CƠ sở lý LUẬN về GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ở các TRƯỜNG mầm NON

74 979 2
CƠ sở lý LUẬN về  GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ở các TRƯỜNG mầm NON

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON - Tổng quan nghiên cứu vấn đề - Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em Trên thế giới, đã có nhiều tổ chức quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu về KNS Đây là một nhu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu và phát triển con người Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về KNS KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau.Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở của 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để cùng chung sống Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.Quan niệm hẹp hơn là quan niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1997), tức là nhấn mạnh sự học tập qua quá trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm sống, cấu trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm [28] Theo đó, WHO định nghĩa “Kỹ năng sống là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì “Kỹ năng sống là những KN tâm lý xã hội có liên quan đến các tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng sẽ thể hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có thể thích nghi và giải quyết một cách có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống” Việc GDKNS, ở các nước phương tây, đã vận dụng tổng hợp những quan điểm và các nghiên cứu của những tổ chức trên thế giới như WHO, UNICEF để GDKNS cho thanh thiếu niên Các nhóm KNSchuyên biệt mà các nước xác định, đó là: KN thuộc về tâm lý cá nhân, KN trong mối quan hệ với người khác, KN cộng đồng và KN làm việc nhóm Tuy nhiên, việc rèn luyện hay trang bị KNS cho thanh thiếu niên còn được lồng ghép và tích hợp một cách chủ động, có mục đích vàotrong từng môn học thuộc chương trình giáo dục.Mỗi kế hoạch bài dạy và từng môn học đều xác định rõ yêu cầu hình thành KNS một cách cụ thể thông qua các hoạt động chi tiết Tại Australia, Hội đồng Kinh doanh Australia(BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Australia (ACCI) dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Australia (ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002) “Cuốn sách cho thấy các KN và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có KN hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức”[30] Tác giả Pat Broadhead trong cuốn: “Early years play and learning: Developing social skills and cooperation” đã thiết kế một quy trình khá đầy đủ, cụ thể và chi tiết để giúp GVcó thể tổ chức các trò chơi cho trẻ tham gia để thông qua đó phát triển các kỹ năng xã hội và KN hợp tácNgoài ra, tài liệu này còn giúp cho các GVnhận thức rõ mối quan hệ giữa sự phát triển trí thông minh với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ [29] Những năm đầu của thế kỷ XX, một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Lào, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, …cũng bắt đầu nghiên cứu về GDKNS Việc nghiên cứu KNS theo hướng dạy thử nghiệm rất được các nước quan tâm và triển khai áp dụng vào chương trình GDKNS ở các bậc học phổ thông Mục tiêu lớn nhất của việc GDKNS được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống” Điển hình như tại Lào (1997 – 2002), GDKNS được thực hiện với các KN cơ bản như: KN giao tiếp có hiệu quả; KN tư duy sáng tạo; KN giải quyết vấn đề… Trongquá trình triển khai, các nhà giáo dục Lào đã đúc kết được một số bài học như: Cần có nhiều tài liệu tham khảovề GD KNS cho GVvà họcsinh Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác bồi dưỡng GVchuyên về GDKNS trực tiếp tại các nhà trường ở cả khía cạnh nội dung và phương pháp theo hướng tích cực hóa các hoạt động Tại Malaysia, một số nhà nghiên cứu khoa học xem KNS là một môn học của cuộc sống và môn học này được dạy như một môn học chính ở các bậc học của trường phổ thông Mục tiêu của môn học về KNS ở trường tiểu học là cung cấp cho người học những KN cần thiết cơ bản để có thể thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ trong đời sống hằng ngày; còn ở bậc Trung học cơ sở(THCS) là hướng đến việc trang bị các KN để góp phần tạo nên những cá nhân độc lập, tự chủ về cuộc sống của mình, có KN sáng tạo và sự tự tin, có khả năng tương tác tốt với người khác Tại Thái Lan, KNS được mọi người quan tâm khá sớm Các đề tài nghiên cứu về KNS được các tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức giáo dục của Chính phủ, nhà nước Thái Lan triển khai thực hiện nghiên cứukhá sớm và tương đối nhiều Ở đây,mọi ngườichorằng KNS là những thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội, giúp bản thân của mỗi người đương đầu được với tất cả những tình huống xảy ra cuộc sống và đáp ứng được với từng hoàn cảnh cụ thể để sống hạnh phúc Hay nói cách khác, KNS là năng lực của mỗi cá nhân có thể giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày để con người sống an toàn và hạnh phúc Với cách hiểu như trên, các nhà giáo dục Thái Lan cho rằng: Muốn con người trưởng thành và thích ứng với cuộc sống thì cần hình thành cho họ ít nhất 10 KNS lõi sau: KN ra quyết định, KN giải quyết xung đột, KN sáng tạo, KNphân tích – đánh giá, KN giao tiếp, KN quan hệ liên nhân cách, KN làm chủ cảm xúc, KN làm chủ được những cú sốc, KN đồng cảm, KN thực hành Còn ởIndonexia, KNS được tập trung nghiên cứu như một môn khoa học giáo dục.KNS được xem như những kiến thức, KN, thái độ giúp người học sống một cách độc lập Việc GDKNS cho con người sẽ mang đến những lợi ích nhất định như: Cơ hội việc làm cho người học được nâng cao, chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các chính sách tự chủ tại địa phương, tạo ra chất lượng giáo dục cho người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Mặc khác,việc GDKNS tại quốc gia này do các tổ chức phi chính phủ cũng như những trung tâm giáo dục chuyên biệt thực hiện và được đầu tưkhá tốt Trước những năm 1990, việc GDKNS cho thế hệ trẻ luôn là mục tiêu được chú trọng của các nhà giáo dục ở Việt Nam.Mặc dù các khái niệm về KNS chưa được nêu ra và những nghiên cứu về KNS chưa có.Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề này được đề cập đến trong chương trình giáo dục của nước ta, như môn học Đạo đức, Giáo dục công dân Bên cạnh đó, có nhiều tác giả, dịch giả, học giả nghiên cứu và biên soạn ra những tài liệu, sách học, giúp người học có thể học và biết về cách làm người, cách đối nhân xử thế, phương pháp học tập, tổ chức công việc theo khoa học,… Có thể nêu lên một số tác phẩm nổi tiếng như: tác phẩm “Đắc nhân tâm” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê.[11] Tác phẩm “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” của Ngô Công Hoàn.[9] Và tác phẩm “Nhân cách trước đã” của Hoàng Xuân Việt [22] , … Những tài liệu này đã góp phần rất lớn trong việc trang bị những KNS nhất định cho người Việt Nam Điều đó cho thấy việc nghiên cứu KNS tuy chưa được coi chính thức như nghiên cứu về KNS nhưng đã được chú ý và đề cập đến nhiều Tuy nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống” chỉ bắt đầu xuất hiện và được quan tâm tại nước ta vào những năm 90 của thế kỷ XX Khi ấy, nền kinh tế - xã hội mới bắt đầu có những chuyển biến phức tạp với việc du nhập các nền văn hóa từ nhiều nước trên thế giới vào Việt Nam; bên cạnh đó, sự biến đổi của môi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến con người; Vì vậy, đòi hỏi con người cần phải học cách thích nghivới những biến đổi nhanh chóng và nhiều mặt đó; Bên cạnh những yêu cầu cao về trình độ học vấn, tư cách đạo đức, thì cũng đòi hỏi ở mỗi người phải được trang bị hệ thống các KNS cần thiết Đây chính là điều kiện để những người làm công tác trong ngành giáo dục ở Việt Nam chú tâm đến thuật ngữ “Kỹ năng sống” trong chương trình giáo dục và triển khai một số dự án của các tổ chứcphi chính phủ tại Việt Nam Một trong những văn bản đầu tiên của Chính phủ nước ta có liên quan đến GDKNS cho học sinh làquyết định 1363/TTg về việc “đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”được thông qua vàođầu những năm 1990.Văn bản này có đề cập đến việc trang bị những KN ứng xử với môi trường, thái độ sống cũng như những biểu hiện ban đầu của cácKNS.Tuy nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống”theo đúng tên gọi của nó được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) "GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường"[5] Tiếptheolà chỉ thị số 24/CT&GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác phòng chống ma túy tại các trường học Trong chỉ thị này nhữngKNS được đề cập cần giáo dục cho học sinh như: KN từ chối, KN bảo vệ bản thân, KN ứng xử với ngưới có HIV…[4] Sau những năm 1990, một số dự án bắt đầu được thực hiện ở các tỉnh thành để thử nghiệm việc GDKNS cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Trên cơ sở đó, những nghiên cứu về KNS bắt đầu được phát triển từ những năm 1998 – 2000.Dưới sự phát triển cùng với những thử thách của đời sống xã hội, KNS không chỉ là vấn đề cần thiết cho trẻ em mầm non mà thanh thiếu niên cũng là những đối tượng rất cần trang bị các KNS[15] Năm 2009, tác giả Lê Bích Ngọcxuất bảntác phẩm “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5- 6 tuổi” Ngoài mục đích chính là GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổitác giả còn muốn “nhằm” đến các bậc cha mẹ có con từ 5-6 tuổi ở vùng miền núi Trên cơ sở phân tích khoa học, tác giả đã phân chia các KNScủa trẻ 5- 6 tuổi thành 7nhóm; mỗi nhóm được tác giả liệt kê nhiều KNScụ thểvới từng tên gọi, những điều cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ và những gợi ýmang tính định hướngvề các hoạt động, phương tiện và hình thức giáo dục cho trẻ [13] Tác giả Nguyễn Thanh Bình trongtác phẩm “Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống” đã đi sâu làm rõ khái niệm KNS, các phương pháp và nguyên tắc GDKNS hiệu quả.Tuy nhiên, vì đây là giáo trình giảng dạy tại cơ sở đào tạo GV, nêntác giả không đi sâu phân tíchcác nội dung cơ bản của từng KN [2] Đến năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạomới chính thức đưa cụm từ GDKNS vào trong các cơ sở giáo dục phổ thông tại công văn số: 463/BGDĐT GDTX về việc” hướng dẫn triển khai thực hiện GDKNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”[6].Cụ thể:Giáo dục cho người học những KNScơ bản và cần thiết, với mục đích nhằm hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công,đồng thời phải đảm bảo vừa phù hợp với thực tế địa phương và thuần phong mỹ tục của nước ta vừagiúp cho người học hội nhập quốc tế Bộ yêu cầu các nội dung GDKNS phải phù hợp với mọi lứa tuổi và được thiết kế theo hướng đồng tâm theo mức độ khótăng dần Đối với từng bậc họcviệc GDKNS cần tập trung vào các nội dung sau: * Đối với trẻ lứa tuổi mầm non: GDKNS sẽ giúp trẻ biết tự nhận thức về bản thân, tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn cho bản thân, biếttự phục vụ bản thânhình thành và phát triển một số KN xã hội cần thiết như: KN thể hiện tình cảm với mọi người, KNchia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; các KN ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường k khi knghe kâm kthanh kgợi kcảm, kcác kbài khát, kbản knhạc kvà kngắm k nhìn kvẻ kđẹp kcủa kcác ksự kvật, khiện ktượng ktrong kthiên knhiên, k cuộc ksống kvà ktác kphẩm knghệ kthuật.k GDKNS kgiúp ktrẻ kcó kbước kđệm kchuẩn kbị ksẵn ksàng kcho giai kđoạn ktiểu khọc: kviệc kGDKNS ktừ ksớm kgiúp ktrẻ kcó kkhả k k năng kthích knghi kvới ksự kthay kđổi kmôi ktrường ksống, kkhả knăng k hòa knhập knhanh, kgiúp ktrẻ ktự ktin kbước kvào klớp k1 Nội kdung kGDKNS kcho ktrẻ k5-6 ktuổi kở ktrường kmầm knon k cần k kgiáo kdục kcác kKNS ksau: -kKN khiểu kbiết kvà kchăm ksóc ksức kkhỏe, kdinh kdưỡng k -kKN kchăm ksóc kvệ ksinh kcá knhân k -kKN kgiữ kan ktoàn kcá knhân k -kKN knhận kthức kvề kbản kthân k -kKN ktự ktin kvà ktự ktrọng k -kKN kcảm knhận kvà kthể khiện kcảm kxúc k -kKN khợp ktác kvới kngười kkhác k -kKN kthích kứng ktrong kquan khệ kxã khội k -kKN ktôn ktrọng kngười kkhác k -kKN ksử kdụng klời knói k -kKN kgiao ktiếp k -kKN knhận kthức kvề kmôi ktrường kxã khội k -kKN knhận kthức kvề kmôi ktrường ktự knhiên k -kKN knhận kthức kvề knghệ kthuật - kKN ksáng ktạo” -kHình kthức kvà kphương kpháp kgiáo kdục kkỹ knăng ksống kcho ktrẻ k56 ktuổi k[13] Các knghiên kcứu kvà kthực ktiễn kđã kcho kthấy kcó krất knhiều hình kthức kđể kGDKNS kcho ktrẻ k5-6 ktuổi knhư: kGiáo kdục kthông k qua kcác khoạt kđộng kdiễn kra ktrong kngày ktại ktrường kmầm knon k đó klà: kHoạt kđộng khọc, khoạt kđộng kchơi, khoạt kđộng klao kđộng k và khoạt kđộng kăn, kngủ, kvệ ksinh kcá knhân knhư kđã knêu kở kphần k 1.2.4.1 k Điều kquan ktrọng ktrong kphương kpháp kGDKNS kcho ktrẻ mầm knon klà kcần kphải ktạo kđiều kkiện kcho ktrẻ kđược ktrải knghiệm, k được ktìm ktòi kvà kđược kkhám kphá kmôi ktrường kxung kquanh kdưới k các khình kthức kđa kdạng, kphong kphú, kđáp kứng knhu kcầu, khứng k thú kcủa ktrẻ kđể klàm ksao ktrẻ k“chơi kmà khọc, khọc kmà kchơi”.kVà k các kphương kpháp kthỏa kmãn knhững knhu kcầu ktrên kbao kgồm: k - Phương kpháp khọc kqua kthông kqua ktrải knghiệm k Phương kpháp khọc kKNS kqua ktrải knghiệm klà kmột kphương pháp kGDKNS kkết khợp kchặt kchẽ kgiữa klý kthuyết kvà kthực ktế kdựa k trên knền ktảng ktư kduy kđể ktrẻ kcó kthể khọc kvà kứng kdụng kngay k cuộc ksống khàng kngày, ktrong kxử klý kcác ktình khuống kthực ktiễn k nảy ksinh.kPhương kpháp khọc kKNS kthông kqua ksự ktrải knghiệm k giúp krút kngắn kkhoảng kcách kgiữa klý kthuyết kvà kthực ktiễn kBên k cạnh kđó, kkhi ktrẻ kđược khọc kKNS kqua ktrải knghiệm, kqua k“làm” k sẽ kgiúp ktrẻ kcó kkhả knăng kphân ktích, ktổng khợp, kkhái kquát kvà k trừu ktượng khóa kkhái kniệm ktừ knhững kthông ktin kcó kđược ktừ ktrải k nghiệm, kđồng kthời ktrẻ kcũng ksẽ kliên khệ knhững kgì kđã kđược khọc k với kthực ktiễn ktrong kquá ktrình ktrải knghiệm, kdo kđó kquá ktrình k học kdiễn kra knhanh khơn kvà khiệu kquả khơn k -kPhương kpháp kgiáo kdục kbằng ktrò kchơi k Vui kchơi klà khoạt kđộng kchủ kđạo kcủa ktrẻ kmầm knon.kChính vì kthế, kthông kqua ktrò kchơi ktrẻ kdễ kdàng kthể khiện knhững khiểu k biết, kthái kđộ, khành kvi kcủa kmình kBên kcạnh kđó, kthống kqua k chơi, ktrẻ kcòn kđược krèn kluyện kcác kcách kứng kxử, kgiao ktiếp, k hình kthành kcác kKN knhận kxét, kđánh kgiá khành kvi kcủa kbản kthân k cũng knhư kcủa kbạn kbè; knâng kcao knăng klực kquan ksát, ktư kduy k của ktrẻ.kĐồng kthời, kdạy kKNS kthông kqua ktrò kchơi ksẽ kgiúp ktrẻ k hứng kthú khọc ktập khơn k -kPhương kpháp kđộng knão k Là kphương kpháp kGD kyêu kcầu ktrẻ ktrả klời knhanh ksuy knghĩ vừa kđến kngay ktrong kđầu kcủa kmình kkhi kGV kđặt kcâu khỏi.kChính k vì kthế, ktrong kmột kthời kgian kngắn, kGV kcó kthể kkhai kthác kđược k nhiều ký ktưởng, knhiều kgiả kđịnh kvề kmột kvấn kđề knào kđó kcủa k nhiều ktrẻ k -kPhương kpháp kthảo kluận knhóm knhỏ k Đây klà kphương kpháp kGD kKNS krất kcó khiệu kquả.kNó kvừa như klà kphương kpháp, kvà knhư klà knội kdung kđể kGD kKNS kcho k trẻ kmầm knon.kBởi kvì, kthông kqua kthảo kluận knhóm knhỏ, kmọi ktrẻ k em kđược ktham kgia kmột kcách kchủ kđộng kđược kchia ksẻ kkiến k thức, kkinh knghiệm, ký kkiến kđể kgiải kquyết kmột kvấn kđề knào k đó.kNhờ kviệc kthảo kluận ktrong knhóm knhỏ kmà ksự khiểu kbiết kcủa k trẻ ktrở knên ksâu ksắc kvà kbền kvững khơn.kTrẻ ksẽ knhớ knhanh kvà k lâu khơn kdo kđược kgiao klưu kvới knhững kthành kviên ktrong k nhóm.kKhông kkhí kthảo kluận ktrong knhóm kkhiến ktrẻ kthoải kmái, k tự ktin kvà khọc kđược kcách klắng knghe khoặc ktrình kbày ký kkiến kcủa k bản kthân kmột kcách ktốt khơn.kĐiều knày kgiúp ktrẻ khình kthành kcác k KNS kquan ktrọng knhư kKN klắng knghe, kKN kthuyết kphục, kKN k giao ktiếp, kKN ktranh kluận, kKN kphản kbiện… k -kPhương kpháp kđóng kvai k Đóng kvai klà kphương kpháp ktổ kchức kcho ktrẻ kthực khành klàm thử kmột ksố kKNS knào kđó ktrong knhững ktình khuống kgiả k định.Khi kđóng kvai ktrong ktình khuống kgiả kđịnh, ktrẻ kphải kđưa kra k những kcách kứng kxử kphù khợp.kĐiều knày kđòi khỏi ktrẻ kphải ksuy k nghĩ ksâu ksắc kvề kvấn kđề kbằng kcách ktập ktrung kvào ksự kkiện kcụ k thể kmà ktrẻ kquan ksát kđược ktrong ktình khuống kđó.kĐồng kthời ktạo k hứng kthú kcho ktrẻ kvà kgiúp ktrẻ kcó kthể kcảm knhận kđược knhững k tác kđộng kcủa klời knói kvà kviệc klàm kcủa kcác knhân kvật kmà ktrẻ k đóng kvai, ktừ kđó kdẫn kđến kthay kđổi kthái kđộ khoặc khành kvi kcủa k mình ktrước knhững ktình khuống kbất kkỳ knào kđó k - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi Cùng với việc học và giao lưu thì vui chơi cũng là một trong những nhu cầu không thể thiếu của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Nếu chúng ta tổ chứchoạt động vui chơi cho trẻ một cách hợp lí, khoa học, lành mạnh … thì đều mang lại kết quả giáo dục rất cao Thông qua các trò chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đạo đức mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách toàn diện ở trẻ Chính vì vậy, hoạt động vui chơi được sử dụng rộng rãi như là một hình thức giáo dục KNS quan trọng Qua vui chơi, trẻ có nhiều cơ hội được thể hiện bản thân, được trải nghiệm những thái độ, hành động đẹp, tích cực Từ đó giúp hình thành được ở trẻ niềm tincũng như tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử tích cực trong cuộc sống.Bên cạnh đó, qua trò chơi, trẻ sẽ được rèn luyện kỹ năng ra quyết định – một KNS quan trọngđối với trẻ mầm non Qua trò chơi, trẻ còn được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện KN nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với GV… Đặc biệt, thông qua vui chơi, việc học tập của trẻ sẽ được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động,hứng thú, hấp dẫn.Trẻ được thu hút vào các hoạt động học tập một cách tự nhiên, và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời loại trừ được những căng thẳng, mệt mỏitrong quá trình học tập Những trò chơi thường được sử dụng để GDKNS cho trẻ mầm non là trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch, chơi tự do với đồ chơi… Trẻ chơi các trò chơi để thực hành KNS (i)Trò chơi dân gian: Những trò chơi dân gian không những giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy các KN như: khả năng phản xạ, phản đoán và cả tư duy logic… Không đòi hỏi dụng cụ, những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vẫn vô cùng thu hút với trẻ nhỏ bởi sự thú vị, rộn ràng và đặc biệt là có thể chơi cả khi ít và nhiều bạn Với trẻ mầm non 5-6 tuổi có thể chơi một số trò chơi dân gian để GDKNS như sau:Ví dụ * Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Mục đích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này giúp bé hình thành các KN vận động, KN giao tiếp, KN đọc rõ rang mạch lạc… Cách chơi: Trò chơi này 2 bé có thể chơi với nhau hoặc có thể GV chơi với trẻ GV và trẻ ngồi đối diện nhau, dang chân ra, hai bàn chân chạm vào nhau, hai bàn tay nắm chặt nhau GV vừa hát vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại, giống động tác hai người thợ ngồi hiệp sức cưa gỗ Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ (ii) Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Đây là trò chơi có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực tình cảm của trẻ mẫu giáo Trẻ tham gia chơi với tất cả niềm say mê,sự vui sướng và lòng nhiệt tình Nội dung các trò chơi theo chủ đề thường phản ánh những mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên … và khi trẻ nhập vai vào những mối quan hệ đó thì những rung động cảm xúc của các em được gợi lên Chính vì thế, khi chơi trẻ đã thể hiện được các KNS như: KN hợp tác, KN quan tâm, chăm sóc, KN đồng cảm, KN giúp đỡ, chia sẻ ….và một số phẩm chất đạo đức khác Ví dụ một số trò chơi đóng vai theo chủ đề để GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi như: - Trò chơi bán hàng (hay còn gọi là chơi đồ hàng) : Trò chơi này để giúp các bé hiểu hơn về công việc buôn bán cũng như hiểu được giá trị của những thứ mình có xung quanh Bày đồ chơi, quần áo hay bất cứ thứ gì bé có, dùng những mảng giấy nhỏ nhỏ làm tiền để bé chơi với các bạn Thông qua trò chơi này giáo dục cho trẻ các KN như: KN sang tạo, KN giao tiếp, KN hợp tác… - Trò chơi bác sĩ, nha sĩ : Một bé sẽ đóng vai làm bệnh nhân còn một bé sẽ đóng vai bác sĩ Các bé sẽ học hỏi nhiều về công việc khám chữa bệnh thông qua trò chơi này - Trò chơi đóng vai cô giáo: Một bé sẽ làm cô giáo, các bé còn lại làm học sinh, cô giáo sẽ làm những công việc như dạy học cho các bé còn lại Thông qua trò chơi này giúp trẻ hình thành KN giao tiếp, KN nhận thức về bản thân, KN hợp tác (iii) Trò chơi đóng kịch:Trò chơi đóng kịch giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung truyện và biết đánh giá từng nhân vật, biết đóng kịch và thay đổi giọng điệu, cử chỉ, nét mặt … củatừng nhân vật trong truyện Thông qua trò chơi đóng kịch sẽ hình thành ở trẻ những KN cơ bản như KN giao tiếp, KN tư duy, KN hợp tác…Ví dụ trò chơi đóng kịch theo truyện“ Chú Dê đen” cô sẽ chọn 3 trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện ( vai Dê đen, vai Chó sói và vai Dê trắng) và chọn một bạn dẫn truyện Cho 4 bạn lên đóng kịch thể hiện giọng nói và điệu bộ theo từng nhân vật trong truyện và diễn biến theo nội dung câu chuyện: “CHÚ DÊ ĐEN” (iv) Trò chơi xây dựng: Trò chơi xây dựng (TCXD) là một trong những trò chơi có sức hấp dẫn và có tác động mạnh đến sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi Thông qua TCXD sẽ giúp trẻ phát huy được một số KN như: Tính tích cực, chủ động, KN sáng tạo, KN xếp chồng, KN hợp tác…Ví dụ: Chơi xây dựng ngôi nhà của bé trẻ dùng các nguyên vật liệu như khối gỗ, gạch xếp lại làm tường rào và nhà, tiếp đến trẻ sẽ dùng các cây xanh để xung quanh nhà cho đẹp, trẻ dùng các chậu hoa để trang trí các lối đi vào ngôi nhà…tùy theo ý tưởng sáng tạo của trẻ (v) Chơi tự do với các đồ chơi:Ở lứa tuổi mầm non thì hoạt động chơi tự dovới đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có nhu cầu chơi và được chơi Vui chơi tự do với đồ chơi sẽ giúp trẻ hình thành các KN tích cực như: KN vận động, KN quan sát, KN nhận thức…Ví dụ: Trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài sân trường như cầu trược, xích đu, đá banh…sẽ giúp trẻ hình thành được các KN vận động, KN quan sát Như vậy, thông qua các hoạt động vui chơi không những giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi mà còn hình thành ở trẻ nhiều KNS, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể lực, đạo đức,trí lực, tài năng và thẩm mỹ - Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non - Các yếu tố thuộc về nhà trường Qua các cuộc khảo sát và những đề tài nghiên cứu cho thấy hiện trạng KNS của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung còn thấp và đặt biệt là trẻ mầm non Hiện trạng nào cũng có những nguyên nhân của nó Có thể đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến KNS của trẻ 5 – 6 tuổi như sau: Hiện nay, chương trình GDMN của nước ta luôn luôn thay đổi, khối lượng chương trình phải thực hiện để đạt mục tiêu đổi mới chương trình GDMN (2009) đã là một áp lực rất lớn đối với GVMN, tiếp đến là việc triển khai thực hiện chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi (2012), những điều này đã trở thành quá tải nên GVMN không đủ thời gian để lồng ghép hay tích hợp rèn luyện KNS cho trẻ Việc dạy trước chương trình: cho trẻ học biết số và làm tính, luyện viết chữ và biết đọc, đang là thách thức mà cả GV và trẻ mầm non 5 – 6 tuổi đang phải đối mặt thì việc dành thời gian để đầu tư lồng ghép nội dung KNS vào trong hoạt động vui chơi là một việc làm hết sức khó khăn Bên cạnh đó, không phải GV nào cũng có đủ kiến thức khoa học về KNS để tổ chức lồng ghép một cách hiệu quả Mặc khác, phụ huynh của trẻ lại luôn mong muốn con mình sớm biết chữ, không muốn con mình thua kém bạn bè khi vào lớp một, điều này đòi hỏi GVMN phải tăng cường dạy chữ và đã vô tình trở thành một gánh nặng tâm lý đối với trẻ, khiến các em không còn thời gian để rèn luyện những KNS cơ bản trong cuộc sống và phát triển một cách toàn diện Vì thế, cần giảm áp lực học hànhbằng cáchxây dựng chương trình học mà chơi – chơi mà học, tăng cường các nội dung GDKNS phù hợp với trẻ mầm non là những điều cần phải làm ngay -Các yếu tố thuộc về gia đình Một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến hiện trạng KNS của trẻ em hiện nay là, phụ huynh chưa ý thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của KNS đối với trẻ em ngày nay trước những đòi hỏi của nhu cầu phát triển xã hội và những thách thức cho cuộc sống thời hiện đại; trái lại, họ tập trung “đầu tư” cho con em mình về những kiến thức khoa học quá sớm Trên một góc nhìn khác chúng ta có thể nhận thấy sự thiếu hợp tác giữa nhà trường và gia đình cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến việc hình thành KNS cho trẻ; trong khi ở nhà trường, thầy cô dạy dỗ, tập luyện cho trẻ về các khía cạnh của KNS, nhưng khi về nhà trẻ không được gia đình tiếp nối rèn luyện để củng cố các KN cho trẻ Chẳng hạn, ở lớp GV yêu cầu và hướng dẫn cho trẻ tự lấy đồ ăn và tự xúc ăn, khi về nhà cha mẹ lại đút cho con ăn, để trẻ có thể ăn nhanh hơn và ăn được nhiều hơn Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể đến yếu tố hoàn cảnh gia đình, có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn suốt ngày lo làm nương rẫy, ít quan tâm tới việc học hành của con em mình, không phối hợp với GV để GDKNS.Điều này cũng góp phần làm hạn chế sự phát triển các KNS của trẻ - Cácyếu tố thuộc về cơ chế, chính sách Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có chuẩn kiến thức hay tài liệu khoa học hướng dẫn về KNS dành cho trẻ mầm non Trên thế giới, quan niệm về KNS và việc phân chia hệ thống các KNS vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm KNS phải được phân chia theo từng độ tuổi, từng cấp học – bậc học, phân chia theo từng đối tượng riêng lẽ,… Vì những lý do đó mà tại Việt Nam, KNS là lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ, và chưa có nhiều chuyên gia đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực này Hiện nay, KNS và nội dung KNS mới biên soạn một cách sơ lược và còn mang tính thử nghiệm, và chưa có hệ thống chuẩn KNS đáp ứng nhu cầu thực tế và phù hợp cho từng đối tượng được giáo dục Cán bộ chuyên trách công tác ngoại khóa chưa được đào tạo chính quy kiến thức về KNS,…Việc triển khai rèn luyện KNS cho trẻ ở trường mầm non đa phần là nhờ vào những GV có kinh nghiệm Chính vì lý do đó mà các GV này chưa được trang bị một nền tảng tâm lý học, giáo dục học đủ để thực hiện việc giúp trẻ hình thành KNS Để làm đươc điều này thì bản thân người GV giáo dục cho trẻ đã phải được học tập và rèn luyện bài bản về KNS, và đồng thời được tập huấn phương pháp rèn luyện KNS cho trẻ Vì xét cho cùng, dạy trẻ em mầm non, trước hết và trên hết, GV phải là “người mẫu” cho trẻ học làm theo KNS là những năng lực tâm lý – XH cơ bản giúp cho từng cá nhân thích ứng và tồn tại, phát triểntrong cuộc sốngluôn biến động Cũng chính những KN này giúpcác cá nhân thể hiện được năng lực của bản thân, giúp họ thích nghi, tồn tại vàphát triển trong cuộc sống hiện đại Trong khi đó, việc nghiên cứu về KNS nói chung ở Việt Nam chủ yếu dựa trên các nghiên cứu đi trước của các nước, đặc biệt là những KNS ở trẻ em lứa tuổi mầm non 5-6 tuổi chưa có những nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này Trẻ em lứa tuổi mầm nonđang trong giai đoạn phát triển rất mạnhvề mọi mặt của những năm tháng đầu đời – làm cơ sở nền tảng, và có ý nghĩa quyết định cho quá trình phát triển sau này của trẻ Do vậy, KNS có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chung và toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – KN xã hội và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Tuy nhiên, do những đặc thù về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này mà việc GDKNS không thể diễn ra độc lập mà cần “lồng ghép, tích hợp” tự nhiên trong các hoạt động giáo dục của trẻ mầm non Một trong những hoạt động có ưu thế chính là GDKNS thông qua hoạt động vui chơi – trẻ “chơi mà học” “học mà chơi” ... nghiên cứu giáo dục kỹ sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi trường mầm non Từ thập kỷ 80 trở lại vấn đề GDKNS cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi nhà giáo dục quan tâm nhiều... Giáo dục kỹ sống cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi trường mầm non - Đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ 5- 6 tuổi [21] - Hoạt động học tập trẻ 5- 6 tuổi Học tập trẻ 5- 6 tuổi " Học mà chơi, ... chơi thông qua hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ nói chung GDKNS cho trẻ 5- 6 tuổi nói riêng Nhưng người nghiên cứu GDKNS qua hoạt động vui chơi Đặc biệt đề tài GDKNS cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua

Ngày đăng: 30/05/2019, 11:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Từ những cách phân loại KNS nêu trên, chúng ta có thể thấy cách phân chia KNS của mỗi tổ chức, cá nhân, đều mang tính tương đối.Tùy thuộc vào các khía cạnh xem xét, hoặc các góc độ nhìn nhận mà một KNS có thể được xếp vào các nhóm KNS mang các tên gọi khác nhau. Có nhiều cách phân loại như vậy, nhưng dù phân loại theo hình thức nào thì KNS phải là những khả năng thuộc vềphạm trù năng lực của mỗi cá nhân giúp bản thân họ tồn tại, thích nghivà làm chủ cuộc sống của mình.Một số KN được coi là những KN cốt lõi như:

    •  *. Nhóm các KN xã hội, ứng xử, bao gồm:

    • (i)Trò chơi dân gian: Những trò chơi dân gian không những giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy các KN như: khả năng phản xạ, phản đoán và cả tư duy logic… Không đòi hỏi dụng cụ, những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vẫn vô cùng thu hút với trẻ nhỏ bởi sự thú vị, rộn ràng và đặc biệt là có thể chơi cả khi ít và nhiều bạn. Với trẻ mầm non 5-6 tuổi có thể chơi một số trò chơi dân gian để GDKNS như sau:Ví dụ

    • (iii) Trò chơi đóng kịch:Trò chơi đóng kịch giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung truyện và biết đánh giá từng nhân vật, biết đóng kịch và thay đổi giọng điệu, cử chỉ, nét mặt … củatừng nhân vật trong truyện. Thông qua trò chơi đóng kịch sẽ hình thành ở trẻ những KN cơ bản như KN giao tiếp, KN tư duy, KN hợp tác…Ví dụ trò chơi đóng kịch theo truyện“ Chú Dê đen” cô sẽ chọn 3 trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện ( vai Dê đen, vai Chó sói và vai Dê trắng) và chọn một bạn dẫn truyện. Cho 4 bạn lên đóng kịch thể hiện giọng nói và điệu bộ theo từng nhân vật trong truyện và diễn biến theo nội dung câu chuyện: “CHÚ DÊ ĐEN”

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan