nhung bai van on thi lop 10

14 1.3K 16
nhung bai van on thi lop 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các đề văn hay Đề1:Trò chơi điện tử là món ăn tiêu khiển hấp dẫn.Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng học và còn phạm những sai lầm khác .Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng này. Bài viết Bước vào thế kỉ 21,là thế kỉ thông tin bùng nổ.Sự bùng nổ đó đem lại rất nhiều lợi ích và trò chơi giải trí cho con người .Một trong những trò chơi đang rất phổ biến không chỉ với học sinh mà còn đối với rất nhiều người khác ,đó là điện tử. Chính vì vậy, trò chơi diện tử là món ăn tiêu khiển hấp dẫn.Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng học và còn phạm những sai lầm khác , Cùng với sự phát triển của xã hội ,các quán điện tử mọc lên như nấm sau cơn mưa.Trong các quán đó lúc nào cũng không thừa chỗ nào .Có rất nhiều đối tượng tham gia chơi nhưng đông nhất vẫn là học sinh.Cậu quý tử con nhà giàu ,mới học cấp 1 mà dã bước vào quán điện tử,ham quá có lúc quên cả học bài .Bố mẹ bận làm ăn.Khi được cô giáo báo về con đã lưu ban thì lúc đó mới té ngửa ra.Học sinh trung học cơ sở là đối tượng quen thuộc của việc việc chơi điện tử.Cậu ấm con nhà giàu được bố mẹ cho tiền nhưng lại bớt tiền học hoặc bán các thứ đồ trong gia đình để chơi,dến nỗi có lúc bỏ học hàng tuần liền mà cha mj lại không biết.Khi cô giáo chủ nhiệm đến nhà,gia đình mới biết tình hình của con mình.Đối với học sinh cấp,bỏ trường bỏ lớp đi đánh điện tử lại cả gán xe đạp để chơi.Theo thống kê ở các trường đại học,sinh viên bị lưu ban năm thư nhất năm thư hai dã nảy nở rất nhiều và đang được quan tâm bởi lối chơi điện tử không có cách phù hợp.Chúng ta có thể đánh giá được rằng, việc chơi diện tử sao nhãng học tập là ấn đề nhức nhối của học sinh.Nó không chỉ ở đô thị mà đã len lỏi vào các vùng nông thôn. Ta nhận thấy rằng:Bản thân việc chơi đện tử không phải là xấu vì chúng ta có thể tiếp cận với tri thức mới, rèn luyện các kĩ năng về mắt và tay.Nhưng việc đáng nói ở đây là ham chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập.Chơi điện tử ảnh hưởng đến sức khoẻ.Trên thế giới,chơi điện tử đã trở thành căn bệnh.Nhiều nước phải có bệnh viện để chữa căn bệnh này.Ở học sinh, nhiệm vụ học tập là chính chứ không phải chơi điện tử là chính.Còn tệ hại hơn,chơi điện tử gây ra những tính xấu:lừa dối,ăn trộm,ăn cắp, không có tính tập thể, cộng đồng.Kết quả là người không có kiến thức.Sau nay,tương lai sẽ không tươi sáng, không trở thành một công đân có ích cho đất nước được . Là một công dân của Việt Nam, ta vui mừng khi đất nước hoà nhập với nền kinh tế thế giới.Bên cạnh đó,việc chơi điện tử của học sinh cũng là trở ngại lớn trên con đường sau này.Để trở ngại này lắng xuống Nhà nước cần quản lí chặt chẽ hệ thống chơi điện tử.Hơn nữa là do nhưng người chủ chỉ ham lời không biết giáo dục học sinh chơi điều độ.Về phía gia đình ,kinh tế thị trường phát triển chỉ mải mê công việc, không quản lí con cái mình mà cứ giao phó cho nhà trường.Chẳng thế mà,khi con bị lưu ban mới biết . Đấy là vì sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ , các giáo viên chưa phối hợp được với gia đình học sinh.Việc ham chơi diện tử cũng là ở chính những học sinh lười học ,bị thu hút bơỉ những cạm bẫy của xã hội và đặc biệt là chưa xâc định được độnh cơ học tập nên mới hướng đến ham chơi . Ham chơi điện tử sẽ dẫn tới với trộm cắp , vi phạm đạo dức , không biết tiết kiệm thời gian vừa bỏ có thể học tốt và lại chơi được. Rõ ràng điện tử là một trò chơi không phải xấu. Nhưng vì học sinh ham chơi trò này cần lên án. Sự phối hợp giữa gia dình và nhà trương cần thống nhất. Gia đình cần phải quan tâm hơn đến con cái, việc học tập của chúng. Bản thân mỗi người cần xác định cho minh ý thức học tập để làm gì? Bước vào thế kỉ , một thiên niên kỉ mới , xã hội hoà nhập với kinh tế thế giới . Sự kiện này xảy ra đòi hỏi con người Việt Nam phải có năng lực , trí tuệ để trở thành một người tốt . Qua bài luận nhỏ này , chúng ta hãy sắp xếp thời gian hợp lí để vừa chơi vừa học được. Đề2:Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận , học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay , dùng chân viết chữ ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay , dùng vai viết chữ ;anh Đỗ Trọng Khởi bị bại liệt đã tự học , trở thành nhà thơ ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động , liệt toàn thân đã tự học ,trở thành nhà văn ….). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận “em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy . Bài làm Cuộc sống vô cùng đa dạng và phong phú . Trong cuộc sống có người được hưởng hạnh phúc , bất hạnh , có những người an phận với số phận của mình . Nhưng cũng có những người vượt lên trên số phận của mình để sống có ích cho đời . Họ đã sống và học tập tốt , họ chính là những con ngươiì không chịu thua số phận . Số phận là gì? Theo quan niệm của một số người , mỗi người có một số phận riêng : sướng hay khổ , bất hạnh hay hạnh phúclà do một đấng vô hình (thiên đình quyết định ) . Cuộc sống quanh ta không phải ai cũng hạnh phúc mà có những con người bất hạnh . Đâu đó trong hàng xóm , ta gặp những người bị cụt tay , cụt chân , mù loà , họ an bài bởi số phận đó , sống lay lắt phụ thuộc vào gia đình và xã hội . Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người vượt lên trên số phận đó . Ở nước ta , đã có không ít những tấm gương như vậy . Ngay từ khi mới vào trường tiểu học , em được đọc về tấm gương Nguyễn Ngọc Kí .Đây là thầy giáo đầu tiên viết bằng chân . Vào những năm 60-70 của thế kỉ 20, gương Nguyễn Ngọc Kí là tiêu biểu của tấm gương với sức mạnh phi thường . Nguyễn Ngọc Kí sinh ra trong một gia đình nghèo , sau một trận sốt Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay . Tưởng như số phận an bài . Đén tuổi đi học , nhìn các bạn được đi học . Thương con , bố mẹ đưa Kí đến trường . Nhưng nhìn Kí cô giáo cũng đành bó tay và lắc đầu . Kí đành trở về nhà ,Kí tập viết . Đầu tiên Kí tập viết bằng miệng . Nhưng nhìn ra ngoài cửa sổ tháy gà bới bằng chân nên Kí quyết định viết bằng chân . Với một học sinh dù hai tay , lần đầu tiên ngồi vào bàn như đánh vật với chữ rồi . Còn đối với Kí như vật lộn với chữ . Cô giáo đến thăm Kí , độmg viên và an ủi bạn và cho Kí vài viên phấn . Có khi đanh viết chân tay Kí co giật cả lại nhưng Kí chịu đựng và cố gắng . Kí ham học và có nghị lực phi thường nên Kí lại được đến trường . Lạ nhất là khi các bạn ngồi trên bàn thì Kí lại ngồi dưới chiếu tập viết . Từ góc chiếu đó mà năm học nào từ cấp 1 đến cấp 3 , Kí đều là học sinh giỏi . Lúc nhỏ tuổi , Kí là tấm gương cho các bạn noi theo. Kí được hai lần Bác Hồ tặng huy hiệu . Học hết cấp 3 , Kí được gọi vào trường sư phạm văn . Ra trường , Kí là thày giáo dậy văn và trở thành nhà giào ưu tú . Kí là người Việt Nam đầu tiên viết bằng chân mà lại thành đạt . Như vậy , từ một con người bất hạnh Kí vượt lên trên số phận của mình để trở thành một công dân có ích . Bên cạnh đó , ta gặp anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay dùng vai viết chữ . Anh Đỗ Trọng Khởi bị bại liệt đã tự học để trở thành nhà thơ . A nh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động , bại liệt toàn thân đã tự học để trở thành nhà văn. Hiện nay , trong khi đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá , chúng ta khâm phục những con người bị chất độc màu da cam mà thi đỗ hai trường đại học . Trên truyền hình , ta cũng thấy nhưng anh bị liệt cả hai tay , đánh máy bằng chân trở thành thầy dậy máy tính và được truy tặng “Hiệp sĩ thông tin” . Những con người đó thật đáng để chúng ta tôn vinh . Bởi họ là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo . Qua những tấm gương này , chúng ta hãy suy nghĩ mình đã sống như thế nào ? Mình học tập ra sao ? Cuộc sống vô cùng phong phú , bên cạnh niềm hạnh phúc còn xuất hiện nỗi bất hạnh . Nhưng đáng nói ở đây là những con người đó đã đứng lên để học tập thành đạt và sống có ích cho đời . Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận chèo mát mái , nên mỗi người hãy tự tạo cho mình sự chuẩn bị tốt để có thể thích ứng được. Dề3:Suy nghĩ về bài thơ Đồng Chí. Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Thơ của ông thường tập trung thể hiện đề tài người lính . Một trong những bài thơ thể hiện đặc sắc nhất hình tượng người lính của ông là bài thơ Đồng Chí . Bài thơ đã để lại cho người đọc bao cảm xúc , suy nghĩ về mối tình đồng chí thiêng liêng ,cao cả . Tình cảm của những người lính trong bài thơ trước hết được cảm nhận qua sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau . Sự cảm thông sâu sắ những tâm tư nỗi lồng của nhau bắt nguồn sâu xa tư sự tương đồng cảnh ngộ , cùng xuát thân từ giai cấp nghèo khổ : Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá . Tôi với anh mỗi người một miền quê , đất đai , canh tác khác nhau , tập quán hẳn là cũng khác. Những con người tự nhận là xa lạ , cách nhau cả một phương trời và chẳng hò hẹn quen nhau . Ấ thế mà có một sức mạnh vô song , vô hình đã biến họ thành đôi tri kỉ : Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm giét chung chăn thành đôi tri kỉ. Cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả . Những con người cùng chung giai cấp đã về đây tụ hội . Hai dòng thơ chỉ có một chữ chung “Đêm giét chung chăn” nhưng cái chung đã bao chùm lên tất cả . Đắp chung chăn đã thành biểu tượng của tình thân hữu , ấm cúng , ruột thịt . Những cái chung ấy đã khiến con người xa lạ thành đôi tri kỉ . Cái chăn đắp lại thì tâm tư mở ra . Họ soi vào nhau , anh hiểu tôi , tôi hiểu nỗi lòng sâu kín của anh : Ruộng nương sanh gửi bận thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Câu thơ đã lắng vào trong nỗi nhớ . Nỗi nhớ của anh , nhưng sao đọc lên tôi vẫn thấy rưng rưng . Tôi cũng hiểu rằng đối với người nông dân làm ruộng là quan trong nhưng việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ . Gian nhà , tổ ấm cũng đành sự hi sinh. “Mặc kệ “ nghĩa là dẹp hết mọi chuyện riêng tư sang một bên để lo đánh giặc trước đã . Ở đây tình đồng chí đã soi vào nhau. Anh hiểu tôi , tôi cũng hiểu nỗi lòng sâu kín của anh. Hiểu được sự ra đi thanh thản của anh vì nghĩa lớn , lại hiểu được sự gắn bó thiết tha với quê hương , gia đình của anh . “Đồng chí “ hai tiếng ấy đơn sơ mà cảm động đến nao lòng . Nó vừa là tên gọi , vừa là tiếng gọi , tên gọi của mối quan hệ giữa những người cùng một đội ngũ , vừa nhắn gửi với người và với mình . Có thể nói tình đồng chí được bắt đầu từ những cảnh ngộ nghèo khổ nhưng cùng chung một lí tưởng . Từ hiểu nhau mà thương nhau , “đồng chí “ là đồng cảm sâu sắc , thương yêu chân thành , cùng nhau chia sẻ : Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt giun người vầng chán ươt mồ hôi Aó anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Như chúng ta đã biết bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu là thơ của một người chiến sĩ và cũng là bản trường ca của một thời gian oanh liệt và gian khổ . Cái gian khổ của bộ đội trong buổi đầu kháng chiến đã nói đến rất nhiều nhưng Chính Hữu không nói về cái khổ mà nói về sự hiểu nhau trong cái khổ , cái chung phổ biến giữa họ với nhau . Trong kháng chiến , ở chiến khu , bệnh sốt rét là phổ biến nhất . Tôi với anh chung cảnh ngộ , anh với tôi chung một lí tưởng , chung đội ngũ và tôi với anh giờ đây lại chung cả những cơn sốt rét rừng ghê ghớm . Nhà thơ nhắc đến chuyện này như nhắc đến một kỉ niệm khó quên trong tình bạn . Trong buổi đầu kháng chiến người lính không chỉ khổ về bệnh tật mà còn phải chịu nhiều thiếu thốn về vật chất . Aó anh rách vai , quần tôi vá , chân không giày . Những người lính hiểu nhau nên họ đã chia sẻ với nhau về cả những thiếu thốn vật chất đó . Chính Hữu không định kể khổ mà chỉ nhằm mục đích tô đậm thêm tình đồng chí . Điều mà nhà thơ muốn nói ở đây là sự đồng khổ mà điều gì đã tạo ra sức mạnh như phép lạ , đó chính là tình đồng chí . Gian khổ không làm tắt nụ cười trên môi người chiến sĩ “miệng cười buốt giá “ . Đấy là một nụ cười vừa hồ hởi , tươi vui , vừa xuýt xoa vì cái rét thời tiết . Vượt qua những cơn lạnh thấu xương , chỉ có thể bằng nghị lực bản thân và sự nâng đỡ về tình người , tình đồng chí , bởi thế nụ cười tuy thấm thía gian khổ , thiếu thốn mà vẫn hồn nhiên . Nụ cười thể hiện thái độ coi thường thử thách khó khăn là chất lạc quan đến thanh thản , là cái dũng thuộc về bản chất con người Việt Nam và nổi lên lf tình thương yêu đồng đội : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Một hình ảnh hết sức ấm áp có lẽ không ngôn ngữ nào diễn đạt cho hết tình đồng chí thắm thiết trong hoàn cảnh ấy . Cái xiết tay thật chặt và ánh mắt cảm thông , tin cậy đủ nói thay cho tất cả trong gian khổ thiếu thốn tình đồng chí sưởi ấm lòng họ . Tình đồng chí đã giúp họ có sức mạnh trong chiến đấu : Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hoà quyện với nhau . Cảnh vẫn là cảnh “ RỪNG HOANG SƯƠNG MUỐI “ âm u nhưng dường như nó không còn đe doạ con người nữa mà trái lại nó bị đẩy lùi ra phía sau. Nhưòng chỗ cho đồng đội sát cánh bên nhau , trong tư thế sẵn sàng chiến đấu . Tình đồng chí đã sưởi ấm tấm lòng người chiến sĩ , chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng . Đêm khuya chờ giặc , trăng đã xế ngang tầm súng và một diều thú vị : “Đấu súng trăng treo” Bài thơ đã khép lại bằng hình ảnh “đầu súng trăng treo”, vầng trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình . Súng mang ý nghĩa của cuộc chiến đấu gian khổ . Đầu súng trăng treo là hình ảnh thơ mộng đã khẳng định : trong chiến đấu gian khổ , anh bộ đội vẫn yêu đời , tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó . Họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình . Bài thơ “Đồng chí “ vừa mang vẻ đẹp bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ lại vừa mang vẻ đẹp cao cả , thiêng liêng , thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn , về tình đòng chí của các anh nông dân mặc áo lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp . Cảm ơn nhà thơ Chính Hữu đã cho thế hệ độc giả cảm nhận một cách đầy đủ về người anh hùng áo vải thời đại Hồ Chí Minh . Dề 4:Suy nghĩ của em về hình tượng người chiến sĩ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Đã trở thành bất tử.Trong khí thế sôi sục của cuộc kháng chiến , nhân dân miền Bắc đã không tiếc sức người, sức của chi viện cho miền Nam. Những đoàn xe trùng trùng điệp điệp nối duôi nhau. Trong đoàn xe ấy co anh lính trẻ Phạm Tiến Duật và giờ đay dã tở thành nhà thơ Phạm Tiến Duật. Thơ của ông mang đậm chất lính.Một trong những bài thơ thể hiện hình ảnh người lính đặc sắc nhất của ông là” bài thơ về tiểu đội xe không kính”.Bài thơ đã tái hiện sinh động hình tượng người lính giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Ai đã từng một lần đặt chân đến trường sơn vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thì mới thấu hiểu những gian khổ,hiểm nguy của những người lính lái xe.Đường trường sơn gập ghềnh hiểm trở.Mùa mưa,mưa như thác đổ,mùa khô xe chạy bụi bay mù trời.Ngày nào trời quang mây tạnh thì bom đạn giặc Mỹ liên tục chút xuống.Những đoàn xe nối nhau ra mặt trận,xe có kính người lái xe đã vất vả,xe không có kính lại càng vất vả biết chừng nào.Đoàn xe chạy tạo nên những cơn lốc mù trời.Xe không có kính,gió lùa mạnh vào CaBin khiến người lái xe tưởng như nhìn thấy gió và bụi,gió làm cay mắt,làm chảy nước mắt mà lại nói’’Gió vào xoa mắt đắng” thì quả là độc đáo và hóm hỉnh.Dường như những chàng lái xe ngạo nghễ,thách thức khí hậu khắc nhiệt của núi rừng trường sơn.Không còn lớp kính ngăn cách,con người và thiên nhiên như thân thiết,gần gũi hơn.Sao trời ban đêm,cánh chim ban ngày”Như sa như ùa vào buồng lái’.khi xe chạy trên đường bằng,đó là lúc họ nhìn thấy”Con đường chạy thẳng vào tim”.Khi xe lên dốc hoặc khi trời tối họ lại thấy trước mắt là”Sao trời” . Khi đường kua đột ngột , lên dốc thì “ đột ngột “ thấy cánh chim như “ ùa vào buồng lái “. Nhà thơ chỉ nói điều nhìn thấy mà gợi ra bao nhiêu con đường cheo leo , hiểm nguy . Gian khổ đến tột cùng nhưng hào hùng cũng tột bậc . Đó là chất lạc quan , thanh thản của một dân tộc , chất ung dung , dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam . Không có kính ừ thì có bụi Các chiến sĩ lái xe đã bất chấp mọi khó khăn , gian khổ với thái độ lạc quan , phớt đời pha chút ngang tàn rất lính : Bụi phun tóc trắng như ngoài trời Chưa cần rửa , phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay , lái trăm cây số nữa Mưa ngừng , gió lùa khô mau thôi. Tình cảnh của người lái xe được miêu tả rất chân thực “Bụi phun tóc trắng “mặt lấm lem , mưa tuôn , mưa xối như ngoài trời . Nhưng người chiến sĩ chấp nhận thử thách như một tất yếu “Ừ thì có bụi “, “Ừ thì ướt áo”. Với tinh thần chấp nhận thử thách , họ hết sức bình thản “chưa cần rửa “ , “chưa cần thay “ . Cách họ phì phèo châm điếu mà nhìn nhau mặt lấm cười ha ha thì sự bình thản đã đạt đến mức vô tư , thật trẻ trung . Những người lái xe trong bài thơ là tiêu biểu cho cả một thế hệ trẻ bất chấp khó khăn , gian khổ , lạc quan , yêu đời . Trong gian khổ , khó khăn , tình đồng chí , đồng đội hiện lên thật là đẹp . Tất cả những thiếu thốn về mặt vật chất được thay bằng tình thương đồng đội : Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội . Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi gợi lên cho người đọc về những chiếc xe gang góc đã qua thử thách và những con người biết vượt qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè . Họ có thể chào nhau , bắt tay nhau mà không có gì phải hổ thẹn . Đoàn xe không kính ấy ngày càng đi xa , càng đi sâu vào chiến trường họ sinh hoạt ra sao : Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. Thật là kì lạ giữa chiến trường ác liệt chỉ cần chung bát đũa đã thắm tình đồng đội . “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”như một bài ca ca ngợi người lính lái xe trên tuyến đường trường sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Qua hình ảnh người lính trong bài thơ , ta thấy thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những con người có bản lĩnh và ý chí chiến đấu , có tinh thần dũng cảm , bất chấp khó khăn , hiểm nguy , tự tin , sôi nổi , trẻ trung , yêu đời . Họ là nhưng con ngưòi thật đấn yêu , là niềm tự hào cho tuổi trẻ Việt Nam , cho dân tộc Việt Nam. Dề 5:Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Từ mảnh đất thành đồng Tổ Quốc , Viễn Phương đã ra thăm miền Bắc và cùng dòng người vào lăng viếng Bác . Cảm xúc chân thành của tác giả đã hoá thành nguồn thi hứng dạt dào thúc đẩy nhà thơ sáng tác bài thơ “Viếng Lăng Bác “ . Có thể nói , bài thơ là tiếng nói tình cảm của nhà thơ giành cho Bác hay cũng chính là nén nhang thơm kính dâng lên Bác . Trước hết , bài thơ thể hiện sự tự hào và lòng thương nhớ của nhà thơ đối với Bác . Cách xưng hô thân mật “Con ở miền nam ra thăm lăng Bác “ đã bày tỏ niềm xúc động và kính yêu Bác . Con ở đây phải chăng là đứa con ở mảnh đất đi trước về sau hôm nay đến thăm nơi ở của cha mình chứ không phải đi viếng thăm một thi hài quá cố . Nhà thơ hay cũng chính là toàn thể người dân miền nam đã ao ước được một lần ra thăm lăng Bác và giờ đây ước nguyện ấy đã trở thành hiện thực . Niềm xúc động sâu sắc đã khiến nhà thơ đi từ rất sớm . Và trong màn sương của buổi sớm mai nhà thơ đã phát hiện ra hàng tre bát ngát , xanh xanh dọc đường vào lăng : Con ở miền nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng . Cách sử dụng tính từ kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” nhà thơ đã làm tôn thêm vẻ đẹp thanh cao , sức sông bền bỉ , mãnh liệt của cây tre Việt Nam cho dù có gặp phải “bão táp mưa sa “ . Như chúng ta đã biết nhắc tới tre là người ta nhắc đến người dan Việt Nam và nhắc tới người dân Việt Nam là người ta nhắc tới Bác Hồ . Và qua đây hình ảnh người dân Việt Nam lại hiệ lên với bao phẩm chất tốt đẹp . Vẻ đẹp hiền hậu , đoàn kết , hiên ngang của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc dù gặp khó khăn gian khổ vẫn đứng vững và không hề khuất phục . Hình ảnh hàng tre như một khúc dạo đầu để mở ra hàng loạt hình ảnh sáng tạo khác : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ . Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ “là hình ảnh ẩn dụ . Như chúng ta đã biết mặt trời đem lại ánh sáng cho muôn loài , đem lại sự sống cho vạn vật . Nếu không có mặt trời thì tất cả trên trái đất này sẽ biến mất . Bằng cách đối chiếu Bác Hồ với mặt trời , cũng như mặt trời Bác Hồ của chúng ta luôn toả sáng , Bác đã đem lại độc lập , tự do cho dân tộc Việt Nam , Bác toả ánh sáng hoà bình cho toàn dân , toàn Đảng . Bác đã trở thành thiên thể vĩ đại của người dân Việt và của cả cộng đồng thế giới . Chúng ta tự hào khi có Bác . Nhìn dòng người hằng ngày vào lăng viếng Bác nhà thơ tưởng như một tràng hoa kính dâng lên Bác : Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân . Hình ảnh “tràng hoa “là lòng thành kính của tất cả dân tộc Việt Nam đối với Bác . Có thể nói bằng cách sử dụng một loạt những hình ảnh ẩn dụ nhà thơ đã gián tiếp khẳng định tình cảm riêng của mình cũng như của nhân dân miền nam hay cũng chính là tình cảm của toàn dân tọc Việt Nam đối với Bác . Bác ra đi để lại trong lòng người dân Việt Nam sự nuối tiếc và lòng sót thương vô hạn . Nhà thơ theo dòng người vào lăng viéng Bác và trong tâm trí nhà thơ đang nói rằng Bác đang ngủ , một giác ngủ thanh bình mà vĩnh hằng: Bác nằm trong lăng giác ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền . Bác đang ngủ trong không gian yên tĩnh , trang nghiêm giữa ánh sáng dịu hiền của vầng trăng . Nếu ở khổ thơ thứ hai Bác được đem đối chiếu với mặt trời thì ở khổ thoe thứ ba Bác lại được đem đối chiếu với “ vầng trăng”. Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng” đã bộc lộ những tình cảm chân thành . Cuộc đời của Bác rực sáng như mặt trời nhưng cuộc sống và tâm hồn của Bác lại hiền hậu như “mặt trăng”. Hình ảnh vầng trăng lại khiến ta liên tưởng tới vẻ đẹp giản dị mà thanh cao của Bác . Đồng thời cũng gợi cho ta nhớ những vần thơ đầy trăng của Bác . Suốt cuộc đời Bác coi trăng như người bạn tri kỉ của mình . Và giờ đây khi Bác đã đi về cõi vĩnh hằng vằng trăng lại ở bên Bác , toả ánh sáng dịu hiền cho giấc ngủ của Bác . Bác ngủ giữa ánh sáng trăng ấm áp , ngủ giữa tình cảm chân thành , lớn lao của nhân dân giành cho Bác . Bác là vĩnh hằng đối với dân tộc Việt Nam : Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim . Lại một lần nữa nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ :hình ảnh “trời xanh”. “Trời xanh”hay chính là công đức của Bác đối với dân tộc , công đức ấy thật lớn lao , cao cả và nó là mãi mãi . Công đức hay chính là con người Bác còn mãi mãi .” Mà sao nghe nhói ở trong tim “, Bác vẫn còn mãi mà sao nhà thơ “nghe nhói trong tim “ phải chăng nhà thơ không thể che giấu một sự thật đau đớn rằng Bác đã ra đi . Có lẽ nhà thơ đau nỗi đau của một người con mất cha . Nỗi đau ấy như nhói lên trong tim nhà thơ , như dâng trào đến cao trào . Sự mất mát về tinh thàn từ đáy sâu tâm hồn nhà thơ là sự mất mát của đồng bào miền nam hay cũng chính là sự mất mát lớn lao của dân tộc Việt Nam. Từ sự tự hào và lòng thương sót vô hạn giờ đây nhà thơ lại ước nguyện khi sắp dời sa bác. Ước nguyện nhà thơ chân thành, nhỏ bé: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác [...]... nhiều góc độ Nhà thơ đã lặng ngắm , lặng nghe với tiếng lòng say mê Con chim chiền chiện ấy phải chăng con chim miền Trung nó có tiếng hót như chuỗi ngọc long lanh , rơi xuống cõi lòng thi sĩ Lại một lần nữa nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác nhà thơ đã cảm nhận “Từng giọt long lanh rơi “ giọt long lanh ấy là giọt mưa , giọt nắng hay giọt mùa xuân , nhà thơ đang dang... chúng ta những lời thơ thắm thi t ân tình đến vậy Cảm xúc của nhà thơ đọng lại qua hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ” Phải chăng âm thanh tiếng chim chiền chiện long lanh dưới ánh nắng mặt trời đã tạo nên hình khối Phải là người rất yêu thi n nhiên , say sưa , ngây ngất lắm mới có thể đưa tay ra hứng âm thanh đất trời một cách rất thi sĩ Từ mùa xuân của thi n nhiên , đất trời nhà... còn đọng lại trong tiếng hót chim chiền chiện : Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi dưa tay tôi hứng Nhà thơ đã nhận ra mùa xuân bằng thị giác và bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang thính giác Người đọc còn hình dung ra được mùa xuân xứ Huế hiện lên với dòng sông xanh , với màu tím biếc và cả tiếng chim chiền chiện Bức tranh thi n nhiên đất... nước Có thể nói , bài thơ là tiếng lòng tha thi t mến yêu đất nước của nhà thơ Từ mùa xuân thi n nhiên đến mùa xuân đất nước nhà thơ có những khát vọng muốn cống hiến cho đời Ước nguyện của nhà thơ tuy nhỏ bé mà chân thành : Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Nhà thơ muốn làm con chim để để cất tiếng hót vang cho đời , muốn làm một đoá hoa đậm sắc hương... lại ba lần để thể hiện mong muốn cống hiến chân thành của nhà thơ Nhưng tựu chung lại nhà thơ ước muốn ở bên Bác Nghệ thuật đầu cuối tương úng mở đầu là hàng tre đã nói lên cuộc đời của Bác có người dân Việt Nam và cũng phần nào vơi đi nỗi cô đơn của con người suốt đời cống hiến cho Tổ Quốc , cho nhân dân Bài thơ đã khép lại những tiếng lòng tha thi t của nhà thơ vẫn còn vang mãi hay đó cũng chính... mộng Cảm xúc ấy đã thúc đẩy ông viết những bài thơ ca ngợi quê hương đất nước Một trong số những tác phẩm của Thanh Hảiđược bạn đọc yêu thích là bài “Mùa xuân nho nhỏ” Bài thơ như tiếng lòng thi t tha yêu cuộc sống và khát vọng dâng hiến cho đời của Thanh Hải Bài thơ như một bức tranh xinh xắn , tươi tắn về mùa xuân thi n nhiên , đất trời Theo quy luật vĩng hằng của tự nhiên mùa đông giá lạnh qua... làm cây tre trung hiếu chốn này Nghĩ đến ngày mai rời sa Bác, người con từ mảnh đất thần đồng Tổ Quốc lại “ Thương trào nước mắt”, không phải là rưng rưng rớm rớm mà là trào, trào lên niềm xúc động Phải chăng cảm xúc thương dau lại tiếp tục phát triển đến cao trào Cảm xúc nghẹn ngào khiến cho nhà thơ nảy sinh bao ước nguyện Muốn làm con chim mang lại tiến hót cho cuộc sống tươi vui Muốn làm doá hoa mang... phơi phới : Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Mùa xuân đất trời đọng lại ở hai hình ảnh lộc non đối với người ra đồng và lộc non đối với người cầm súng Đối với người cầm súng lộc giắt đầy trên lưng còn đối với người ra đồng lộc trải dài nương mạ Mùa xuân đất trời đã theo họ đi bảo vệ và xây dựng quê hương đất... nhiên mùa đông giá lạnh qua đi mùa xuân tươi đẹp lại đến Mùa xuân đến , cây cối đua nhau đâm trồi nảy lộc , muôn hoa đua nở , chim hót líu lo Trong khoảnh khắc ấy , Thanh Hải nằm trên giường bệnh đã phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế của mùa xuân Mùa xuân trong mắt Thanh Hải đẹp biết bao : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Tại sao ở câu thơ trên nhà thơ không viết “Một bông hoa tím biếc... xuân nho nhỏ” nhà thơ đã thể hiện một cách trân thực ước nguyện của riêng mình và mong rằng mỗi người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để cống hiến cho mùa xuân của dân tộc Bằng cách sử dụng từ láy “nho nhỏ”,”lặng lẽ” nhà thơ đã thể hiện sự cống hiến ấy nhỏ bé và chỉ âm thầm lặng lẽ và chỉ cốt ở sự chân thành và tâm huyết con người Sự cống hiến ấy “dù là tuổi hai mươi , dù là khi tóc bạc “luôn không ngừng . tình đồng chí thắm thi t trong hoàn cảnh ấy . Cái xiết tay thật chặt và ánh mắt cảm thông , tin cậy đủ nói thay cho tất cả trong gian khổ thi u thốn tình. Huế . Mùa xuân ấy còn đọng lại trong tiếng hót chim chiền chiện : Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi dưa tay tôi hứng

Ngày đăng: 04/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan