo điều kiện để các mới quan hệ này phát triển có hiệu Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ các loại hình tổ chức sản xuất và sự liên doanh liên kết sản xuất như: tạo môi trường pháp lý thuận lợi, có các chính sách hỗ trợ phát triển và giải quyết những vấn đề liên quan đến thiên tai, bảo vệ sản xuất… - Công tác quản lý đất đai, xuất phát từ quan điểm nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, là nền tảng việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, huyện cần ưu tiên và quản lý chặt chẽ quỹ đất cho nông nghiệp Tiếp tục điều chinh quy hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu khai thác và sử dụng quỹ đất những năm tới Hướng phát triển đất nông nghiệp là vừa chuyển đổi cấu theo lợi thế so sánh và nhu cầu thị trường vừa phát triển theo chiều sâu với hướng tạo giá trị gia tăng cao một đơn vị diện tích Kết hợp việc tăng vụ và sử dụng triệt để diện tích đất trống dành cho nông nghiệp để tạo giá trị sản phẩm cao 108 - Về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, cần rà soát lại việc thực hiện các chính sách của Nhà nước địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp như: chính sách thuê đất, chính sách thuế, chính sách về tín dụng để định hướng các tổ chức kinh tế đầu tư sản xuất các ngành có hiệu Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; định hướng thành lập các hiệp hội và thu hút các doanh nghiệp tư nhân và hợ gia đình vào các hiệp hợi nghề nghiệp, để tạo sự liên kết sản xuất kinh doanh, tạo sức mạnh cạnh tranh Có chính sách cho thuê đất, giao đất cho hộ gia đình có điều kiện ḿn đầu tư sản x́t, chủn đổi trồng phù hợp theo chủ trương để người dân mạnh dạn đầu tư Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về đất đai, tiếp cận các nguồn vốn chính sách ưu đãi để vay vốn xây dựng sơ sản x́t Cũng cớ các HTX hiện có, đờng thời có kế hoạch phát triển các loại hình tổ hợp tác và có đủ điều kiện thành lập HTX Cùng với việc phát triển lực lượng sản xuất, đạt được các điều kiện thành lập một số doanh nghiệp những ngành và lĩnh vực thích hợp của huyện Cần bố trí kinh phí hỗ trợ để xây dựng các mơ hình trình diễn mới, mơ hình thí điểm… để tổng kết, đánh giá làm sơ nhân rợng mơ hình Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đối với các loại trồng, vật nuôi mới, sản phẩm sản xuất vùng khó khăn, sản phẩm gặp khó khăn tạm thời về thị trường tiêu thụ, hỗ trợ sản xuất thiên tai, dịch bệnh xẩy ra, đặc biệt là hỗ trợ công tác diệt chuột,…để động viên nông dân yên tâm sản xuất Thực hiện chế chính sách trợ cước, trợ giá cho các sơ chế biến các mặt hàng nông sản nước để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định phát triển sản xuất Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ Triển khai thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa và khuyến khích xuất 109 phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế và Luật pháp quốc tế - Về chính sách thu hút nhân tài, cần khuyến khích các sinh viên mới tốt nghiệp đại học về công tác địa bàn nơng nghiệp, nơng thơn Có chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý lĩnh vực nơng nghiệp Đờng thời, có chế đợ đãi ngộ phù hợp nhằm phát huy lực, sơ trường và lòng nhiệt tình của họ lao đợng sản xuất để làm những sản phẩm có suất, chất lượng và hiệu cao - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và ngoài nước đầu tư phát triển vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vào nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường khoa học công nghệ nông nghiệp Cần ưu tiên phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến Khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu chỗ Ngoài ra, Nhà nước cần phải làm tốt công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản Kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm điều kiện sản xuất kinh doanh và chất lượng vật tư nông nghiệp, vi phạm điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các sơ sản xuất, kinh doanh, chế biến nhằm nâng cao uy tín về chất lượng và thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh trạnh thị trường 110 KẾT LUẬN Với kết nghiên cứu, luận văn góp phần làm sáng tỏ mợt sớ vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Về mặt thực tiễn đưa được định hướng và những giải pháp chủ yếu có sơ khoa học, phù hợp với thực tiễn sản xuất hàng hóa nơng nghiệp hụn Quảng Ninh, tinh Quảng Bình Về nghiên cứu chủ đề này có nhiều nội dung cần phải đề cập đến, luận văn chi tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về lý luận hàng hóa và sản xuất hàng hóa nơng nghiệp, nợi dung của sản x́t hàng hóa nơng nghiệp và những đặc trưng của phát triển nơng nghiệp theo hướng sản x́t hàng hóa Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản x́t hàng hóa các lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt đợng của các hình thức tổ chức sản xuất và sự liên doanh liên kết sản xuất, từ phân tích những lợi thế và khó khăn về sản x́t nơng sản hàng hoá Với những hội và thách thức, luận văn nghiên cứu đưa các quan điểm, định hướng, mục tiêu và các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá thời gian tới Hy vọng những giải pháp có sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển sản x́t nơng nghiệp nói chung và sản x́t nơng nghiệp hàng hoá nói riêng Luận văn đã sâu nghiên cứu và khẳng định có mợt sớ loại trờng, vật ni của hụn Quảng Ninh có lợi thế so sánh có thể đầu tư phát triển thành những sản phẩm hàng hóa chủ lực phục vụ cho tiêu dùng và xuất lúa, ngô, sắn, khoai và chăn nuôi đại gia súc Tùy vào điều kiện của địa phương để xác định các loại trồng, vật nuôi phù hợp và có biện pháp đầu tư phát triển, tạo sự phong phú, đa dạng về sản phẩm nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất Đờng thời, khẳng định các hình thức tổ chức 111 sản xuất có hiệu việc liên doanh, liên kết thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Trung ương, 2008 Nghị số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Nội Bộ Chính trị, 2014 Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014, Một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực Nghị Trung ương (khóa X) “nơng nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hà Nội Đảng cộng sản Việt Nam, 1993 Văn kiện Hội nghị toàn quốc Đảng nhiêm kì lần thứ VII Hà Nợi Đảng cộng sản Việt Nam, 2006 Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X Hà Nợi Đảng cộng sản Việt Nam, 2008 Văn kiện Hội nghị lần thứ BCH TW Đảng (khóa X) Hà Nợi Đảng cộng sản Việt Nam, 2011 Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI Hà Nợi Đảng bộ huyện Quảng Ninh, 2010 Báo cáo Đại hội đảng huyện Quảng Ninh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015 Quảng Bình Đảng bợ hụn Quảng Ninh, 2011 Nghị 04-NQ/HU BCH Đảng huyện Quảng Ninh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015 xây dựng Nông thơn Quảng Bình Triệu Thị Minh Hờng, 2009 Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Huyện Đơng Hỷ - Thái Nguyên Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên 10 Vũ Trọng Khải và cộng sự, 2004 Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng, xã truyền thống đến văn minh thời đại Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.0713 Hà Nội 11 Võ Thị Thanh Lộc, 2010 Chuổi giá trị kết nối thị trường Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO - Dự án ICRE Sơ NN&PTNT tinh An Giang 113 12 Nguyễn Thị Thanh Mai, 2010 Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nợi 13 Mai Văn Nam 2008 Giáo trình Ngun lý thống kê kinh tế Hà Nội: Nhà xuất Văn hóa thơng tin 14 Ngân hàng Châu Á, 2004 “Thương mại hóa nơng nghiệp, chuỗi giá trị giảm nghèo”, Báo cáo tổng kết tham gia người nghèo chuổi giá trị nông nghiệp ngành chè Hà Nợi 15 Phòng Nơng nghiệp và PTNT huyện Quảng Ninh, 2013 Báo cáo từ năm 2009 đến năm 2013 Quảng Bình 16 Dương Ngọc Thí và Trần Minh Vĩnh, 2006 “Nghiên cứu đánh giá hình thức giao dịch thương mại nông sản Việt Nam” Chương trình hỗ trợ Q́c tế của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách - PAB Hà Nội 17 Thủ tướng Chính phủ, 2010 Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, Phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” Hà Nội 18 Thủ tướng Chính phủ, 2012 Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012, Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 Hà Nội 19 Thủ tướng Chính phủ, 2013 Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, Phê duyệt Đề án “Tái cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững” Hà Nội 20 Đoàn Tranh, 2012 Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020 Luận án Tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Đà Nẵng 21 Trường Đại học kinh tế Q́c dân, 2000 Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội Hà Nội: Nhà xuất Khoa học kỹ thuật 22 Nguyễn Từ, 2008 “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam” Tạp chí kinh tế, sớ 56, trang 27 23 UBND hụn Bớ Trạch, 2013 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 114 Quảng Bình 24 UBND tinh Quảng Bình, 2010 Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009 Quảng Bình 25 UBND tinh Quảng Bình, 2014 Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013 Quảng Bình 26 UBND huyện Quảng Ninh, 2012 Báo cáo công tác Tài nguyên - môi trường từ năm 2009 đến năm 2013 Quảng Bình 27 UBND huyện Quảng Ninh, 2010 Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015 Quảng Bình 28 UBND huyện Quảng Ninh, 2009, 2013 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009, 2013 Quảng Bình 29 UBND huyện Quảng Ninh, 2013 Báo cáo tình hình phát triển nơng nghiệp nơng thơn từ năm 2009 đến 2013 Quảng Bình 30 UBND huyện Quảng Ninh, 2013 Báo cáo kết thực chương trình Quốc gia xây dựng Nơng thơn huyện Quảng Ninh năm 2013 Quảng Bình 31 UBND huyện Quảng Ninh, 2014 Đề án chuyển đổi trồng theo hướng nâng cáo giá trị hiệu qảu kinh tế giai đoạn 2014 - 2020 Quảng Bình 32 UBND huyện Quảng Ninh, 2012 Kế hoạch xây dựng nông thôn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 Quảng Bình 33 UBND huyện Quảng Ninh, 2014 Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2013 Quảng Bình 34 UBND huyện Quảng Ninh, 2010 Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2009 Quảng Bình 35 Trần Q́c Vinh, 2011 Phát triển nơng nghiệp địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Đà Nẵng 115 ... phản ánh trình độ sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa .38 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HĨA Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH ... phát triển nông nghiệp theo hướng sản x́t hàng hóa8 8 4.2.1 Phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững 89 4.2.2 Phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phải gắn... 12 1.2.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa nông nghiệp 122 1.2.2 Nội dung sản xuất hàng hóa nơng nghiệp .15 1.2.3 Đặc trưng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 17

Ngày đăng: 13/11/2019, 14:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

  • THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

  • Ở HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH

    • Hà Nội - 2014

    • ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

    • PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

    • THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

    • Ở HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH

      • Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

      • Mã số: 60 31 01

      • CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

      • NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐẠI DŨNG

        • Hà Nội - 2014

        • LỜI CAM ĐOAN

        • LỜI CẢM ƠN

        • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

        • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

        • MỞ ĐẦU

        • Chương 1

          • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

          • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

          • - Những nghiên cứu về đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp nhằm khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, có các tác giả Martin Ravallion, Dominique van de Walle với tác phẩm “Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi: cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam” (2008). Tác giả Sally P.Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Hùng về “Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam” (2007). Những nghiên cứu đó cho rằng việc chia nhỏ đất đai đã phát huy được tính tự chủ, sự năng động sáng tạo của nông dân trong sản xuất nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, việc chia nhỏ đất đai đã cản trở việc áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp và chính việc sản xuất manh mún đó đang làm chậm quá trình phát triển phát triển nông nghiệp hiện đại ở Việt Nam.

          • - Những vấn đề về tổ chức sản xuất nông nghiệp có các nghiên cứu như Chambert R., Phát triển nông thôn - hãy bắt đầu từ những người cùng khổ (1991), Ellis Ph., Kinh tế hộ gia đình với phát triển nông nghiệp (1993). Những nghiên cứu này cho thấy, chủ trương phát triển kinh tế hộ từ những ngày đổi mới là đúng đắn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quốc tế về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam với quy mô sản xuất nhỏ lẽ và năng lực sản xuất thấp thì cần phải tổ chức sản xuất theo kiểu liên doanh, liên kết hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, liên kết giữa sản xuất nông nghiệp với các đối tác khác trong chuỗi ngành hàng nông sản nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

            • 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

            • 1.1.3. Những khoảng trống cần nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan