Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường

66 711 1
Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài thuyết trình môi trường

MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia có nguồn năng lượng tự nhiên rất dồi dào Lãnh thổ Việt Nam là nước có nhiều loại tài nguyên, nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ là nguồn lực quan trọng để công nghiệp hóa đất nước với 5000 điểm mỏ, trải dài từ bắc đến nam trên lãnh thổ nước ta. Tài nguyên được tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hóa chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v .) 1. Ô nhiễm không khí, nước: Các hoạt động khai thác thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và nước.Tác động hóa học của hoạt động khai thác tới nguồn nước: Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trìnhhòa tan, rửalọccác thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên, . là những tác động hóa học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phầnhóa học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ. 2. Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Khai thác tài nguyên là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: Khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoáimôi trường.Nghiêm trọng nhất là khai tháccác vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng và vật liệu xây 1 dựng. Quá trình khai thác tác động đến tài nguyênmôi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợplý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ. Quá trình đào xới, vận chuyển làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tăng cao. Những thayđổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thủy văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thủy văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước. Như vậy: Các hoạt động khai thác tài nguyên đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh, việc sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làmảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tácđộng đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế - xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao 2 PHẦN I: THỦY ĐIỆN Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước tương đối sạch và rẻ. Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục. Từ hơn 2.000 năm trước, người Hy Lạp cổ đại đã biết khai thác sức nước bằng việc sử dụng các bánh xe guồng nước để xay gạo. Năm 1880, nhà phát minh người Mỹ Lester A. Pelton khám phá ra nguyên lý phát điện từ sức nước trong một chuyến thăm mỏ khai thác vàng gần nhà. Những người thợ mỏ đã đặt các guồng quay bằng gỗ bên dòng suối. Nước chảy làm quay trục guồng, từ đó làm quay những chiếc cối xay đá sa khoáng chứa vàng. Do nắm rõ nguyên lý phát điện từ những chiếc trục quay, không khó để nhà khoa học này thay chiếc guồng gỗ bằng một máy phát điện. Chỉ hai năm sau, nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới được H.J. Rogers xây dựng tại bang Wisconsin (Hoa Kỳ), mở ra một kỷ nguyên thủy điện cho nhân loại. Thuỷ điện, sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ. Thuỷ điện không phải là một sự lựa chọn chủ chốt tại các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó có tiềm năng khai thác thuỷ điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai thác được vì các lý do khác như môi trường. Ưu điểm: Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than 3 đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường. Các nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày. Việc vận hành cách nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm cải thiện hệ số tải điện của hệ thống phát điện. Những hồ chứa được xây dựng cùng với các nhà máy thuỷ điện thường là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể thao nước, và trở thành điểm thu hút khách du lịch. Các đập đa chức năngđược xây dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể xây thêm một nhà máy thuỷ điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc điều hành đập. Nhược điểm: Đập làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông, có thể gây ngập trên diện rộng, phá hủy nơi cư trú của động thực vật, ảnh hưởng đến vẻ đẹp cảnh quan xung quanh,phá rừng đầu nguồn làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái. Môi trường nước và đất dưới đập biến đổi theo hướng xấu đi, mặn hóa, chua hóa tăng. Dòng sau đập chỉ còn chảy từ từ, sông không còn lưu thông dễ dàng như trước : độ phì, độ bẩn, kim loại nặng và các chất độc tích tụ, hàm lượng oxy hòa tan giảm, đa dạng sinh học giảm. Nếu vỡ đập thì dân cư và tài sản dưới hạ lưu sẽ rất nguy hiểm. Thêm vào đó, các bệnh có nguồn gốc từ nước như schistomiasis có thể lan truyền trong dân cư địa phương. Schitomiasis là một bệnh nhiệt đới, gây bởi trùng ký sinh hủy hoại gan, hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổi. Xây dựng đập tốn kém ban đầu nhưng vận hành thì rẻ. Đập nước tạo thành các hồ chứa nhân tạo nhưng tuổi thọ của hồ có giới hạn, thường 50-200 năm, do với thời gian, bể chứa phủ đầy phù sa tích tụ cho đến khi nó không thể giữ đủ nước để phát điện. Đập giữ phù sa, do đó ngăn trở sự bồi đắp màu mỡ cho các vùng đất nông nghiệp dưới hạ lưu. Dần dần, năng suất nông 4 nghiệp ở vùng cửa sông giảm. Vd như đập Aswan ở Ai Cập, sản lượng cá, tôm giảm, nước mặn từ Địa Trung Hải tràn vào vùng châu thổ sông Nile làm mặn hóa. Vì thế mà Ai Cập ngày nay dựa chủ yếu trên phân hóa học để duy trì độ màu mỡ cho vùng châu thổ sông Nile. Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì yêu cầu tưới tiêu có thể xảy ra không trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất. Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng. Nếu yêu cầu về mức nước bổ sung tối thiểu không đủ, có thể gây ra giảm hiệu suất và việc lắp đặt một turbine nhỏ cho dòng chảy đó là không kinh tế. Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Trên thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy rằng các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược dòng của cá hồi để đẻ trứng.Các thiết kế turbine và các nhà máy thuỷ điện có lợi cho sự cân bằng sinh thái vẫn còn đang được nghiên cứu. Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Thứ hai, vì các turbine thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. Tại Grand Canyon, sự biến đổi dòng chảy theo chu kỳ của nó bị cho là nguyên nhân gây nên tình trạng xói mòn cồn cát ngầm. Lượng oxy hoà tan trong nước có thể thay đổi so với trước đó. Cuối cùng, nước chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methane và carbon dioxide. Điều này bởi vì các xác thực vật mới bị lũ quét và các vùng tái bị lũ bị tràn ngập nước, mục nát trong một môi trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane bay vào khí quyển khí nước được xả từ đập để làm quay turbine. Theo bản báo cáo của Uỷ ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước 5 lớn so với công suất phát điện (ít hơn 100 watt trên mỗi km 2 diện tích bề mặt) và không có việc phá rừng trong vùng được tiến hành trước khi thi công đập nước, khí gas gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường. Ở các hồ chứa phương bắc Canada và Bắc Âu, sự phát sinh khí nhà kính tiêu biểu chỉ là 2 đến 8% so với bất kỳ một nhà máy nhiệt điện nào. Một cái hại nữa của các đập thuỷ điện là việc tái định cư dân chúng sống trong vùng hồ chứa. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được sự gắn bó của họ vềtổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh thần đối với họ. Hơn nữa, về mặt lịch sử và văn hoá các địa điểm quan trọng có thể bị biến mất, như dự án Đập Tam Hiệp ởTrung Quốc, đập Clyde ở New Zealand và đập Ilisu ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Một công trình kiến trúc cổ chìm dưới lòng hồ thủy điện tại Trung Quốc Một số dự án thuỷ điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dòng sông tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn. Những ví dụ như vậy có thể thấy tại Sông Tekapo và Sông Pukaki. 6 Những người tới giải trí tại các hồ chứa nước hay vùng xả nước của nhà máy thuỷ điện có nguy cơ gặp nguy hiểm do sự thay đổi mực nước, và cần thận trọng với hoạt động nhận nước và điều khiển đập tràn của nhà máy. Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý có thể gây ra những thảm hoạ như vụ Đập Vajont tại Ý, gây ra cái chết của 2001 người năm 1963. 1/Những nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới: 1.1/ Nhà máy thuỷ điện Tam Hiệp Nhà máy thuỷ điện Tam Hiệp được đánh giá là “Vạn Lý Trường Thành” trên sông Dương Tử, là tượng trưng cho sự kiêu hãnh, lòng tự hào và là biểu tượng chứng minh con người sẽ chinh phục được tự nhiên dù có khó khăn đến đâu đi nữa. Nhà máy Thủy điện Tam Hiệp được khởi công xây dựng năm 1993 với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 180 tỷ NDT (22,5 tỷ USD). Nhà máy có 26 tổ máy phát điện với tổng công suất thiết kế tối đa 18,2 triệu KW và sản lượng điện hàng năm 84,7 tỷ KW. Nhà máy Thủy điện Tam Hiệp hiện cung cấp điện cho 15 tỉnh thuộc miền trung, đông, tây và tây nam Trung Quốc, giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu điện ở các khu vực đó. 7 Kể từ khi tổ máy phát điện đầu tiên được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2003 đến 9 giờ sáng ngày 29/10 (giờ địa phương), Nhà máy thủy điện Tam Hiệp đã sản xuất được 138,3 tỷ KW điện. 1.2/ Nhà máy thuỷ điện Itaipu Nhà máy thủy điện Itaipu được xây dựng từ năm 1975 đến 1991 trên con sông Parana. Itaipu là biểu tượng cho sự liên kết xây dựng của 2 nước láng giềng, Brazi Paraguay. Công trình được thực hiện bởi Itaipu Binacional. Nhà máy phát điện gồm 18 turbine cho tổng công suất sản lượng điện là 12.600 MW và cho sản lượng 75 triệu MW/năm. Sự quan trọng của thủy điện này được thực tế chứng minh vào năm 1995, khi mà chỉ riêng Itaipu cung cấp 25% năng lượng cho Brazil và 78% cho Paraguay. Itaipu có một con đập tràn nằm ở bên bờ phải, với 14 đoạn cửa cống, tổng tiềm năng lưu lượng là 62.200 m3/s (đứng thứ 2 trong kỷ lục về lưu lượng). Lượng sắt, thép được dùng để tạo kết cấu cho con đập này có thể đủ cho xây dựng 380 tháp Eiffel và lượng xi măng sử dụng cho Itaipu gấp 15 lần lượng dùng để xây dựng đường hầm nối giữa Pháp và Anh. 1.3/Nhà máy thuỷ điện Guri 8 Guri là một nhà máy thuỷ điện lớn tại Venezuela, nằm tại bang Bolivar trên sông Caroni. Công suất 10,30GW, được bắt đầu xây dựng vào năm 1963. Điểm đặc biệt của nhà máy thuỷ điện này là những bức tường.của phòng cơ khí của nhà máy do nhà hoạ sỹ nổi tiếng người Venezuela Karlos Kruz-Diez sơn. 1.4/Nhà máy thuỷ điện Churchill Falls Churchill Falls được xây dựng trên sông Churchill ở tỉnh Newfoundland và Labrador của Canada. Công suất của nhà máy là 5,43GW. Nhà máy được xây dựng tại địa điểm của thác nước có chiều cao 75m. Sông, thác nước và nhà máy thuỷ điện được đặt theo tên của vị thủ tướng nước AnhU.Churchil 9 1.5/Nhà máy thủy điện Tucurui Tucurui – nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên sông Tocantins, nằm ở thành phố Tucurui,bangToncantins, Brazil. Công suất của nhà máy là 8,30GW. Trong thời gian xây dựng nhà máy, thành phố Tucurui nằm trong vùng bị ngập lụt nên đã lấy tên của thành phố đặt cho nhà máy thuỷ điện này. 10 . khai thác tác động đến tài nguyên và môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợplý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác. hội. Các hình thức khai thác bao gồm: Khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến

Ngày đăng: 06/09/2013, 04:56

Hình ảnh liên quan

Với số vốn lên tới 1,9 tỷ bảng (khoảng 3 tỷ USD) được đầu tư bởi các tập đoàn Dong Energy (Đan Mạch), E.On (Đức) và Masdar (UAE),  London Array  chính thức vượt qua dự án  phong điện Greater Gabbard có công suất 500MW nằm ở ngoài khơi bờ biển East Anglian - Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường

i.

số vốn lên tới 1,9 tỷ bảng (khoảng 3 tỷ USD) được đầu tư bởi các tập đoàn Dong Energy (Đan Mạch), E.On (Đức) và Masdar (UAE), London Array chính thức vượt qua dự án phong điện Greater Gabbard có công suất 500MW nằm ở ngoài khơi bờ biển East Anglian Xem tại trang 46 của tài liệu.
- Có địa hình thuận lợi nhất_ Gần biển có thể xây dựng cảng, vận chuyển nguyên vật liệu, nước cung cấp xây dựng nhà máy và nước làm mát lò. - Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường

a.

hình thuận lợi nhất_ Gần biển có thể xây dựng cảng, vận chuyển nguyên vật liệu, nước cung cấp xây dựng nhà máy và nước làm mát lò Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan