Đề kiểm tra vật lí 10

10 628 2
Đề kiểm tra vật lí 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA LẦN 2 - VẬT 10 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) Mã đề thi: 001 1/ Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt ? a ΔU = Q + A với ΔU >0; Q <0; A >0. b Q + A = 0 với A <0. c Q + A = 0 với A >0. d ΔU = A + Q với A >0; Q <0. 2/ Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ? a ΔU = Q với Q <0. b ΔU = A với A <0. c ΔU = A với A >0. d ΔU = Q với Q >0. 3/ Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng ? a Có nhiệt độ nóng chảy xác định. b Có cấu trúc tinh thể. c Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng. d Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. 4/ Chất rắn nào dưới đây thuộc lọai chất rắn kết tinh ? a Nhựa đường. b Cao su. c Băng phiến. d Kim lọai. 5/ Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo ? a Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. b Trụ cầu. c Móng nhà. d Cột nhà. 6/ Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn ? a Tỉ lệ thuận với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh. b Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh. c Tỉ lệ nghịch với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh. d Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch tiết diện của thanh. 7/ Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt ? a Am pe kế nhiệt. b Đồng hồ bấm giây. c Nhiệt kế kim lọai. d Băng kép. 8/ Nhúng cuộn sợi len và cuộn sợi bông vào nước, rồi treo chúng lên dây phơi. Sau vài phút, hầu như tòan bộ nước bị tụ lại ở phần dưới của cuộn sợi len, còn ở cuộn sợi bông thì nước lại được phân bố gần như đồng đều trong nó. Vì sao? a Vì các sợi bông xốp hơn nên hút nước mạnh hơn các sợi len. b Vì nước nặng hơn các sợi len, nhưng lại nhẹ hơn các sợi bông. c Vì các sợi len được se chặt hơn nên khó thấm nước hơn các sợi bông. d Vì các sợi len không dính ướt nước, còn các sợi bông bị dính ướt nước và có tác dụng mao dẫn khá mạnh. 9/ Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh thay đổi như thế nào khi áp suất tăng ? a Luôn tăng đối với chất rắn có thể tích giảm khi nóng chảy và luôn giảm đối với chất rắn có thể tích tăng khi nóng chảy. b Luôn tăng đối với chất rắn có thể tích tăng khi nóng chảy và luôn giảm đối với chất rắn có thể tích giảm khi nóng chảy. c Luôn tăng đối với mọi chất rắn. d Luôn giảm đối với mọi chất rắn. 10/ Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn phụ thuộc những yếu tố nào ? a Bản chất và nhiệt của chất rắn. b Nhiệt độ của chất rắn và áp suất ngoài. c Bản chất của chất rắn. d Bản chất của chất rắn, nhiệt độ và áp suất ngoài. 11/ Nhiệt độ sôi của chất lỏng có những đặc điểm gì và phụ thuộc những yếu tố nào ? a Luôn không đổi và phụ thuộc bản chất cũng như thể tích của chất lỏng. khi áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng. b Luôn không đổi và phụ thuộc áp suất trên bề mặt chất lỏng: nhiệt độ sôi tăng khi áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng. c Luôn không đổi và chỉ phụ thuộc bản chất của chất lỏng. d Luôn không đổi và phụ thuộc bản chất chất lỏng cũng như áp suất trên bề mặt chất lỏng: nhiệt độ sôi tăng 12/ Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ? a Độ ẩm tuyệt đối tăng chậm, còn độ ẩm cực đại tăng nhanh hơn nên độ ẩm tỉ đối giảm. b Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều tăng như nhau nên độ ẩm tỉ đối không thay đổi. c Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm cực giảm nên độ ẩm tỉ đối tăng. d Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm cực đại tăng nên độ ẩm tỉ đối giảm. 13/ Khi đốt nóng một vành kim lọai đồng chất thì đường kính ngoài và đường kính trong của nó tăng hay giảm ? a Đường kính ngoài và đường kính trong đều giảm. b Đường kính ngoài và đường kính trong đều tăng. c Đường kính ngoài giảm và đường kính trong đều tăng. d Đường kính ngoài tăng và đường kính trong đều giảm. 14/ Có nên dùng nút bọc giẻ ( bằng vải sợi bông ) để nút chặt miệng chai đựng đầy xăng hoặc dầu hỏa không ? Vì sao ? a Nên dùng nút bọc giẻ. Vì nút bọc giẻ mềm, dễ nút chặt miệng chai nên xăng dầu trong chai không bị bay hơi. miệng chai và bay hơi. b Không nên dùng nút bọc giẻ. Vì nút bọc giẻ hay bị mục và dể cháy. c Nên dùng nút bọc giẻ. Vì nút bọc giẻ dễ kiếm và không bị xăng dầu thấm ướt. d Không nên dùng nút bọc giẻ. Vì xăng dầu sẽ thấm theo giẻ do tác dụng mao dẫn của các sợi vải ra ngoài 15/ Phải làm theo cách nào sau đây để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ? a Dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn. b Dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn. c Pha thêm rượu vào nước. d Giảm nhiệt độ của nước. 16/ Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn vô định hình ? a Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. b Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. c Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. d Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 17/ Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang nhiệt lượng 2,5 J. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 0,05m với một lực có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí. a ΔU = 0,5 J. b ΔU = 1,5 J. c ΔU = 0,15 J. d ΔU = 15 J. 18/ Người ta thực hiện công 150 J để nén khí trong một xi lanh. Tính nhiệt lượng của khí truyền ra môi trường xung quanh. Biết độ biến thiên nội năng của khí là 80 J. a Q = 70 J. b Q = - 230 J. c Q = 230 J. d Q = - 70 J. 19/ Người ta truyền cho chất khí trong xi lanh nhiệt lượng 120 J. Khí nở ra thực hiện công 80 J đẩy pittông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí. a ΔU = 200 J. b ΔU = 40 J. c ΔU = - 40 J. d ΔU = - 200 J. 20/ Một thanh thép dài 2 m có tiết diện 0,002 m 2 . Khi chịu lực tác dụng, thanh thép dài thêm 0,0015 m. Thép có suất đàn hồi 2. 10 11 Pa. Hãy xác định độ lớn của lực kéo F. a F = 3. 10 4 N. b F = 3. 10 7 N. c F = 3. 10 5 N. d F = 3. 10 6 N. 21/ Một sợi dây thép dài 5 m có tiết diện 0,00075 m 2 . Tính hệ số đàn hồi của sợi dây thép, biết suất đàn hồi của thép là 2. 10 11 pa. a K = 30. 10 4 N/m. b K = 30. 10 5 N/m. c K = 30. 10 7 N/m. d K = 30. 10 6 N/m. 22/ Ở 20 0 C, mỗi thanh ray của đường sắt dài 12 m. Hỏi khe hở giữa hai thanh ray phải có độ rộng tối thiểu bằng bao nhiêu để các thanh ray không bị cong khi nhiệt độ tăng tới 70 0 C ? Biết hệ số nở dài của thép là 11. 10 -6 K -1 . a Δl = 6,6 mm. b Δl = 66 mm. c Δl = 0,66 mm. d Δl = 0,066 mm. 23/ Một thước thép ở 20 0 C có độ dài 1000 mm. Khi nhiệt độ tăng đến 40 0 C, thước thép này dài thêm bao nhiêu ? Biết hệ số nở dài của thép là 11. 10 -6 K -1 . a 4,2 mm. b 2,4 mm. c 3,2 mm. d 0,22 mm. 24/ Giả sử không khí ở 25 0 C có độ ẩm tuyệt đối là 19,55 g/m 3 . Xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ? Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 25 0 C là 23 g/m 3 . a 65 %. b 85 %. c 95 %. d 75 %. 25/ Không khí ở 30 0 C có độ ẩm cực đại là 30 g/m 3 và độ ẩm tỉ đối là 60 %. Tính độ ẩm tuyệt đối của không khí ? a 1,8 g/m 3 . b 0,18 g/m 3 . c 18 g/m 3 . d 180 g/m 3 . 26/ Ở 10 0 C thanh sắt dài 2m. ở nhiệt độ bao nhiêu để thanh sắt dài thêm một đoạn 0,0011m ? Biết hệ số nở dài của thép là 11. 10 -6 K -1 . a 50 0 C. b 60 0 C. c 70 0 C. d 40 0 C. 27/ Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng ? a Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công. b Nội năng là nhiệt lượng. c Nội năng là một dạng năng lượng. d Nội năng của A lớn hơn nội năng của B thì nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B. 28/ Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng ? a Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. b Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. c Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. d Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ. 29/ Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. a ngừng chuyển động. b chuyển động chậm đi. c nhận thêm động năng. d va chạm vào nhau. 30/ Ta có ΔU = Q - A, với ΔU là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng vật nhận được, - A là công thực hiện được. Hỏi khi vật thực hiện một quá trình đẳng áp thì điều này sau đây là đúng ? a Cả Q, A và ΔU đều phải khác 0. b ΔU phải bằng 0. c A phải bằng 0. d Q phải bằng 0. KIỂM TRA LẦN 2 - VẬT 10 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) Mã đề thi: 002 1/ Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng ? a Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ. b Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. c Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. d Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. 2/ Ta có ΔU = Q - A, với ΔU là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng vật nhận được, - A là công thực hiện được. Hỏi khi vật thực hiện một quá trình đẳng áp thì điều này sau đây là đúng ? a ΔU phải bằng 0. b Q phải bằng 0. c Cả Q, A và ΔU đều phải khác 0. d A phải bằng 0. 3/ Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. a chuyển động chậm đi. b va chạm vào nhau. c nhận thêm động năng. d ngừng chuyển động. 4/ Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt ? a Q + A = 0 với A <0. b ΔU = Q + A với ΔU >0; Q <0; A >0. c ΔU = A + Q với A >0; Q <0. d Q + A = 0 với A >0. 5/ Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ? a ΔU = Q với Q >0. b ΔU = A với A >0. c ΔU = Q với Q <0. d ΔU = A với A <0. 6/ Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng ? a Có nhiệt độ nóng chảy xác định. b Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng. c Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. d Có cấu trúc tinh thể. 7/ Chất rắn nào dưới đây thuộc lọai chất rắn kết tinh ? a Kim lọai. b Cao su. c Băng phiến. d Nhựa đường. 8/ Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo ? a Trụ cầu. b Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. c Móng nhà. d Cột nhà. 9/ Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn ? a Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch tiết diện của thanh. b Tỉ lệ thuận với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh. c Tỉ lệ nghịch với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh. d Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh. 10/ Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt ? a Băng kép. b Đồng hồ bấm giây. c Nhiệt kế kim lọai. d Am pe kế nhiệt. 11/ Nhúng cuộn sợi len và cuộn sợi bông vào nước, rồi treo chúng lên dây phơi. Sau vài phút, hầu như tòan bộ nước bị tụ lại ở phần dưới của cuộn sợi len, còn ở cuộn sợi bông thì nước lại được phân bố gần như đồng đều trong nó. Vì sao? a Vì các sợi len không dính ướt nước, còn các sợi bông bị dính ướt nước và có tác dụng mao dẫn khá mạnh. b Vì các sợi bông xốp hơn nên hút nước mạnh hơn các sợi len. c Vì các sợi len được se chặt hơn nên khó thấm nước hơn các sợi bông. d Vì nước nặng hơn các sợi len, nhưng lại nhẹ hơn các sợi bông. 12/ Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh thay đổi như thế nào khi áp suất tăng ? a Luôn tăng đối với mọi chất rắn. b Luôn tăng đối với chất rắn có thể tích giảm khi nóng chảy và luôn giảm đối với chất rắn có thể tích tăng khi nóng chảy. c Luôn giảm đối với mọi chất rắn. d Luôn tăng đối với chất rắn có thể tích tăng khi nóng chảy và luôn giảm đối với chất rắn có thể tích giảm khi nóng chảy. 13/ Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn phụ thuộc những yếu tố nào ? a Nhiệt độ của chất rắn và áp suất ngoài. b Bản chất của chất rắn, nhiệt độ và áp suất ngoài. c Bản chất của chất rắn. d Bản chất và nhiệt của chất rắn. 14/ Nhiệt độ sôi của chất lỏng có những đặc điểm gì và phụ thuộc những yếu tố nào ? a Luôn không đổi và phụ thuộc bản chất chất lỏng cũng như áp suất trên bề mặt chất lỏng: nhiệt độ sôi tăng khi áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng. b Luôn không đổi và phụ thuộc áp suất trên bề mặt chất lỏng: nhiệt độ sôi tăng khi áp suất trên bề mặt chất lỏng tăng. c Luôn không đổi và chỉ phụ thuộc bản chất của chất lỏng. d Luôn không đổi và phụ thuộc bản chất cũng như thể tích của chất lỏng. 15/ Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ? a Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm cực đại tăng nên độ ẩm tỉ đối giảm. b Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều tăng như nhau nên độ ẩm tỉ đối không thay đổi. c Độ ẩm tuyệt đối tăng chậm, còn độ ẩm cực đại tăng nhanh hơn nên độ ẩm tỉ đối giảm. d Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm cực giảm nên độ ẩm tỉ đối tăng. 16/ Khi đốt nóng một vành kim lọai đồng chất thì đường kính ngoài và đường kính trong của nó tăng hay giảm ? a Đường kính ngoài tăng và đường kính trong đều giảm. b Đường kính ngoài giảm và đường kính trong đều tăng. c Đường kính ngoài và đường kính trong đều tăng. d Đường kính ngoài và đường kính trong đều giảm. 17/ Có nên dùng nút bọc giẻ ( bằng vải sợi bông ) để nút chặt miệng chai đựng đầy xăng hoặc dầu hỏa không ? Vì sao ? a Nên dùng nút bọc giẻ. Vì nút bọc giẻ dễ kiếm và không bị xăng dầu thấm ướt. miệng chai và bay hơi. b Nên dùng nút bọc giẻ. Vì nút bọc giẻ mềm, dễ nút chặt miệng chai nên xăng dầu trong chai không bị bay hơi. c Không nên dùng nút bọc giẻ. Vì nút bọc giẻ hay bị mục và dể cháy. d Không nên dùng nút bọc giẻ. Vì xăng dầu sẽ thấm theo giẻ do tác dụng mao dẫn của các sợi vải ra ngoài 18/ Phải làm theo cách nào sau đây để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ? a Giảm nhiệt độ của nước. b Pha thêm rượu vào nước. c Dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn. d Dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn. 19/ Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn vô định hình ? a Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. b Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. c Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. d Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. 20/ Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang nhiệt lượng 2,5 J. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 0,05m với một lực có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí. a ΔU = 0,15 J. b ΔU = 1,5 J. c ΔU = 15 J. d ΔU = 0,5 J. 21/ Người ta thực hiện công 150 J để nén khí trong một xi lanh. Tính nhiệt lượng của khí truyền ra môi trường xung quanh. Biết độ biến thiên nội năng của khí là 80 J. a Q = - 70 J. b Q = - 230 J. c Q = 230 J. d Q = 70 J. 22/ Người ta truyền cho chất khí trong xi lanh nhiệt lượng 120 J. Khí nở ra thực hiện công 80 J đẩy pittông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí. a ΔU = - 40 J. b ΔU = 200 J. c ΔU = 40 J. d ΔU = - 200 J. 23/ Một thanh thép dài 2 m có tiết diện 0,002 m 2 . Khi chịu lực tác dụng, thanh thép dài thêm 0,0015 m. Thép có suất đàn hồi 2. 10 11 Pa. Hãy xác định độ lớn của lực kéo F. a F = 3. 10 4 N. b F = 3. 10 7 N. c F = 3. 10 6 N. d F = 3. 10 5 N. 24/ Một sợi dây thép dài 5 m có tiết diện 0,00075 m 2 . Tính hệ số đàn hồi của sợi dây thép, biết suất đàn hồi của thép là 2. 10 11 pa. a K = 30. 10 7 N/m. b K = 30. 10 4 N/m. c K = 30. 10 6 N/m. d K = 30. 10 5 N/m. 25/ Ở 20 0 C, mỗi thanh ray của đường sắt dài 12 m. Hỏi khe hở giữa hai thanh ray phải có độ rộng tối thiểu bằng bao nhiêu để các thanh ray không bị cong khi nhiệt độ tăng tới 70 0 C ? Biết hệ số nở dài của thép là 11. 10 -6 K -1 . a Δl = 0,66 mm. b Δl = 66 mm. c Δl = 0,066 mm. d Δl = 6,6 mm. 26/ Một thước thép ở 20 0 C có độ dài 1000 mm. Khi nhiệt độ tăng đến 40 0 C, thước thép này dài thêm bao nhiêu ? Biết hệ số nở dài của thép là 11. 10 -6 K -1 . a 2,4 mm. b 3,2 mm. c 4,2 mm. d 0,22 mm. 27/ Giả sử không khí ở 25 0 C có độ ẩm tuyệt đối là 19,55 g/m 3 . Xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ? Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 25 0 C là 23 g/m 3 . a 75 %. b 65 %. c 95 %. d 85 %. 28/ Không khí ở 30 0 C có độ ẩm cực đại là 30 g/m 3 và độ ẩm tỉ đối là 60 %. Tính độ ẩm tuyệt đối của không khí ? a 180 g/m 3 . b 0,18 g/m 3 . c 18 g/m 3 . d 1,8 g/m 3 . 29/ Ở 10 0 C thanh sắt dài 2m. ở nhiệt độ bao nhiêu để thanh sắt dài thêm một đoạn 0,0011m ? Biết hệ số nở dài của thép là 11. 10 -6 K -1 . a 60 0 C. b 40 0 C. c 50 0 C. d 70 0 C. 30/ Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng ? a Nội năng là nhiệt lượng. b Nội năng là một dạng năng lượng. c Nội năng của A lớn hơn nội năng của B thì nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B. d Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công. ¤ Đáp án của đề thi 001: 1[ 1]c . 2[ 1]a . 3[ 1]d . 4[ 1]d . 5[ 1]a . 6[ 1]b . 7[ 1]b . 8[ 1]d . 9[ 1]b . 10[ 1]c . 11[ 1]d . 12[ 1]a . 13[ 1]b . 14[ 1]d . 15[ 1]a . 16[ 1]a . 17[ 1]b . 18[ 1]d . 19[ 1]b . 20[ 1]c . 21[ 1]d . 22[ 1]a . 23[ 1]b . 24[ 1]b . 25[ 1]c . 26[ 1]b . 27[ 1]c . 28[ 1]d . 29[ 1]b . 30[ 1]a . ¤ Đáp án của đề thi 002: 1[ 2]a . 2[ 2]c . 3[ 2]a . 4[ 2]d . 5[ 2]c . 6[ 2]c . 7[ 2]a . 8[ 2]b . 9[ 2]d . 10[ 2]b . 11[ 2]a . 12[ 2]d . 13[ 2]c . 14[ 2]a . 15[ 2]c . 16[ 2]c . 17[ 2]d . 18[ 2]d . 19[ 2]b . 20[ 2]b . 21[ 2]a . 22[ 2]c . 23[ 2]d . 24[ 2]c . 25[ 2]d . 26[ 2]a . 27[ 2]d . 28[ 2]c . 29[ 2]a . 30[ 2]b . . KIỂM TRA LẦN 2 - VẬT LÍ 10 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) Mã đề thi: 001 1/ Hệ thức nào sau đây phù hợp. bằng 0. c A phải bằng 0. d Q phải bằng 0. KIỂM TRA LẦN 2 - VẬT LÍ 10 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề) Mã đề thi: 002 1/ Câu nào sau đây nói về sự truyền

Ngày đăng: 13/09/2013, 02:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan