Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự Thang Thanh Hoa

17 1.1K 1
Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho  người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự Thang Thanh Hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự Thang Thanh Hoa Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Am Hiểu

Xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự Thang Thanh Hoa Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Am Hiểu Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Xác địnhthiệt hại mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thể. Làm rõ mối liên hệ giữa quy định của pháp luật áp dụng trong thực tiễn các quy định về xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Làm rõ tầm quan trọng của mối liên hệ giữa thiệt hại mức bồi thường thỏa đáng cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Đưa ra một số kiến giải nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước đặc biệt là bồi thường thiệt hại cho người bị oan do hoạt động tố tụng hình sự gây ra ở Việt Nam. Keywords. Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam; Tố tụng hình sự; Bồi thường thiệt hại; Người bị oan Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc khắc phục, bồi thường cho người bị oan do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là cần thiết nhằm khôi phục thiệt hại vật chất, tinh thần cho người bị oan, trả lại công bằng xã hội. Mặc dù đã có Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước đã có hiệu lực, nhưng việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan còn nhiều bất cập, thiệt hại của người bị oan chưa được bù đắp thoả đáng, quyền lợi ích của họ chậm được khắc phục đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Chính vì vậy, việc xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự là rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện về mặt pháp lý áp dụng trong thực tiễn chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đã có một số công trình khoa học, bài viết, chuyên đề liên quan đến nội dung của đề tài như: - Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Mai Anh: "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự". - Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Thị Bích Loan: "Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín". - Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Mai Anh: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra". - Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Thái Phương: "Một số vấn đề lý luận thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước". - Sách chuyên khảo "Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe tính mạng" của TS Phùng Trung Tập. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của các tác giả trên các tạp chí khoa học liên quan đến vấn đề pháp lý như: Bài viết "Chế định bồi thường thiệt hại cho người bị oan - lý luận thực tiễn" của tác giả Ngô Văn Hiệp; Bài viết "Hoàn thiện pháp luật về minh oan bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự" của TS. Nguyễn Ngọc Chí; Bài viết "Khắc phục tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự" của ThS. Bùi Kiên Điện; Bài viết "Vấn đề oan sai trong tố tụng hình sự" của ThS. Lê Thị Thúy Nga hay bài viết "Thực tiễn áp dụng Nghị quyết 388 trong việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan một số kiến nghị" của tác giả Đinh Văn Quế Thanh Nga…và còn khá nhiều bài viết của nhiều tác giả về vấn đề oan sai trong tố tụng hình sự. Mỗi bài viết đều thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá ở những góc độ khác nhau về vấn đề này. Nhìn chung các đề tài đã đề cập đến vấn đề cơ bản của Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, đi sâu phân tích các trường hợp, các nội dung trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, xem xét, đánh giá một cách khái quát vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước, phân tích, đánh giá các khái niệm liên quan đến trách nhiệm bồi thường nhà nước, phân tích vấn đề trách nhiệm bồi thường đối với oan sai trong tố tụng… Tuy nhiên các đề tài này hoặc đề cập ở dạng khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước một cách chung chung hoặc đi sâu phân từng vấn đề nhỏ của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước. Do vậy, đề tài "Xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự" là một đề tài mới chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, phân tích cho đến thời điểm hiện tại. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích: - Tìm ra những luận cứ khoa học căn cứ thực tiễn cho việc xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự một cách đúng đắn, kịp thời, hợp lý nhất. Đồng thời góp phần vào công cuộc áp dụng hoàn thiện các chế định pháp lý về bồi thường thiệt hại nhà nước nói chung bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. Nhiệm vụ: - Xác địnhthiệt hại mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thể - Làm rõ mối liên hệ giữa quy định của pháp luật áp dụng trong thực tiễn các quy định về xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. - Làm rõ tầm quan trọng của mối liên hệ giữa thiệt hại mức bồi thường thỏa đáng cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. - Đưa ra một số kiến giải nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước đặc biệt là bồi thường thiệt hại cho người bị oan do hoạt động tố tụng hình sự gây ra ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu "Xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự" cũng là một trong những đề tài nghiên cứu, phân tích về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà xét về bản chất thì bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự, mà hậu quả pháp lý của nó về mặt tài sản được các bên thỏa thuận thông qua thương lượng hoặc do Tòa án quyết định trong trường hợp thương lượng không thành, một bên tiến hành khởi kiện. Đây là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có chủ thể đặc biệt - một bên là Cơ quan nhà nước (Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại) một bên là công dân. Theo đó, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại buộc phải khắc phục hậu quả bằng cách phục hồi danh dự, bồi thường những thiệt hại về vật chất tinh thần cho bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ bồi thường cho người bị thiệt hại những thiệt hại hợp lý được nhà nước quy định dựa trên những căn cứ về thiệt hại, có hành vi vi phạm pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật thiệt hại xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi khi thi hành công vụ. Vậy những khoản bồi thường nào gọi là hợp lý? Có những thiệt hại của người bị oan có thể định giá bằng tiền nhưng cũng có những thiệt hại việc bồi thường bằng tiền chỉ mang tính tượng trưng, khắc phục được phần nào những tổn thất mà người bị oan đã phải gánh chịu. Cách thức xác định những thiệt hại như thế nào? Sự cần thiết của việc làm rõ các quy định này có ý nghĩa đối với thực tiễn giải quyết bồi thường oan sai ở nước ta hiện nay? Mối quan hệ giữa việc xác định thiệt hại chính xác đúng đắn hợp lý với mức bồi thường thỏa đáng góp phần bảo đảm công bằng xã hội ra làm sao? Các quy định của pháp luật hiện hành về xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan hiện nay ở Việt Nam có tính áp dụng thực tiễn hay không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ một phần nào được tác giả phân tích, giải đáp trong đề tài này, góp một phần vào công trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước khả năng áp dụng trong thực tiễn giải quyết bồi thường oan sai hiện nay của nước ta. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của Chủ ` nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp luật. Bên cạnh đó là các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… Tất cả các phương pháp này đều được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo góp phần quan trọng trong quá trình hình thành hoàn thành đề tài của tác giả. 6. Ý nghĩa điểm mới của đề tài - Đưa ra luận giải sự cần thiết tính hợp lý của việc xác định thiệt hại mức bồi thường thiệt hại nhà nước nói chung cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. - Có những luận cứ mới về mối quan hệ chặt chẽ giữa xác định thiệt hại mức bồi thường lý giải vấn đề tại sao khi nghiên cứu về vấn đề này không thể tách biệt việc xác định thiệt hại mức bồi thường. Đồng thời có những luận cứ so sánh các quy định pháp luật về mặt luật thực định áp dụng trong thực tiễn về sự phù hợp, không phù hợp của việc xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan (bị gây thiệt hại). - Có những đánh giá về sự phát triển các quy định của pháp luật về vấn đề này qua các thời kỳ xây dựng pháp luật. - Đưa ra một số nhận xét đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Chương 2: Thực trạng pháp luật về xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Chương 3: Tình hình áp dụng phương hướng hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI MỨC BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Lịch sử hình thành 1.1.1. Sơ lược pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự một số nước trên thế giới Về mặt lịch sử, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước giành được độc lập, nhiều cuộc cách mạng dân chủ đòi quyền lợi chính đáng kể cả trong trường hợp lợi ích bị xâm phạm bởi cơ quan công quyền. Do quá trình lịch sử như vậy mà trong Hiến pháp của nhiều nước đã ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước nhiều quốc gia trên thế giới đã có Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đặc biệt là một số nước đã ban hành văn bản pháp lý cơ bản về đền bù hình sự hay đền bù oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Nhật Bản là nước mà pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước rất hiệu quả. Trong đó hai đạo luật ban hành cùng năm 1947 là Hiến pháp năm Luật Bồi thường nhà nước. Luật Bồi thường nhà nước của Nhật Bản tuy chỉ có 6 Điều luật nhưng việc áp dụng lại rất linh hoạt vì Tòa án Nhật Bản có thẩm quyền trong việc giải thích áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể. Bước đột phá trong vấn đề đền bù nhà nước được đánh dấu vào năm 1950, Nghị viện Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật Đền bù hình sự, theo đó, quy định trách nhiệm đền bù tổn thất của Nhà nước đối với những người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự - một điểm cần lưu ý là đạo luật này chỉ áp dụng cho trường hợp mà nạn nhân đã được chuyển sang giai đoạn xét xử ở Tòa án được Tòa án phán quyết là trắng án. Một điểm cần lưu ý khác là đạo luật này nhằm mục đích áp dụng cho những hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng mà không xem xét đến yếu tố lỗi của người trực tiếp thực hiện hành vi tố tụng đặc biệt là chính sách đền bù thỏa đáng. Cộng hòa Liên bang Đức thì không có một hệ thống pháp luật rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Năm 1981, Cộng hòa liên bang Đức ban hành Luật về trách nhiệm Nhà nước; tuy nhiên, sau đó đạo luật này bị tuyên là trái Hiến pháp vì vậy không có hiệu lực thi hành. Hiện nay việc xét xử của Tòa án đối với các yêu cầu bồi thường nhà nước được thực hiện trên cơ sở Điều 34 Hiến pháp Đức Điều 839 Bộ luật Dân sự Đức về trách nhiệm của công chức do vi phạm trách nhiệm công vụ. Trung Quốc - nước láng giềng của Việt Nam cũng có hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đã được định hình ổn định. Văn bản pháp luật hiện nay được áp dụng để giải quyết các yêu cầu bồi thường nhà nước của Trung Quốc là Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước được Quốc hội Trung Quốc thông qua năm 1994. Khác với, Luật của Trung Quốc lại quy định rất chi tiết cụ thể về các vấn đề, ví dụ: các trường hợp được bồi thường do xâm phạm quyền nhân thân (Điều 3); các trường hợp được bồi thường do xâm phạm về tài sản (Điều 4); các trường hợp Nhà nước không phải bồi thường (Điều 5) v.v Ngoài ra, để áp dụng Luật này trên thực tiễn, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc cũng đã có văn bản hướng dẫn để thi hành. 1.1.2. Sơ lược về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam Việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra đã thể hiện từ lâu được ghi nhận tại Hiến pháp. Cụ thể, Điều 29 Hiến pháp 1959; Điều 73 Hiến pháp 1980;. Đoạn 2 Điều 72 Hiến pháp. Bộ luật Dân sự 1995, Điều 624 quy định về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Cụ thể hóa quy định của Bộ luật Dân sự, năm 1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/CP về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. sau đó là các Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này. Bộ luật Tố tụng hình sự 2004 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 24 Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 thành hai nguyên tắc độc lập là nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29) nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30). Quán triệt đầy đủ yêu cầu Chỉ thị số 53-CT/TW Nghị quyết số 08, ngày 17/3/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/ NQ-UBTVQH11 bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra. Ngày 25/3/2004 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 01/2004/ TTLT- VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 388 (sau đây gọi tắt là Thông tư 01). Ngày 13/5/2004, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04 về việc triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự yêu cầu Viện kiểm sát các cấp tiến hành tổng rà soát lập danh sách những người bị oan thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân. Tiếp đố, ngày 28/5/2004 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc tổng rà soát, ngày 1/6/2004 đã có hướng dẫn thống nhất mở sổ thụ lý vụ việc giả quyết đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại người bị oan hướng dẫn về các trình tự thủ tục giải quyết bồi thường; Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 72/2004/KHXX ngày 21/4/2004 hướng dẫn cụ thể hơn về thẩm quyền các thủ tục bồi thường của ngành tòa án theo quy định của Nghị quyết 388; Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2004/TT-BCA ngày 9/11/2004 hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân gây ra. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã tiếp tục ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cán bộ công chức người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng tại Điều 619: Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ (Điều 620). Nhằm khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai nói chung cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng, Quốc hội khóa 11 đã ban hành Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009. Trong đó quy định khá chi tiết các nguyên tắc, thủ tục bồi thường, vấn đề hoàn trả, đặc biệt là vấn đề xác định thiệt hại mức bồi thường 1.1.3. Xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam Trước khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời nay là Bộ Luật dân sự năm 2005, Cho dù không được quy định một cách cụ thể rõ ràng trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào nhưng nội dung vấn đề xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan vẫn được hiểu trên các nguyên tắc, quy tắc cơ bản của Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 đã quy định khá chi tiết vấn đề xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan. Đặc biệt trong Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước năm 2009 thì vấn đề này càng được khẳng định trên cơ sở khi có công dân bị oan, sai do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, cơ quan có cán bộ, công chức thực hiện hành vi gây thiệt hại phải tiến hành khắc phục hậu quả trên hai phương diện là khôi phục danh dự bồi thường thiệt hại về vật chất tinh thần cho họ. Dưới phương diện khôi phục danh dự: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải xin lỗi, cải chính công khai cho người bị oan thông qua hai hình thức là trực tiếp tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị oan, có sự tham dự của chính quyền địa phương nơi người bị oan cư trú, đại diện cơ quan nơi có người bị oan làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị xã hội mà người bị oanthành viên. Đăng trên tờ báo trung ương (Báo nhân dân hoặc Quân đội Nhân dân) một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp, trừ trường hợp người bị oan hoặc người thân của họ yêu cầu không đăng báo. Dưới phương diện bồi thường thiệt hại về vật chất: được xét trên hai khía cạnh là thiệt hại do tổn thất về tinh thần thiệt hại về vật chất. Trong đó có các quy định chi tiết về xác định thiệt hại mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thể như: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần, thiệt hại vật chất chia thành các nhóm là: thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị oan chết; thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị oan bị tổn thất về sức khỏe; trả lại tài sản bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất của người bị oan. Song song với việc xác định thiệt hại khá rõ ràng trong từng trường hợp là việc quy định mức bồi thường cũng rất chi tiết như việc căn cứ vào giá tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật mức độ hao mòn của tài sản bị phát mại, bị mất; trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại gây ra; thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được ấn định mức bồi thường là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu 1.2. Thiệt hại, xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 1.2.1. Thiệt hại xác định thiệt hại trong Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.2.1.1 Thiệt hại Theo luật dân sự Việt Nam thì thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản . của cá nhân các chủ thể khác. Tổn thất thực tế được đề cập ở đây là sự giảm sút, mất mát về lợi ích vật chất, tinh thần, hay những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hạingười bị hại phải gánh chịu. 1.2.1.2. Thiệt hại về vật chất Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý cho việc ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, thu nhập thực tế bị giảm sút của người bị thiệt hại tùy từng trường hợp có thể được tính cho cả người chăm sóc người bị thiệt hại. Mặc dù thiệt hại về vật chất có thể lượng hóa bằng tiền nhưng trên thực tế các vụ án đòi bồi thường thiệt hại do bị oan sai cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thiệt hại về vật chất dẫn đến việc giải quyết kéo dài do không thỏa thuận được mức bồi thường hoặc mức bồi thường tòa án quyết định quá thấp so với yêu cầu đòi bồi thường của người bị oan. Bên cạnh đó, có những vụ án cấp sơ thẩm quyết định mức bồi thường quá thấp so với thực tế chi phí gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, cấp phúc thẩm đã khắc phục thiếu sót, sửa bản án sơ thẩm, tăng mức bồi thường. Nhiều vụ án giữa người bị oan cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã đạt được thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại như phương thức khắc phục thiệt hại, các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường, thời gian bồi thường… mà không cần đưa vụ án ra xét xử tại tòa án. Có một số vụ án các bên không thể thống nhất thương lượng được vấn đề bồi thường người bị oan đã khởi kiện ra tòa án. Đa phần những vụ án như vậy đều xuất phát từ việc người bị oan đưa ra yêu cầu bồi thường quá cao trong khi mức bồi thường mà tòa án đưa ra lại quá thấp so với yêu cầu đó hoặc do các khoản bồi thường không thể xác định được cụ thể. Cũng có trường hợp việc đòi bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại chỉ đạt được thương lượng thỏa thuận một phần các khoản bồi thường, còn một số khoản khác thì người bị oan khởi kiện ra tòa án. Như vậy, thiệt hại về vật chất là những thiệt hại trị giá được bằng tiền, đó là thiệt hại thông thường trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại. Đó là những thiệt hại vật chất trong các thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm… 1.2.1.3. Thiệt hại về tinh thần Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận có thiệt hại về tinh thần quy định mức tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần tại khoản 2 Điều 609 khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng đã có sự hướng dẫn cụ thể về bồi thường tổn thất tinh thần. Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để quy thành tiền áp dụng cho mọi trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tùy vào từng trường hợp cụ thể nhằm mục đích an ủi, động viên phần nào đó tạo điều kiện để có thể khắc phục khó khăn, làm dịu đi nỗi đau cho chính người bị oan hay cho những người thân thích của họ. Khi xem xét tổn thất về tinh thần phải xem xét đến mức độ tổn hại đến đời sống của người bị oan, mức độ, thời gian bị oan ức, tính chất dữ dội của sự đau đớn, thiệt hại, sự thương tổn về mặt tinh thần, sự mất mát hao tổn uy tín, danh dự, nhân phẩm, mức độ lỗi của người bị oan… 1.2.2. Sự độc lập của các loại thiệt hại Thiệt hại về tinh thần là thiệt hại không mang tính tài sản, không thể cân, đo, đong, đếm được, không thể tính được giá trị thành tiền. Bởi vậy không thể nêu ra nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại về tinh thần như đối với thiệt hại về vật chất được. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tinh thần tạo thành một yêu cầu độc lập bên cạnh yêu cầu đòi bồi thường các thiệt hại về vật chất. Có những trường hợp, kết hợp bồi thường cả hai loại thiệt hại đó, nhưng có những trường hợp không có bồi thường thiệt hại về vật chất mà chỉ có bồi thường thiệt hại về tinh thần. 1.2.3. Xác định thiệt hại Việc xác định thiệt hại theo những quy định tại các điều từ 608 đến 612 Bộ luật Dân sự cùng các quy định khác của pháp luật có liên quan đến việc xác định thiệt hại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại phải xác định được trên cơ sở khách quan, do vậy khi xác định thiệt hại phải đặt thiệt hại đó trong mối liên hệ về mặt không gian thời gian của thiệt hại. Việc xác định đúng thiệt hại là việc quan trọng cần thiết trong việc xác định trách nhiệm bồi thường phạm vi bồi thường của người gây thiệt hại. 1.2.4. Mức bồi thường Việc xét mức bồi thường thiệt hại như thế nào cũng là một vấn đề cần bàn đến, đó là khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì các đương sự có quyền làm đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường. Thông thường những khoản mà đương sự đưa ra đề nghị được thay đổi là thu nhập bị mất, thu nhập bị giảm sút, tiền cấp dưỡng. Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến các quy định về bồi thường trong pháp luật của các quốc gia vì nó liên quan đến "túi tiền" của Nhà nước (ngân sách) có mối liên hệ chặt chẽ với tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của hành vi gây thiệt hại. 1.2.5. Xác định thiệt hại mức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước Nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định chỉ bồi thường cho những thiệt hại thực tế xảy ra chứ không bồi thường cho những thiệt hại gián tiếp hay thiệt hại suy diễn. Luật Bồi thường nhà nước của Nhật Bản không quy định cụ thể về việc xác định thiệt hại, nhưng thực tiễn thi hành đạo luật này cho thấy, việc xác định thiệt hại được tiến hành trên cơ sở áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự quyền xác định thiệt hại cũng như mức bồi thường thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án khi giải quyết từng yêu cầu bồi thường cụ thể tại Tòa án. Nguyên tắc bồi thường ở Nhật Bản là bồi thường toàn bộ những thiệt hại đã được Tòa án xác định. Luật Bồi thường liên bang Hoa Kỳ cũng quy định chỉ bồi thường cho những thiệt hại thực tế. Luật Bồi thường nhà nước của Trung Quốc thì quy định rất cụ thể về việc xác định thiệt hại mức bồi thường, ví dụ: trường hợp công dân bị xâm phạm quyền tự do thân thể thì có mức bồi thường xác định; trường hợp bị xâm phạm sức khỏe thì những thiệt hại như chi phí bệnh viện, chi phí phục hồi sức khỏe cũng là một loại thiệt hại được bồi thường.v.v Luật về Thủ tục Trách nhiệm nhà nước của Canada không quy định cụ thể loại thiệt hại nào được bồi thường vì vậy, về nguyên tắc, được hiểu là pháp luật Canada không có một giới hạn nào về thiệt hại mức bồi thường. 1.2.6. Mối quan hệ giữa xác định thiệt hại mức bồi thường Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung trong bồi thường thiệt hại nhà nước cho người bị oan sai nói riêng thì hai vấn đề xác định thiệt hại mức bồi thường khi nghiên cứu cũng như trong áp dụng thực tiễn giải quyết các vụ việc cụ thể, chúng ta không thể tách biệt hai vấn để này. Bởi vì việc xác định thiệt hại là tiền đề xác định mức bồi thường cho người bị thiệt hại. 1.3. Khái niệm "oan", "sai" "người bị thiệt hại" Trong tố tụng hình sự, một người được coi là bị oan khi bản thân họ là người vô tội nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng, bằng các quyết định tố tụng đặc trưng của mình khẳng định họ là người có tội, thực hiện các hành vi tố tụng, thậm chí áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hoặc hình phạt đối với họ do đó gây thiệt hại cho họ về mặt vật chất, thể chất hoặc tinh thần hay đồng thời cả ba loại thiệt hại đó ở mức độ nhất định. Ngoài ra, "oan" còn được hiểu là trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng sai tội danh, sai khung hình phạt dẫn đến quyết định mức hình phạt nặng hơn so với mức hình phạt do điều luật quy định đối với hành vi phạm tội mà bị cáo, người bị kết án đã thực hiện trong thực tế. Việc làm oan người vô tội luôn là hệ quả của các hành vi trái (sai) pháp luật; còn "sai" được hiểu với nghĩa là tính chất của hoạt động hoặc tính chất của việc giải quyết vụ án. Người bị thiệt hại, trong quan hệ dân sự về bồi thường thiệt hại nhà nước thì người bị thiệt hại là những người (tổ chức, cá nhân) bị hành vi trái pháp luật của Nhà nước (cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền) bằng những quyết định, hành vi của mình gây ra những tổn thất về mặt vật chất hay về mặt tinh thần. Cả ba khái niệm trên đều xuất phát từ một hành vi trái pháp luật nào đó của các bên chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính, thì hành án… dẫn tới làm sai, làm oan một vụ việc, một người nào đó. Từ hành vi trái pháp luật này dẫn tới những thiệt hại nhất định cho họ mà những thiệt hại này cần được khắc phục, bồi thường. Khái niệm "oan" được dùng trong quan hệ pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, khái niệm "sai" trong hình sự thường xuất phát từ việc làm oan dẫn tới giải quyết vụ án sai trái. "sai" thường được sử dụng trong tất cả các quan hệ pháp luật. Còn khái niệm "người bị gây thiệt hại" là một khái niệm rộng, được sử dụng chung cho tất cả các quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội. Trong đó ngay cả quan hệ pháp luật hình sự, trong bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay cũng được sử dụng thay thế cho khái niệm "oan". Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI MỨC BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. Căn cứ xác định thiệt hại mức bồi thường Thứ nhất, đối với tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng cần căn cứ vào thời giá thị trường của vật đó tại nơi vật đó bị gây thiệt hại để xác định mức bồi thường. Thứ hai, đối với vật nuôi, cây trồng thì việc căn cứ vào không gian thời gian của thiệt hại để xác định mức thiệt hại là rất quan trọng. Vì những thiệt hại trên được xác định một cách khách quan chính xác, có cơ sở; những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế những thiệt hại chắc chắn xảy ra, xác định được. Những thiệt hại do suy đoán đều không được xem là thiệt hại. Thứ ba, việc xác định thiệt hại về nhân thân thực chất là xác định những lợi ích vật chất mà người bị thiệt hại cần được bù đắp hợp lý. 2.2. Xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự 2.2.1. Xác định thiệt hại mức bồi thường cho người bị oan do tổn thất về tinh thần Trong quy định về thiệt hại do tổn thất về tinh thần của Nghị quyết 388, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 (Điều 47) các văn bản hướng dẫn thi hành thì người bị thiệt hại nói chung người bị oan nói riêng về thiệt hại do tổn thất về tinh thần được phân chia làm các trường hợp khác nhau trên cơ sở xác định các thiệt haị khác nhau như: thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm; Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết; Thiệt hại do tổn hại về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. 2.2.2. Xác định thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị oan chết Đối với người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thì việc xác định thiệt hại về vật chất do người bị oan chết căn cứ vào Nghị quyết 388, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 (Điều 48), các văn bản hướng dẫn thi hành thì bao gồm các chi phí sau: - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị oan trước khi chết. - Chi phí hợp lý cho việc mai táng - Tiền cấp dưỡng cho những ngườingười bị oan có nghĩa vụ cấp dưỡng 2.2.3. Xác định thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị oan tổn hại về sức khỏe Điều 609 Bộ Luật dân sự cũng như Nghị quyết 388 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước thì thiệt hại về vật chất do tổn hại về sức khỏe được phân chia thành nhiều nhóm thiệt hại khác nhau gồm: - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại (người bị oan). - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút - Chi phí hợp lý phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại (bị oan) trong thời gian điều trị. 2.2.4. Xác định thiệt hại trong trường hợp tài sản bị xâm phạm Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 (Điều 608), Nghị quyết 388 (Điều 8), Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước năm 2009 (Điều 49), nhìn chung, có sự giống nhau cơ bản về vấn đề xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Tài sản bị mất, bị phát mại là những tài sản đã không tìm thấy hoặc đã thuộc quyền sở hữu của người khác. Trong trường hợp này căn cứ để xác định thiệt hại cho tài sản là giá tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp tài sản bị hư hỏng là trường hợp tài sản đã bị mất đi một phần hoặc bị biến dạng, tài sản đó không còn nguyên vẹn như ban đầu nếu không sửa chữa, tôn tạo thì sẽ không còn nguyên tính năng sử dụng. Nên bắt buộc phải sửa chữa khôi phục lại tình trạng ban đầu. Vậy việc xác định thiệt hại trong trường hợp này cần lưu ý tới những vấn đề sau: nếu tài sản vẫn còn sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí có liên quan cho việc sửa chữa, khôi phục tài sản theo giá thị trường về việc sửa chữa, khôi phục tại thời điểm giải quyết bồi thường. Nếu tài sản hư hỏng đến mức không thể sửa chữa, khôi phục được thì thiệt hại được xác định theo quy định về tài sản bị mất hoặc bị phát mại. Trường hợp thiệt hại phát sinh do không khai thác sử dụng tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với tài sản trên thị trường có cho thuê thì thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp trên thị trường tài sản không có cho thuê thì thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm xảy ra thiệt hại. Trường hợp tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường. Đối với các trường hợp tài sản là các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ. Đặc biệt đối với các khoản tiền vay có lãi không có lãi thì đều phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi hợp pháp tại thời điểm giải quyết bồi thường. Đây là một quy định rất công bằng, khách quan nhằm bảo vệ mọi lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại, đảm bảo tối đa nguyên tắc bồi thường công khai, kịp thời, đúng pháp luật đảm bảo nguyên tắc chung của Luật dân sựthiệt hại được bồi thường toàn bộ, kịp thời. 2.2.5. Trả lại tài sản Theo Điều 8 Nghị quyết 388, việc trả tại tài sản được quy định chung với trường hợp xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Còn theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước thì việc trả lại tài sản được quy định riêng trong Điều 50 như sau: "Tài sản bị thu giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ". Tính kịp thời, ngay lập tức cho việc khắc phục hậu quả cho người bị gây thiệt hại được thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên quy định pháp luật vẫn chỉ là quy định trên sách vở, còn đối với các vụ án kiện bồi thường về tài sản thì việc trả lại những tài sản có giá trị lớn vô cùng khó khăn không thể giải quyết một cách triệt để. 2.2.6. Xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bi oan Đối với người bị oan thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút căn cứ vào quy định tại Điều 46 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước gồm: - Trường hợp người bị oan có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất. - Trường hợp người bị oan có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm bị oan xảy ra. - Cá nhân có thu nhập không ổn định không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường. 2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại cho người bị oan 2.3.1. Nguyên tắc bồi thường kịp thời, công khai, đúng pháp luật Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước là buộc người gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi ích của người bị thiệt hại. Khoản 1 Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước quy định: "Kịp thời, công khai, đúng pháp luật". Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì bồi thường "kịp thời" là không chậm trễ, có thể người gây thiệt hại phải bồi thường ngay mà không cần chờ quyết định của Tòa án. Ngành Tòa án cũng nên áp dụng triệt để nguyên tắc này khi giải quyết các vụ việc liên quan đến bồi thường oan sai nhằm bảo vệ quyền lợi ích pháp của người bị thiệt hại một cách nhanh nhất đồng thời ngăn chặn sự dây dưa, chây ỳ không chịu bồi thường của người gây thiệt hại. Nguyên tắc công khai thể hiện sự bình đẳng dân chủ trong việc giải quyết bồi thường. Công khai về cơ quan gây thiệt hại, người trực tiếp gây thiệt hại trong tố tụng hình sự, ai là người được hưởng tiền bồi thường. Khoản tiền bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Phương thức

Ngày đăng: 10/09/2013, 11:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan