Giáo án 4- Tuần 1

26 323 0
Giáo án 4- Tuần 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường tiểu học Vĩnh Kim TUẦN 1 Thứ ba ngày 19 tháng 8 năm 2008 Tập đọc DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tô Hoài) I.Mục đích yêu cầu 1. Đọc lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật( Dế Mèn, Nhà Trò) 2. Hiểu các từ ngữ trong bài Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. II. Đồ dùng D- H. - Tranh trong SGK, truyện : Dế Mèn phiêu lưu kí. III. Các hoạt động D- H chủ yếu. A. Mở đầu : - T: Giới thiệu 5 chủ điểm trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 - học kì I. - H: Đọc tên 5 chủ điểm. - T: Giới thiệu sơ qua về nội dung từng chủ điểm. B. Bài mới 1/ Giới thiệu chủ điểm mới và bài học - H: Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. - T: Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân. Giới thiệu tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí và bài đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2/ Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc . - T: Chia đoạn bài đọc: 4 đoạn + Đoạn 1: Hai dòng đầu + Đoạn 2: Chị Nhà Trò .vẫn khóc +Đoạn 3:Nức nở mãi . an thịt em + Đoạn 4:Phần còn lại - HS: Nối tiếp mỗi lượt 4 em đọc bài, lặp lại nhiều lần. T kết hợp hướng dẫn H: + Luyện đọc các từ khó:chùn chùn, chăng tơ, tỉ tê. + Tìm hiểu giọng đọc của Dế Mèn( giọng to mạnh mẽ), của Nhà Trò( giọng kể lể, yếu ớt đáng thương). Tìm hiểu giọng đọc toàn bài. + Chú giải các từ khó ở sgk. - H luyện đọc theo nhóm 2 - H: 1 em đọc toàn bài - T: Đọc diễn cảm toàn bài. Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim b. c. Tìm hiểu bài : - HS: Đọc thầm đoạn 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?( Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội. - HS: Đọc thầm đoạn 2 và trao đổi theo cặp : Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt - HS: 1em đọc to đoạn 3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiệp, đe doạ như thế nào? - HS: Đọc thầm đoạn còn lại, trao đổi theo cặp: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. ( Lời của Mèn: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Hành động của Dế Mèn: Phản ứng mạnh mẽ: xoè cả hai càng ra. - HS: Đọc lướt toàn bài: Nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? c.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS: 4em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.1 em nhắc lại giọng đọc toàn bài, giọng đọc các nhân vât. - T: Đính bảng đoạn từ: Năm trước ăn hiếp kẻ yếu. - HS: Tìm hiểu cách dọc diễn cảm đoạn văn. - T: Đọc mẫu đoạn văn. - HS: Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS: Thi đoc diễn cảm trước lớp. - Lớp và T cùng bình chọn bạn đọc tốt nhất. 3. Củng cố dặn dò: T: Bài văn nói về điều gì?( Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.) Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( Tiếp theo) -----------------------------------o0o-------------------------------------- Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về;’ - Cách đọc, viết các số đến 100 000 - Phân tích cấu tạo số C. Các hoạt động D- H chủ yếu : 1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng - T: Viết số: 83 251. - HS: Vài em đọc số, phân tích cấu tạo số đó. Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim T: Yêu cầu HS thực hịe tương tự với các trường hợp:83 001, 80 201,80 001. - HS: Nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề - HS: Nối tiếp một số em nêu: Các số tròn chục. Các số tròn trăm Các số tròn nghìn Các số tròn chục nghìn 2. Luyện tập: *Bài 1: HS: Nêu yêu cầu bài tập a.- HS: Suy nghĩ ,tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này - Sợ làm phần còn lại vào vở. b. HS: Tự tìm ra qui luật viết các số và viết tiếp vào dãy số:36 000; 37 000 ; .; ; .;41 000; .; * Bài 2: HS tự quan sát mẫu, tự làm bài vào bảng ở SGK, nối tiếp một số em nêu kết quả * Bài 3: HS: Nêu yêu cầu bài tập. - T: Cùng HS làm mẫu ý 1: 8723 = 8000 + 700 + 20 +3 - HS: Tương tự làm phần còn lại vào vở. - GV: Quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng. * Bài 4: T:Vẽ hình như ở SGK lên bảng. - H: Một vài em nhắc lại cách tính chu vi hình tứ gíac, hình chữ nhật, hình vuông. - HS: Tự làm bài vào vở, 3 em làm bảng lớp. - -Lớp cùng T chữa bài, chốt kết quả đúng. - 3. Củng cố dặn dò T: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện. -----------------------------------o0o-------------------------------------- Lịch sử MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta. - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; bản đồ hành chính Việt Nam. - Một số tranh ảnh về sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III. Các hoạt động D- H chủ yếu. Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim 1. Tìm hiểu vị trí địa lí đất nước và cư dân mỗi vùng. • Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - T: Dùng bản đồ giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân mỗi vùng. - HS: Một số em chỉ bản đồ trình bày lại và chỉ vị trí địa lí tỉnh Quảng Trị. • Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm: - T: Phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc nào đó ở một vùng. - HS: Tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó - HS: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác bổ sung - T: Nhận xét và bổ sung . 2. Tìm hiểu truyền thống đất nước * Hoạt động 3: Lam việc nhóm đôi . - T: Đặt vấn đề:Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.Hãy kể một số sự kiện chứng minh điều đó. - T: Gợi ý: Các sự kiện đó có thể là: Truyền thuyết An Dương Vương, chuyện kể về các đời Vua Hùng, kể chuyện Trần Quốc Toản . - HS: Suy nghĩ, kể trong nhóm đôi và kể trước lớp - T: Khuyến khích những HS có những hiểu biết tốt. - T: Kết luận và kể thêm một số sự kiện khác. 3. Củng cố dặn dò • Hoạt động 4: Làm việc cả lớp: - T: Hướng dẫn HS cách học môn Lịch sử và Địa lí - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau. -----------------------------------o0o-------------------------------------- Đạo đức Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 1) I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng: 1. Nhận thức được: - Cần phải trung thực trong học tập - Gía trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. 2. Biết trung thực trong học tập. 3. Biết đòng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. Đồ dùng D- H Một số mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập III. Các hoạt động D- H chủ yếu 1. Hoạt động 1 : Xử lí tình huống - HS: Quan sát tranh và đọc nội dung tình huống. - HS: Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim - T: Tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính: a.Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. b. Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c. Nhậnlỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau - T: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? - HS: Thảo luận vì sao em chọn cách giải quyết đó. - HS: Các nhóm lần lượt trả lời. - Lớp trao đổi về mặt tích cực, hạn chế của cách giải quyết của các nhóm. -T : Chốt lại : cách giải quyết c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. - HS: 3 em nối tiếp đọc ghi nhớ ở SGK 2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân( Bài tập 1 SGK) - T: Nêu yêu cầu bài tập - HS: Làm việc các nhân - HS: Một số em nêu ý kiên, lớp cùng trao đổi nhận xét. - T: Kết luận:Cách giải quyết c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập, các việc a,b,d là thiếu trung thực trong học tập. 3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4( Bài tập 2) - T: Nêu từng ý trong bài tậpvà yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn va fđứng vào một trong ba vị trí, qui ước theo 3 thái độ: + Tán thành + Phân vân + Không tán thành - T: Yêu cầu các nhóm có cùng lựa chọn thảo luận, giải thích sự lựa chọn của mình. - Lớp và T cùng trao đổi, bổ sung - HS: 2 em đọc lại Ghi nhớ ở SGK. 4. Hoạt động tiếp nối - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập - Các nhóm chuẩn bịcho tiểu phẩm ở bài tập 5. -----------------------------------o0o-------------------------------------- Thứ tư ngày 20 tháng 8 năm 2008 Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) I. Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về: - Tính nhẩm - Tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số; nhân( chia ) các số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - So sánh các số đến 100 000 - Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê. II. Các hoạt động D- H chủ yếu 1/ Luyện tính nhẩm Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim - Trò chơi: Tính nhẩm truyền: - T: Đọc 1 phép tính: chẳng hạn:3000 + 4000, chỉ 1 HS đọc kết quả. T đọc tiếp phép tính thứ hai và chỉ định HS bên cạnh trả lời. Cứ thế đến một số em để kiểm tra khả năng tính nhẩm của các em. 2. Luyện tập : *Bài 1: HS làm miệng - HS: Đọc phép tính và nêu miệng kết quả tính * Bài 2: HS tự làm bài vào vở - T: Gọi 4 em chữa bài bảng lớp. - Tổ chocả lớp chữa bài và nhắc lại kiến thức về :cộng trừ các số có đến 5 chữ số; nhân( chia ) các số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. * Bài 3:HS nêu yêu cầu bài tập - HS: Nhắc lại cách so sánh các số có nhiều chữ số - HS: Làm bài vào vở * Bài 4: Tương tự bài 3, HS tự làm bài vào vở - T: Chấm bài một số em, nhận xét và cho HS cùng chữa bài Kết quả là: a) 56 732; 67 351; 65 371; 75 631 b) 92 678; 82 697; 79 862; 62 978 • Bài 5: T: Kẻ bảng thống kê như ở SGK lên bảng - HS: Tìm hiểu bảng thống kê. - HS: Trao đổi và làm bài vào vở, 3 em chữa bài bảng lớp VD: a) Mua 5 cái bát hết số tiền là: 2 500 x 5 = 12 500 (đồng) Mua 2 kg đường hết số tiền là: 6 400 x 2 = 12 800 ( đồng) Mua 2 kg thịt hết số tiền là: 35 000 x 2 = 70 000( đồng) b) Bác Lan đã mua hết số tiền là: 12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300( đồng) c) Bác Lan còn số tiền là: 100 000 – 95 300 = 4 700 (đồng) - HS: Rút ra nhận xét từ bảng thống kê 3. Củng cố dặn dò: - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện. ----------------------------------o0o----------------------------------- Chính tả Nghe viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục đích yêu cầu . 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2. Làm đúng các bài tập( BT) phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n)hoặc vần(an/ ang) dễ lẫn. II. Đồ dùng D- H Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim - 3 tờ phiếu ghi sẵn nội dung bài tập 2b. III. Các hoạt động D- H chủ yếu A. Mở đầu : - T: Nhắc một số điểm cần lưu ý khi học chính tả. B. Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS nghe viết - T: Đọc đoạn văn : Một hôm vẫn khóc - HS: Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai. - T: Nhắc HS cách trình bày bài chính tả. - T: Đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (cụm từ) đọc 2 lượt cho HS viết. - T: Chọn chấm 7- 10 bài. TRong khi đó HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả. - T: Nhận xét chung về bài viết của HS, chữa lỗi phổ biến. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. • Bài 2b: HS 2 em nêu yêu cầu bài tập. - HS: Làm bài các nhân vào vở - T: Dán 3 tờ phiếu và mời 3 HS lên bảng làm. - Lớp cùng T nhận xét, chốt lại lời giải đúng: +Mấy chú ngan con dàn hàng ngang + Lá bàng đag đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. * Bài tập 3a: HS đọc nội dung bài tập3b -HS làm bài vào bảng con: Ghi tên lời giải - HS giơ bảng con, một số em đọc lại câu đó và lời giải - T: Nhận xét nhanh, khen ngợi những em giải đố nhanh, viết đúng chính tả. 4. Củng cố dặn dò: T: Nhận xét giờ học, nhắc những HS viết sai , ghi nhớ để không viết sai chính tả. ----------------------------------o0o----------------------------------- Khoa học CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình - Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống. II. Đồ dùng D- H : - Hình trang 4,5 SGK. Phiếu học tập cho 5 nhóm III. Các hoạt động D- H. Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim 1. Hoạt động 1 : Động não B1:T: Kể ra những thứ em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình - HS: Mỗi em nêu 1 ý, T ghi nhanh các ý kiến đó lên bảng. B2: T: Tóm tắt những ý kiến HS đã nêu và kết luận: + Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại . + Điều kiện tinh thần, văn hoá xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi giải trí . 2. Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK -B1: T phát phiếu học tập cho các nhóm 4 -HS: Làm việc nhóm 4 theo yêu cầu của phiếu -B2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập, nhóm khác nhận xét và bổ sung. -B3: HS dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, thảo luận cả lớp 2 câu hỏi: +Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? + Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần những gì? - T: Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận. 3. Hoạt động 3:Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” -B1: T chia lớp thành 5 nhóm 4, mỗi nhóm được phát 20 tấm phiếu , mỗi tấm ghi một thứ con người cần có để duy trì sự sống. - B2: Hướng dẫn cách chơi và chơi - HS: Mỗi nhóm tự bàn bạc, chọn ra 10 trong 20 thứ đó để mang đến hành tinh khác Tiếp theo mỗi nhóm lại phảim chon ra 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo. - B3: Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác và giải thích tại sai lại lựa chọn như vậy. - T: Bổ sung phần giải thích của HS và kết luận bài học. 4. Hoạt động tiếp nối. - T: Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị cho bài hôm sau: Trao đổi chất ở nngười. ---------------------------------o0o------------------------------ Luyện từ và câu CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. Mục đích yêu cầu . 1. Nắm được cấu tạo cơ bản ( gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. 2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. II. Đồ dùng D- H . - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng, có ví dụ điển hình. - Bộ chữ cái ghép tiếng IV. Các hoạt động D- H. Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim A. Mởđầu T: Giới thiệu chương trình Luyện từ và câu lớp 4. B. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Phần nhận xét - HS : Lần lượt thực hiện các yêu cầu ở SGK: + Yêu cầu 1: Đếm số tiếnng trong câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn + Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng “ bầu”. Ghi lại cách đánh vần đó vào bảng con: bờ - âu – bâu - huyền - bầu. + Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng “bầu”: Tiếng “ bầu” gồm 3 phần: âm đầu, vần và thanh + Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét: HS: Mỗi nhóm phân tích 3 tiếng. HS: Rút ra nhận xét + T: Yêu cầu HS rút ra kết quả phân tích: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?( âm đầu, vần, thanh) +T: Tiếng nào có đầy đủ bộ phận như tiếng “ bầu”( thương, lấy, bí cùng, tuy, rằng, khác, giống,nhưng, chung, một, giàn.) + Bổ sung câu trả lời của HS và kết luận về cấu tạo của tiếng. 3. Phần Ghi nhớ: - HS: Đọc thầm phần ghi nhớ . - T: Chỉ bảng phụ : Mỗi tiếng thường gồm 3 bộ phận: âm đầu- vần – thanh. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh, có tiếng không có âm đầu. - HS: 3-4 em nhắc lại ghi nhớ SGK. 4. Phần Luyện tập • Bài tập 1 :HS nêu yêu cầu bài tập - HS: Làm bài vào vở: Mỗi bàn phân tích 2 tiếng, sau đó cac bàn cử đại diện lên bảng chữa bài tập. - Lớp cùng T nhận xét và chốt lời giải đúng: chẳng hạn: Tiếng Âm đầu Vần Thanh nhiễu điều phủ . nh đ ph . iêu iêu u . ngã huyền hỏi . • Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2 - HS: Thảo luậnnhóm 2 để giải câu đố dựa theo nội dung của từng dòng: để nguyên là sao, bớt đầu thành ao,tóm lại đó là chữ sao 5. Củng cố dặn dò: - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS học thuộc phần Ghi nhớ, HTL câu đố. Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim -------------------------------------o0o---------------------------------- Kỉ thuật VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT KHÂU, THÊU I. Mục tiêu: - HS biết được đặc điểm, cách sử dụng , bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu , thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục ý thức thựchiện an toàn lao động. II. Đồ dùng D- H Bộ đồ dùng dạy - học kỉ thuật lớp 4, một số sản phẩm may, thêu. III. Các hoạt động D- H chủ yếu 1/ Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a. Vải: - HS: Quan sát kết hợp đọc nội dung a SGK để nêu nhận xét về đặc điểm của vải. - T: Hướng dẫn HS chọn vải để khâu. b. Chỉ: - HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo h1. - T: Giới thiệu 1 số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. - HS: Quan sát h2 và nêu cấu tạo của kéo cắt vải, so sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. - T: Hướng dẫn HS cách cầm kéo. 4. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác: Thước dây, thước may, khung thêu cầm tay, khuy cài, khuy bấm, phấn may để vạch dấu. 5. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim - HS: Quan sát hình 4 két hợp quan sát mẫu kim khâu. - HS: Quan sát các hình 5a,5b,5c để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. 6. Hoạt động 5: Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ - HS: Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ theo nhóm đôi. - T: Đánh giá kết quả học tập của một số HS. 7. Hoạt động tiếp nối: - T: Nhận xét tinh thần học tập của HS, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau. --------------------------o0o------------------------------ Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008 Thể dục BÀI 1 I.Mục tiêu: - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được 1 số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng Hoàng Thị Kim Ngân [...]... 4659 – 13 00 = 7 916 – 13 00 = 6 616 b.6000 – 13 00 x 2 = 6000 – 2600 = 3400 c.(70850 – 50230) x 3 = 20 620 x3 = 61 860 e 9000 + 10 00 : 2 = 9000 + 500 = 9500 *Bài 4: Hs nêu yêu cầu bài tập: -HS: Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết - HS: Làm bài vào vở - T: Kiển tra kết quả * Bài 5: HS đọc bài toán T: Bài toán chobiết gì? Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim Bài toán hỏi... 1 bài hát đã ôn tập - Dặn HS ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị choi tiết học sau -o0o -SINH HOẠT LỚP I Mục tiêu: - Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua -Phân tổ, mạng lưới cán bộ lớp - Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo và chuẩn bi cho khai giảng năm học mới II Nội dung sinh hoạt 1 Đánh giá tình hình tuần học đầu tiên a Nề nếp: - Sĩ số: 22 em ( lớp 4 cũ ở lại 1) ... xét và chữa bài Bài giải: Số chiếc ti vi sản xuất được trong 1 ngày là: 680 : 4 = 17 0 (chiếc) Số chiếc ti vi sản xuất trong 7 ngày là: 17 0 x 7 = 11 90 (chiếc) Đáp số: 11 90 chiếc ti vi III Dặn dò: - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện -o0o Tập làm văn THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN? I.Mục đích yêu cầu 1 Hiểu nhưng đặc điểm cơbản của văn kể chuyện Phân biệt được... động D- H 1 Phần mở đầu - T: Giới thiệu nội dung giờ học: ôn tập một số bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 2 Phần hoạt động a Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát lớp 3 - Hoạt động 1: T chọn 3 bài hát cho HS ôn lại: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng - Hoạt động 2:HS hát kết h[pj 1 số hoạt động như gõ đệm, vận động a Nội dung 2: Ôn tập 1 số kí hiệu ghi nhạc - Hoạt động 1: T: ở... lên làm mẫu Sau dó 1 tổ chơi thử rồi cho cả lớp chơi thử 1- 2 lần, cuối cùng cho cả lớp chơi thi 2 lần - T:Tổng kết, biểu dương tổ thắng cuộc 3 Phần kết thúc: - HS: Các tổ nối nhau đi thành vòng tròn, thả lỏng - T cùng HS hệ thống bài - T : Nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà -o0o Tập làm văn NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I Mục đích yêu cầu 1 HS biết văn kể chuyện... giản II Đồ dùng D-H 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu bài tập 1 III.Các hoạt động D-H A Kiểm tra bài cũ: HS: 2em Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim - Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải kể chuyện ở những điểm nào? B Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2 Phần Nhận xét * Bài tập 1: HS: Nêu yêu cầu bài tập - HS: 1em nêu tên những truyện em đã được học( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ... sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người o0o Toán ÔN TẬP CÁC SỐĐẾN 10 0 000(Tiếp theo) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Luyện tính, tính giá trị của biểu thức - Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính - Luyện giải bài toán có lời văn II.Các hoạt động D- H chủ yếu * Bài 1: Tính nhẩm: - HS: Nối tiếp nêu miệng kết quả tính nhẩm * Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập - HS:... khác 2.Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện II Đồ dùng D- H - Bảng phụ (3 cái) ghi sẵn nội dung bài tập 1 - Phiếu lớn ghi sẵn các sự việc chính trong truyện Sự tích hồ Ba Bể III.Các hoạt động D- H A Mở đầu B Dạy bài mới 1 Phần nhận xét * Bài tập 1: HS: Nêu nội dung bài tập - HS: 1em giỏi kể lai chuyện Sự tích hồ Ba Bể - HS: cả lớp thực hiện 3 yêu cầu của bài : làm bài vào bảng phụ và treo vào... hướng dẫn bổ sung để HS chọnvà pha đúng màu, vẽ đúng hình, vẽ màu đều và đẹp 4 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - T: Cùng HS chọn 1 số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại - T: Khen ngợi những HS vẽ màu đúng và đẹp.Nhắc HS chuẩn bị cho bài sau o0o Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008 Thể dục BÀI 2 I Mục tiêu Hoàng Thị Kim Ngân Trường tiểu học Vĩnh Kim - Củng cố và nâng... điểm, phương tiện Sân thể dục, 1 còi, 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân cho trò chơi III Nội dung và phương pháp lên lớp 1 Phần mở đầu -T: Tập hợph lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học Nhắc lại nôi qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện - HS: Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy 2 Phần cơ bản a/ Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,đứng nghiêm, đứng nghỉ -Lần 1- 2:T điều khiển lớp tập và nhận . a. 3257 + 4659 – 13 00 = 7 916 – 13 00 = 6 616 b.6000 – 13 00 x 2 = 6000 – 2600 = 3400 c.(70850 – 50230) x 3 = 20 620 x3 = 61 860 e. 9000 + 10 00 : 2 = 9000 +. vi sản xuất được trong 1 ngày là: 680 : 4 = 17 0 (chiếc) Số chiếc ti vi sản xuất trong 7 ngày là: 17 0 x 7 = 11 90 (chiếc) Đáp số: 11 90 chiếc ti vi. III. Dặn

Ngày đăng: 08/09/2013, 07:10

Hình ảnh liên quan

-T: Nêu ví dụ, đưa ra tình huống nêu trong vídụ theo bảng - Giáo án 4- Tuần 1

u.

ví dụ, đưa ra tình huống nêu trong vídụ theo bảng Xem tại trang 17 của tài liệu.
-HS: Làm bài vào vở nháp,3 em làm bảng lớp vào phiếu khổ to - Lớp cùng T nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - Giáo án 4- Tuần 1

m.

bài vào vở nháp,3 em làm bảng lớp vào phiếu khổ to - Lớp cùng T nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan