xuyên suốt Lịch sử Đảng

6 225 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
xuyên suốt Lịch sử Đảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XUYÊN SUỐT LỊCH SỬ ĐẢNG Như chúng ta đã biết Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Đảng ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). Lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 10 năm đó Hội nghị BCH Trung ương họp tại Hồng Công đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế cộng sản). Hội nghị đã đề ra Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, vạch ra đường lối giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng là đồng chí Trần Phú. Cương lĩnh cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua. Cương lĩnh đầu tiên tuy vắn tắt song đã nêu được những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng, khoa học, phù hợp với nhu cầu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931, thực dân Pháp đã tăng cường đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, tiêu diệt những người cộng sản. Tổng Bí thư Trần Phú cũng bị bắt và đã anh dũng hy sinh. Cơ quan đầu não của Đảng không còn. Theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, tháng 3-1934, Ban chỉ huy ở nước ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư, Ban này của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo và tổ chức lại cơ quan Trung ương của Đảng, chuẩn bị Đại hội I của Đảng. I. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Đương họp tại Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935. Đại hội đã nêu ra nhiệm vụ chủ yếu của toàn Đảng trong thời gian trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc. Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các Nghị quyết về vận động công nhân, vận động nông dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về đội tự vệ, về các dân tộc ít người . và Điều lệ của Đảng, điều lệ của các tổ chức quần chúng của Đảng. Đại hội đã bầu Đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã cử đồng chí Nguyễn ái Quốc làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản. (Khi đó Thống chế LêNin có thành lập tổ chức Quốc tế cộng sản). Tháng 7-1936, đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp ở Thượng Hải (Trung Quốc) để xác định chủ trương mới của Đảng về các vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng ở Đông 1 Dương. Theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị cử đồng chí Hà Huy Tập về nước tổ chức lại Ban Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư. Tháng 3-1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị quyết định mở rộng hơn nữa Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng, sau đó được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương họp hội nghị dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, quyết định điều chỉnh sự chỉ đạo chiến lược cách mạng Đông Dương cho phù hợp hoàn cảnh mới. Đặc biệt, từ ngày 28-1-1941, Bác Hồ về nước và chủ trì Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 đã quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, cho ra đời Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Hội nghị bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Các Tổng Bí thư của Đảng thời kỳ này: Lê Hồng Phong (tháng 3- 1935-1936); Hà Huy Tập (1936-1938); Nguyễn Văn Cừ (3-1938 đến 1- 1940); Trường Chinh (5-1941 - 2-1951). II. Ngay sau thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đứng trước những thử thách cực kỳ hiểm nghèo. Nấp dưới danh nghĩa đồng minh, quân Tưởng tràn vào miền bắc kéo theo các đảng phái phản động; được quân Anh che chở, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm miền Nam. Tất cả đều chung mục đích bóp chết Nhà nước cách mạng non trẻ vừa ra đời. Đảng phải lãnh đạo nhân dân vừa chống thù trong giặc ngoài vừa bắt tay xây dựng đất nước sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ, áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến mà nặng nề nhất là hậu quả nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu người chết. Trước tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, Bác Hồ và Trung ương Đảng, Chính phủ tập trung lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam và khôn khéo loại dần những kẻ thù, tranh thủ thời gian có hòa bình để chuẩn bị lực lượng, điều kiện kháng chiến lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm, động viên toàn dân tăng gia sản xuất, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử, phổ thông đầu phiếu. Đồng thời đưa lực lượng vào Nam cùng đồng bào Nam bộ chiến đấu. Chính phủ ta kiên trì đàm phán, thương lượng với Pháp để bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc. Song thực dân Pháp quyết cướp nước ta. Chúng đã 2 gây hấn ở Lạng Sơn, Hải Phòng và tiến công ta ở Hà Nội. Ta càng nhân nhượng, giặc Pháp càng lấn tới, buộc ta phải cầm súng chiến đấu. Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12- 1946, Đảng đã ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến (22-12-1946). Sau đó, năm 1947, Tổng Bí thư Trường Chinh viết tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi khẳng định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và nhất định thắng lợi. Các nghị quyết hội nghị Trung ương và hội nghị quân sự toàn quốc do Trung ương tổ chức đã từng bước hoàn chỉnh đường lối kháng chiến của Đảng. Sau kháng chiến Thu Đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới năm 1950, thế và lực của cuộc chiến tranh nhân dân đã phát triển vượt bậc. Để tiếp tục phát triển đường lối kháng chiến, kiến quốc, lãnh đạo toàn dân đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp đến toàn thắng, Trung ương Đảng ta đã quyết định tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội đã nghe đồng chí Hồ Chí Minh trình bày báo cáo chính trị và nghiên cứu, thảo luận Báo cáo chính trị của Người và nhiều Báo cáo khác. Đại hội đã quyết nghị đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua Chính cương, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Đảng. Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương của Đảng được bầu hợp thức trong một Đại hội có đầy đủ đại biểu toàn quốc. Dưới ánh sáng của đường lối Đại hội lần thứ II của Đảng và các nghị quyết hội nghị Trung ương, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cải cách ruộng đất ngay trong chiến tranh, đẩy mạnh cuộc kháng chiến, giành nhiều thắng lợi trên các chiến trường cả nước trong chiến dịch Đông-Xuân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đưa đến thắng lợi hội nghị Giơnevơ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. III. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau: Miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 3 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Đồng chí Hồ Chí Minh đọc lời khai mạc Đại hội. Người nêu khái quát nhiệm vụ mới của Cách mạng Việt Nam và nói rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà". Đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng (Người giữ cương vị này cho đến khi qua đời, tháng 9-1969) và đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ Đại hội lần thứ III (1960) đến Đại hội IV (1976) của Đảng, đất nước ta trải qua những thử thách cự kỳ to lớn, vừa đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn nhất và tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ, vừa xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Với đường lối đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng, với sự hy sinh vô cùng to lớn của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhân dân ở cả hai miền Nam, Bắc đã làm nên những chiến công hiển hách, ghi những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc bằng Đại thắng Mùa Xuân 1975. IV. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 trong bối cảnh nhân dân ta đã vượt qua những thử thách, giành được thắng lợi vẻ vang. Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất, thực hiện chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Lê Duẩn thay mặt Ban Chấp hành Trung ương trình bày báo cáo chính trị với đại hội. Đại hội đã tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là đại hội thống nhất Tổ quốc, đại hội đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua điều lệ mới của Đảng gồm 11 chương và 59 điều. Đại hội đặt lại chức Tổng Bí thư thay chức Bí thư thứ nhất. Sau Đại hội lần thứ IV, cả nước ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vừa ra khỏi chiến tranh, đất nước còn bộn bề khó khăn, nhân dân ta lại phải đương đầu với chiến tranh biên giới. Toàn Đảng, toàn dân ta không quản hy sinh lại lao vào cuộc chiến đấu mới, vừa xây dựng đất nước, vừa chiến đấu bảo vệ độc lập tự do và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, vừa phải phá thế bao vây, cô lập của kẻ thù. V. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 đến 31-3-1982, tại Hà Nội. Đồng chí Trường Chinh đọc lời khai mạc Đại hội. 4 Đồng chí Lê Duẩn trình bày Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội. Đại hội vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội từ năm 1981 đến 1985, đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối Cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội lần thứ IV, vạch ra chiến lược kinh tế-xã hội, những kế hoạch phát triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp trong từng chặng đường. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư (đồng chí Lê Duẩn giữ cương vị Tổng Bí thư đến khi từ trần ngày 10-7-1986). Đại hội đánh dấu một sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh "Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân". (Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt - Đồng chí Lê Duẩn từ trần ngày 10-7-1986. Đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn); 17-11-1986. VI. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã họp từ ngày 15 đến 18-12-1986, tại Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Linh đọc Diễn văn khai mạc. Ông Trường-Chinh đọc Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội nêu bốn bài học kinh nghiệm qua thực tiễn của 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: Ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các ông Trường-Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. VII. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam (24 - 27.6.1991) tại Hà Nội. Võ Chí Công khai mạc Đại hội. Nguyễn Văn Linh  tổng bí thư của Đảng  đọc Báo cáo về các văn kiện Đại hội VII. Đaị hội bầu Đỗ Mười làm tổng bí thư. Đại hội VII khẳng định tiếp tục hoàn thiện và phát triển đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi xướng, vạch Cương lĩnh chính trị của Đảng trong thời kì mới, nêu quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. VIII. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Đại hội họp tại Hà Nội từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996. Tổng Bí thư Đỗ Mười thay mặt Ban Chấp hành Trung ương trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về các 5 văn kiện trình Đại hội VIII với tiêu đề: "Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH". Ông Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Hội nghị đã tập trung thảo luận 11 vấn đề do Tổng Bí thư Đỗ Mười nêu. Trọng tâm là phát huy nội lực, mở rộng hợp tác quốc tế; cần kiệm để công nghiệp hóa; công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; khắc phục tình trạng suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên . Hội nghị đánh giá cao công lao của các ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công và chấp thuận đề nghị của các đồng chí để các đồng chí được kết thúc nhiệm kỳ Cố vấn Ban Chấp hành T.Ư. Hội nghị biểu dương công lao của các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt và chấp thuận đề nghị của các đồng chí xin rút khỏi Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương suy tôn ba ông làm Cố vấn Ban Chấp hành T.Ư. Ông Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư. Tiếp đó, Hội nghị T.Ư 5 bàn và ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 23 đến 29-12-1997 (Hội nghị lần thứ IV - bầu ông Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí thư của Đảng, thay ông Đỗ Mười); 6 đến 16-7-1998; IX. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam (19 - 22.4.2001) tại Hà Nội. Đại hội bầu Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư; lập lại Ban Bí thư gồm 9 uỷ viên. Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào thời điểm Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã trải qua gần một thế kỉ đấu tranh oanh liệt, 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới giành những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng và bước sang thế kỉ mới, với quyết tâm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. X. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X, được tổ chức từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 tại Hà Nội. Chủ đề của Đại hội là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển". Đại hội tiếp tục bầu đồng chí Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư. 6 . XUYÊN SUỐT LỊCH SỬ ĐẢNG Như chúng ta đã biết Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Đảng ở Việt Nam dưới sự chủ trì của. này của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo và tổ chức lại cơ quan Trung ương của Đảng, chuẩn bị Đại hội I của Đảng. I. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng Cộng

Ngày đăng: 13/09/2013, 15:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan