Hiện tượng mùa vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

184 47 0
Hiện tượng mùa vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng mùa vụ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều tập trung tại các thị trường phát triển. Các kết quả hiện tượng mùa vụ tại các thị trường phát triển cũng có sự sai lệch có thể do cách khai thác dữ liệu khác nhau. Do đó, cần phải kiểm tra hiện tượng mùa vụ này trên các quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Tại các thị trường mới nổi, có thể tồn tại cơ hội để nghiên cứu tính hiệu quả của thị trường với sự thay đổi trong cấu trúc vi mô, chiều rộng và chiều sâu của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới trải qua gần 20 năm phát triển và đang trong quá trình nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, do đó, có thể tồn tại cơ hội thú vị khi nghiên cứu những thay đổi diễn ra của hiện tượng mùa vụ trong quá trình chuyển đổi này. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu kiểm tra sự tồn tại hiện tượng mùa vụ như nghiên cứu của Võ Xuân Vinh, Trương Đông Lộc, Trầm Thị Xuân Hương về hiệu ứng ngày trong tuần cho nhóm chỉ số VN-Index, nghiên cứu của Nhung Hoàng, Lại Cao Mai Phương về yếu tố mùa vụ…, nhưng những nghiên cứu này không giải quyết câu hỏi một cách có hệ thống về hiện tượng mùa vụ và ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường. Luận án “Hiện tượng mùa vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là nghiên cứu đầu tiên kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua việc cung cấp kết quả kiểm định hiệu ứng ngày trong tuần, hiệu ứng tháng trong năm, hiệu ứng kỳ nghỉ lễ đối với 6 nhóm chỉ số thị trường và 20 nhóm chỉ số ngành. Luận án sử dụng phương pháp hồi quy biến giả, kiểm định nghiệm đơn vị và mô hình Garch (1,1) nhằm kiểm định các hiện tượng mùa vụ trong giai đoạn từ 2002 đến 2018. Đối với hiệu ứng ngày trong tuần, luận án đã nhận thấy có 13 trong 26 chỉ số cho tỷ suất lợi nhuận thấp nhất vào ngày thứ Hai và chỉ số lợi nhuận cao nhất vào ngày thứ Sáu. Đối với hiệu ứng tháng trong năm, luận án nhận thấy có 13/26 chỉ số cho kết quả tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào tháng Một. Đối với hiệu ứng kỳ nghỉ lễ, luận án nhận thấy có 10/26 chỉ số cho kết quả tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào thời điểm trước kỳ nghỉ lễ. Đồng thời, đối với hiệu ứng ngày trong tuần có 8/26 chỉ số cho kết quả khác với kỳ vọng là tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào thứ 4. Đối với hiệu ứng tháng trong năm có 8/26 chỉ số cho kết quả khác với kỳ vọng là tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào tháng 8, tháng 3, tháng 4, tháng 5. Đối với hiệu ứng kỳ nghỉ lễ, có 3/26 chỉ số cho kết quả khác với kỳ vọng là tỷ suất lợi nhuận cao vào thời điểm sau kỳ nghỉ lễ như lĩnh vực Dịch vụ, Khoáng sản, Thương mại. Với những kết quả đạt được, luận án đã góp phần đưa ra các bằng chứng về thị trường chứng khoán Việt Nam là không hiệu quả dạng yếu giai đoạn 2002-2018. Điều này góp phần bổ sung thêm cho các công trình nghiên cứu trước những kết quả mang tính cập nhật. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Đóng góp chính của luận án không phải là xác định một chiến lược giao dịch có lợi nhuận mà kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa tư vấn đến quyết định nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ đưa ra được chiến lược mua bán phù hợp theo từng thời điểm. Đồng thời sự tồn tại của hiện tượng mùa vụ thể hiện mức hiệu quả của thị trường chứng khoán từ đó giúp các nhà quản lý có chính sách điều tiết thích hợp hơn như hoàn thiện cơ chế giao dịch, đa dạng hóa thành phần nhà đầu tư, tăng cường tính minh bạch về thông tin.

013456789 6 3 447  ! "#$%&#% 4'#(3)*+,8-. /30365,4'+) 1254#34 355467353 5147#9!:;

Ngày đăng: 08/11/2019, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan