6. bao hiem bat buoc tai viet nam

12 455 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
6. bao hiem bat buoc tai viet nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢO HIỂM BẮT BUỘC PHẦN I: I. KHÁI NIỆM: Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM BẮT BUỘC HIỆN NAY: Hiện nay, tại Việt Nam đang có những loại hình bảo hiểm bắt buộc sau đây: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được thực hiện theo từ Nghị định số 103/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới - Bảo hiểm công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; - Bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên phương tiện nghề cá; bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ theo quy định tại Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho tổ chức luật sư theo quy định tại Nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác. PHẦN II: I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI: (Trích từ Nghị định số 103/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) 1. Đối tượng áp dụng: • Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 1 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC • Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. 2. Giải thích từ ngữ: • “Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. • “Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới. • “Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. • “Hành khách” là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự. • “Bên thứ ba” là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:  Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;  Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó;  Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. • “Ngày” (thời hạn) quy định trong Nghị định này là ngày làm việc. 3. Nguyên tắc bồi thường : • Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. • Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại. • Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn. • Mức bồi thường bảo hiểm:  Mức bồi thường bảo hiểm về người: được xác định dựa trên Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính; Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 2 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC  Mức bồi thường thiệt hại về tài sản: được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. • Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. • Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên. 4. Mức trách nhiệm và phạm vi bảo hiểm: 4.1. TNDS của chủ xe môtô: a) Về người: 50 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách) b) Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba) 4.2. TNDS của chủ xe ô tô: a) Về người: 50 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách) b) Về tài sản: 50 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba) Ngoài ra Chủ xe cơ giới có thể tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn, tùy sự lựa chọn của Chủ xe. 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới : 5.1. Quyền : • Được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến việc giao kết, thực hiện và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. • Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm. • Chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh; chủ xe cơ giới là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, phí bảo hiểm được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị. • Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 5.2. Nghĩa vụ : • Phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. • Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 3 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. • Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. • Chủ xe cơ giới phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. • Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. • Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm: a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất; b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; c) Chủ xe cơ giới phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó. • Chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này. • Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm : 6.1.Quyền : • Thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu chủ xe cơ giới nộp thêm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. • Yêu cầu chủ xe cơ giới cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm; xem xét tình trạng xe cơ giới trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. • Đề nghị cơ quan Công an cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này. • Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm. • Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phù hợp với thực tế triển khai loại Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 4 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC hình bảo hiểm này. • Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 6.2. Nghĩa vụ : • Phải bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp doanhs • nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe cơ giới về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe cơ giới. • Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho chủ xe cơ giới. • Phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính để cấp cho chủ xe cơ giới. • Không được chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngoài mức hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính. • Không được khuyến mại dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. • Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra. • Chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Nghị định này. • Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm. • Trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Mức đóng góp hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính. • Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. • Xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. • Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. • Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 5 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC • Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA: 1. Đặc điểm hoạt động của xe cơ giới trong giao thông đường bộ Trong nhịp độ phát triển không ngừng về kinh tế thì giao thông đóng vai trò quan trọng trong mọi sự phát triển, là huyết mạch, là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị then chốt. Giao thông ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành kinh tế, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng . 1.1. Tình hình phát triển phương tiện cơ giới : Trong những năm gần đây, giao thông nước ta có sự phát triển vượt bậc với các hình thức vận chuyển ngày càng phong phú, từ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ đến vận chuyển bằng phương tiện vận tải cơ giới. Do sự phát triển của cơ chế thị trường, hàng loạt xe cơ giới các loại được tham gia lưu hành trong giao thông. Có thể nhận xét sự gia tăng phương tiện cơ giới đường bộ của Việt Nam trong 10 năm qua ở những nét cơ bản sau: • Số lượng phương tiện tăng tương đối nhanh đặc biệt là ô tô. Điển hình là TPHCM, Tính đến cuối tháng 8/2009, tổng số phương tiện giao thông cơ giới mà các cơ quan chức năng TPHCM quản lý đã hơn 4,3 triệu chiếc. Tuy vậy, con số này vẫn không ngừng gia tăng với tốc độ chóng mặt, thống kê đến cuối năm 2008, TPHCM mới chỉ có hơn 4 triệu xe cơ giới. Nhưng đến tháng 6/2009, con số này đã là 4,26 triệu xe và đến nay là 4,3 triệu xe, bao gồm hơn 391.000 xe ô tô và hơn 3,91 triệu xe mô tô. Theo thống kê của UBND TPHCM, từ đầu năm 2008 đến tháng 7/2009, mỗi ngày trung bình TPHCM tăng 108 xe ô tô và 878 xe mô tô. Trong 8 tháng đầu năm 2009 đã tăng 7,5%. Các năm trước, tốc độ tăng trưởng hàng năm cũng trên dưới 10%. • Vài năm gần đây mức độ tăng của các phương tiện cơ giới đường bộ của Việt Nam khá cao song mức cơ giới hoá vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Việt Nam có 75 xe/1.000 dân trong khi Thái Lan 190 xe/1.000 dân, Malaysia 340 xe/1.000 dân. • Tỷ lệ xe cũ nát cao, điều kiện an toàn thấp, tổng số phương tiện ô tô vào kiểm định so với thực tế lưu hành còn qúa thấp (số phương tiện chạy bằng xăng là 45%,diesel là 55%). Viện chiến lược bộ GTVT dự báo phương tiện cơ giới đường bộ Năm 2000 2010 2020 Tổng số xe các loại (chiếc) 750.000 1.400.000 3.200.000 Tổng số xe máy (chiếc) 6.000.000 8.000.000 12.000.000 (Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Uỷ Ban An Toàn Quốc Gia) Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 6 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC 1.2. Tình hình tai nạn giao thông và nguyên nhân: Tai nạn giao thông là một vấn đề mang tính xã hội: Hầu hết các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông gia tăng (dù ở các mức độ khác nhau) cũng như đối mặt với các vấn đề xã hội khác. Theo số liệu thống kê của Liên hiệp Quốc thì hàng năm trên thế giới có khoảng 250 ngàn người bị chết và khoảng 7 triệu người bị thương vì tai nạn giao thông do ôtô gây ra. Trong các nước này thì Việt Nam có số lượng người chết vì tai nạn giao thông khá cao: Số người chết vì TNGT trên 1 triệu người dân (năm 2008) Anh Mỹ Đức Ý Pháp Việt Nam Tây Ban Nha Nhật Bản 38 71 52 67 132 283 250 32 • Theo báo cáo của Ủy ban An tòan Giao thông cho thấy: năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 31 người chết do tai nạn giao thông. • Tuy số vụ giao thông năm nay đã giảm 390 vụ so với năm 2008, nhưng chỉ tiêu giảm 5% số người chết do tai nạn giao thông đề ra cho năm ngoái vẫn chưa thực hiện được. Đáng chú ý, trong năm qua, cả nước đã xảy ra 141 vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng; trong đó 80% số vụ tai nạn này liên quan đến xe khách thuộc xe tư nhân, doanh nghiệp vận tải nhỏ không có thương hiệu. Như vậy tai nạn ôtô khách đang trở thành một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, những vụ tai nạn này không chỉ làm chết người mà còn làm cho mọi người dân thực sự lo ngại. • Những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình tai nạn giao thông chưa "tháo gỡ" được là do ý thức chấp hành luật của người khi tham gia giao thông chưa tự giác, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần so với tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng; vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt vẫn diễn biến phức tạp . 2. Sự cần thiết khách quan phải triển khai BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba • Lịch sử phát triển bao đời nay đã cho thấy những rủi ro bất ngờ luôn xảy ra ngoài ý muốn của con người. Mà tính mạng con người là vô giá không thể tính toán bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức khoẻ một cách chính xác. • Công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn xã hội song điều đó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tính mạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội, gây nên khó khăn về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn. • Như vậy tai nạn giao thông là mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các chủ phương tiện, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản do việc Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 7 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu”. • Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều được bồi thường theo thoả thuận giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc bồi thường (hoặc bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng thiệt hại thực tế), có những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường, nhiều trường hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết tai nạn trở nên khó khăn hơn. • Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời và đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Chính phủ đã ban hành NĐ 103/CP 2008 về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới”. Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loại hình bảo hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnh công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam. 3. Tác dụng của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: 3.1. Đối với xã hội - Từ công tác giám định cũng như công tác bồi thường sau mỗi một vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó đề ra biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả nhất, giảm bớt những đáng kể do hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho mỗi người, giảm bớt thiệt hại cho toàn xã hội. Đây là một hoạt động thể hiện phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh". - BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách cho nhà nước. Việc đóng phí sẽ là nguồn chủ yếu để chi trả bồi thường cho người thứ ba. Đây là mục đích chủ yếu của nghiệp vụ của nhà nước Việt Nam, nó thể hiện vai trò trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm. Ngoài ra, các DNBH cũng sử dụng chính số tiền mua BHBB của người dân để thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tai nạn giao thông, như xây dựng hành lang an toàn giao thông, hỗ trợ xây dựng biển báo… góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Người dân chưa hiểu hết ý nghĩa nhân văn này, nên chưa có ý thức tham gia BHBB. Với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một lần nữa BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba lại khẳng định sự cần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ BHTN dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 3.2. Đối với chủ xe BHTNDS của chủ xe cơ giới không chỉ đóng vai trò to lớn đối với người bị thiệt hại mà còn đối với cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe khi tham gia giao thông. Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 8 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC - Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện tham gia giao thông. - Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS, trong đó có lỗi của chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham gia ký kết bảo hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất., phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe. - Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức hơn trong việc đề ra các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa tai nạn bằng cách thông qua bảo hiểm TNDS của chủ xe. - Góp nạn. Đây là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị xe đối với người thứ ba. 3.3. Đối với người thứ ba - Thay mặt chủ xe bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. Vì khi chủ xe gây tai nạn thì công ty thay mặt của xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách nhanh chóng, kịp thời mà không phụ thuộc vào tài chính của chủ xe. - BHTNDS cũng giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính cũng như về mặt tinh thần, tránh gây ra căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía người nhà nạn nhân (trong trường hợp người thứ ba bị chết). Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 9 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC PHẦN III: I. THỰC TRẠNG: Trong giai đoạn 2003 - 2007, số lượng ô tô tham gia BHBB tăng 7,3%/năm, số lượng xe gắn máy tham gia tăng trên 15%/năm, doanh thu phí bảo hiểm tăng 23%/năm, bồi thường bảo hiểm tăng 15%/năm. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) giải quyết bồi thường cho trên 120.000 vụ tai nạn với số tiền khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với tổng số phương tiện giao thông, tỷ lệ tham gia bảo hiểm vẫn còn quá thấp (chỉ có 68% số ô tô và 30% số xe máy tham gia BHBB). Trước hết phải nói rằng, tất cả các nước trên thế giới đều có chế tài bắt buộc chủ phương tiện xe cơ giới phải tham gia BHBB và gần như 100% số phương tiện giao thông đều tham gia. Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có chế tài về vấn đề này, nhưng tỷ lệ phương tiện tham gia BHBB còn quá thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng theo nhóm, nguyên nhân cơ bản là do ý thức tham gia BHBB của người dân chưa cao và chế tài xử phạt đối với những trường hợp không tham gia chưa phù hợp. Phần lớn người tham gia phương tiện giao thông không nhận thức đầy đủ rằng: Bảo hiểm là biện pháp kinh tế huy động sự đóng góp của các chủ xe để hình thành quỹ bảo hiềm, dùng để bồi thường, bù đắp cho những chủ xe bị thiệt hại khi có tai nạn hoặc bị nạn được trả tiền bồi thường về người (nếu mua cả bảo hiểm cho người lái và người ngồi trên xe) và về tài sản (nếu mua bảo hiểm vật chất). Nhiều người cũng chẳng biết làm gì để lấy được bảo hiểm, hoặc có quá nhiều thủ tục phải làm để lấy được tiền bồi hoàn. Trong trường hợp tai nạn xảy ra, nhiều chủ xe không có thói quen hoặc không biết cần phải gọi ngay cho công ty bảo hiểm để khai báo nên thời gian chờ tiền bồi hoàn đôi khi bị kéo dài. Một số người được quyền đòi tiền bồi hoàn thì cho rằng, số tiền này chẳng đáng là bao mà lại phải mất công đi lại và gặp cả cảnh sát giao thông thường xuyên. Theo phân tích của một số công ty bảo hiểm, sản phẩm này “ế” vì chủ phương tiện chưa nhận thức đầy đủ, công tác tuyên truyền của doanh nghiệp về lợi ích của bảo hiểm cũng chưa tốt, nhưng quan trọng nhất là việc xử phạt chưa thực hiện ráo riết. Thực tế cảnh sát giao thông chưa xử lý mạnh loại vi phạm này vì không thể biết người nào đang điều khiển xe không có giấy chứng nhận bảo hiểm mà chỉ có thể phát hiện thông qua lỗi ban đầu.Một số cảnh sát giao thông thừa nhận, họ chỉ thường tập trung phạt những lỗi chính như vượt đèn đỏ, không mang theo bằng lái hoặc đăng ký xe chứ ít phạt lỗi không có bảo hiểm. II. GIẢI PHÁP: 1.Về phía Nhà nước Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành bảo hiểm có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng; tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi, trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ Nhóm: Minh Hiếu, Thanh Nhã, Viết Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 10 - . có hơn 4 triệu xe cơ giới. Nhưng đến tháng 6/ 2009, con số này đã là 4, 26 triệu xe và đến nay là 4,3 triệu xe, bao gồm hơn 391.000 xe ô tô và hơn 3,91 triệu. Kỳ, Thúy Quỳnh, Phương Dung (NH4/K33) - 6 - BẢO HIỂM BẮT BUỘC 1.2. Tình hình tai nạn giao thông và nguyên nhân: Tai nạn giao thông là một vấn đề mang tính

Ngày đăng: 11/09/2013, 11:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan