Cốt truyện trong văn tự sự

8 1.6K 8
Cốt truyện trong văn tự sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cốt truyện trong tự sự PGS. TS. Lê Huy Bắc Khoa Ngữ văn, Đại học phạm Hà Nội Cốt truyện (plot) là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong văn bản tự sự (và văn bản kịch) mà người đọc có thể kể lại. Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác. Trong tác phẩm tự sự (và cả kịch), cốt truyện là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững. Từ thế kỉ XIX trở về trước, nhà văn khi bắt tay vào kể câu chuyện, là lúc anh ta đã có được một cốt truyện độc đáo, đáng chú ý theo kiểu riêng của mình. Về cơ bản, kể từ văn bản tự sự cổ xưa nhất trong văn học viết còn lưu được cho đến nay, Anh hùng ca về Gilgamesh (Khoảng thế kỉ thứ XX Tr.CN), cốt truyện của tự sự hầu hết tuân thủ nguyên tắc: có truyện để kể. Kèm thêm một điều kiện bất di dịch: sự hấp dẫn li kì được đặt trong tiến trình kịch tính. Sang thế kỉ XX, đã xuất hiện hiện tượng không ít nhà nghiên cứu phê bình lẫn nhà văn đều tuyên bố cốt truyện không còn trong tác phẩm tự sự nữa. Những nhà văn “mạnh mồm” nhất cho loại tuyên ngôn này là nhóm tác giả thuộc trào lưu Tiểu thuyết Mới. Sau một hồi say mê đến mức cực đoan với những nỗ lực cách tân, họ quả quyết, cốt truyện (cùng với nhân vật, .) đã biến mất khỏi địa hạt tự sự. Thế là một hậu quả nghịch lí kì khôi xuất hiện: với cách là những người đang sáng tạo tiểu thuyết, đang đảm bảo cho sự phát triển của thể loại, họ lại đưa ra tuyên bố: tiểu thuyết đã chết. Trong khi đó, vĩnh viễn tiểu thuyết cũng như mọi hình thức tự sự khác đều không bao giờ chết. Điều này đồng nghĩa với việc cốt truyện cũng sẽ luôn là thành tố cốt lõi, đồng hành với bất kì hình thức tự sự nào. Chỉ có điều, qua thời gian, cốt truyện phải được đổi khác để đáp ứng những nhu cầu mới về thẩm mĩ. Cần phân biệt hai khái niệm truyện (story) và cốt truyện (plot). Truyện là chuỗi những sự kiện về một vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) nào đó diễn ra theo trật tự tự nhiên, tuân thủ thời gian tuyến tính, nương theo sự chảy trôi của cuộc sống theo quan hệ nhân quả mà không có sự đảo lộn sắp đặt của người kể. Cốt truyệnsự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc. Boris Tomashevsky, nhà nghiên cứu thuộc trường phái Chủ nghĩa hình thức Nga, phân biệt: “Truyện chứa đựng chuỗi những môtíp tự sự theo trật tự thời gian của chúng, dịch chuyển nhờ vào sự tác động nhân quả của từng môtíp; trái lại cốt truyện tuy cùng tái hiện những môtíp đó, nhưng theo một trật tự sắp xếp đặc biệt trong sự tổ chức văn bản” (1) . Trong công trình Những khía cạnh của tiểu thuyết nhà phê bình người Anh Edward Morgan Forster đề xuất sự phân biệt, theo ông: “Truyện là những sự kiện trần thuật được tổ chức theo chuỗi thời gian của chúng. Cốt truyện cũng là sự trần thuật bằng sự kiện, nhưng có sự nhấn mạnh được đặt trên tính nhân quả. “Vua chết rồi hoàng hậu qua đời” là một câu chuyện (story). “Vua chết rồi hoàng hậu qua đời vì u buồn” là một cốt truyện (plot). Chuỗi thời gian được giữ lại, nhưng cảm giác nhân quả đã ngã bóng lên đó” (2) . Có lẽ Aristotle là nhà nghiên cứu đầu tiên trên thế giới quan tâm đến cốt truyện. Ông chia cốt truyện ra làm ba phần: đầu, giữa và kết. Phần đầu giới thiệu hành động chính theo cách nào đó để người đọc háo hức chờ đợi diễn biến tiếp theo. Phần giữa kết thúc sự kiện trước đó và gợi dẫn sự kiện tiếp theo. Phần kết tiếp nối những gì đã xảy ra, không gợi dẫn điều sắp đến và tạo ra cái kết nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá nghệ thuật của người đọc. Ngày nay, chúng ta thường chia cốt truyện kịch tính ra làm năm phần: mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, gắn với lịch sử thăng trầm của nhân loại, cốt truyện cũng có nhiều biến đổi phức tạp, sâu sắc. Tùy theo quan niệm cá nhân mà mỗi nhà nghiên cứu có những cách phân chia khác nhau về cốt truyện. Nhằm đưa ra cái nhìn phổ quát, chúng tôi dựa trên mối quan hệ loại hình (tự sự, trữ tình, sân khấu) để phân chia cốt truyện. Theo đó, từ thế kỉ XIX trở về trước, cốt truyện tự sự chủ yếu là cốt truyện kịch tính. Từ thế kỉ XX trở đi, cơ bản là cốt truyện thơ (hoặc trữ tình). Cốt truyện kịch tính tập trung vào xung đột. Kiểu cốt truyện này ra đời rất sớm, ngay từ khi con người biết kể một câu chuyện. Thể loại văn học dân gian cổ xưa nhất, thần thoại, ngay lập tức sở hữu kiểu cốt truyện này. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thần thoại là thể loại văn học không tự giác, có nghĩa mục đích ra đời của thần thoại không phải là văn chương mà chỉ là tín ngưỡng, niềm tin vào tôn giáo cổ xưa của con người. Tuy nhiên, sự tác động của thần thoại đến mọi hình thức văn học về sau, đặc biệt là tự sự, thì vô cùng to lớn. Chính thần thoại đã cung cấp cho các dạng thức tự sự sau nó một cái khung trần thuật, bao gồm sự hư cấu cốt truyện, nhân vật, lời kể, lời tả . Cho dù những nhà cách tân tự sự có tài ba, phi thường đến mức nào đi nữa thì họ vẫn không thể nào đoạn tuyệt khỏi cái khung tự sự nguyên thủy thần thoại ấy. Trừ mảng thần thoại ra đời sớm có cốt truyện đơn giản như thần thoại sáng thế, những thần thoại về sau kể về những người anh hùng (Herakles trong thần thoại Hi Lạp chẳng hạn) thì cốt truyện đã có sự phức tạp nhất định. Vẫn trên nền những sự kiện, tình huống gay cấn, người anh hùng luôn được đặt trong các tình huống phiêu lưu. Cốt truyện phiêu lưu ra đời, một mặt đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học truyền miệng không liền mạch của cư dân cổ đại (vì dung lượng của một cuộc phiêu lưu là vừa đủ cho một lần kể), mặt khác đấy là biện pháp hữu hiệu nhất để khắc họa chân dung nhân vật khi mà người kể chưa biết cách xâm nhập vào thế giới nội tâm sâu kín của con người. Truyện phiêu lưu, bản thân đã hàm chứa tưởng triết học về sự tồn tại của con người, bởi suy cho cùng một cá nhân, một sự tồn tại nào không hàm chứa trong nó tính phiêu lưu. Bản chất của phiêu lưu là luôn tuân thủ hai nguyên tắc ngẫu nhiên và tất nhiên. Thoạt tiên, cả hai phạm trù này đều thuộc tự nhiên, chưa có sự phân biệt chia tách. Chỉ đến khi có ý thức của con người thì chúng mới được phân biệt rạch ròi, trở thành cặp phạm trù đối xứng. Điểm cốt lõi của sự đối xứng ấy là chúng không loại trừ nhau mà chỉ là động lực thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển và bổ khuyết, lấp đầy sự tồn tại tự nhiên đó. Thế rồi, trong quá trình sinh tồn, con người chiếm lấy phần tất nhiên thuộc về mình (những biểu hiện văn hóa có thể cắt nghĩa bằng lí trí của nhân loại là tất nhiên). Còn ngẫu nhiên (những yếu tố không thể nào lí giải bằng lí trí, bằng duy lôgic) thì được đẩy sang phía siêu nhiên, bất khả tri. Đây chính là chỗ dựa để con người duy trì sự tồn tại của mình và cũng chính là điểm tựa để con người thực hiện duy, cắt nghĩa sự tồn tại, phát triển, . của cuộc sống và mọi thứ khác. Trong cuộc sống, ngẫm kĩ sẽ không có bất kì một sự vật hiện tượng nào tồn tại mà thoát khỏi các phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên đó. Chỉ cần trả lời câu hỏi Tại sao ta xuất hiện trên trái đất này? hoặc Tại sao khi Tấm khóc Bụt hiện lên? hoặc Tại sao Chí Phèo muốn giết cả nhà Thị Nở mà lại tìm đến giết Bá Kiến? . thì lập tức cần phải viện dẫn đến chúng. Bởi thế, từ ngẫu nhiên, tất nhiên ra đời và từ tất nhiên, ngẫu nhiên hiện diện và ngược lại, tùy theo quan niệm của mỗi người và thời đại, cũng như tùy vào tín điều mà người đó tin. Nhưng trong cuộc sống đầy ắp lí trí kể từ Phục hưng (thế kỉ XIV trở đi), con người thường tự cho rằng bất kể thứ gì nếu có đầy đủ quyết tâm, thì họ đều có thể đạt được (chẳng hạn như anh chàng Robinson Crusoe của Daniel Defoe hay ý thơ của Hoàng Trung Thông Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm, .). Cốt truyện phiêu lưu là nơi lưu giữ hiệu quả nhất, hoặc có thể nói là nơi tạo được hiệu quả cân bằng nhất giữa hai phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên. Điều này giải thích vì sao, càng văn minh, càng trông cậy vào lí trí, thì con người (dĩ nhiên chỉ là số đông, những người có mặt bằng văn hóa, tri thức không cao lắm) lại càng thích truyện phiêu lưu. Bởi ngẫu nhiên mãi mãi là chỗ dựa siêu nhiên, đa năng để con người lí giải những vấn đề bất khả tri trong nhận thức của mình. Cốt truyện phiêu lưu luôn bao gồm những hành động gay cấn có mối an nguy đến tính mạng của người tham dự và biến thể của nó trong các câu chuyện tình lãng mạn cảm động, thì gần như độc chiếm văn đàn cho đến nửa đầu thế kỉ XIX. Cốt truyện phiêu lưu có hai đặc điểm chính, kì lạ thay là hai đặc điểm hoàn toàn trái ngược nhưng lại có khả năng dung hòa, cùng tồn tại trong một chỉnh thể. Một là nó rất lỏng lẻo, có thể mở rộng vô biên với những cuộc phiêu lưu tiếp nối của nhân vật. Hai là nó rất chặt chẽ trong sự liên kết nội tại của chính cuộc phiêu lưu, có như thế thì nó mới tạo nên xung đột nội tại, kết thúc cuộc phiêu lưu này, nhân vật bước vào cuộc phiêu lưu khác mà thường xuyên là chẳng có mối quan hệ nhân quả nào với cuộc phiêu lưu trước đó. Những cách tân về sau của cốt truyện trong tự sự cũng đều dựa trên nền tảng hai đặc trưng của truyện phiêu lưu thần thoại này: hoặc là chỉ giữ lại một (hay một vài xung đột) để triển khai cốt truyện, hoặc là phá tung tính liên kết nhân quả của các tình tiết, sự kiện (vốn là vật liệu để xây dựng cốt truyện phiêu lưu), hoặc là thu hẹp nó vào một khoảnh khắc tâm trạng và lấy đó viết tiếp cuộc phiêu lưu nội tâm của mình (kiểu cốt truyện phổ biến của lối viết dòng ý thức mà Ulysses của James Joyce là tiêu biểu) . Thông thường, khi đề cập đến cốt truyện, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào tiểu thuyết. Nhưng thực tế, chính truyện ngắn mới là nơi phô diễn những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất. Thử hình dung, mỗi ngày ở thế kỉ XXI này, khi mà không chỉ bùng nổ báo viết mà cả báo điện tử, trên thế giới tối thiểu sẽ có cả vạn truyện ngắn được in ra. Không kể những ấn phẩm rẻ tiền câu khách, nơi có rất ít sự cách tân, thì chí ít cũng có hàng trăm nỗ lực cách tân mà cách tân nào ít nhiều cũng chạm đến cốt truyện. Giữa tiểu thuyết và truyện ngắn có một số cốt truyện chung nhưng giữa chúng sẽ còn có nhiều kiểu cốt truyện đặc trưng cho thể loại. Chẳng hạn kiểu cốt truyện siêu văn bản nơi người đọc có thể tùy thích ghép mảnh các đoạn của câu chuyện thì không thể triển khai dưới dạng tiểu thuyết vì câu chuyện sẽ quá dài, người đọc không thể bao quát hết để lắp ghép. Dưới đây, chúng tôi trình bày những kiểu cốt truyện chung nhất cho loại hình tự sự. Việc phân chia này có tính chất tương đối, bởi bản thân một cốt truyện bao giờ cũng có sự dung hòa đặc điểm của nhiều loại cốt truyện (chẳng hạn Số đỏ có thể xếp vào loại cốt truyện phân đoạn phiêu lưu nhưng vẫn mang đặc điểm của liền mạch theo tính biên niên .). TT Tiêu chí Các loại cốt truyện Đặc điểm Tác phẩm 1 Sự kiện (Event) Cốt truyện phân đoạn (chương hồi) (Episodic plot) Cốt truyện phiêu lưu, được lắp ghép từ nhiều mẩu chuyện nhỏ, quan hệ giữa chúng rất lỏng lẻo, kịch tính sự kiện được chú trọng, ra đời từ thời cổ đại. Herakles (thần thoại), Don Quixote (M. Cervantes), Tam quốc (La Quán Trung), Huck Finn (Mark Twain), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), . Cốt truyện liền mạch (Chrono- logical plot) Các sự kiện quan hệ theo mạch nhân quả, được triển khai liên tục, đầy kịch tính cho đến hết truyện, ra đời từ thời cổ đại. Thạch Sanh, Chiếc lá cuối cùng (O. Henry), Tiếng gọi nơi hoang dã (J. London), . Cốt truyện huyễn ảo (Supernature plot) Ra đời từ thời cổ đại và phát triển đến thời hậu hiện đại thế kỉ XXI, đan xen lẫn lộn các yếu tố hoang đường với yếu tố thật. Con tim mách bảo (E.A. Poe), Biến dạng (F. Kafka) Trăm năm cô đơn (G. Marquez), . Cốt truyện ghép mảnh (Fragment plot) Được ghép từ nhiều mảnh nhỏ lại với nhau thông qua (hoặc được gợi lên từ) một đề tài, tưởng chủ đề, cốt truyện này bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ XX. Lớp học (D. Barthelme), Mình đang gọi từ đâu (R. Carver), . Cốt truyện siêu văn bản (Hypertext plot) Dựa vào công nghệ tạo file của vi tính, nhà văn kết cấu văn bản thành những file nhỏ, thường được đánh số, người đọc có thể tự do ghép các file này với nhau để tạo thành các văn bản khác nhau, cốt truyện này bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ XX. Người trông trẻ (Robert Coover), . 2 Thời gian (Time) Cốt truyện tuyến tính (Linear plot) Tự sự theo mạch thời gian, chuyện gì trước kể trước, quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng, ra đời từ thời cổ đại. Tấm Cám, Lão Hạc (Nam Cao), Cố hương (Lỗ Tấn), Gimpel thằng ngốc (I. Singer) . Cốt truyện khung (Frame plot) Được kể theo lối truyện lồng trong truyện, người kể đóng vai trò là người kể lại một câu chuyện của người khác, như thế sẽ có hai người kể, tính khách quan được chú trọng, bắt đầu xuất hiện từ thời trung đại. Nghìn lẻ một đêm, Mười ngày (Boccaccio), Người trong bao (Anton Chekhov), . Cốt truyện gấp khúc (Zigzag plot) Thời gian bị đảo ngược và nhảy cóc trong mạch tự sự, nhiều đoạn hồi cố được đan xen, tạo nên tính đồng hiện ngẫu nhiên và lỏng lẻo của cốt truyện, xuất hiện đầu thế kỉ XX. Đi tìm thời gian đã mất (M. Proust), Âm thanh và cuồng nộ (W. Faulkner), Công viên của những lối đi rẽ hai ngả (J. Borges), . 3 Nhân vật (Cha- racter) Cốt truyện đơn tuyến (Simple plot) Cốt truyện chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác, thường hướng về một chủ đề, dễ đọc và dễ theo dõi mạch nội dung, tưởng (thế kỉ XIX trở về trước), khó nắm bắt hết các tầng bậc ý nghĩa của văn bản (từ thế kỉ XX). Sọ dừa, Cây tre trăm đốt, Nhóm lửa (J. London), Ông già và biển cả (E. Hemingway), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp) . Cốt truyện đa tuyến (Complex plot) Cốt truyệntừ hai nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) trở lên. Những nhân vật này đảm đương một tuyết cốt truyện nhằm thể hiện một hay nhiều chủ đề nào đó, ra đời từ thời Phục hưng. Chí Phèo (Nam Cao), Chiến tranh và hòa bình (L. Tolstoi), Lão Gorriot (Balzac), Anh em nhà Karamazov (F. Dostoievski) . Cốt truyện hành động (Active plot) Không miêu tả tâm lí nhân vật, loại cốt truyện ra đời từ rất sớm trong lịch sử tự sự, đây là đặc trưng của cốt truyện thần thoại, sử thi và cổ tích . Thánh Gióng, An Dương Vương, Iliad, Odyseus (Homer), . Cốt truyện tâm lí (Psycho- logical plot) Truyện được triển khai dựa trên tâm lí của nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm, sự vận động nội tâm đó là cơ sở thúc đẩy truyện phát triển, xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX. Bà Bovary (Gustave Flaubert), Ngài đại sứ (Henry James), . Cốt truyện dòng ý thức (Stream of consciou- sness plot) Cốt truyện đặc trưng cho tự sự hiện đại thế kỉ XX, Điểm tựa để kể là thế giới nội tâm bao la với vô vàn những ẩn ức và suy nghĩ quá khứ, thực tại chồng chéo. Ulysses (James Joyce), Người đẹp say ngủ (J. Kawabata), Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro (E. Hemingway), . Bảng phân loại trên chưa bao quát hết toàn bộ các kiểu cốt truyện chia theo tiêu chí hình thức thể hiện (còn có các tiêu chí nơi chốn, ngôi kể, .). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đề xuất các cách phân loại khác như dựa trên tiêu chí nội dung (cốt truyện triết học, cốt truyện luận đề, .), kết cấu (cốt truyện mở, cốt truyện đóng, cốt truyện kết thúc bất ngờ, .), trường phái (cốt truyện lãng mạn, cốt truyện hiện thực, cốt truyện hiện thực huyền ảo, cốt truyện cực hạn, .). Thậm chí còn có thể chia nhỏ hơn dựa vào các thể loại và tiểu loại như cốt truyện cổ tích, cốt truyện ngụ ngôn, cốt truyện trinh thám, cốt truyện kinh dị, . Tuy nhiên, cách phân loại dựa trên ba tiêu chí chúng tôi nêu trên là có tính phổ quát hơn cả và thiết thực, dễ theo dõi đối với tiến trình đổi mới cốt truyện tự sự. Trở lại với cốt truyện kịch tính và cốt truyện trữ tình, ta thấy đây chính là hai kiểu cốt truyện gốc để nhà văn tiến hành những cách tân thể nghiệm của mình. Cốt truyện kịch tính gắn với cái nhìn nhị nguyên, bởi người kể luôn đặt sự vật hiện tượng trong thế đối lập tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, ánh sáng - bóng tối, thiện - ác, . cách làm này hàm chứa trong nó cái nhìn động: đi từ đau thương, bất hạnh đến hạnh phúc, sung sướng. Tuy nhiên, dễ nhận thấy, đấy chính là bản chất của cốt truyện phiêu lưu thần thoại. Kiểu phiêu lưu của một người hùng được đặt trong sự đối nghịch với xã hội và tự nhiên để khẳng định giá trị làm người và sự xả thân cho cộng đồng . Trong khi đó, cốt truyện trữ tình là sự sáng tạo đặc biệt của văn xuôi hiện đại trong nỗ lực vượt thoát xa hơn cái bóng của cốt truyện thần thoại, hướng đến sự chi phối bởi cái nhìn nhất nguyên. Vẫn còn sự phiêu lưu, nhưng giờ đây không còn là sự phiêu lưu của một cá nhân với thế giới bên ngoài. Đã qua rồi cái thời con người tự tin thái quá vào bản thân, cộng đồng. Lịch sử có lẽ đã ngủ yên trên những trang sách kiêu hùng của những con người hừng hực khí thế bất khả chiến bại. Cảm quan thất bại và sự nhỏ nhoi của thân phận con người dường như hiện diện khắp mọi nơi. Chỗ trú ẩn duy nhất của con người là thế giới nhỏ bé của cái tôi chính họ. Người khởi xướng cho sự thay đổi quyết liệt đó chính là thủy tổ của Phân tâm học Sigmund Freud, cho dù ông không xuất hiện với cách là nhà văn. Kể từ đây, cốt truyện dần dịch chuyển sâu hơn vào thế giới nội tâm, nơi con người chìm ngập trong cuộc tranh đấu bất tận với cái tôi của chính nó. Sự quay về với bản thể không cốt tạo nên kịch tính mà chỉ cốt trình bày càng nhiều kí ức, ẩn ức càng tốt. Một chặng phiêu lưu mới bắt đầu. Đánh mất xung đột, kể chuyện lúc này vận hành theo cách của diễn từ thơ. Từ cốt truyện tâm lí đến cốt truyện dòng ý thức rồi đến cốt truyện siêu văn bản là cả bước tiến dài trong việc chuyển từ cái tôi chủ thể sang cái tôi khách thể trong tự sự. Chính ý thức dân chủ, ý thức trò chơi trong tự sự, . đã làm nảy sinh ra cảm quan thu nhỏ dấu ấn chủ nhân của tự sự về điểm không (mượn ý của Roland Barthes độ không của lối viết), đã khiến các cốt truyện hiện đại và hậu hiện đại trở nên mênh mông trong thế giới nội tâm, thế giới trí tuệ ngẫu hứng bao la của con người. Cuộc phiêu lưu của cốt truyện sẽ không bao giờ có hồi kết. Chỉ cần tháo gỡ, sắp xếp hoặc tái sinh, chỉ cần liếc mắt sang những thành tựu nghệ thuật đương thời cũng như những công nghệ khác, trong tay nhà văn, cốt truyện sẽ trở nên biến hóa khôn lường mà mục đích cuối cùng của nó (nói vậy không biết có chủ quan không?) vẫn chỉ nhằm thu hút nhiều hơn nữa mối quan tâm của độc giả đến sự sáng tạo cốt truyện trong việc kể trung thực và thật hấp dẫn một câu chuyện văn chương. ______________ (1) Boris Tomashevski: Theory of Literature, Leningrad, 1925. (2) Edward Morgan Forster: Aspects of the novel, London, 1927 . Cốt truyện trong tự sự PGS. TS. Lê Huy Bắc Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Cốt truyện (plot) là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong văn. dung (cốt truyện triết học, cốt truyện luận đề, .), kết cấu (cốt truyện mở, cốt truyện đóng, cốt truyện kết thúc bất ngờ, .), trường phái (cốt truyện

Ngày đăng: 05/09/2013, 04:10

Hình ảnh liên quan

Dưới đây, chúng tôi trình bày những kiểu cốt truyện chung nhất cho loại hình tự sự. Việc phân chia này có tính chất tương đối, bởi bản thân một cốt truyện bao giờ cũng có sự dung hòa đặc điểm  của nhiều loại cốt truyện (chẳng hạn Số đỏ có thể xếp vào loại - Cốt truyện trong văn tự sự

i.

đây, chúng tôi trình bày những kiểu cốt truyện chung nhất cho loại hình tự sự. Việc phân chia này có tính chất tương đối, bởi bản thân một cốt truyện bao giờ cũng có sự dung hòa đặc điểm của nhiều loại cốt truyện (chẳng hạn Số đỏ có thể xếp vào loại Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng phân loại trên chưa bao quát hết toàn bộ các kiểu cốt truyện chia theo tiêu chí hình thức thể hiện (còn có các tiêu chí nơi chốn, ngôi kể ,...) - Cốt truyện trong văn tự sự

Bảng ph.

ân loại trên chưa bao quát hết toàn bộ các kiểu cốt truyện chia theo tiêu chí hình thức thể hiện (còn có các tiêu chí nơi chốn, ngôi kể ,...) Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan