KH cum A

2 195 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KH cum A

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HƯƠNG TOÀN ------ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH CÚM A (H1N1) I. Mục tiêu - Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống cúm A(H1N1) của học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên trong nhà trường, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch cúm A(H1N1). - Kiểm soát, phát hiện, xử lý kịp thời, triệt để, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong, góp phần giảm thiểu tối đa tác hại khi dịch cúm A(H1N1) xẩy ra trong nhà trường II. Các hoạt động trọng tâm: A. Các hoạt động phòng chống dịch: 1. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học: Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường, trong đó có đại dịch cúm A(H1N1). 2. Kiện toàn Ban chỉ đạo của nhà trường: - Trưởng Ban chỉ đạo: ông Hoàng Hồng - Hiệu trưởng; - Phó trưởng Ban chỉ đạo: cô Trần Thị Hữu Hạnh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở - Phó trưởng ban chỉ đạo: ông Lê Công Dũng – Phó Hiệu trưởng - Thành viên thường trực: + Cô Nguyễn Thị Thuỷ - Tổng phụ trách Đội + Cô Đỗ Thị Lang - Phụ trách y tế trường học + Ông Lê Công Quảng - Kế toán 3. Tổ chức tập huấn về phòng chống cúm A(H1N1): Ban chỉ đạo trường học tổ chức truyền thông phòng chống cúm A (H1N1) cho toàn thể giáo viên và học sinh trong tuần đầu năm học. 4. Các hoạt động chỉ đạo và phối hợp phòng chống cúm A(H1N1): 4.1. Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống cúm A(H1N1) xã Hương Toàn, với ngành Y tế và các cơ quan, ban ngành của địa phương chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch trong nhà trường trên địa bàn quản lý. 4.2. Nhà trường tích cực thực hiện Quy định về hoạt động y tế trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Quy định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 về hoạt động y tế trong các trường phổ thông, tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trường học. 4.3. Nhà trường trước khi tập trung học sinh đầu năm học tổ chức vệ sinh trường lớp (phối hợp hoạt động Tổng vệ sinh trường học do tổ chức Đoàn TNCSHCM phát động ngày 15/8). 4.4. Tuyên truyền mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) bằng nhiều hình thức cho học sinh, giáo viên, cán bộ giáo dục và huy động lực lượng này tích cực tham gia tuyên truyền trong cộng đồng dân cư. 4.5. Trước ngày khai giảng, giáo viên, học sinh, cán bộ giáo dục tự rà soát lại xem bản thân mình có tiếp xúc với ổ dịch, có tiếp xúc với những ai từ vùng dịch… Nếu thấy có các biểu hiện nghi cúm như sốt, ho, đau họng, hoặc tiêu chảy cấp thì nên ở nhà, không đến trường và phải đến ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. 4.6. Nhà trường thông tin rộng rãi cho cán bộ giáo viên và học sinh của đơn vị về các dấu hiệu nhiễm cúm A(H1N1) và yêu cầu mỗi cán bộ, học sinh phải có ý thức tự bảo vệ mình để không bị lây bệnh và không lây cho cộng đồng theo các khuyến cáo của ngành Y tế: + Hàng ngày, học sinh, cán bộ, nhân viên chủ động theo dõi sức khoẻ để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện bệnh (sốt, ho, đau họng…) thì nên ở nhà, không đến trường ít nhất là 7 ngày sau khi bị bệnh, kể cả nếu khỏi sớm hơn; đồng thời thông báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết để được tư vấn. + Khi đang ở trường nếu học sinh, cán bộ, nhân viên công tác tại trường học phát hiện triệu chứng cúm thì chủ động cách ly, thông báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết và nên về nhà ngay. Ban chỉ đạo trường học và gia đình của người bệnh thông báo cho y tế địa phương để tiếp tục theo dõi, giám sát. + Những người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS .), phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và tử vong. + Mọi người tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi. Đặc biệt, để tránh các biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng vi rút (Tamiflu) khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế. + Khi có biểu hiện nghi ngờ cúm A(H1N1) cần thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế TT- Huế hoặc Trung Tâm Y tế Dự phòng Tỉnh theo số điện thoại 054.3822015 hoặc 054.3822466. B. Các hoạt động khi dịch cúm lây lan trong nhà trường: 1. Phối hợp với Ban chỉ đạo xã quản lý triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm, thực hiện các biện pháp cách ly, tránh để dịch lây lan trong cộng đồng: 1.1. Ban chỉ đạo trường học và cán bộ y tế trường học thực hiện tham gia chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế địa phương. 1.2. Khuyến cáo cho phụ huynh học sinh, giáo viên khi học sinh có biểu hiện bệnh (sốt, ho, đau họng…) thì nên cho ở nhà, không đến trường ít nhất là 7 ngày sau khi bị bệnh, kể cả nếu khỏi sớm hơn; đồng thời thông báo cho Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo trường học và xã biết để được tư vấn. 1.3. Học sinh, cán bộ, nhân viên công tác tại trường nếu phát hiện triệu chứng cúm khi đang ở trường thì chủ động cách ly, thông báo cho Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo trường học biết và thông báo cho gia đình đến đưa học sinh về nhà ngay. Ban chỉ đạo trường học và gia đình của người bệnh thông báo cho y tế địa phương để tiếp tục theo dõi, giám sát. 1.4. Khi một học sinh của trường được cơ quan y tế thông báo kết quả dương tính với Cúm A (H1N1) thì nhà trường phải thực hiện quyết định của Ban chỉ đạo cấp trên đóng cửa 7 ngày và thực hiện các biện pháp khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Các em học sinh của trường phải thực hiện tự cách ly 7 ngày tại nhà, đồng thời Ban chỉ đạo trường học hướng dẫn cho phụ huynh theo dõi sức khoẻ các em hàng ngày dưới sự giám sát của cơ sở y tế địa phương, chú trọng các em học cùng lớp hoặc đã tiếp xúc với học sinh này trong vòng 7 ngày trước đó nhằm phát hiện sớm các ca nhiễm và đưa đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời. C. Các hoạt động sau dịch 1. Nhanh chóng khôi phục lại nề nếp giảng dạy, học tập và có những giải pháp đảm bảo kế hoạch năm học. 2. Triển khai các biện pháp làm sạch môi trường tại khu vực đã qua dịch cúm A(H1N1). 3. Tổng kết rút kinh nghiệm, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng khi dịch cúm A(H1N1) tái phát. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO Hoàng Hồng . các h a chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, kh ng kh c nhổ b a bãi. Đặc biệt, để tránh các biến chứng do sử dụng thuốc kh ng đúng cách, kh ng. cách, kh ng nên tự ý mua và sử dụng thuốc kh ng vi rút (Tamiflu) khi ch a có chỉ định c a cán bộ y tế. + Khi có biểu hiện nghi ngờ cúm A( H1N1) cần thông báo

Ngày đăng: 14/09/2013, 14:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan