"THÌ" VÀ "LÀ" TRONG CÂU

1 178 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
"THÌ" VÀ "LÀ" TRONG CÂU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thì là trong câu Trong câu, THÌ LÀ được dùng với chức năng để phân giới đề thuyết. Vậy, khi nào ta chỉ có thể dùng THÌ mà không thể dùng LÀ được nhỉ ? Trong một số trường hợp sau đây, Thì được sử dụng một cách bắt buộc ( nghĩa là không thể bỏ được, tuy vậy đôi khi có thể thay bằng Là ) 1/ Khi đề thuyết có cùng một cấu trúc từ loại, do vậy mối quan hệ giữa hai phần không thể xác định. vd: a/ - Tham thì thâm b/ - Không làm thì không ăn c/ - Anh mời thì ( là ) tôi đến 2/ Khi giữa các từ ngữ đặt ở chỗ tiếp xúc với đề thuyết, có thể ngẫu nhiên hình thành một quan hệ làm sai nghĩa câu, làm cho câu trở thành vô nghĩa hoặc không thành câu nữa. vd: a/ - Trông thấy địch thì ( là ) triển khai đội hình. b/ - Muốn đi thì nhanh lên. c/ - ( Khi nào ) tàu chạy thì ( là) về d/ - Cần gì thì nói ngay. 3/ Khi đề không phải là một danh ngữ, thuyết không phải là một vị ngữ được tình thái hoá đầy đủ vd: a/ - Anh đến thì ( là ) tốt. b/ - Thế thì ( là) nguy rồi c/ - Không muốn thì thôi. d/ - Tạnh mưa thì ( là) đi. 4/ Khi đề dài phức hợp, có những chỗ có thể hiểu lầm là biên giới đề thuyết, trong khi thuyết ngắn đơn giản hơn rất nhiều. vd: a/ - Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về b/ - Nhà tôi có ba cháu, cháu lớn học luật, cháu nhì học công an còn cháu út thì học kiểm sát ( theo Lover ) 5/ Khi thuyết là một động ngữ làm trạng ngữ chỉ phương thức, nguyên nhân được nêu riêng ( nếu không có Thì, ngữ đoạn này không còn là thuyết nữa mà chỉ còn là một phần của thuyết) vd: a/ - Anh Nam thì làm việc chăm chỉ cẩn thận hết mức. b/ - Nó đi thì cứ y như con bồng ngựa nhảy trên đường ý ( híc !) c/ - Xe ấy nổ máy thì inh tai hơn cả đại liên nổ. 6/ Trong những phần thuyết thành ngữ hoá ( thuyết giả) có ý nghĩa lôgíc tình thái ở cuối câu, như : thì chết, thì khốn, thì phải. Trong câu, những ngữ đoạn này, về phương diện cấu trúc, có thể có cương vị thuyết thực sự ( 6a), nhưng cũng có thể chỉ có giá trị của một yếu tố " Ngữ khí "( 6b) vd: a/ - Nhỡ Bố biết thì chết (giời ạ, không việc gì đâu mà em lo . híc ) b/ - Hình như thấy em đi anh hài lòng lắm thì phải ( tất nhiên rồi !!) c/ - Anh làm thế máy hỏng thì ( là) bỏ mẹ . Thì và là trong câu Trong câu, THÌ và LÀ được dùng với chức năng để phân giới đề thuyết. Vậy, khi. tiếp xúc với đề và thuyết, có thể ngẫu nhiên hình thành một quan hệ làm sai nghĩa câu, làm cho câu trở thành vô nghĩa hoặc không thành câu nữa. vd: a/

Ngày đăng: 07/09/2013, 00:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan