Bao cao tong ket.

87 157 0
Bao cao tong ket.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008-2009 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 2009-2010 Th¸i B×nh, ngày 24/7/2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ___________ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008-2009 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 2009-2010 Năm học 2008-2009 diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội của đất nước tiếp tục ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường. Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với ngành giáo dục. Cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương đã quan tâm chăm lo nhiều hơn đến các điều kiện để phát triển giáo dục. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các Bộ, Ban, Ngành có liên quan từ cấp Trung ương đến các cấp địa phương trong sự nghiệp phát triển giáo dục ngày càng có hiệu quả, đồng bộ hơn và thực chất hơn. Tuy nhiên, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới đã diễn ra phức tạp và gay gắt ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, giá cả có nhiều biến động, dịch bệnh, thiên tai, khí hậu thất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân và cũng tác động đến các hoạt động chung của toàn ngành giáo dục. Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008-2009 Năm học 2008-2009, với chủ đề "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu, phát huy những thuận lợi và khắc phục khó khăn tạo nên những bước phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học theo Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp. Kết quả cụ thể như sau : 1. Kết quả triển khai ba cuộc vận động và phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" 3 Sau 2 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đã tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức và hành động thực tiễn của cán bộ, giáo viên và học sinh. Mỗi thầy giáo, cô giáo tự lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Quy định đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được phổ biến tới từng giáo viên; Các vi phạm về đạo đức nhà giáo giảm so với năm học trước. Nhiều tấm gương tận tụy vì học sinh thân yêu, cống hiến vì sự nghiệp đổi mới của ngành được biểu dương kịp thời. Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" qua ba năm thực hiện, đã đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả cụ thể, có tác dụng thúc đẩy giáo dục phát triển. Môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường tiếp tục được xác lập. Chất lượng giáo dục cơ bản từng bước được nâng lên. Tình trạng học sinh yếu kém đã được quan tâm khắc phục, học sinh bỏ học giảm 41% so với năm học trước. Số lượng học sinh bỏ học cuối học kỳ I năm học 2008-2009 là 86.269 em, chiếm tỷ lệ 0,56% số học sinh phổ thông, giảm 41% so với cùng kỳ năm học 2007-2008 (147.005 em, tỷ lệ 0,94%). Đặc biệt vùng đồng bằng Sông Cửu Long tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học giảm mạnh từ 1,63% học kỳ I năm học 2007-2008 xuống còn 0,88% học kỳ I năm học vừa qua [Phụ lục 1, biểu 2] Từ năm học 2008-2009, toàn ngành triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả và giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt giáo dục đạo đức và nhân cách. 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức ký kết Kế hoạch liên ngành với 4 Bộ, ngành: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam. Ở các địa phương cùng với 5 ngành còn có thêm nhiều ban ngành, đoàn thể khác tham gia phong trào thi đua này, tạo nên cơ chế chính trị - xã hội để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh, huy động phong phú nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của toàn xã hội khi triển khai phong trào, phát huy vị trí hết sức quan trọng của gia đình trong việc tạo điều kiện học tập và giáo dục nhân cách học sinh. Phong trào đã hướng tới yêu cầu “3 đủ” đối với mỗi học sinh: “đủ ăn, đủ sách vở, đủ quần áo”, đạt yêu cầu “1 có”: “có chỗ học tập ổn định, thuận tiện” và yêu cầu “3 biết”: “biết các chính sách của Nhà nước hỗ trợ việc học tập của con em các gia đình thuộc các vùng miền khác nhau, có hoàn cảnh gia đình khác nhau, trong đó có chính sách khuyến khích học nghề đối với con em nông dân; biết nhu cầu lao động và việc làm ở địa phương và vùng lân cận để từ đó quyết định việc học nghề, học đại học, cao đẳng, trung cấp một cách hợp lý; biết chọn các cơ sở học tập và đào tạo phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình”. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ngành GDĐT và Đoàn TNCS HCM đã chọn ngày “Di sản Văn hoá Việt Nam” 23/11 hàng năm là Ngày về nguồn để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động của Đoàn TN, Đội TNTP trong các trường. Đã tổ chức ngày 23/11 năm 2008 là Ngày hội Di sản Văn hoá Huế tại Hà Nội. Bộ GD-ĐT nhận hỗ trợ chăm sóc 5 di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu cấp quốc gia. Sau 1 năm thực hiện, 100% tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo và có văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào thi đua đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, đã có 37.011 trường (tỷ lệ 95%) đăng ký tham gia, trong đó có 5.440 trường được chỉ đạo điểm (chiếm 15% tổng số trường); 13.060 công trình, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng (trong đó có 1.357 di tích cấp quốc gia, 2.434 di tích văn hóa cấp tỉnh) và hơn 5.895 đền thờ, nghĩa trang liệt sỹ, 3.374 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ và các công trình khác đã được các trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị. Các trò chơi dân gian, các bài hát, điệu múa truyền thống, dân tộc đã được đưa vào trong các hoạt động ngoại khóa của các trường. Các tỉnh, thành đã có nhiều sáng tạo trong tổ chức phong trào thi đua, như Hậu Giang tổ chức “Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12”, các tỉnh Tây Nguyên và Trung Bộ tổ chức hội thi các bài hát dân gian… 2. Kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục và đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trong các cấp học 5 a) Kết quả công tác phổ cập giáo dục (PCGD): Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X về công tác PCGD, năm học vừa qua, đã có 6 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Lạng Sơn, An Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Sơn La, nâng số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi lên 47/63 tỉnh (đạt 74,6 %). Các địa phương đã điều chỉnh kế hoạch, kiện toàn Ban Chỉ đạo, khắc phục khó khăn để thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục THCS đúng tiến độ. Từ đầu năm học 2008-2009 đến nay, đã kiểm tra, công nhận 13 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS: Sơn La, An Giang, Trà Vinh, Bình Thuận, Kiên Giang, Lâm Đồng, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Phú Yên và Cà Mau . Tính đến ngày 30/6/2009, số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS: 55/63 (tỉ lệ 87,3%). Hầu hết các tỉnh chưa đạt chuẩn là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chất lượng công tác phổ cập THCS chưa cao, nguy cơ tái mù chữ và mất chuẩn vẫn còn tiềm ẩn ở một số tỉnh. Một số địa phương xây dựng kế hoạch phổ cập GDTH đúng độ tuổi chưa sát với điều kiện thực tế, không thực hiện được đúng kế hoạch đã đề ra. b) Giáo dục mầm non (GDMN) Bộ đã tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện Quyết định 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo quyết liệt chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012 và phân bổ nguồn vốn chương trình mục tiêu cho giáo dục mầm non. Chương trình GDMN mới được mở rộng thêm ở 25.835 nhóm lớp, tăng 19.765 nhóm lớp so với năm học trước. Các vùng khó khăn đã tập trung điều kiện để phát triển GDMN, tăng nhanh số trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường và làm quen tiếng Việt. Hiện đã có 6.722 lớp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số. Bộ đã mở 20 lớp bồi dưỡng CBQL và giáo viên cốt cán; kiểm tra đánh giá toàn diện 6 tỉnh và tham gia thanh tra, kiểm tra chuyên đề, dự các hoạt động của 26 tỉnh, thành. Năm học này đã tổ chức 77 hội thi cấp tỉnh tại các địa phương, có 3.370.465 cha mẹ được phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học. Đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non tương đối ổn định và từng bước nâng cao chất lượng. Nhiều tỉnh hỗ trợ cho giáo viên theo trình độ đào tạo. Các tỉnh: Hà Nội, TP HCM, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Bắc Giang, Đak Lak, Tuyên Quang, Yên Bái, . có nhiều văn bản mới về chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập. 6 c) Giáo dục phổ thông (GDPT) Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội (Khóa X) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đến năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành triển khai chương trình và sách giáo khoa mới. Tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán dạy CT-SGK 12; tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng – an ninh các lớp THPT; các Sở đã tiếp tục triển khai tập huấn dạy cho giáo viên dạy lớp 12 ở địa phương. Sau 3 năm triển khai chương trình trung học phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, từ kết quả đánh giá chương trình, sách giáo khoa, Bộ đã chỉ đạo điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, xem xét, điều chỉnh kế hoạch giáo dục của các môn học, cấp học theo hướng bố trí kế hoạch thời gian mỗi năm phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên ở một bộ phận giáo viên việc chuyển biến đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, đặc biệt là ở các vùng khó khăn. Về giáo dục tiểu học: triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt và xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết tiếng Việt. Hoàn thiện bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. Chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học vùng khó, vùng dân tộc thiểu số, vùng có nhiều học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng trường công lập, mở trường tư thục có chất lư- ợng cao đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục giữa các vùng miền chưa đồng đều. Còn sự chênh lệch khá cao về kết quả học tập của học sinh tiểu học giữa các tỉnh, các vùng miền khác nhau [Phụ lục 1, biểu 3]. Về giáo dục trung học, năm học 2008-2009, Bộ đã chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn và hướng dẫn giảng dạy các nội dung về giáo dục địa phương; đi sâu đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; thí điểm tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân. Thực hiện tích hợp một số nội dung của các hoạt động giáo dục như hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục công dân vào một số môn học cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo, tăng cường năng lực tự học tập của học sinh; đổi mới hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, phối hợp nhiều hình thức trong kiểm tra, thi; thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực đúng quy chế [Phụ lục 1, biểu 4, biểu 5]. 7 Năm học này, Bộ cũng chỉ đạo đánh giá sâu hiệu quả dạy học môn Thủ công - Mỹ thuật ở Tiểu học và môn Giáo dục công dân ở THCS và THPT để chuẩn bị cho những điều chỉnh cần thiết phù hợp trong các năm học sau. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 12 làm căn cứ cho các địa phương tổ chức mua sắm sử dụng thiết bị dạy học. Đã phát hành sách giáo khoa môn giáo dục Quốc phòng – An ninh cho học sinh THPT. Bộ đã chỉ đạo các trường THPT phối hợp với các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp triển khai các hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh, đảm bảo thực hiện đủ chương trình, công tác này đã dần đi vào nề nếp, ổn định. Tuy nhiên, do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên dạy nghề nên việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. d) Giáo dục thường xuyên (GDTX) Trong năm học này, công tác chỉ đạo GDTX từ Bộ đến địa phương tiếp tục được tăng cường. Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Tổ chức biên soạn, phát hành bộ Sách hướng dẫn dạy học lớp 12 GDTX cấp THPT và biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng bộ sách này; biên soạn, thẩm định tài liệu XMC và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Các Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm cho đội ngũ nhà giáo và cộng tác viên, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học viên. Trong năm học, 401 cán bộ quản lý (tỷ lệ 26,8% tổng số CBQL) ở các trung tâm GDTX được tham gia các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý . Nội dung các chương trình, tài liệu phục vụ cho GDTX ngày càng phong phú, nhất là đối với chương trình đáp ứng nhu cầu người học trong các lĩnh vực nông-lâm-ngư; công nghệ thông tin - truyền thông; chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và hoạt động dịch vụ, thiết thực phục vụ phát triển kinh tế xã hội; công tác tuyên truyền, phương pháp dạy và học được đổi mới. Hình thức tổ chức học tập ngày càng linh hoạt và hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng người học, thu hút được ngày càng đông các đối tượng vào học, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhiều đối tượng có hoàn cảnh khác nhau. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm học 2008-2009, nhiều địa phương đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập cộng đồng”, đã chú trọng hơn đến việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các trung tâm GDTX và trung tâm học tập cộng đồng. 8 Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với UNESCO, UNICEF đã tổ chức thành công sự kiện "Ngày hội đọc" hưởng ứng "Tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục" năm 2009 với chủ đề "Xoá mù chữ cho thanh niên, người lớn và học tập suốt đời". Đây là dịp tốt để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các cấp quản lý giáo dục về việc cùng chung sức chăm lo để mọi người đều biết chữ và được học tập suốt đời. e) Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) Năm học 2008-2009, tiếp tục thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo TCCN đã chú trọng nâng cao chất lượng, đặc biệt là nâng cao kỹ năng thực hành, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Đã tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo của 4 ngành trọng điểm là cơ khí, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch và 2 môn chung là Anh văn và Tin học tại các trường TCCN ở các tỉnh và thành phố. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý TCCN tăng cả về số lượng và trình độ. Trong năm học 2008-2009 hầu hết các sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi TCCN cấp tỉnh, chuẩn bị tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi TCCN toàn quốc vào tháng 8 năm 2009. Công tác biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu được đẩy mạnh. Căn cứ vào các chương trình khung TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các Bộ, ngành khác đã ban hành, các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường TCCN tích cực, chủ động xây dựng và biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu phù hợp với yêu cầu của môn học. Các trường TCCN đã chủ động lựa chọn hình thức tuyển sinh, tiêu chí xét tuyển, kết quả tuyển sinh và triệu tập học sinh trúng tuyển. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế và chế độ, chính sách trong các cấp quản lý giáo dục chuyên nghiệp, các trường TCCN và các cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN thực hiện nghiêm túc. Hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo TCCN đã được quan tâm chỉ đạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với các cơ sở giáo dục tiên tiến của nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ Thông tin, Du lịch. TP Hồ Chí Minh đi đầu trong khai thác nguồn lực quốc tế để đào tạo TCCN. f) Giáo dục toàn diện 9 Bộ đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Giáo dục và đào tạo, các trường TCCN tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mở các đợt cao điểm phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm, tăng cường giáo dục an toàn giao thông, phòng chống các loại dịch bệnh (cúm A/H1N, tai nạn đuối nước, vệ sinh nước sạch),…đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ về công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đều quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội. Tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Nhiều địa phương đã tổ chức hội thi khéo tay kỹ thuật, thi thực hành thí nghiệm cho học sinh đạt kết quả tốt. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thi giải toán trên máy tính bỏ túi 4 môn: Toán, Vật lí, Hóa học và Sinh học. Phối hợp với Công ty cổ phần FPT tổ chức kỳ thi cấp quốc gia về Giải toán qua Internet nhằm tăng cường kỹ năng giải toán và ứng dụng CNTT cho học sinh tiểu học và THCS. Có 35 Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham gia, kết quả: có 467 học sinh đạt giải, trong đó có 63 huy chương vàng, 126 huy chương bạc, 222 huy chương đồng và 57 bằng danh dự. Về tập thể có 26 giải, trong đó 07 cúp vàng, 14 cúp bạc và 05 cúp đồng. Chỉ đạo tổ chức thành công Hội khoẻ Phù đổng toàn quốc lần thứ VII năm 2008 từ cấp khu vực cho đến chung kết toàn quốc. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Đã tổ chức xây dựng, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nhằm điều chỉnh các hoạt động về giáo dục. [Phụ lục 2] Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”đã tạo cơ chế và môi trường mới để đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nhất là đạo đức, nhân cách học sinh. Thông qua các hoạt động, học sinh tự tham gia xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; rèn luyện kỹ năng sống; đưa âm nhạc, văn hóa truyền thống và trò chơi dân gian vào nhà trường; chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử và văn hóa. Hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu được chú trọng phát triển. Hiện nay, toàn quốc có 74 trường THPT chuyên, với tổng số học sinh chuyên là 47.000, chiếm tỷ lệ 1,54% trong tổng số học sinh THPT. Cơ sở vật chất ở một số trường THPT chuyên đã được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại 10 hóa như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng trị, Bình Phước, Vĩnh Long, An Giang, Hà Nội. Chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT. Kết quả: Có 1.898 thí sinh đoạt giải, chiếm 49,5 % tổng số thí sinh dự thi, trong đó có 43 giải nhất. Các đơn vị có tỉ lệ thí sinh dự thi đoạt giải cao là Nam Định (96,34%); Đà Nẵng (95,58 %); Đại học Quốc Gia Hà Nội 86,76%. Các đơn vị có nhiều thí sinh đoạt giải nhất là: Hà Nội (7 giải), Đà Nẵng (5 giải), Đại học Quốc gia Hà Nội (5 giải), Vĩnh Phúc (5 giải). Đã chọn được 8 học sinh vào Đội tuyển dự thi Olympic Vật lý Châu Á năm 2009 và 159 học sinh (thuộc 35 đơn vị) được tham dự Kỳ thi chọn học sinh vào các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2009. Đội tuyển Olympic quốc tế môn toán đạt 6/6 giải (2 Huy chương Vàng, 2 Bạc, 2 Đồng). Đội tuyển Olympic quốc tế môn Vật lý đạt 5/5 giải (5 Bạc). Đội tuyển quốc tế môn Sinh học đạt 4/4 giải (1 Bạc, 3 Đồng). g) Ưu tiên phát triển giáo dục dân tộc và quan tâm giáo dục khuyết tật Các địa phương đã tích cực triển khai nội dung chuẩn bị tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học. Đã lựa chọn phương án thích hợp như: chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo 5 tuổi; 6 tỉnh Lào Cai, Sơn La, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, Kon Tum đã bước đầu thử nghiệm dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc theo tài liệu của Trung tâm Công nghệ giáo dục. Các tỉnh thuộc dự án Giáo dục bạn hữu trẻ em (Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh) đã bước đầu triển khai thực hành giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ. Năm học 2008 - 2009 có 7 thứ tiếng dân tộc được dạy trong trường phổ thông, gồm: Chăm, Khmer, Bahnar, Êđê, Jrai, Hmông, Hoa. Việc dạy học tiếng dân tộc được thực hiện tại 18 tỉnh và thành phố. Năm học 2008-2009, có 285 trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) bao gồm: 7 trường Trung ương, 47 trường tỉnh, 231 trường huyện và cụm xã với khoảng 84.000 HS. Có 04 trường PTDTNT được thành lập mới và đã đi vào hoạt động. Các Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyển sinh, thực hiện các chế độ chính sách và chỉ đạo tổ chức các hoạt động, nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về phương pháp dạy học phù hợp với học sinh dân tộc, về công tác quản lý nội trú . Một số địa phương đã duy trì tốt giao ban Hiệu trưởng các trường PTDTNT trong tỉnh (Thanh Hóa, Quảng Nam .). Chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường PTDTNT ngày càng được cải thiện. Năm học 2008-2009 tỷ lệ học sinh 11 [...]... nghiệp trong toàn quốc đạt 83,8% (cao hơn tỷ lệ đỗ lần 1 của năm 2008 là 7,8% và thấp hơn tỷ lệ đỗ cả 2 lần của 13 năm 2008 là 2,8 %) Khu vực có tỷ lệ đỗ cao là đồng bằng Bắc bộ và các thành phố trực thuộc trung ương; các tỉnh miền núi có tỷ lệ đỗ thấp hơn + Giáo dục thường xuyên: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong toàn quốc đạt 39,6% (thấp hơn cùng kì năm 2008 là 2,8% và cao hơn cùng kì năm 2007 là 13,17%)... đào tạo ngoài công lập và có đầu tư nước ngoài 2.14 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác pháp chế Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục Nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Kiện toàn, củng cố và phát triển tổ chức pháp chế ngành từ Bộ đến địa phương; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác pháp chế; tuyên truyền, phổ biến giáo... có chuyển biến đột phá Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã đạt được kết quả cao trong năm đầu triển khai, tạo tiền đề quan trọng và tin cậy cho việc hình thành cơ chế toàn hệ thống chính trị và các lực lượng chăm lo cho sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành đạo đức và nhân cách cho học sinh Giáo dục mầm non, giáo dục dân tộc... học sinh tích cực" qua năm học đầu tiên triển khai đã đạt kết quả cao; ứng dụng CNTT trong giáo dục đã có chuyển biến mới về chất B Năm hạn chế, yếu kém 1 Nhìn chung chất lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; đặc biệt ở các vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên... tạo; Năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục " Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: 1 Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng... bình chọn xếp thứ nhất trong danh sách các Bộ ngành có mức độ cao về sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức lễ khởi công kết nối mạng giáo dục Viettel tài trợ miễn phí việc kết nối Internet băng thông rộng, thiết bị kết nối và thuê bao hằng tháng tới tất cả các trường phổ thông, mẫu giáo, mầm... cao chất lượng cán bộ làm công tác pháp chế; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người học 3 Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục 3.1 Duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và chống mù chữ, phấn đấu đạt mục tiêu phổ cập giáo dục THCS đúng kế hoạch vào cuối năm 2010 3.2 Triển khai chủ động, sáng tạo sự phối hợp giữa... kiệm và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục Xây dựng danh mục các đề tài nghiên cứu về khoa học giáo dục của Bộ GDĐT và các tỉnh Tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh, sinh viên 3.8 Nâng cao năng lực các phòng khảo thí và quản lý chất lượng ở các Sở GDĐT Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn về công tác đánh giá và kiểm... phương pháp đào tạo giáo viên ở các trường, khoa sư phạm Đầu tư nâng cấp các trường, các khoa sư phạm Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường và khoa sư phạm, đặc biệt là đào tạo giáo viên trình độ tiến sĩ, thạc sĩ Phân công các đại học sư phạm hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục tại một số tỉnh, thành phố đặc trưng để qua đó thực hiện các đổi mới phương pháp... ngành giáo dục và của xã hội 5.2 Khắc phục kiên quyết việc thiếu giáo viên tại các tỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được tuyển dụng Tất cả các Sở GDĐT cần xác định nhu cầu giáo viên các cấp học, các môn học giai đoạn 2009 – 2015, lập kế hoạch đào tạo giáo viên theo nhu cầu của tỉnh, đặt hàng các đại học, cao đẳng sư phạm trong và ngoài tỉnh đào tạo, kết hợp các chính sách khuyến khích giáo viên

Ngày đăng: 08/09/2013, 07:10

Hình ảnh liên quan

BIỂU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN        Năm học 2008 - 2009 - Bao cao tong ket.

m.

học 2008 - 2009 Xem tại trang 61 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan