Thuyết minh bài: Bình Ngô Đại Cáo

4 11K 128
Thuyết minh bài: Bình Ngô Đại Cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thuyết minh bài : Bình ngô đại cáo Biên sọan: Đòan Minh Thiện Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, người ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Đỗ Thái học sinh năm 1400. Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng tại thành Đông Quang. - Nguyễn Trãi biệt Đông Quan, trốn vào Lam Sơn dâng "Bình Ngô sách" lên Lê Lợi, trở thành vị quân sư "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời". - Năm 1428, ông thay lời Lê Lợi thảo "Bình Ngô Đại Cáo" sau đó được cử làm Chánh chủ khảo khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Lê và viết chiếu cầu hiền. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha. Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước. - Năm 1442 xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông và truy tặng ông tước Tán trù bá. Nguyễn Trãi là người anh hùng thủa "Bình Ngô", văn võ toàn tài. Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hoá, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1428 thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo "Bình Ngô Đại cáo". Nó là một luận văn chính trị, quân sự, đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn". "Bình Ngô đại cáo" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân "cuồng Minh", ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở "Bình Ngô", tuyên bố đất nươc Đại Việt bước vào kỷ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở. Kể những thời đại nước Việt Nam mất quyền tự chủ và chịu ách thống trị của ngoại bang, thì những năm thuộc nhà Minh (1414-1427), tuy chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng lại là những năm mà dân chúng đã phải chịu đựng nhiều lầm than khổ nhục. Năm bính tuất (1406) Minh Thành-Tổ, mượn cớ giúp vua nhà Trần dẹp sự tiếm nghịch của Hồ Qúi-Ly, sai Thành quốc- công là Chu Năng làm đại tướng, cùng với hai phó tướng là Tân thành-hầu Trương Phụ và Tây bình-hầu Mộc Thạnh tuyển binh làm hai đạo sang đánh An-Nam. Khi tả quân từ Quảng Tây đến Long Châu thì đại tướng Chu Năng qua đời và Trương Phụ lên làm thống lĩnh, tiến quân đánh lấy cửa Ba Lụy, tức là Nam quan bây giờ, rồi tiến sang phía tây bắc, về mé sông Cầu. Từ Vân Nam, Mộc Thạnh chuyển quân theo đường Mông Tự sang đánh lấy cửa Phủ Lĩnh thuộc tỉnh Tuyên- Quang rồi tiến về phía Sông Thao để hội ở Bạch Hạc với đạo quân của Trương Phụ. Phó tướng Mộc Thạnh là người nhiều mưu lược, nhưng lại dè dặt trong việc dụng binh. Trong khi ấy thì Trương Phụ là người tham bạo, đi đến đâu là tàn sát, thây người xếp thành núi, người chết rồi còn nấu thịt để lấy dầu. Mặt khác quân xâm lăng nhà Minh còn chiêu dụ người bản xứ ra làm tay sai, nhận những chức quan nhỏ để cùng chúng vơ vét bạc vàng, bắt đàn bà con gái để đưa về Tầu. Người dân, tuy oán hận Hồ Qúi-Ly, nhưng cũng còn luyến tiếc nhà Trần, và cảm thấy nỗi nhục vong quốc nên vẫn còn có nhiều nơi nổi lên phù trợ hậu duệ vua Trần để chống quân xâm lăng. Trương Phụ và Mộc Thạnh phải hai lần kéo quân sang nước ta, quân Minh hung hãn đánh dẹp từ địa đầu quan ải cho đến tận đất Hoá châu. Tháng chín năm qúi tỵ (1413), Trương Phụ dẫn quân vào Thuận Hoá, phá được tàn quân nhà Hậu Trần, vị vua cuối cùng là Trần Qúi Khoách, cùng với những bô tướng trung kiên như Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy phải chạy vào ẩn núp trong rừng núi nhưng sau đó đều bị bắt, và trên đường bị giải về Yên Kinh vua tôi đều tuẫn tiết, mang cái chết báo đền cho non sông. Sau khi chiếm trọn được lãnh thổ, bình định được hai châu Thuận Hóa và Tân Bình ở cực nam đất nước, giáp với Chiêm Thành, Trương Phụ làm sổ kiểm tra dân đinh, đặt quan cai trị, coi giang sơn gấm vóc của nước ta như vẫn còn là Giao châu đời nhà Đường khi xưa. Tháng tám năm giáp ngọ (1414) Trương Phụ và Mộc Thạnh về Tàu đem theo tiền bạc vơ vét được và một số đông phụ nữ bị ép buộc phải đi theo. Trong thời gian lệ thuôïc nhà Minh tiếp theo đó (1414- 1427), dưới sự cai trị thật dã man và tàn nhẫn của bọn tham quan Lý Bân và Mã Kỳ được cử sang thay cho Trương Phụ, dân ta bị sách nhiễu trăm đường khổ sở. Những chổ có mỏ vàng, mỏ bạc thì dân bị đốc thúc đi khai mỏ, thật là cực nhọc. Miền rừng núi thì người sơn cước bị lùa vào rừng, tìm ngà voi, sừng tê giác, săn bắn, đặt bẫy để bắt những loài chim qúy, những thú vật hiếm hoi để đưa về Tầu, dễ gây ra diệt chủng cho nhiều loài muông thú. Trong khi ấy thì lại có những người bản xứ, tuy cũng đã theo đòi nghiên bút, biết đôi chữ nghĩa, nhưng vì tham danh lợi, không cần liêm sỉ, ra làm quan với nhà Minh, ỷ thế vào giặc để tham nhũng bóc lột dân lành. Vào thời đại dân tình cực khổ, lòng người sầu oán, sĩ phu càng thấy tâm hồn ưu uất khi đọc lại mấy câu thơ cuối trong bài Thuật Hoài của liệt sĩ Đặng Dung "Quốc thù vị phục, đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền, đái nguyệt ma" tạm dịch là "Thù nước chưa đền, đầu sớm bạc, Dưới trăng mài kiếm, đã bao phen." Nhưng đất nước ta, qua cơn bĩ cực lại tới tuần thái lai. Nhờ vận nước trở lại hanh thông, vị anh hùng áo vải ở Lam Sơn là Lê Lợi, vào mùa xuân năm mậu tuất (1418) đã dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi kể tội nhà Minh và kêu gọi người dân đồng lòng hiệp sức đuổi quân xâm lăng tàn bạo ra khỏi bờ cõi của non sông. Sau mười năm gian lao vất vả, Bình Định Vương nhờ được chính nghĩa, dùng sức yếu mà thắng được thế giặc mạnh, phá tan quân địch ở Tây Kinh, rồi kéo quân về uy hiếp Đông Đô, làm khiếp vía Chinh Di tướng quân là Vương Thông do Minh Đế cử sang cứu viện. Trong trận đánh cuối cùng, quân Minh lại tăng viện theo hai ngả, dùng Chinh Lỗ phó tướng quân Liễu Thăng theo đường Quảng Tây và Chinh Nam đại tướng quân Mộc Thạnh theo đường Vân Nam, những tưởng phen này lại phá thành dẹp lũy, đem bản đồ đất Giao châu về Minh triều dâng hiến. Nào ngờ quân của Bình Định Vương, đao mài lưỡi cho sắc, mũi thương nung cho nhọn, quân sĩ hăng say quyết lòng tử chiến với địch, ở trận Chi Lăng Liễu Thăng bị đại bại, để rồi tử vong tại Mã Yên Sơn, tướng nhà Minh thì Lương Minh tử trâïn, Lý Khánh đâm cổ tự vẫn. Đám tàn quân do đô đốc Thôi Tụ và thượng thư Hoàng Phúc thu thập, kéo nhau chạy về Lạng Giang cũng bị những hổ tướng của Bình Định Vương là Lê Khôi và Nguyễn Xí đem quân thiết kỵ đuổi theo truy kích và vây bắt để rồi kẻ dập đầu tạ lỗi, người qùy gối đầøu hàng. Bình Định Vương, lấy nhân nghĩa để thu phục lòng người nên mở đường cho Vương Thông dâng biểu về vua Tuyên Tông nhà Minh để xin cầu hoà. Đến tháng chạp năm Đinh Mùi (1427), Vương y lời hội ước, tha chết cho quân Minh, cấp cho thủy quân 500 chiếc thuyền và giao cho bọn Phương Chính và Mã Kỳ quản lĩnh để dương buồm ngược về Bắc phương, và cùng một lúc thả 2 vạn quân sĩ đã ra hàng cho Tham tướng nhà Minh là Mã Anh chấp lãnh, rồi đưa qua sông Nhị Hà để lục tục kéo về Tầu cùng với chủ tướng Vương Thông đi đoạn hậu. Đuổi được quân thù ra ngoài bờ cõi, toàn dân Việt đã hoan ca mở một kỷ nguyên mới, tự chủ cho giang sơn. Bình Ngô Đại Cáo Sau khi đã dẹp xong nạn xâm lăng, đánh đuổi quân Minh trở về phương bắc, Vương ra lệnh cho công thần Nguyễn Trãi viết bản "Bình Ngô Đại Cáo" tại bờ sông Hồng, trong tư dinh Bồ Đề để tuyên cáo với quốc dân rằng can qua nay đã hết, quốc gia bắt đầu một thời đại bình trị. Bản văn viết từ năm 1427, cho tới nay đã trải qua gần 6 thế kỷ mà vẫn lưu truyền lại như là một áng văn chương tuyệt tác, nói lên tinh thần bất khuất của người dân ViệtNgười ta chọn Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ và Cáo bình Ngô là 3 dấu mốc đánh dấu những chặng đường phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong văn học thượng kỳ trung đại. Ðặc biệt, phải đến cáo bình Ngô, ý thức độc lập chủ quyền, quan hệ gắn bó giữa nước và dân, vấn đề nhân nghĩa, mới thực sự phát triển rực rỡ I. VÀI VẤN ĐỀ CHUNG 1. Hoàn cảnh ra đời: Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. 2. Về thể loại Cáo: Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới. Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư). 3. Về tựa đề bài Cáo: Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo - Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để chỉ chung người trung Quốc. - Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành tổ). - Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo. II. Thuyết minh 1. Nêu luận đề chính nghĩa: - Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước: + Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân. + Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. + Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố Văn hiến Ðịa lý Phong tục tập quán Các triều đại chính trị Hào kiệt Truyền thống lịch sử vẻ vang Những quan niệm của Nguyễn Trãi trong bài Cáo về Nhân nghĩa, Dân, Nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa phát triển của truyền thống yêu nước, phù hợp với đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời. Những quan niệm này, so với trước, đã có nhiều biến đổi, phát triển do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử. 2. Vạch trần tội ác giặc: Các nhà nghiên cứu xem đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Ðại Việt. Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hàihòa giữa những hình ảnh mnag tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cu, sinh động. 3. Tổng kết quá trình kháng chiến: a. Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu kháng chiến Tập trung miêu tả hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khái quát toàn vẹn nưng phẩm chất tiêu biểu nhất của con người yêu nước ở thế kỷ XV. Những đặc điểm của con người yêu nước trong văn học thời kỳ này thường có đặc điểm sau: - Xuất thân bình thường: Ta đây Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình - Có tấm lòng căn thù giặc sâu sắc: Ngẫm thù lớn há đội trời Căm giặc nước thề không cùng sống - Khở đầu gặp nhiều khó khăn nhưng luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì: Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan - Biết tập hợp, đoàn kết toàn dân: Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phất phới Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào - Biết sử dụng chiến lược, chiến thuật tài tình: Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều - Biết nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoạt động: Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân mà thay cường bạo Có thể nói, Lê Lợi chính là hình ảnh tiêu biểu của những con người yêu nước dám hy sinh quên mình đứng dậy chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. b. Miêu tả quá trình kháng chiến - Ở đây, ta không tìm thấy những anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trong các tác phẩm anh hùng ca của Hy Lạp cổ đại. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng, những người mà trước kia văn học bác học chưa quan tâm đi sâu, khai thác - Tuy nhiên, đối với tướng giặc, tác giả lại miêu tả đầy đủ, cụ thể từng gương mặt, họ tên, chức tước và tư thế thất bại của từng tên một. - Cách sử dụng liệt kê ngày tháng thể hiện rõ nhịp độ dồn dập của những trận chiến thắng. 4. Tuyên bố hòa bình, xây dựng vương triều mới: - Nhịp thơ dàn trải, trang trọng - Khẳng định thế thịnh suy tất yếu . thảo " ;Bình Ngô Đại cáo& quot;. Nó là một luận văn chính trị, quân sự, đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn". " ;Bình Ngô đại cáo& quot; khẳng. Thuyết minh bài : Bình ngô đại cáo Biên sọan: Đòan Minh Thiện Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai,

Ngày đăng: 03/09/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan