Chức quan của Nguyễn Trãi và vị thế của ông trong triều đình nhà Lê

35 173 0
Chức quan của Nguyễn Trãi và vị thế của ông trong triều đình nhà Lê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Friday, November 2012 CHỨC QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ VỊ THẾ CỦA ƠNG TRONG TRIỀU ĐÌNH NHÀ LÊ - Đinh Khắc Thuân CHỨC QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ VỊ THẾ CỦA ƠNG TRONG TRIỀU ĐÌNH NHÀ LÊ ĐINH KHẮC THN Nguyễn Trãi ­ người anh hùng dân tộc, hn nghiệp của ơng gắn  liền với sự nghiệp vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam thế kỷ XV.  Cống hiến của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp vệ quốc này vơ cùng  lớn lao, song lẽ cuộc đời cơng danh của ơng lại hết sức thăng trầm,  thậm chí kết cục phải chịu oan án "chu di tam tộc". Đã có khơng ít  cơng trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này(1), nhân 560 năm tròn xảy ra cái oan án cay nghiệt này đối với một thiên tài có một khơng  hai của đất nước, chúng tơi mong muốn được góp bàn đơi điều, thay  vì thắp một nén nhang cho vong linh người khuất Về tiểu sử và nhất là chức quan của Nguyễn Trãi, chúng ta hầu như  chỉ đọc được đơi chỗ ghi chép khơng thật chi tiết trong các chính sử, trong đó tiêu biểu là trong Đại Việt sử ký tồn thư (Tồn thư). Tuy  nhiên, chúng ta có thể nhận ra được những chức quan chủ yếu của  ơng trong từng giai đoạn cụ thể.  Chức quan của Nguyễn Trãi được Tồn thư ghi lại lần đầu tiên vào  năm 1427, qua đoạn văn sau đây: "Lấy Hàn lâm viện Thừa chỉ học  sĩ Nguyễn Trãi làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ  Thượng thư, kiêm hành Khu mật viện sự"(2). Như vậy là thời kì đầu đến với khởi nghĩa Lam Sơn (khoảng 1416 ­ 1418), dâng Bình Ngơ  sách(3), Nguyễn Trãi đã được phong chức Hàn lâm viện Thừa chỉ  học sĩ Như chúng ta đã biết, Hàn lâm viện ngày trước khơng phải là cơ  quan khoa học, mà là nơi bao gồm người có tài văn học, giúp vua  soạn thảo thơ văn, chiếu chỉ, được thiết lập ở Việt Nam từ thời  Lí(4). Thừa chỉ là chức quan đứng đầu của Hàn lâm viện, như Đinh  Củng Viên, Thái sư đời Trần Nhân Tơng từng giữ chức Hàn lâm học sĩ Phụng chỉ, soạn tờ chiếu thay vua(5). Chức quan Hàn lâm viện  Thừa chỉ học sĩ của Nguyễn Trãi ở thời kì đầu nhà Lê là theo chế độ  thời Trần. Có vị thế rất lớn trong triều đình, như một quan đầu triều.  Với cương vị này, Nguyễn Trãi đã mang hết tài năng, góp sức với  Lê Lợi chỉ huy kháng chiến thắng lợi và đấu tranh ngoại giao với  nhà Minh. Thực tế, chính Nguyễn Trãi được giao soạn thảo và trao  đổi các cơng văn, thư từ với nhà Minh(6).  Khi kháng chiến đang tiến dần đến thắng lợi hồn tồn, Hàn lâm  viện Thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi được phong làm "Triều liệt đại  phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ Thượng thư, kiêm hành Khu mật  viện sự"(7).  Trong các chức danh trên, thì Triều liệt đại phu là hàm tản quan,  tương đương Tòng tam phẩm. Hành khiển là chức quan có từ thời  Lý ­ Trần. Lúc đầu chức này dùng cho các hoạn quan, điều hành  việc hành chính trong cung, như Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến  thời Lý từng được ban chức này. Sau đó từ năm 1267 thời Trần,  chức Hành khiển bắt đầu được dùng cho người có văn học. Còn  Nhập nội là danh xưng của các chức quan thân tín của vua, như  Nhập nội Hành khiển, Nhập nội Đại Tư mã, Nhập nội Đơ đốc, Nhập nội Kiểm hiệu,… Nhập nội hành khiển thực chất là chức danh của á  tướng có từ thời Lý ­ Trần, như Trần Khắc Chung từng giữ chức  Nhập nội Hành khiển Đồng bình chương sự, năm 1348(8). Nguyễn  Trãi trong suốt cuộc kháng chiến, ln ở bên cạnh vua trù tính mọi  việc từ việc qn cơ đến việc ngoại giao: "Bấy giờ vua dựng lầu  nhiều tầng ở dinh Bồ Đề. Hàng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào  thành để quan sát mọi hành vi của giặc; cho Trãi ngồi hầu ở tầng  hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ đi lại"(9). Nhập nội hành khiển tuy là chức á tướng, nhưng trong giai đoạn này, khi mà có rất nhiều chức  quan đại thần khác như "Tả hữu tướng quốc, Thái phó, Thái bảo vẫn còn chưa đặt"(10), thì vai trò của Nguyễn Trãi càng vơ cùng quan  trọng.  Lại bộ là bộ đứng đầu trong Lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng,  cơ quan hành chính trực tiếp giúp vua điều hành chính sự. Chức  trách của Thượng thư bộ Lại là bổ dụng quan lại trong cả nước. Tuy  nhiên lúc này khi cuộc kháng chiến đang dần đến thắng lợi hồn  tồn, việc bổ dụng quan lại, về thực chất là thiết lập bộ máy Nhà  nước ngày càng hồn thiện tương xứng với vị thế của một vương  triều mới được ra đời bằng chiến cơng chống ngoại xâm oanh liệt.  Kiêm hành Khu mật viện sự, là sự kiêm nhiệm cơng việc của Khu  mật viện. "Kiêm" là từ dùng chỉ chức quan này kiêm nhiệm thêm  chức danh khác mà khơng có sự phân biệt cao thấp, sang hèn. Còn  "hành" thì dùng chỉ chức quan cao đảm nhận thêm cơng việc của  chức quan khác thấp hơn(11) ­ Khu mật viện. Khu mật viện vốn  được đổi từ Sùng chính viện vào năm 923 thời Hậu Đường. Khu mật viện được thiết lập ở Việt Nam qua các đời Lý, Trần, Lê, sau cùng  được đổi thành Cơ mật viện vào thời Nguyễn, là cơ quan qn sự tối cao, nắm qn quốc cơ vụ, biên bị, binh mã… Như vậy là chức quan ở Khu mật viện thấp hơn chức quan mà Nguyễn Trãi đang giữ là  Thượng thư bộ Lại và Nhập nội Hành khiển. Vì thế khi nhắc đến  Nguyễn Trãi, người ta thường chỉ nhắc đến chức quan cao nhất của  ơng là Hành khiển, hoặc Thừa chỉ, nên thường gọi là Hành khiển  Nguyễn Trãi, hoặc Thừa chỉ Nguyễn Trãi. Với các chức danh trên,  Nguyễn Trãi là quan đại thần thân tín của vua Lê, giúp vua điều  hành cả việc qn và chính sự Sau chiến thắng ban thưởng cơng danh, năm 1428 Nguyễn Trãi  được phong tước "Quan phục hầu", và các chức danh đầy đủ của  ơng là "Tun phụng đại phu, Nhập nội hành khiển Mơn hạ Hữu  gián nghị đại phu, Đồng Trung thư lệnh sự, tứ Kim tử ngư đại,  Thượng hộ quốc, Quan phục hầu, tứ tính Lê Trãi"(12).  "Tun phụng đại phu" là hàm tản quan, nhưng cũng có ý nghĩa của  quan đại phu phụng mệnh vua tun đọc các chiếu chỉ. Trong các  chức tiếp sau, có "Mơn hạ" và "Trung thư" tức "Mơn hạ sảnh" và  "Trung thư sảnh", hai trong Tam sảnh (Trung thư sảnh, Mơn hạ sảnh và Thượng thư sảnh), cơ quan văn phòng của vua. Theo quan chế  nhà Trần và đầu nhà Lê, thì Mơn hạ sảnh chia làm Tả ty và Hữu ty.  Trong đó có Hữu Gián nghị đại phu là chức quan giám sát, có chức  năng can gián vua được đặt ở đây để nắm việc bổ nhiệm đúng sai,  nghị luận việc triều chính khuyết sót. "Đồng Trung thư lệnh sự" chỉ  sự kiêm nhiệm cơng việc của Trung thư lệnh, chức trưởng quan giúp vua bàn việc chính sự lớn. "Tứ Kim ngư đại" là được ban cái túi  thêu con cá vàng, một đặc ân đối với đại thần từ quan tam phẩm trở  lên. "Thượng hộ quốc" là một hn hàm dùng để tặng riêng cho  người có cơng lao lớn. Quan phục hầu là phẩm tước gia ban mà cao  nhất là Huyện Thượng hầu, cũng thời gian này được ban cho Lê  Vấn, á Thượng hầu ban cho Lê Ngân, hai vị khai quốc cơng thần của nhà Lê(13). Tứ tính Lê Trãi là Nguyễn Trãi được đặc ân ban quốc  tính, tức được đổi theo họ của nhà vua.  Với những chức tước nêu trên ở thời điểm ngay sau chiến thắng  ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã có một vị thế lớn trong triều đình nhà  Lê, như một trong những vị khai quốc cơng thần Tuy nhiên sau đó khơng lâu, nhất là sau sự kiện tự trẫm của Trần  Nguyễn Hãn và cái chết của Phạm Văn Xảo, hai vị đại thần và là  người thân tín của Nguyễn Trãi, ơng dần dần bị hạn chế quyền hành Chẳng vậy mà trong lạc khoản bài văn bia soạn cho lăng mộ Lê Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), Nguyễn Trãi chỉ tự đề là: "Vinh  lộc đại phu, Nhập nội hành khiển tri Tam qn sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn"(14). Chúng ta biết rằng, Tam qn tức Chiêu văn qn,  Tập hiền viện và Sử qn, coi việc sưu tập điển tịch, đồ thư và soạn  sử. Rõ ràng là Nguyễn Trãi chỉ đảm nhận những chức vị hết sức  khiêm tốn. Ngay cả đặc ân ban quốc tính, cũng khơng thấy nêu ở  đây. Trong những năm cuối của vua Lê Thái Tổ và những năm đầu  của Lê Thái Tơng, quyền hành trong triều đình rơi cả vào tay bọn  lộng thần, nhất là Đại tư đồ Lê Sát và Đơ đốc Lê Vấn. Nguyễn Trãi  chủ yếu chỉ được giao cho san định lễ nhạc, sử sách, như từng hiệu  đính nhã nhạc, định quy chế mũ áo  Tuy nhiên đây lại là dịp tốt để  ơng thực hiện một số đường lối cải cách văn hóa, giáo dục.  Nhưng rồi sau đó, với nhân cách và tài năng của mình, Nguyễn Trãi  đã được Lê Thái Tơng khơi phục quyền chức và được trọng dụng  mà trong biểu tạ ơn năm 1439 ghi là "Vinh lộc đại phu, Nhập nội  hành khiển Mơn hạ sảnh Tả ty Hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn lâm  viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam qn sự, đề cử Cơn Sơn Tư Phúc tự, á  đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi"(15). Như vậy, hầu như các chức tước cũ của Nguyễn Trãi đã được khơi phục, trừ chức Lại bộ Thượng thư, bởi chức này đã do người khác đảm trách. á đại trí tự là tước phong  cao thứ hai, sau Đại trí tự. Ngồi ra, ơng còn được giao chức danh  mới là "đề cử Cơn Sơn Tư Phúc tự", chức trách quản lí chùa Tư  Phúc ở Cơn Sơn, một danh thắng từng được ơng ngoại của Nguyễn  Trãi là Tư đồ Trần Ngun Đán tu tạo và là nơi chính Nguyễn Trãi  đã ở khi nhỏ và lúc tuổi già. Trong bài biểu tạ ơn, Nguyễn Trãi tỏ ra  rất xúc động "Chức giữ Đơng đài, thực việc triều đình rất trọng; việc kiêm Tam qn, ấy điều Nho giả cực vinh. Huống ban quốc tính, dễ  rạng tơng mơn; lại với cơng thần xếp cùng hàng liệt. Cảm mà chảy  nước mắt, mừng mà sợ trong lòng…"(16). Nguyễn Trãi đã coi việc  "kiêm Tam qn", cơng việc về văn hóa, giáo dục là cực vinh. Đây  chính là ý thức về lòng tự hào nền văn hiến của dân tộc và trách  nhiệm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ mai sau. Chính năm 1442, triều  đình nhà Lê đã mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên, trong đó vua Lê Thái  Tơng thân hành ra đề sách vấn và Nguyễn Trãi làm "độc quyển"  (người duyệt bài thi lần cuối cùng để trình lên vua quyết định thứ  hạng cao thấp). Lệ thi cử, tuyển chọn nhân tài ở nước ta trong lịch  sử được định hình từ đây, có một phần khơng nhỏ xây nền đặt móng của Nguyễn Trãi Cũng chính vì sự trọng dụng của vua Lê Thái Tơng đối với Nguyễn  Trãi mà nhiều lộng thần ghen ghét, đố kị. Và, cái oan án Lệ Chi  Viên cũng khơng ngồi bàn tay tạo dựng bởi sự ghen ghét, đố kị  này. Vì thế, sau khi lên ngơi, năm 1464 Lê Thánh Tơng đã rửa oan  cho ơng. Tuy nhiên, cái oan nghiệt là ở chỗ thảm họa lại rơi vào  chính bậc hiền tài, vị khai quốc cơng thần của triều đình Đ.K.T CHÚ THÍCH: (1) Ngơ Thế Long: Những chức tước của Nguyễn Trãi trong cuộc  đời tận tụy vì nước vì dân của ơng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số  3/1980, tr.33­41 (2) Đại Việt sử kí tồn thư, Bản Chính Hòa 1697 (Bản dịch), tập 2,  KHXH, H. 1998, tr. 263 (3) Bình Ngơ sách là kế sách đánh qn Minh. Kế sách này nhằm  vào việc đánh thành qn đội Minh, nhưng khơng phải là "cơng  thành", mà là đánh vào lòng người, tức là gọi hàng địch. Chính kế  sách này đã từng dụ hàng nhiều thành lũy giặc như thành Nghệ An,  Thuận Hóa (4) Dinh Khac Thuan, L'Académie au Vietnam sous les Mac: 1527­ 1592 (Hàn lâm viện ở Việt Nam dưới thời Mạc),Revue de Moussons (Tạp chí Gió Mùa), 2/2001, tr.74­82.  (5) Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb. Thanh Niên,  H. 2002, tr.279 (6) Các thư từ, cơng văn này hiện được sưu tập trong Qn trung từ  mệnh. Xem Nguyễn Văn Ngun, Những vấn đề văn bản học Qn  trung từ mệnh của Nguyễn Trãi, Văn học, H.1999, tr. 287­368 (7) Đại Việt sử kí tồn thư, Sđd. tr. 263 (8) Văn khắc Hán Nơm Việt Nam, Thời Trần, tập 2, Q. Thượng,  Viện Nghiên cứu Hán Nơm và Viện Văn học Đại học Trung Chính,  2002, tr.337 (9), (10) Đại Việt sử kí tồn thư, Sđd. tr. 264, 270 (11) Quan chế điển lệ  (Sách chữ Hán), kí hiệu:  A.56/1, tờ 4a. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nơm (12) Nguyễn Trãi tồn tập, in lần thứ 2, KHXH, H. 1976, tr. 25 (13) Đại Việt sử kí tồn thư, Sđd., tr. 301 (14) Nguyễn Trãi tồn tập, Sđd., tr. 93 (15), (16) Biểu tạ ơn của Gián nghị đại phu kiêm tri Tam qn sự.  Xem, Nguyễn Trãi tồn tập, Sđd., tr. 94, 208 NGUYỄN TRÃI VỚI CHU DỊCH LÊ VĂN QN Nguyễn Trãi là nhà Nho, được đào tạo trong nhà trường Nho học đời Trần. Nhưng ơng khơng chỉ  thuộc lòng ở chữ nghĩa: “Thiên trời, địa đất, cử  cất, tồn còn, tử con, tơn cháu ” hay là thấm  nhuần đạo đức trong khn phép sách vở của  thánh hiền: “Nhân chi sơ, tính bản thiện ” ­  (Người ta mới sinh ra, tính vốn lành), mà chủ  yếu là tính tích cực của đạo Nho đã hóa thân  trong tư tưởng của ơng: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn Lấy chí nhân thay cường bạo” Chính vì thế, khi qn Minh xâm chiếm nước ta, ơng càng nhận rõ, bọn phong kiến Trung Hoa đã gây bao tội ác chồng chất lên đầu dân Việt Nam: cưỡng đoạt, cướp bóc, bòn mót, đầy đọa nhân  dân vào cảnh bần cùng, đói rách, thân thể xác xơ tiều tụy Khi bị giam lỏng ở thành Đơng Quan, ơng  khơng thể chịu sống trong cảnh cá chậu, chim  lồng, ơng vẫn nung nấu ý chí tìm cách trốn thốt khỏi bàn tay của giặc Năm Canh Tý (1420), Nguyễn Trãi đến Lỗi  Giang (địa điểm nằm giữa Cẩm Thủy, Bá  Thước, Quan Hóa, Thanh Hóa) trao cho Lê Lợi,  thủ lĩnh nghĩa qn Lam Sơn, bản Bình Ngơ  sách, trong đó ơng vạch chiến lược, chiến thuật  đánh giặc Minh Sau khi xem Bình Ngơ sách, Bình định vương  Lê Lợi đã trao cho Nguyễn Trãi chức Tun  phụng đại phu, Hàn lâm thừa chỉ và ln ln  giữ ơng ở bên cạnh để bàn mưu tính kế đánh  giặc Minh Ngồi việc cùng Lê Lợi vạch chiến lược, chiến  thuật, Nguyễn Trãi còn làm tất cả các cơng việc  giao thiệp với qn Minh. Nguyễn Trãi đã viết  thư cho bọn chỉ huy giặc Minh, như Sơn Thọ,  Phương Chính, Thái Phúc, Vương Thơng v.v. để mắng nhiếc chúng, khiêu khích chúng, hoặc dụ  hàng chúng Trong các bức thư gửi cho bọn chỉ huy giặc  Minh, Nguyễn Trãi đã nhiều lần vận dụng học  thuyết âm dương biến dịch. Nói đến Kinh  Dịch, ở Hệ từ hạ, chương thứ XI có câu: “Dịch  chi vi thư dã, quảng đại tất bị, hữu thiên đạo  n, hữu nhân đạo n, hữu địa đạo n, kiêm  tam tài nhi lưỡng chi, cố lục; lục giả phi tha dã,  tam tài chi đạo dã.” (Dịch là, sách rộng lớn đầy  đủ, có đạo trời, đạo người, đạo đất, gồm ba tài  và gấp đơi lên, cho nên thành sáu, số sáu chẳng  có gì khác, chỉ là đạo tam tài [trời, đất, người]) Thuyết qi truyện lại nói: “Tích giả thánh nhân  chi tác Dịch dã, tương dĩ thuận tính mệnh chi lý Thị dĩ lập thiên chi đạo, viết âm dữ dương, lập  địa chi đạo viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo  viết nhân dữ nghĩa, kiêm tam tài nhi lưỡng chi,  cố Dịch lục hoạch nhi thành qi, phân âm phân  dương, điệt dụng nhu cương, cố dịch lục vị nhi  thành chương”. (Ngày xưa thánh nhân làm  ra Kinh Dịch là để thuận cái lẽ về tính mệnh,  cho nên lập đạo trời là âm và dương; dựng đạo  đất là cứng và mềm; lập đạo người là nhân và  nghĩa, gồm ba tài và gấp đơi lên, cho nên ở Kinh Dịch (có chỗ chúng tơi còn gọi là Chu Dịch) sáu nét vạch mà thành ra quẻ, chia ra âm và dương,  đắp đổi dùng mềm và cứng, cho nên ở Kinh  Dịch sáu ngơi mà thành chương) Qua những điều đã trình bày trên, ta thấy Chu  Dịch ln nhắc đến đạo tam tài: trời, đất, người.  Người xưa đều tơn trọng cả ba: đạo trời, đạo đất, đạo người, những lấy đạo người làm trung tâm.  Thấu hiểu sâu sắc Dịch lý ấy, cho nên gửi thư  cho Sơn Thọ, Nguyễn Trãi viết: “Tơi nghe trời có bốn mùa, phải nhờ hành thổ  mới vượng, người có bốn đức, phải nhờ điều tin  để thi hành. Nếu hành thổ khơng thịnh, điều tin  khơng có, thì đạo trời tất hỏng, việc người tất  hư. Cho nên hồng cực lấy thổ ở giữa, dân linh  lấy tin làm thực, mà sau cơng việc của trời của  người mới được thỏa đáng” (Qn trung từ  mệnh tập, “Lại thư cho Sơn Thọ”)(1) Nguyễn Trãi nói, trời có bốn mùa, tức là xn,  hạ, thu, đơng. Người có bốn đức: hiếu, lễ, trung,  tín. Còn về hành thổ, khơng chỉ là một trong ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy, mà còn chứa  đựng ý nghĩa của mối quan hệ tam tài: trời, đất,  người. Đất là chỉ bốn phương: Đơng, Tây, Nam,  Bắc. Nguyễn Trãi vận dụng đạo tam tài của Chu Dịch, là đề xuất đến phép tắc vĩnh hằng, phổ  biến, khách quan, là bao qt đạo trời, đất,  người, vũ trụ mn vật biến hóa và đạo người  sinh tồn, phát triển. Đó là phương thức tư duy  chỉnh thể của Chu Dịch hòa đồng trời đất, người thành một khối. Nó cũng là một đặc trưng chủ  yếu của tư duy truyền thống Trung Quốc. Nó có  hưởng rất sâu củaChu Dịch, ơng đã nhìn sự vật  bằng con mắt động, nhìn thấy trong sự vật có sự  chuyển hóa từ cái nọ sang cái kia. Trong tư  tưởng của ơng đã có những nhân tố biện chứng  chất phác (thơ sơ), mà hơn thế nữa, ơng đã nhìn  thấy tác dụng quyết định của hồn cảnh đối với  con người, mà ơng còn khẳng định vai trò của  quần chúng nhân dân quyết định lịch sử. Trước  Nguyễn Trãi chưa có nhân vật lịch sử nào nói  đến sức mạnh của nhân dân. Đối với Nguyễn  Trãi nhân dân là sức mạnh, to lớn: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (thuyền mới rõ  sức dân như nước) (Ức Trai thi tập ­ Bài Quan hải)  Chính do cách nhìn ấy, cho nên Nguyễn Trãi  cùng với Lê Lợi đã động viên và tập hợp được  nhân tài, tổ chức nhân dân trở thành đội ngũ  vững mạnh đánh thắng giặc Minh xâm lược L.V.Q CHÚ THÍCH: (1) Những câu của Nguyễn Trãi nói đều trích  ở Nguyễn Trãi tồn tập ­ Nxb. KHXH, H. 1969 (2) Thời Đường, khi An Lộc Sơn làm loạn, hai  tướng của nhà Đường là Trương Tuấn, Hứa  Viễn giữ thành Tuy Dương, để che đỡ cho miền  Giang Hồi. Sau vì khơng có viện binh, lương  hết thành hãm mà bị hại (3) Cơn Sơn ca trong Hồng Việt thi văn  tuyển, tập II, tr.106­107, Nxb. Văn hóa ­ Thơng  tin, H. 1958 ­ Trịnh Đình Rư phiên âm và dịch CUỘC ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO VỚI TRIỀU ĐÌNH NHÀ MINH ĐẦU THẾ KỶ XV VÀ NHỮNG CHỨNG TÍCH CỊN LẠI NGUYỄN VĂN NGUN Với ý đồ thống trị nước ta, triều đình phong kiến nhà Minh đã đem đội  qn 80 vạn tên tiến sang đánh chiếm Giao Chỉ, gây ra cuộc chiến  tranh xâm lược kéo dài suốt ba thập kỉ đầu của thế kỉ XV. Dã tâm  chiếm đóng lâu dài của nhà Minh càng lộ rõ khi họ thiết lập ra hệ  thống cai trị và tiến hành đàn áp dã man các cuộc kháng chiến của vua  tơi nhà Hậu Trần và hàng loạt phong trào khởi nghĩa khác diễn ra sau  đó, đặc biệt là đối với phong trào Lam Sơn. Ngay cả sau khi nghĩa  qn Lam Sơn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, tiêu diệt, làm tan  rã tồn bộ hệ thống thành trì của giặc, rồi lại đánh tan hai đạo viện binh hùng mạnh của chúng, khiến Tổng binh Vương Thơng phải chấp nhận  điều kiện của ta, lập hội thề chấm dứt chiến tranh và mang qn rút về  nước ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (1427), và thậm chí cả sau khi  chiến tranh đã kết thúc, Lê Lợi lên ngơi Hồng đế, lập ra triều đại mới  ngày 15 tháng 4 năm 1428, nhà Minh dường như vẫn chưa cam chịu  thừa nhận thất bại. Bằng cách bám lấy quan điểm "hưng diệt kế tuyệt"  ­ danh nghĩa đã được dùng để che đậy cho hành động xâm lược trước  đây của họ, triều Minh vẫn tiếp tục âm mưu trì hỗn, phủ nhận sự tồn  tại của triều Lê và nhà nước Đại Việt.  Nghĩa qn Lam Sơn khơng phải khơng sớm biết rõ sự ngoan cố và ý  đồ này của địch. Chính vì thế ngay từ những ngày cuộc chiến đấu còn  đang xảy ra quyết liệt trên chiến trường, các lãnh tụ khởi nghĩa Lam  Sơn đã bắt đầu triển khai một mặt trận ngoại giao trực tiếp với triều  đình nhà Minh nhằm tới mục đích là giành lại quyền độc lập tự chủ  tồn vẹn cho đất nước. Cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị ngoại  giao này được lãnh tụ Lê Lợi và người trực tiếp thực hiện là Nguyễn  Trãi tiến hành từ năm 1426, kéo dài cho mãi đến năm 1437 mới giành  được thắng lợi cuối cùng.  Khởi đầu của việc giao thiệp giữa nghĩa qn Lam Sơn với người  Minh có thể là từ những biện pháp "tình thế" như việc sai bọn Lê Trăn  đến chỗ qn Minh xin hòa vào tháng 12 năm Nhâm Dần (1422). Đó  đang là thời kỳ khó khăn của những năm đầu khởi nghĩa. Cùng với sự  lớn mạnh dần của nghĩa qn và sự tiến triển nhanh chóng của phong  trào khởi nghĩa, việc giao thiệp với qn Minh được nâng lên thành  một mặt trận đấu tranh chính trị phối hợp nhịp nhàng với các chiến  dịch qn sự trong thế trận tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân.  Thơng qua những bức thư địch vận do Nguyễn Trãi soạn thảo gửi cho  các tướng lĩnh giặc Minh đang trực tiếp đánh nhau với ta trên chiến  trường Giao Chỉ hiện còn lưu giữ lại trong tập Qn trung từ  mệnh, chúng ta có thể thấy được các vị lãnh tụ Lam Sơn đã sử dụng  thứ vũ khí đánh vào lòng địch này một cách tài tình dưới hai hình thức  đấu tranh hòa đàm và dụ hàng, qua đó đã góp phần khơng nhỏ vào  thành cơng của cuộc khởi nghĩa. Tư liệu trong sử sách cũng từng ghi  nhận: "Các thành Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đơ, Đơng Đơ đều sai văn  thần Nguyễn Trãi viết thư, dụ bảo bọn giặc điều họa phúc, nên khơng  cần đánh mà chúng phải đầu hàng"(1).  Nhưng đến giai đoạn cục diện chiến trường bắt đầu phát triển dần có  lợi cho ta và khi đã có thể nhìn thấy khả năng chiến thắng đội qn  xâm lược thì các lãnh tụ nghĩa qn cũng nhận ra rằng, để đạt tới thắng lợi tồn vẹn cuối cùng, chỉ bằng sức mạnh qn đội kết hợp với đấu  tranh địch vận dường như là chưa đủ. Những bức thư của Nguyễn Trãi  có thể dụ hàng được những viên tướng giặc như Trương Lân ở thành  Điêu Diêu, Lưu Thanh ở thành Tam Giang, hay giải giáp được cả đại  bản doanh địch ở thành Đơng Quan do Vương Thơng chỉ huy, thậm  chí làm tan rã cả một cánh viện binh Vân Nam gồm 5 vạn tên của Mộc  Thạnh  Nhưng vấn đề chấm dứt hẳn cuộc chiến tranh xâm lược của  ngoại bang, giành lại và duy trì nền độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước sẽ phải được quyết định từ triều đình phương Bắc. Vì thế, cuộc đấu  tranh ngoại giao bắt đầu được triển khai với đối tượng là triều đình nhà Minh mà trực tiếp là các vua Minh Nhân Tơng, Tun Tơng và Anh  Tơng. Về phía triều đình nhà Minh, họ khơng phải dễ dàng chấp nhận  ngay sự giao thiệp này, bởi cho đến trước khi thất bại hồn tồn trên  chiến trường (tháng 11 năm 1427), họ vẫn coi Lê Lợi và phong trào  Lam Sơn là "làm loạn", là "giặc". Nhưng trong tình thế thất bại về mặt  qn sự và trước sự đấu tranh chính trị kiên quyết nhưng khơn khéo  của nghĩa qn đã khiến họ phải dần dần thay đổi thái độ. Tuy tạm thời chưa chịu cơng nhận phía ta như đại diện của một quốc gia độc lập,  nhưng đã phải chấp nhận sự giao thiệp trực tiếp, và trong Minh sử kể  từ năm 1428 trở đi đã phải coi người do phía ta cử sang giao thiệp là  "sứ giả", đồng thời về phía họ, triều Minh cũng bắt đầu cử những viên  quan có chức vụ trong triều như Tả thị lang, Hữu thị lang, Thượng thư, Hành nhân v.v. sang ta tiến hành trao đổi Mục đích của cuộc đấu tranh ngoại giao giữa nghĩa qn Lam Sơn với  triều đình nhà Minh chính là nhằm xác định lại mối quan hệ giữa hai  nước từng bị thay đổi sau cuộc chinh phạt của Minh Thành Tổ vào  năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406).  Lịch sử nước ta đã từng trải qua một giai đoạn đen tối kéo dài hơn một  nghìn một trăm năm dưới sự thống trị của phong kiến phương Bắc, đó  là thời kỳ Bắc thuộc. Trong thời kỳ này, các triều đại phong kiến  Trung Quốc từ đời Tần, Hán đến thời Ngũ đại chia nước ta thành hệ  thống quận huyện và cắt đặt quan lại trực tiếp cai trị. Cho đến năm  939, sau ngày chiến thắng đội qn Nam Hán của Hoằng Thao trên  sơng Bạch Đằng, Ngơ Quyền bắt đầu xưng Vương, đặt trăm quan, chế  định triều nghi phẩm phục(2), kể từ thời gian đó trở đi nước ta mới  chấm dứt thời kỳ lệ thuộc phương Bắc. Mặc dù trong thời kì lịch sử  này, ta đã giành quyền tự chủ hồn tồn trong việc điều hành đất nước; nhưng như một số nước khác cùng nằm trong khu vực lân cận với  Trung Quốc mà thời cổ gọi chung là "Nam Hải 南 南"(3), các vương  triều nước ta đều phải chịu ảnh hưởng nặng nề của khái niệm thống trị  "Tơng ­ Phiên 南 南", trong quan hệ giữa họ với đế quốc Trung Hoa.  Đây là một khái niệm có quan hệ chặt chẽ với quan niệm của Trung  Quốc cổ đại về một Thiên triều ở trung tâm thống trị "tứ di". Khái  niệm thống trị này đã xuất hiện ở Trung Quốc rất sớm. Sau các cuộc  chiến tranh thơn tính lẫn nhau giữa các bộ lạc, nhà Hạ xuất hiện và đã  trở thành bá chủ chung của các bộ lạc lân cận khác. Từ đó về sau hình  thành bức tranh về một vương triều ở trung tâm và bốn bộ tộc Di, Man, Nhung, Địch ở xung quanh hướng về thần phục. Cùng với sự phát triển và biến đổi của các giai đoạn lịch sử, sơ đồ này được bổ sung cụ thể và hồn thiện dần. Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào tư liệu về mối quan  hệ xa gần và sự thần phục, cống nạp của các bộ tộc, chư hầu đối với  vương triều để lập ra các sơ đồ "Ngũ phục 南 南" của các vương triều  vua Nghiêu và vua Vũ, trong đó tính từ Vương kì (kinh đơ của Vương  triều) ở trung tâm và một vùng rộng 5000 dặm bao quanh (gọi là Điện  南) thuộc quyền quản lý của Vương triều trở ra, cứ cách 500 dặm là  thuộc về một khu vực, được xếp theo thứ tự của mối quan hệ với  Vương triều từ chặt chẽ đến nới lỏng dần, lần lượt gọi là Hầu 南, Tuy 南, Yếu 南, Hoang 南, Trưởng 南. Đến thời nhà Chu, sơ đồ được phát triển  thành "Cửu phục 南 南", gồm một Vương kì 南 南 ở trung tâm và 9 khu  vực phụ thuộc ở xung quanh chia thành thứ hạng tùy theo quan hệ của  họ với vương triều, lần lượt là Hầu 南, Điện 南, Nam 南, Thái 南, Vệ 南,  Man 南, Di 南, Trấn 南, Phiên 南 Các đời Tần, Hán cho đến Minh, Thanh về sau vẫn kiên trì với khái  niệm thống trị của một Thiên triều trung tâm này, nhưng với sự thống  nhất của đế quốc Trung Hoa và những cuộc mở mang lãnh thổ xuống  phía nam, mơ hình đó có những thay đổi tùy theo mối quan hệ thân  hay sơ giữa Thiên triều với khu vực xung quanh (xem Sơ đồ).Và trải  suốt các thời kỳ tiếp sau đó, khơng có Vương triều Trung quốc nào  khơng coi các bộ tộc hoặc các nước ở khu vực lân cận là những bộ lạc  phụ thuộc hay phiên quốc có nghĩa vụ thần phục và nộp cống của  mình. Cộng thêm sự ảnh hưởng tư tưởng chính thống của học thuyết  Nho gia, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước "Nam Hải" (trong đó  bao gồm cả nước ta) ln được coi là mối quan hệ thứ bậc giữa Vương triều (đế quốc Trung Hoa) với nước phiên thuộc Khái niệm thống trị của Phong kiến Trung Quốc Địa vị của nước phiên thuộc, từ Cửu phục và sơ đồ trên ta thấy, đó là  khu vực được xếp ở vòng xa trung tâm nhất so với các khu vực khác.  Thực tế, mối quan hệ (sự ràng buộc) giữa nước này với Thiên triều là  lỏng lẻo nhất. Mối quan hệ này được các học giả phân tích là “Có sự  qui thuộc về danh nghĩa, nhưng thực tế Vương triều khơng có khả  năng điều khiển, khống chế; đơi khi có sự giao thiệp qua lại”(4). Tức là Thiên triều khơng cắt cử quan lại để quản lý nước đó về mặt hành  chính cũng như khơng trực tiếp điều hành về các mặt chính trị, kinh  tế  Trên thực tế điều đó có nghĩa là một nhà nước độc lập có chủ  quyền. Sự ràng buộc thường chỉ thể hiện chủ yếu ở hai điểm: thứ nhất  là phải nộp cống (định kỳ hoặc khơng định kì) cho Thiên triều; thứ hai  là phải chịu sự sách phong của Thiên triều, tức là người đứng đầu nước đó phải được Thiên triều ban sắc cơng nhận.  Kể từ khi Ngơ Quyền giành lại độc lập cho đến hết thế kỉ XIV, trải các triều vua kế tiếp, nước ta vẫn được liệt vào hàng phiên quốc với ý  nghĩa như trên, một mặt tự chủ điều hành đất nước, mặt khác thực hiện nghĩa vụ triều cống và tiếp nhận sách phong của Thiên triều. Tước hiệu sách phong có thể khác nhau tùy từng thời kỳ, khi là Tĩnh Hải qn  Tiết độ sứ 南 南 南 南 南 南 (tước phong của Ngô Nam Tấn Vương Xương  Văn), Giao Chỉ Quận vương 南 南 南 南 (tước phong của Đinh Tiên  Hồng) hoặc An Nam quốc vương 南 南 南 南 (tước phong của Lý Anh  Tơng) v.v  nhưng thực tế các vị đó chính là vua của nước Nam Tình hình thay đổi kể từ sau khi Hồ Q Ly lật đổ nhà Trần, lên ngơi  Hồng đế, tự lập ra nhà Hồ. Nắm lấy cơ hội này, mượn danh nghĩa  khơi phục lại họ Trần, nhà Minh đại cử 80 vạn qn Minh dưới quyền  chỉ huy của Trương Phụ và Mộc Thạnh tiến đánh nước ta. Sau khi bắt  được cha con Hồ Q Ly, tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), nhà  Minh lập tức đổi An Nam thành Giao Chỉ, thiết lập hệ thống cai trị  gồm 3 cơ cấu Đơ chỉ huy sứ ti, Bố chính sứ ti và án sát sứ ti, cắt cử bọn quan lại người Minh như Lã Nghị, Hồng Trung, Trương Hiển Tơng,  Vương Bình, Nguyễn Hữu Chương, Bùi Bá Kì, Hồng Phúc v.v. nắm  giữ các cơ quan đó, đồng thời chia nước ta thành 15 phủ và 5 châu trực lệ ti Bố chính(5). Bằng hành động này, rõ ràng nhà Minh đã chuyển  An Nam từ địa vị một phiên quốc thành hệ thống quận huyện dưới sự  cai trị trực tiếp của Thiên triều Để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc, nhiệm vụ đặt ra cho các  lãnh tụ Lam Sơn là phải đấu tranh giành lại địa vị phiên quốc cho nước Việt. Đoạn văn sau đây trong một tờ Biểu cho thấy Lê Lợi và Nguyễn  Trãi ý thức được rất rõ ràng mục tiêu của mình trong lập luận đấu tranh ngoại giao với triều đình nhà Minh: 南 南 南. 南 南 南 南 南 南 南 南 南 南. 南 南 南 南 南 南 南 南 南 南 南; 南 南 南 南 南 南 南 南 南 南 南. 南 南 南 南 南 南 南 南 南 南; 南 南 南 南 南 南 南 南 南 南. 南 南 南 南 南 南 南; 南 南 南 南 南 南 南.(6) (Thần trộm nghĩ đất Giao Chỉ phương Nam, thực quả là nước thuộc về  hải ngoại(7), nhà Hán, nhà Đường dẫu đặt làm quận huyện, mà thực  coi là hạng ki mi(8); đời Tống, đời Ngun tuy đánh dẹp ra uy, nhưng  sau lại ban phong tước mệnh. Thái Tổ Cao Hồng đế(9) lúc ban đầu  mở vận, ơng cha thần trước các nước vào chầu. Hàng năm tiến cống  sân triều, nối đời tập phong Vương tước) Cho nên, cuộc đấu tranh ngoại giao của nghĩa qn Lam Sơn với triều  đình nhà Minh, rốt cuộc chủ yếu là xoay quanh vấn đề cầu phong và  tiến cống. Tất nhiên đối với triều Minh, chuyển đổi mối quan hệ với  An Nam từ quận huyện sang phiên quốc khơng phải là điều dễ dàng  chấp nhận. Việc Trần Q Khống mấy lần cầu phong vào thời Vĩnh  Lạc đều bị nhà Minh hoặc khước từ một cách tàn khốc, hoặc tìm cách  biến "cầu phong" thành "xin hàng nhận chức quan" là một dẫn chứng  lịch sử cho thấy nếu khơng có sự phối hợp của các hoạt động qn sự  và chính trị khác nhau để tạo thành một cục thế nhất định thì khó có  thể xoay chuyển được ý chí cai trị của Thiên triều. Đây chính là điều  mà Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các lãnh tụ nghĩa qn đã nhận thức được  rõ ràng và thực hiện một cách tài tình trong cuộc kháng chiến để giành  được mục tiêu cuối cùng, điều mà các cuộc khởi nghĩa trước đó chưa  có ai đạt tới.  Vì đối tượng của cuộc đấu tranh ngoại giao do nghĩa qn Lam Sơn  tiến hành là triều đình nhà Minh, và cụ thể là vua Minh, do đó khơng  thể áp dụng hình thức gửi thư từ như đối với các qn tướng người  Minh, mà phải dùng những hình thức cơng văn qui định mang tính chất ngoại giao quan phương hơn, đó là văn kiện thể loại Tấu 南 và Biểu 南.  Đây là hai thể loại văn bản thuộc loại hình cơng văn được qui định ở  thời phong kiến chun dùng để kẻ dưới đệ trình lên người trên, chủ  yếu là dùng trong trường hợp bề tơi thần thứ trình lên nhà vua như  sách Hậu Hán thưchú dẫn Hán tạp sự đã chép rằng: “Phàm giấy tờ của quần thần dâng lên thiên tử gồm có 4 loại: Chương, Tấu, Biểu và Bác  nghị”. Tùy theo mục đích và nội dung của lần giao thiệp mà phía ta  chọn dùng thể loại Tấu hay Biểu thích hợp. Do nắm vững được cơng  năng của từng thể loại cơng văn này mà Lê Lợi và trực tiếp là Nguyễn  Trãi đã sử dụng Tấu, Biểu như là thứ cơng cụ đấu tranh chính trị sắc  bén với triều đình nhà Minh nhằm giành lại nền độc lập tự chủ cho đất  nước Nhưng trước mưu đồ ngoan cố xâm chiếm đất nước ta của đối phương, để đạt được mục tiêu đó, phía ta còn phải trải qua một q trình gian  nan, lâu dài và phức tạp, đòi hỏi các lãnh tụ Lam Sơn phải kiên trì và  khơn khéo, từng bước thuyết phục, tiến cơng trên mặt trận đấu tranh  chính trị. Thực tế lịch sử cho thấy thời gian của q trình này cũng kéo dài khơng kém thời kỳ kháng chiến đánh đuổi đội qn xâm lược.  Khởi đầu từ biện pháp sách lược lập ra ơng vua Trần Cảo, để thay lời  kẻ hậu duệ vua Trần này tiến hành cầu phong, mở đường cho sự giao  thiệp với triều đình nhà Minh, từ tháng 12 năm 1426 phía ta liên tiếp  gửi đi hàng loạt văn kiện, trong đó nêu ra những chứng lý về mặt địa lý và lịch sử để chứng minh tính chất độc lập và khẳng định địa vị một  phiên quốc có quyền tự chủ của nước An Nam. Đứng trên lập trường  của một quốc gia độc lập đó, ta lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm  lược và tố cáo những tội ác của nhà Minh, khẳng định tính chất chính  nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đồng thời với việc cầu  phong, ngày 29 tháng 11 năm 1427 phía ta chủ động nối lại nghĩa vụ  chức cống của một phiên quốc lần đầu tiên sau hơn hai chục năm gián  đoạn. Đặc biệt lần này, bên cạnh đồ cống vật, sứ giả của ta còn mang  theo cả một số "chiến lợi phẩm" bao gồm hổ phù, ấn bạc của viên  tướng Liễu Thăng cùng hàng nghìn qn nhân, sĩ quan, người ngựa mà ta thu được trên chiến trường lập thành danh sách đệ trình trao trả lại  nhà Minh. Bề ngồi dường như chỉ nhằm bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi,  muốn bằng cách trả lại những vật chứng cụ thể xác thực thêm cho  những lời lẽ thành khẩn trong bản Tấu, thanh minh về những sự việc  "đáng tiếc" xảy ra trên chiến trường, nhưng đằng sau những di vật sót  lại của viên bại tướng tử trận đó hiển nhiên còn gửi nhắn một thơng  điệp răn dè cảnh cáo đối với âm mưu tiếp tục hành động xâm lược của  địch. Ngày 3 tháng 8 năm 1428, vua Minh phải sai sứ giả mang chiếu  sang Giao Chỉ truyền lệnh rút qn và phong cho Trần Cảo làm An  Nam quốc vương, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và kết thúc thời kỳ cai trị quận huyện của họ ở Giao Chỉ, đồng thời phải thừa nhận  nước ta là một quốc gia có chủ quyền. Nhưng vào lúc này Trần Cảo đã  chết. Lãnh tụ nghĩa qn Lê Lợi một mặt lên ngơi Hồng đế, củng cố  chính quyền và bộ máy nhà nước, mặt khác cử người sang Minh báo  tang Trần Cảo và tiếp tục cầu phong. Đến đây, nhà Minh lại trở mặt,  bằng cách bám lấy quan điểm khơi phục triều vua cũ, họ khơng chịu  cơng nhận chính quyền mới thành lập của triều Lê mà dai dẳng liên  tiếp đòi ta tìm kiếm con cháu họ Trần, đồng thời hạch sách về vấn đề  người Minh bị bắt ở Giao Chỉ trong chiến tranh. Phía ta lại phải qua  nhiều lần giao thiệp qua lại giải thích, thuyết phục, thậm chí cả biện  pháp vận động các đầu mục, kì lão trong nước liên danh cầu phong cho Lê Lợi. Mãi đến ngày 1 tháng 11 năm 1431, vua Minh mới chấp nhận  trao cho vua ta Quyền thự An Nam quốc sự. Tuy nhiên, trong khi buộc phải "trả lại nước An Nam cho người An Nam", triều Minh vẫn thể  hiện sự ngoan cố, vớt vát thể diện của họ bằng cách chỉ ban "sắc  mệnh" chứ khơng chịu "sách phong", đồng thời ngay trong chức danh  trao cho Lê Lợi họ đã sử dụng hai chữ "南 Quyền" và "南 Thự" là những từ chun mơn dùng trong việc phân bổ quan chức trong nước và đều  mang ý nghĩa "tạm thời ủy nhiệm"(10). Vì vậy để giành được sự cơng  nhận chính thức địa vị một quốc gia độc lập hồn tồn, chính quyền  đầu thời Lê sơ còn phải tiếp tục kiên trì đấu tranh ngoại giao với triều  Minh kéo dài trong mấy năm sau. Đời vua Thái Tổ chưa hồn thành,  vua Thái Tơng lại kế tiếp. Trải qua bao gian khổ, hoặc phải sang giải  đáp những đòi hỏi về số người Minh còn bị lưu giữ, hoặc phải đấu  tranh về lệ tuế cống, thậm chí có đồn sứ ta nhận sứ mệnh sang Minh,  có đến 7 người phải nằm lại trên đất khách mà khơng trở về nhà(11).  Cuối cùng cho đến ngày 13 tháng Giêng năm 1437 nhà Minh mới phải  chính thức sách phong cho vua Thái Tơng tước hiệu An Nam Quốc  vương Ta thấy rằng, để đạt tới mục đích là một quốc gia độc lập và tự chủ,  cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta phải trải qua một thời kỳ  suốt 11 năm. Trong cuộc đấu tranh này, giữa ta với triều đình nhà  Minh đã tiến hành trên ba chục cuộc giao thiệp qua lại, trong đó riêng  về phía ta đã có 20 lần tiến hành trao đổi với ít nhất là 28 văn kiện  ngoại giao, chủ yếu đều là thể loại tấu và biểu. Rất may là sau hơn 5  thế kỷ, nội dung của một phần trong số văn kiện này vẫn còn được lưu  giữ trong di sản Hán Nơm, cụ thể theo điều tra của chúng tơi là còn 18  văn kiện thể loại này còn được lưu chép rải rác trong một số thư tịch  như Ức Trai di tập, Cổ kim bang giao bị lãm, Bang giao lục, Hồng  các di văn v.v. Đây là những tài liệu rất q, có ý nghĩa như là những  chứng tích còn lại của một cuộc đấu tranh ngoại giao đầu thời Lê sơ  nêu trên Đối với những văn kiện của Nguyễn Trãi thuộc thể loại tấu và biểu  này, trong một chun khảo trước đây(12), thơng qua khảo sát nghiên  cứu văn bản, chúng tơi tuy chưa có điều kiện nghiên cứu để xếp thành  một tập hợp văn kiện riêng rẽ, nhưng cũng đã xác định là chúng khơng  thuộc vào tập hợp văn kiện Qn trung từ mệnh. Cơ sở chủ yếu của  quan điểm này, trước hết là dựa vào sự khác biệt khá rõ rệt về ý nghĩa  chính trị, và từ đó đòi hỏi có sự khác biệt về đối tượng và phương diện  thể loại của những văn kiện tấu, biểu này so với văn kiện thư từ, lệnh  dụ trong Qn trung từ mệnh.  Tuy cùng là những hình thức hoạt động đấu tranh chính trị phục vụ cho cuộc kháng chiến, và trong thực tế thực hiện của nghĩa qn Lam Sơn,  các hình thức này ln có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, nhưng nếu xét  về mặt ý nghĩa thì văn kiện thể loại thư từ lệnh dụ của Qn trung từ  mệnhchủ yếu là những biện pháp địch vận và đấu tranh hòa đàm nhằm  làm tan rã ý chí chiến đấu của đội qn xâm lược và ngụy qn, đồng  thời tạo điều kiện thuận lợi cho qn ta giải quyết các vấn đề trên chiến trường, tức trực tiếp nhằm vào mục đích giải phóng dân tộc thốt khỏi  sự đơ hộ của ngoại bang. Còn văn kiện thể loại tấu biểu là những cơng  văn mang tính chất ngoại giao được sử dụng để đấu tranh với triều  đình nhà Minh nhằm khẳng định và giành lại độc lập, chủ quyền cho  đất nước. Với những mục đích khác nhau như vậy, đối tượng của văn  kiện thư từ lệnh dụ được Nguyễn Trãi thảo ra là nhằm gửi cho các  tướng sĩ giặc trên chiến trường Giao Chỉ dưới hình thức những bức  thư, tờ dụ; trong khi tấu biểu là thể loại cơng văn theo truyền thống để  kẻ dưới trình lên người trên thì được sử dụng để giao thiệp với triều  đình nhà Minh, cụ thể là vua Minh. Cũng vì đối tượng đấu tranh ở cấp  cao hơn nên ở những văn kiện này càng nổi bật tính chất ngoại giao  quan phương, và vì thế ý nghĩa chính trị của chúng cũng được nâng lên tầm cao hơn. Bằng chứng là từng tờ tấu, biểu của ta giao thiệp với triều Minh đều được chính sử của cả hai nước ghi chép lại đầy đủ như là  một sự kiện lịch sử, với những chi tiết cụ thể về thời gian, phương thức chuyển đạt, nội dung đề cập của văn kiện, thậm chí đơi khi còn tóm  lược hoặc trích dẫn ngun văn của chúng. Đó là một đặc điểm rất  thuận lợi cho chúng ta trong cơng tác nghiên cứu, thậm chí có thể dựa  vào những ghi chép đáng tin cậy của chính sử để xác định "lai lịch" cụ  thể của từng văn kiện đấu tranh ngoại giao, điều hầu như khó có thể  làm được đối với trường hợp các văn kiện thư từ địch vận.  Một sự khác nhau nữa là về thời gian. Rõ ràng việc trao đổi văn kiện  loại thư từ được dừng lại kể từ sau ngày qn Minh thua trận, Vương  Thơng buộc phải hội thề với ta rồi mang qn rút về nước, khi mà  cơng tác dụ hàng, địch vận đã trở nên khơng còn cần thiết nữa; trong  khi đó việc giao thiệp với triều đình nhà Minh vẫn còn phải tiếp tục  ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc một vài năm để giành lại nền độc  lập tự chủ hồn tồn. Do vậy, nếu nhập văn kiện thể loại tấu biểu  vào Qn trung từ mệnh thì vơ hình trung, tập hợp văn kiện này sẽ bị  chia thành 2 "mảng" riêng rẽ: một thuộc thời kỳ chiến tranh và một  thuộc thời kỳ sau hòa bình. Trong khi thực tế lịch sử cho thấy, cả khối  văn kiện này là chứng tích của một cuộc đấu tranh ngoại giao được Lê  Lợi và Nguyễn Trãi tiến hành liên tục với những diễn biến gay go phức tạp kéo dài suốt nhiều năm để giành nền độc lập tự chủ hồn tồn cho  đất nước Chính vì những lý do trên, chúng tơi chủ trương đưa số văn kiện thể  loại tấu, biểu này độc lập với văn kiện thư từ lệnh dụ, một mặt bảo  tồn sự thống nhất và tập trung của các văn kiện trong tác phẩm Qn  trung từ mệnh, phù hợp với ý đồ của Trần Khắc Kiệm khi ơng đặt tên  cho sưu tập của mình, mặt khác giữ được tính liên tục lịch sử của các  văn kiện tấu, biểu, một tập hợp các giấy tờ đấu tranh ngoại giao mà ý  nghĩa của chúng cũng khơng kém phần quan trọng đối với sự ra đời và  tồn tại của nhà nước Đại Việt Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, đây là một quan điểm mang  tính chất thuần túy văn bản học được nêu ra khơng ngồi mục đích tiếp cận tới diện mạo hợp lý ban đầu của văn bản Qn trung từ mệnh và  góp phần trợ giúp cho cơng tác nghiên cứu tư liệu lịch sử được khoa  học và thuận tiện hơn. Do vậy, nó khơng hề mang đơi chút sắc thái  cảm tính mà những từ ngữ đại loại "đưa ra ", "loại ra " hoặc "gạt ra  khỏi Qn trung từ mệnh" v.v  có thể mang lại. Nằm trong khối di  sản Hán Nơm q giá do ơng cha để lại, những văn kiện thể loại tấu,  biểu này khơng những là một bộ phận trong số di văn hiếm hoi còn lại  của danh nhân Nguyễn Trãi, mà cũng như những cơng văn giấy tờ  khác soạn thảo cùng thời, đó còn là những tư liệu lịch sử vơ cùng quan  trọng để hậu thế nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống  ngoại xâm và bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc ta ở thế kỷ XV. Vì thế, chúng dù nằm trong tập hợp văn bản nào cũng vẫn giữ ngun giá  trị và cần phải được khảo sát nghiên cứu thấu đáo CHÚ THÍCH (1) Tồn thư, Bản kỷ, Q.10, tờ 2a (2) Tồn thư, Bản kỷ , Q.5, tờ 21a (3) Nam Hải ở đây khơng phải là tên một trong 9 quận lập ra thời Hán  mà được dùng để chỉ một khu vực địa lý. Quan niệm về phạm vi của  khu vực này có sự thay đổi khác nhau tùy từng thời kỳ lịch sử, thường  chỉ các nước cổ đại nằm thuộc về vùng biển phía nam Trung Quốc như An Nam, Chiêm Thành, Xiêm La, Chân Lạp, Miến, Trảo Oa, Lưu Cầu, Lữ Tống v.v , tức là các nước ở vùng tương đương với khu vực Đơng  Nam á ngày nay (4) Vi Khánh Viễn: Trung Quốc chính trị chế độ sử, Trung quốc Nhân  dân Đại học xuất bản xã xuất bản, 5­1991, tr.44. Trích theo Khưu  Huyễn Dực: Minh Đế quốc dữ Nam Hải chư phiên quốc quan hệ đích  diễn biến, Nxb. Lan Đài, Đài Bắc, 1995, tr.12.  (5) Theo Minh sử, Q.321 ­ An Nam truyện, tr.8316. Sự kiện này Tồn  thư (Bản kỷ, Q.9, tờ 2b) chép vào tháng 4 cùng năm (6) Trích tờ Biểu mang danh nghĩa Trần Cảo là dòng dõi vua Trần gửi  vua Minh (7) Hải ngoại: chỉ bên ngồi Trung Quốc.  (8) Ky mi: chỉ quan hệ ràng buộc chứ khơng trực tiếp cai trị, (tham  khảo sơ đồ bên trên) (9) Thái Tổ Cao Hồng đế: chỉ vua Minh Thái Tổ (10) Tham khảo: Trung Quốc quan chế đại từ điển.  (11) Theo Toàn thư, Bản kỷ thực lục, Q.11, tờ 28b.  (12) Xem Nguyễn Văn Nguyên: Những vấn đề văn bản học Quân  trung từ mệnh của Nguyễn Trãi, Nxb. Văn học, H. 1998 ... Củng Viên, Thái sư đời Trần Nhân Tơng từng giữ chức Hàn lâm học sĩ Phụng chỉ, soạn tờ chiếu thay vua(5). Chức quan Hàn lâm viện  Thừa chỉ học sĩ của Nguyễn Trãi ở thời kì đầu nhà Lê là theo chế độ  thời Trần. Có vị thế rất lớn trong triều đình,  như một quan đầu triều.  ... ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã có một vị thế lớn trong triều đình nhà Lê,  như một trong những vị khai quốc cơng thần Tuy nhiên sau đó khơng lâu, nhất là sau sự kiện tự trẫm của Trần  Nguyễn Hãn và cái chết của Phạm Văn Xảo, hai vị đại thần và là ... nhà Lê( 13). Tứ tính Lê Trãi là Nguyễn Trãi được đặc ân ban quốc  tính, tức được đổi theo họ của nhà vua.  Với những chức tước nêu trên ở thời điểm ngay sau chiến thắng  ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã có một vị thế lớn trong triều đình nhà

Ngày đăng: 22/07/2019, 19:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Friday, 9 November 2012

    • CHỨC QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ VỊ THẾ CỦA ÔNG TRONG TRIỀU ĐÌNH NHÀ LÊ - Đinh Khắc Thuân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan