NHỮNG CẶP TỪ SONG SONG TỒN TẠI

2 432 0
NHỮNG CẶP TỪ SONG SONG TỒN TẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG CẶP TỪ SÔNG SÔNG TỒN TẠI Theo các nhà nghiên cứu chuyên ngành tiếng Việt lịch sử, thì cách đây 1.000 năm, người Việt sử dụng tiếng Việt - Mường chung. Từ khi xuất hiện cách phát âm Hán - Việt, tiếng Việt bắt đầu tách riêng, mặc dầu trước đấy trong tiếng Việt - Mường vẫn có một bộ phận từ vựng chịu ảnh hưởng tiếng Hán khẩu ngữ và đọc theo âm thượng cổ. Trải quá trình tách tiếng Việt khỏi tiếng Việt - Mường, hệ thống âm đầu của tiếng Việt dần chuyển biến. Dựa trên cứ liệu các ngôn ngữ họ Việt - Mường, đối chiếu cách ghi chữ Nôm và liệu điền dã về phương ngữ tiếng Việt, A.Haudricaurt đã chỉ ra nhiều dấu hiệu của quá trình này. Chẳng hạn sự chuyển biến phụ âm đầu b>m mà ngày nay chúng ta vẫn còn gặp. Thí dụ: bồ hóng ---> mồ hóng; bồ côi ---> mồ côi; bồ hôi ---> mồ hôi . Dễ thấy rằng phụ âm m tỏ ra thắng thế. Vậy nhưng, một nhà thơ thế kỷ 20 là Lưu Trọng Lư (1912 - 1991) đã có hai câu được xem là tuyệt bút, nguyên văn như sau: Giật mình ta thấy bồ hôi lạnh Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi Sự chuyển hóa âm đầu (có thể kéo theo biến đổi thanh điệu hoặc không) hiện còn lưu dấu trong tiếng Việt, mà chẳng phải trường hợp nào cũng dễ dàng phân định hơn thua. Rõ ràng hiện tại, rách bướp đã nhường chỗ cho rách mướp. Nhưng bặm môi / mắm môi hoặc buồn ngủ / muốn ngủ thì vẫn song song tồn tại. G>NG Sự biến chuyển phụ âm đầu g>ng cũng vậy. Thực tế, ngước nhìn đã thay thế hẳn gước nhìn. Nhưng nhiều trường hợp vẫn tồn tại song song: ghé/nghé; gẫm/ngẫm; ghếch/nghếch . Hãy đọc lại bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống, tương truyền của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19): Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo, Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? Và sau đây là một khổ trong bài Thành phố hoa xuân, trích từ tuyển tập Đà Lạt thơ do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996: Lắng tiếng ngàn thông Tỏ tình cùng gió Nghé trông sóng hồ Say hôn bờ cỏ . Chúng ta thấy rõ: ghé=nghé. Từ này được Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 1992) giải thích bằng hai nghĩa: 1. Nghiêng đầu và đưa mắt nhìn; 2. Trông chừng, thỉnh thoảng chú ý đến. Có thể nói suy gẫm hoặc suy ngẫm; ghếch cổ hoặc nghếch cổ . Còn trường hợp ghiền/nghiện thì sao? Ngày nay, xu hướng dùng từ nghiện có vẻ chiếm ưu thế: nghiện rượu, nghiện thuốc lá, cai nghiện ma túy, nghiện ngập . Thế nhưng, diễn tả cảm giác "phê", thiên hạ lại dùng từ ghiền như đã ghiền, đỡ ghiền ., chứ chẳng ai nói đã nghiện hay đỡ nghiện . cả. Đ>D Hiện tượng xát hóa đ>d xảy ra trong quá khứ đã để lại sự tồn tại song song cả hai hình thức đối với tiếng Việt phổ thông cũng như giữa các phương ngữ tiếng Việt hiện nay. Thí dụ: đứt / dứt; đao / dao; đập / dập . Nghĩa tuy y hệt, nhưng tùy văn cảnh mà chúng ta dùng từ này hoặc từ kia. Tơ tình đã đứt thì cũng giống tơ tình đã dứt chăng? Chưa hẳn. Đứt còn có thể nối, chứ dứt thì xem như "thôi đã thôi rồi!". Nói đao kiếm cũng như dao kiếm. Song, chẳng ai nói đao mác, đao phay, đao thớt . mà phải nói dao mác, dao phay, dao thớt . Trường hợp đ thay d, tức ngược quá trình đ>d, cũng thấy xảy ra: cây da / cây đa; da thịt / đa thịt . Chỉ còn một số ít địa phương miền bắc dùng cây da, một vài làng quê miền trung dùng đa thịt. Có người đặt câu hỏi: Trong tiếng Việt phổ thông hiện đại, dùng đĩa hay dĩa thì chuẩn? Thí dụ: băng đĩa / băng dĩa; bát đĩa / chén dĩa . Xét về diện sử dụng, một nửa nước (các tỉnh phía bắc) quen dùng đĩa, một nửa nước (các tỉnh phía nam) lại xài dĩa. Xét về quá trình biến chuyển ngữ âm thì đ>d là hợp quy luật. Vậy nên chăng, xem đĩa / dĩa song song tồn tại và hình thức nào cũng đều được cộng đồng chấp nhận - tương tự hàng loạt trường hợp như nhầm / lầm; nhanh / lanh hoặc hoa / bông; lợn / heo . mà chúng tôi sẽ đề cập đầy đủ hơn vào một dịp khác. B>V Xu hướng xát hóa b>v xảy ra khá muộn, có lẽ vào cuối thế kỷ 17. Tra cứu Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, bản in năm 1898, chúng ta còn bắt gặp lắm từ chưa biến đổi: bã bọt mép (vã bọt mép), bổng (vổng), bái (vái), béo (véo) . Về từ béo, từ điển này giải thích: "Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để vào một chỗ trong người mà cặp lại". Cần lưu ý rằng từ béo hoặc bẹo với nghĩa véo hiện vẫn còn được sử dụng ở nhiều tỉnh thành như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng . Không hiếm trường hợp v không lấn nổi b. Thí dụ: phân bua / phân vua; ăn lận / ăn vận; bận áo / vận áo . Còn hầu hết trường hợp, cả hai hình thức đều song song tồn tại như bái lạy / vái lạy; cúng bái / cúng vái; bốc / vốc; băm / vằm . Thế nhưng, cũng tùy thuộc văn cảnh mà chúng tôi chọn từ để sử dụng cho thích hợp. Chẳng hạn có thể nói bốc một nắm gạo hoặc vốc một nắm thóc. Nhưng lại nói Đông y sĩ xem mạch bốc thuốc, chứ không phải vốc thuốc. Còn cô bé vốc nước đùa nghịch, chứ chẳng thể nói bốc nước đùa nghịch. Người ta thường bảo: Có bệnh thì vái tứ phương. Chứ chưa nghe ai bảo bái tứ phương bao giờ. Nguyễn Tâm . NHỮNG CẶP TỪ SÔNG SÔNG TỒN TẠI Theo các nhà nghiên cứu chuyên ngành tiếng Việt lịch sử, thì. thua. Rõ ràng hiện tại, rách bướp đã nhường chỗ cho rách mướp. Nhưng bặm môi / mắm môi hoặc buồn ngủ / muốn ngủ thì vẫn song song tồn tại. G>NG Sự biến

Ngày đăng: 07/09/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan