SKKN - BGH với hoạt động NGLL bậc Tiểu học (Năm học 2002 - 2003)

10 364 0
SKKN - BGH với hoạt động NGLL bậc Tiểu học (Năm học 2002 - 2003)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Giám hiệu với hoạt động ngoài giờ lên lớp (trích). Người thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Lan. Trường: Hiệu trưởng trường tiểu học Khương Thượng. Phần II: Nội dung đề tài I. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: 1. Đạo đức: Là những tiêu chuẩn, là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận; qui định hành vi, quan hệ của con người với nhau và với xã hội. Là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn, đạo đức mà có. Vì vậy môn Đạo đức ở trường tiểu học là đặc biệt quan trọng, nó góp phần vào việc giáo dục cho các em các nét phẩm chất đạo đức như: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; biết kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo; yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè. Để giáo dục học sinh những nét phẩm chất đạo đức ấy, là phải giúp các em thể hiện hành vi đạo đức của mình qua các giờ học, qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2. Pháp luật: Là những qui phạm, những hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là môi trường, là nơi để học sinh thể hiện hành vi đạo đức của mình, để giáo viên uốn nắn, hướng dẫn trò của mình thể hiện những hành vi đạo đức. Đó chính là tiền đề sau này những công dân ấy thực hiện đúng, tuân thủ theo pháp luật. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Là hoạt động sư phạm của giáo viên và học sinh trong nhà trường được Tiến hành thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể Các hoạt động này bổ trợ cho các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Là những hoạt động mang tính giáo dục, được sự chỉ đạo, hướng dẫn chung của Bộ giáo dục - Đào tạo, của Sở giáo dục - Đào tạo Hà Nội, của Phòng giáo dục – Đào tạo Quận Đống Đa được diễn ra ngoài giờ học chính khoá. Những hoạt động ấy được cụ thể hoá, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, được giáo viên trực tiếp tổ chức hướng dẫn để giáo viên “biến” sự hiểu biết của mình thành những hành vi đạo đức cho học sinh. II. Chỉ đạo giáo viên tiến hành thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1. Các bước tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trong những năm gần đây, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ khối chuyên môn, các giáo viên tiến hành nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề của từng tháng. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tiến hành theo qui trình như sau: Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải đạt được. Thường là các chủ đề đều do Hội đồng Đội thành phố đặt tên và chỉ rõ yêu cầu. Bước 2: Ban giám hiệu cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn bị về nội dung, Hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động. Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị. Bước 3: Tiến hành hoạt động: Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự quản, tự điều khiển, nhất là ở các lớp 4, lớp 5; còn giáo viên nên đóng vai trò là người hỗ trợ, là người giúp đỡ các em. Bước 4: 1 Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả. Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả hơn. Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. 2. Các chủ đề của 5 đợt thi đua: Đợt 1: Từ 5 – 9 đến 15 – 10. Vui hội khai trường – Mừng Thủ đô giải phóng. Đợt 2: Từ 15 – 10 đến 30 – 11. Chúng em chăm ngoan vì sức khoẻ thầy cô. Đợt 3: Từ 30 – 11 đến 15 – 1. Chào Seagames – Biết ơn anh bộ đội. Đợt 4: Từ 15 – 1 đến 30 – 3. Mừng Đảng – Mừng Đoàn Mừng mùa xuân đất nước. Đợt 5: Từ 30 – 3 đến 30 – 5. Vâng lời Bác Hồ dạy – Em là chiến sĩ nhỏ Điện Biên Sau đây tôi xin trình bày hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm các đợt thi đua mà ở trường tôi đã tổ chức tiến hành ở các lớp 4, lớp 5. 3. Một số chủ đề mẫu của các hoạt động ngoài giờ lên lớp: * Chủ đề 1: Biết ơn các thầy giáo, cô giáo 1. Yêu cầu giáo dục: Học sinh nhận thức sâu sắc công ơn của các thầy, cô giáo đối với mỗi học sinh. Qua đó học sinh xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mình là phải cố gắng học tập, tu dưỡng rèn luyện cho tốt để xứng đáng với công lao to lớn của các thầy giáo, cô giáo. 2. Nội dung và hình thức thể hiện: a. Nội dung: - Học sinh kể lại mẩu chuyện về tình cảm thầy – trò sâu sắc. - Học sinh hát, đọc thơ có nội dung ca ngợi công lao to lớn của các thầy giáo, cô giáo. - Học sinh nêu các công thức, quy tắc toán; làm một số bài tính nhanh; làm một số bài từ ngữ, ngữ pháp cơ bản. - Kể về cách học bài của bản thân học sinh và thời gian biểu một ngày học tập của các em. - Học sinh nêu trách nhiệm của mình trong học tập và rèn luyện đạo đức. b. Hình thức: Hái hoa (tổ chức ở từng lớp). - Cần trang trí cây hoa đẹp, mỗi bông hoa là một câu hỏi hoặc một bài toán, bài từ ngữ, ngữ pháp. - Buổi hoạt động vui, sôi nổi, tình cảm sâu sắc. - Buổi hoạt động do học sinh tự điều khiển. - Tham dự buổi hoạt động có giáo viên chủ nhiệm lớp và một số đại biểu của chi hội cha mẹ học sinh lớp học. c. Thời gian tiến hành: - Tổ chức hoạt động ở các lớp thống nhất cùng một buổi sáng trước ngày 20 tháng 11 (có thể 17 hoặc 18/11). d. Các bước tiến hành: * Bước chuẩn bị: Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên lớp 4, lớp 5 để thông qua nội dung và hình thức hoạt động. Phân công giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi về toán, về từ ngữ - ngữ pháp . Buổi họp này phải tiến hành từ đầu tháng 11. Đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho học sinh chuẩn bị những nội dung đã nêu trên. Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên lớp 4, lớp 5 để cùng điều chỉnh, bổ sung những câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị. Sau khi đã thống nhất nội dung câu hỏi thì cho giáo viên viết câu hỏi vào những bông hoa. Mỗi bông hoa phải được làm đẹp và câu hỏi phải được viết rõ ràng. Một vài ví dụ câu hỏi được viết ở bông hoa. + Em hãy kể lại một kỉ niệm em cho là sâu sắc nhất của một thầy giáo (cô giáo) đối với em. + Em hãy hát một bài hát hay đọc diễn cảm một bài thơ ca ngợi công lao to lớn của các thầy giáo, cô giáo. + Tại sao phải kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo cũ? Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đó? 2 + Em hãy nêu cách tính chu vi, diện tích của hình vuông, của hình chữ nhật? + Tìm số bé nhất, lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 2, 3 và 5. Tổng, hiệu của hai số đó có chia hết cho 2, 3 và 5 không? + Hãy nêu các kiểu từ láy, các dạng từ láy. + Tìm 5 kiểu từ láy dạng l . l (ví dụ: lo lắng). + Vì sao nói và viết phải thành câu? Cho ví dụ. + Tìm chủ ngữ, vị ngữ của một câu: " Chữ của bạn Hoa vừa sạch, vừa đẹp." + Làm thế nào để bài học nhanh thuộc? + Hãy nêu thời gian biểu một ngày nghỉ mà em cho là vừa giúp đỡ được bố mẹ nhiều, vừa học bài và làm bài tốt. + Em hiểu câu nói “không thầy đố mày làm nên” như thế nào? Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp chọn một em trong lớp để điều khiển buổi sinh hoạt. Giáo viên chủ nhiệm phải viết lời tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và cho em đó tập điều khiển chương trình. Giáo viên chủ nhiệm thông báo và trao đổi với học sinh của mình về nội dung và hình thức của buổi sinh hoạt để các em có thời gian sưu tầm, tìm hiểu, chuẩn bị. Giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi với chi hội cha mẹ học sinh lớp chuẩn bị cho buổi sinh hoạt: + Chuẩn bị cho trang trí, khẩu hiệu, hoa. + Kê bàn ghế học sinh, bàn ghế đại biểu. + Mời đại biểu tham dự. + Chuẩn bị phần thưởng cho những học sinh đạt kết quả tốt trong đợt thi đua 20/11, chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả để liên hoan cuối buổi. Lưu ý: Giáo viên chủ nhiệm chọn học sinh điều khiển chương trình phải nhanh nhẹn, hoạt bát. Để học sinh này làm tốt, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, phải cho làm thử. * Bước tiến hành sinh hoạt: Học sinh điều khiển chương trình nêu lí do, giới thiệu đại biểu dự buổi sinh hoạt. Phần lí do có thể viết theo đại ý như: Lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo luôn luôn ở trong tâm trí mỗi học sinh chúng ta. Các thầy giáo, cô giáo không những dạy cho ta học chữ mà còn dạy cho ta làm người. Nhờ công sức của các thầy giáo, cô giáo mà mỗi học sinh chúng ta tiến bộ và từng bước trưởng thành. Để nhớ lại và khắc sâu thêm những tình cảm thầy trò thiêng liêng cao quí ấy, hôm nay lớp . tổ chức buổi sinh hoạt mang tên “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”. Tới dự buổi sinh hoạt với chúng ta hôm nay có . Buổi sinh hoạt hôm nay gồm có 2 phần: + Phần 1: Hái hoa và trả lời câu hỏi. + Phần 2: Trao phần thưởng và liên hoan. Bạn điều khiển chương trình nêu thể lệ hái hoa: Mỗi bạn xung phong lên hái hoa được hái một bông hoa. Mỗi hoa có nêu một câu hỏi yêu cầu bạn phải trả lời hoặc một bài toán, bài từ ngữ, ngữ pháp yêu cầu bạn phải giải, cũng có thể bông hoa hái được yêu cầu bạn hát hay đọc diễn cảm một bài thơ ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo . Mỗi bông hoa chỉ được hái một lần, sau đó bỏ đi không gài lên cây. Bạn lên hái hoa, tự mở bông hoa ra, đọc to yêu cầu đã ghi trong bông hoa và trả lời. Khi bạn trả lời xong, người điều khiển chương trình mời các bạn trong lớp cho ý kiến bổ sung hay đánh giá. Người điều khiển chương trình cần phải biết tóm tắt các ý kiến phát biểu bổ sung, biết đề nghị cả lớp vỗ tay khi bạn trả lời đúng, trả lời hay hoặc bạn phát biểu bổ sung chuẩn xác. Khi hoa đã được hái hết , người điều khiển chương trình cần cảm ơn cả lớp đã tích cực hăng say chuẩn bị, tham gia rất vui, sôi nổi để buổi sinh hoạt thật nhiều ý nghĩa. Tiếp đó người điều khiển chương trình mời cô giáo, mời đại biểu cha mẹ học sinh phát biểu. Mời cô giáo công bố danh sách những bạn đã đạt thành tích tốt trong đợt thi đua 20/11 và mời các vị đại biểu cùng cô giáo trao phần thưởng cho các bạn. Cuối cùng là phần liên hoan có kết hợp văn nghệ. * Bước kết thúc sinh hoạt: Người điều khiển chương trình cho hát tập thể. Sau đó biểu dương những tổ, những cá nhân đã tích cực tham gia chuẩn bị để buổi sinh hoạt thành công. Người điều khiển chương trình cảm ơn cô giáo, cảm ơn các vị cha mẹ học sinh và hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện tốt hơn nữa để xứng đáng với công lao dạy bảo của các thầy giáo, cô giáo. Hướng dẫn làm mẫu 3 *Thực hiện ở lớp 4A Thời gian: Ngày 14 – 11- 2003 Thành phần đại biểu tham dự: Ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên khối 4 + Khối 5. Tiến hành sinh hoạt theo trình tự các bước đã hướng dẫn ở phần trên. - Lớp trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Lớp trưởng nêu thể lệ cuộc thi. - Cho tiến hành cuộc chơi. - Lớp trưởng mời các bạn khác bổ sung, cho ý kiến đánh giá, nhận xét. - Sau khi học sinh cuối cùng trả lời câu hỏi, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Người điều khiển chương trình mời cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến, nhận xét, đánh giá cuộc thi và tổng kết đợt 20 – 11 của lớp học. - Lớp trưởng thay mặt học sinh cả lớp đọc lời hứa. Đánh giá rút kinh nghiệm Thành phần tham dự: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên khối 4 Khối 5, tổng phụ trách Đội. Đã có đủ thành phần tham dự. - Về mô hình: Rất phù hợp với học sinh. - Về nội dung: Các câu hỏi được soạn thảo rất rõ ràng, ngắn gọn, có đủ các câu hỏi cho cả học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu. - Về việc chuẩn bị: Chuẩn bị chu đáo. Cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về nội dung, cả về trang trí, kê bàn ghế, văn nghệ thì buổi sinh hoạt mới đạt được hiệu quả tốt. - Về quá trình tiến hành: Các em học sinh rất thích hình thức hoạt động này. Để buổi sinh hoạt tiến hành được tốt, ngoài sự chuẩn bị tốt về nội dung câu hỏi, về trang trí, kê bàn ghế thì người điều khiển chương trình nên tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong cuộc thi. Vì vậy, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải lựa chọn, hướng dẫn và cho làm thử nhiều lần đối với em giữ vai trò điều khiển chương trình. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, phối hợp với hội cha mẹ học sinh để được giúp đỡ các hoạt động của lớp đạt kết quả cao. Giáo viên chủ nhiệm các lớp báo cáo về quá trình chuẩn bị của lớp mình. Mọi giáo viên đều đề nghị buổi sinh hoạt được tiến hành theo mô hình và nội dung đã được chuẩn bị. Ban giám hiệu quyết định thời gian tiến hành hoạt động này vào 8 giờ ngày 18 tháng 11, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với hội cha mẹ học sinh của lớp. Đại diện của Ban giám hiệu đến dự sinh hoạt với các lớp. Sau buổi sinh hoạt, ban giám hiệu họp với giáo viên khối 4 + 5 để rút kinh nghiệm. Các giáo viên đều nhất trí cho rằng: Tổ chức các hoạt động như thế này là rất tốt, hiệu quả giáo dục cao. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tính độc lập tự chủ, mạnh dạn, rèn khả năng nói và giúp các em yêu quí tập thể, yêu quí bè bạn hơn, có trách nhiệm với lớp, với trường nhiều hơn. Chủ đề 2: Giáo dục truyền thống về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ I. Yêu cầu giáo dục: Tuyên truyền cho học sinh hiểu về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.Từ đó nâng cao niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta. Giáo dục các em ý thức phấn đấu vươn lên, thi đua rèn luyện, học tập tốt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, xứng đáng là những “ Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”, nối tiếp truyền thống của cha anh đi trước. Tạo không khí phấn khởi, vui tươi, “ Vui mà học, học mà vui” cho các em học sinh. II. Tổ chức thực hiện: 1. Nội dung: Tổ chức liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên. * Thời gian: Từ 1- 3 đến 20 – 3. * Địa điểm: Phòng học các lớp. * Đối tượng: 100% học sinh tham gia. * Chương trình: Kể chuyện lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ. * Tổ chức liên hoan chia làm 2 cấp: a. Cấp chi đội ( Lớp ): - Thi tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên thông qua hình thức bốc thăm và trả lời câu hỏi. - Phát động phong trào thi đua “ Hướng về Điện Biên thân yêu”, học sinh nêu rõ trách nhiệm của mình. - Thi hát liên khúc về Điện Biên. b. Cấp liên đội ( Trường ) 4 * Thời gian: Ngày 29 – 03 – 2004. * Địa điểm: Tại sân trường. * Đối tượng: 100% học sinh toàn trường. * Chương trình: Tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu. Hiệu trưởng đọc lời khai mạc liên hoan. - Màn sử thi “50 năm – sáng mãi một Điện Biên”. - Báo cáo thành tích của toàn trường trong việc thực hiện phong trào thi đua “Hướng về Điện Biên thân yêu”. - Tuyên dương – khen thưởng các tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào này. - Trao quà cho các đại biểu là cựu chiến binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ . - Tổ chức trò chơi vui khoẻ mang tên: “Tải đạn ra tiền tuyến”. - Phần tài năng trí tuệ của học sinh: Thi bốc thăm trả lời câu về chiến thắng Điện Biên Phủ. - Hát tập thể – kết thúc liên hoan. 2. Các bước tiến hành: a. Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên cấp chi đội (lớp): * Bước chuẩn bị: - Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn – Tổng phụ trách – Bí thư Chi đoàn để thông qua nội dung – hình thức của liên hoan. * Phân công: Tổng phụ trách + Bí thư Chi đoàn: Sưu tầm các tư liệu liên quan đến lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; cung cấp các bài hát, câu chuyện về Điện Biên; gợi ý định hướng cho các phong trào “Hướng về Điện Biên thân yêu”. Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị các câu hỏi về Điện Biên để các em dự phần bốc thăm; đồng thời thông báo, hướng dẫn các em học tập về lịch sử Điện Biên; chuẩn bị tốt cho nội dung liên hoan; có kế hoạch phân công rõ ràng để chọn lựa các em vào ban tổ chức của liên hoan ở lớp mình. Yêu cầu lớp 5D làm mẫu ở lớp mình vào ngày 01/03/2004 liên hoan cấp Chi đội để các Chi đội (lớp) khác học tập. Làm mẫu liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tại Chi đội 5D - Đại biểu: Ban giám hiệu – tổ trưởng chuyên môn – giáo viên lớp 4, 5- Chi đội trưởng lớp 4, 5 – Tổng phụ trách – Bí thư Chi đoàn. - Thời gian: Sáng 01/03/2004. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do: Cách đây đúng 50 năm về trước – tại một thung lũng nhỏ bé ở miền Tây Bắc Tổ quốc - đã xảy ra một sự kiện làm “Vang dội 5 châu chấn động địa cầu”. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – một chiến thắng đã đánh dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của Cách mạng Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của Quân và dân ta. Để chào mừng sự kiện vĩ đại này, hôm nay – lớp 5D tổ chức liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”. Thông qua liên hoan không những chúng ta được ôn lại truyền thống hào hùng của 50 năm Điện Biên mà còn nhằm phát động tới tất cả các bạn phong trào “Hướng về Điện Biên thân yêu”. + Giới thiệu chương trình + Mời 1 bạn học sinh (kể chuyện hay) của lớp mình lên kể chuyện lịch sử Điện Biên (kèm động tác - điệu bộ). + Phát động phong trào “Hướng về Điện Biên thân yêu”. Bằng nhiều hoạt động thiết thực chúng ta hãy thể hiện rõ mình là “những chiến sĩ nhỏ Điện Biên”, xứng đáng với truyền thống anh dũng của anh lính Điện Biên năm xưa. * Hoạt động 1: Tích cực tham gia “Hành trình về Điện Biên” bằng km điểm tốt: mỗi điểm 9 là 1km; mỗi điểm 10 là 2 km hành quân về Điện Biên. Ai xung phong tham gia hành trình này? (Cả lớp giơ tay). Đề ra chỉ tiêu từ ngày 1 --> 15/3: Cả lớp hoàn thành chặng đường 500 km từ Hà Nội về Điện Biên . * Hoạt động 2: Tham gia thi tìm hiểu lịch sử “Âm vang Điện Biên” do TW đoàn phát động. Chỉ tiêu: 100% các bạn đều có bài dự thi chất lượng cao. * Hoạt động 3: Quyên góp ủng hộ các bạn ở Điện Biên – Lai Châu để các bạn xây dựng nhà văn hoá tỉnh. Chỉ tiêu: 100% các bạn tiết kiệm tiền ăn sáng, ủng hộ 2000đ cùng một số đồ dùng học tập khác. * Hoạt động 4: Xây dựng chương trình măng non mang tên “ Vườn hoa Điện Biên”. 5  Chỉ tiêu: Cả lớp bổ sung được 2 – 3 chậu hoa đẹp vào vườn hoa của trường. Chăm sóc cây trong vườn được xanh tốt.  * Hoạt động 5: Hoàn thành chương trình tự rèn luyện đội viên mang danh hiệu “ Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” ( Chương trình do cô tổng phụ trách cung cấp). Chỉ tiêu: 100% các bạn đạt danh hiệu, ở mỗi hoạt động người dẫn chương trình điều khiển cho các bạn phát biểu nêu chỉ tiêu. Thi tìm hiểu về Điện Biên: Các bạn bốc thăm bằng cách xung phong lên hái những bông hoa ban trên mô hình cây hoa. Trả lời các câu hỏi về lịch sử Điện Biên. Bạn nào trả lời đúng, các bạn vỗ tay tuyên dương và được nhận 1 món quà. Thi hát về Điện Biên: Chia lớp làm 2 đội ( Mỗi đội 2 tổ). Các tổ thi hát và đọc thơ về Điện Biên. Hát nối tiếp, đội nào không hát được nối tiếp đội đó sẽ thua. Kết thúc: Cảm ơn đại biểu. Đánh giá - Rút kinh nghiệm Sau khi làm mẫu, ban giám hiệu họp tất cả thành phần tham dự để rút kinh nghiệm. 1. Về ưu điểm của lớp 5 D: Lớp 5 D đảm bảo đầy đủ, cụ thể các nội dung theo yêu cầu của nhà trường. Đặc biệt phần phát động thi đua nêu rõ các hoạt động. Phần hát liên khúc nối tiếp về Điên Biên: Sôi nổi, hào hứng. Bạn dẫn chương trình điều khiển tốt. 2. Về nhược điểm: - Phần thảo luận nêu ý kiến về cách thực hiện chỉ tiêu của 1 số học sinh còn lúng túng, chưa mạnh dạn. 3. Các giáo viên chủ nhiệm báo cáo công việc chuẩn bị tổ chức liên hoan của lớp mình: - Đã phân công ban tổ chức liên hoan. - Đã tổ chức cho các em học hát, tìm hiểu lịch sử Điện Biên. - Đã hoàn thành hệ thống câu hỏi, duyệt kế hoạch thi đua “ Hướng về Điện Biên”. 4. Ban giám hiệu lưu ý: - Hết sức lưu tâm tới phần hướng dẫn thảo luận cho học sinh để các em mạnh dạn, tự tin nêu ra được những ý kiến phong phú. - Phần hái hoa dân chủ: Nên làm bằng nhiều hình thức: Câu hỏi được viết trong các bông hoa ban, ngoài ra cần có thêm trò chơi, ai thắng thì được phần thưởng. Thống nhất chỉ đạo các lớp: Từ 2 – 3 đến 20 – 3, 100% các lớp hoàn thành liên hoan cấp chi đội. Sau đó ban giám hiệu sẽ dự từng lớp và góp ý rút kinh nghiệm cho tất cả các lớp. b. Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên cấp liên đội: 1. Bước chuẩn bị: - Ban giám hiệu họp với các khối trưởng chuyên môn, Tổng phụ trách, bí thư chi đoàn để thông qua nội dung, hình thức liên hoan. * Ban giám hiệu lên kế hoạch phân công cụ thể: Chỉ đạo chung: Ban giám hiệu. + Dẫn chương trình: Đ/ c Phượng – Tổng phụ trách. + Tổng hợp số liệu cho phần tuyên dương, khen thưởng: Đ/c bí thư chi đoàn. + Chuẩn bị phần thưởng cho học sinh: Văn phòng. + Biên kịch và hướng dẫn học sinh tập màn sử thi: Tổ văn thể. + Trang trí sân khấu, làm đạo cụ: Giáo viên họa. + Am ly – Loa đài: Đ / c Việt. + Tập trò chơi vui khoẻ: Giáo viên chủ nhiệm. + Ổn định trật tự trong liên hoan: Các giáo viên chủ nhiệm và tổng giám thị. - Ban giám hiệu yêu cầu các bộ phận hoàn thành công việc chuẩn bị xong trước ngày 26 – 03 - 2004. Đôn đốc và kiểm tra các bộ phận. - Ban giám hiệu lên lịch tổng duyệt: 27 – 03 – 2004. - Sau khi tổng duyệt, Ban giám hiệu họp tất cả các bộ phận, góp ý từng khâu để rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh trong ngày 28 – 03 – 2004. * Kết quả: Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” cấp liên đội: Diễn ra hoành tráng, sôi nổi, có ý nghĩa giáo dục lịch sử rất cao. Tuyên dương cụ thể từng tập thể, cá nhân đã có nhiều thành tích trong đợt thi đua này. Các giáo viên và học sinh đều phấn khởi vì được động viên kịp thời. Các vị đại biểu đến dự rất khen ngợi về công tác tổ chức liên hoan của nhà trường. chủ đề 3 Học tập tốt, làm theo lời dạy của Bác Hồ. 1. Yêu cầu giáo dục: 6 Làm cho học sinh hiểu và nắm chắc các nội dung, biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thi đua của chính bản thân học sinh, của tổ, của lớp học để phấn đấu, để rèn luyện trong học tập nhằm đạt kết quả cao trong kì thi học kì II. Đối với học sinh lớp 5 còn giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp tiểu học. Hình thành và rèn luyện cho học sinh mạnh dạn, thích giao tiếp, độc lập suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả năng tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể. Tạo cho học sinh trong lớp không khí phấn khởi, tin tưởng “Vui mà học, học mà vui”, làm cho các em luôn luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp. 2. Nội dung và hình thức thể hiện: a. Nội dung: - Nội dung đăng kí thi đua của mỗi học sinh. - Nội dung đăng kí và giao ước thi đua của mỗi tổ trong lớp. - Chương trình hành động của tập thể lớp. Các nội dung đăng kí thi đua phải có chỉ tiêu cụ thể, có biện pháp thực hiện rõ ràng. b. Hình thức thể hiện: Tổ chức “Lễ đăng kí thi đua” ở mỗi lớp (lớp 4 – lớp 5). Mỗi cá nhân học sinh đọc cam kết thi đua của mình. Mỗi tổ trình bày nội dung đăng kí và giao ước thi đua của tổ mình. - Lớp trưởng trình bày chương trình hành động của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm lớp phát biểu. - Đại biểu chi hội cha mẹ học sinh lớp động viên các em. c. Thời gian tiến hành: Ngày 15 tháng 5 vào giờ sinh hoạt lớp. Thực hiện ở các lớp 4, lớp 5. d. Các bước tiến hành: * Bước chuẩn bị: Ngày 11/ 5 Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên lớp 4, lớp 5 thông qua nội dung và hình thức hoạt động, chọn lớp làm thử. Phân công các giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị nội dung đăng kí thi đua của cá nhân học sinh, của mỗi tổ của lớp. Sau 4 ngày sẽ họp lại. * Nội dung đăng kí theo hướng dẫn như sau: + Đối với nội dung đăng kí cá nhân: Lời giới thiệu. Các chỉ tiêu về học tập. + Thực hiện các nền nếp trong học tập. Điểm thi học kì II các môn học (đối với học sinh khá giỏi thì điểm thi phải đạt từ 8, còn đối với học sinh yếu thì đạt điểm trung bình). Riêng đối với học sinh lớp 5 thì nên thêm phần điểm thi tốt nghiệp 2 môn Toán và Tiếng Việt. * Các biện pháp thực hiện để đạt được các chỉ tiêu. + Đối với nội dung đăng kí của tổ Lời giới thiệu. Các chỉ tiêu. Thực hiện các nền nếp theo qui định. Điểm thi các môn của học kì II: Số điểm đạt khá, giỏi, số điểm trung bình, không có điểm yếu. Đối với lớp 5 thêm phần tỉ lệ đỗ tốt nghiệp tiểu học loại giỏi, khá, trung bình. + Chương trình hành động của tập thể lớp: Lời giới thiệu. Thực hiện các nền nếp, xếp loại thi đua của toàn trường. Các chỉ tiêu: * Về xếp loại hạnh kiểm: Hạnh kiểm tốt chiếm ít nhất là 70%. Không có hạnh kiểm cần cố gắng. Tiến hành kết nạp đội viên. Riêng đối với lớp 5 thì trong đợt này phải hoàn thành chỉ tiêu 100% lớp 5 đạt “Lớp khăn hồng”. *Về xếp loại văn hoá: Căn cứ vào chỉ tiêu các nhà trường đề ra để phấn đấu thực hiện. Đạt loại giỏi: 51%; Khá: 41% Trung bình: 8%; Yếu: 0%. Đối với học sinh lớp 5 thì thêm chỉ tiêu thi đỗ tốt nghiệp. Căn cứ vào tình hình chất lượng của lớp mà giáo viên đề ra chỉ tiêu điểm thi học kì các môn học. 7 Lớp đạt lớp tiên tiến. Làm mẫu lớp 5a Đại biểu tham dự: Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên lớp 4, lớp 5, Tổng phụ trách. Thời gian tiến hành. Ngày 11 tháng 5. *Tiến hành hoạt động: Quản ca cho lớp hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Người dẫn chương trình tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu. “Khi còn sống, Bác Hồ muôn vàn kính yêu luôn chăm lo, quan tâm đến thiếu nhi. Bác luôn dành muôn vàn tình thương yêu cho thiếu nhi. Hôm nay, nhân dịp cả nước đang tưng bừng lập nhiều thành tích kỉ niệm ngày sinh của Bác, lớp 5A chúng ta tổ chức lễ đăng kí, giao ước thi đua quyết tâm học tập tốt, làm theo lời Bác Hồ dạy”. Sau đó giới thiệu đại biểu. Mời một bạn học sinh giỏi của lớp trích đọc thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường (năm 1945). Bắt đầu chương trình đăng kí thi đua: + Mời bạn: . lên đăng kí thi đua. Học sinh được mời lên đọc bản cam kết thi đua của mình nêu các chỉ tiêu của thân, các biện pháp thực hiện để đạt chỉ tiêu. + Mời bạn: đọc bản cam kết thi đua của mình. Nêu chỉ tiêu phấn đấu để đạt học sinh khá hoặc giỏi. + Mời bạn: . lên đọc bản cam kết thi đua. Em này nói vì sao mình còn học yếu, nêu hướng khắc phục, phấn đấu để trở thành học sinh trung bình. Sau khi đăng kí cá nhân kết thúc thì chuyển sang đăng kí thi đua ở các tổ. Mời các tổ trưởng lên cam kết thi đua, tổ trưởng nào xung phong thì mời lên trước. Cả lớp có 4 tổ. Các tổ trưởng nêu rõ nội dung thi đua của tổ mình, các chỉ tiêu phấn đấu về đạo đức và học tập, nêu cụ thể những bạn phấn đấu trở thành học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình. Phần đăng kí thi đua của các tổ kết thúc. (Sau mỗi lần các cá nhân, các tổ trưởng đăng kí thi đua, cam kết thi đua thì cả lớp vỗ tay cổ vũ, động viên). Người điều khiển chương trình lên đọc chương trình hành động của lớp mình. (Chương trình này phải được dựa trên cam kết thi đua của cá nhân, của các tổ, của thực tế tình hình chất lượng của lớp). Nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu từng mặt. Cuối cùng là kết quả phấn đấu 2 mặt học tập và hạnh kiểm, các điểm thi học kì II của các môn học, thi đỗ tốt nghiệp tiểu học: tỉ lệ đỗ giỏi, đỗ khá, đỗ trung bình. Sau khi lớp trưởng đọc xong chương trình hành động của lớp, người điều khiển chương trình cho cả lớp thảo luận: lớp trưởng đọc lại từng chỉ tiêu, từng biện pháp thực hiện. Sau đó điều khiển các bạn phát biểu ý kiến tranh luận, bổ sung và giơ tay biểu quyết từng chỉ tiêu. Khi cả lớp đã thống nhất ý kiến với chương trình hành động của lớp, người điều khiển chương trình mời lớp trưởng, lớp phó, chi đội trưởng, các tổ trưởng và tất cả các bạn trong lớp lên kí tên vào chương trình hành động của lớp. Quản ca cho cả lớp hát bài: “Lớp chúng mình rất vui”. Chương trình văn nghệ. Người điều khiển chương trình cho thực hiện các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị: đơn ca, song ca, tốp ca, múa. * Kết thúc hành động: Lớp trưởng nhận xét và biểu dương các cá nhân học sinh, các tổ đã tích cực tham gia sôi nổi và góp phần làm cho lễ đăng kí thi đua của lớp đạt được kết quả tốt. Cô giáo chủ nhiệm lớp phát biểu ý kiến khen ngợi tinh thần tích cực chuẩn bị tham gia lễ đăng kí thi đua đồng thời nhắc nhở các em hãy cố gắng thực hiện các cam kết đã nêu ra. Cô giáo cũng sẽ tạo điều kiện và hết sức giúp đỡ những em còn học yếu kém, những em gặp khó khăn bằng được cam kết thi đua. Lớp trưởng nói lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và buổi lễ đăng kí thi đua kết thúc. Đánh giá rút kinh nghiệm Sau khi làm mẫu lớp 5A xong, Ban giám hiệu đã họp với tất cả các giáo viên lớp 4, 5 tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách. Nội dung buổi họp rút kinh nghiệm lễ đăng kí thi đua ở lớp 5A. * Về nội dung: 8 Các bản cam kết thi đua cá nhân, học sinh của tổ, chương trình hành động của lớp đều cụ thể, rõ ràng nhất là các chỉ tiêu phải phấn đấu, các biện pháp thực hiện để đạt được chỉ tiêu. Người điều khiển chương trình làm khá tốt. Khi các cá nhân, các tổ trình bày cam kết thi đua của mình cần cải tiến: Các cá nhân, các tổ trình bày cam kết thi đua sau mà có những phần giống nhau với các cá nhân, các tổ trình bày trước thì không nêu lại những nội dung ấy, mà chỉ nêu những nội dung mà trước đó chưa nêu. Các tổ có thể nêu thách thức thi đua với tổ khác về một số mặt cụ thể nào đó. Làm như vậy thì buổi lễ không làm chán, còn gây được không khí rất sôi nổi. Trong quá trình các em đọc cam kết thi đua nên xen kẽ chương trình văn nghệ. *Về phần thảo luận: Do khả năng nói của các em còn hạn chế nên đối với những em nói chưa lưu loát, chưa rõ ý thì người điều khiển chương trình phải hỗ trợ. Vì thế phải chọn người điều khiển chương trình vừa học tốt, vừa có khả năng nói tương đối tốt. Các giáo viên chủ nhiệm báo cáo công việc chuẩn bị: Các cô giáo đã hướng dẫn chi tiết học trò của mình viết bản đăng kí thi đua của cá nhân, của tổ, của tập thể lớp và đã hướng dẫn trò tập trình bày. Các cô giáo đã cho em hướng dẫn chương trình tập làm. Nhìn chung các em đều có thể hoàn thành được nhiệm vụ của người dẫn chương trình. Điểm yếu nhất của các em là phần thảo luận: các em nói chưa lưu loát, chưa rõ ý. Ban giám hiệu nhận định: Điểm yếu này là tình trạng chung của học sinh, nếu các em thường xuyên được hoạt động thì sẽ dần khắc phục được. Ban giám hiệu quyết định thời gian các lớp tiến hành hoạt động này vào sáng 15 tháng 5 theo như dự kiến. Các thành viên của Ban giám hiệu đến từng lớp để dự. Các lớp mời các đại biểu của chi hội cha mẹ học sinh của lớp mình cùng tham dự. Ngày 15 tháng 5, tất cả các lớp 4, 5 đều tiến hành hoạt động theo kế hoạch Sau buổi sinh hoạt, Ban giám hiệu đã tổ chức họp để rút kinh nghiệm với các cô giáo chủ nhiệm, các đại biểu cha mẹ học sinh tham dự. Các ý kiến của các cô giáo, của các đại biểu đều cho rằng lúc đầu còn có một số em chưa mạnh dạn, một số em phát biểu còn lúng túng nhưng được sự động viên của mọi người, dần dần các em cũng đã tiến bộ. Nếu như các em thường xuyên được tham gia các hoạt động như thế này thì các em sẽ mạnh dạn, nói hoạt bát hơn và chắc chắn tiến bộ hơn. Khi cô giáo, đại biểu hỏi ý kiến về hoạt động này, các em đều nói là rất thích, rất có trách nhiệm với lớp, với trường và mong muốn được tham gia nhiều hoạt động nữa. Phần III: Đánh giá kết quả I. Học sinh: Kể từ khi có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu đối với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nền nếp, kỉ luật của học sinh toàn trường trong những năm học vừa qua đã có tiến bộ rõ rệt. Trước đây những hoạt động như thế này rất xa lạ với các em. Chính vì thế mà nhiều học sinh không mạnh dạn, trước đông người nói không lưu loát, không rõ ý. Còn bây giờ, các em đã bạo dạn và khả năng nói đã rất tiến bộ, đồng thời những hoạt động giờ đây là không thể thiếu được đối với mỗi lớp học, đối với toàn trường. Những hoạt động này còn góp phần rất lớn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với chính các em, đối với tập thể lớp, đối với trường. Qua một thời gian thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt và khá tăng lên rõ rệt đạt 100%. Toàn trường không có học sinh ngỗ ngược, quậy phá vì các em này đã được thu hút vào các hoạt động của nhà trường. Nề nếp học tập, kỷ luật của nhà trường, của lớp được nâng cao rõ rệt, không có hiện tượng nói tục, chửi bậy. Sau đây là bản khảo sát kết quả % học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trường tiểu học Khương Thượng Thích tham gia Không thích tham gia Tốt Khá CCG Chi đội ( Học sinh khối 4+ 5 ) 92% 8% 47% 53% 0% Sao nhi đồng ( Học sinh khối 1+2+3) 96% 4% 60% 40% 0% 9 Ý thức học tập của các em được nâng cao. Đa phần các em thấy gắn bó với trường, với lớp, tự giác học bài, làm bài hơn. Kết quả cuối năm phản ánh rõ sự chuyển biến này. Vì thế mà chất lượng đạo đức và văn hoá đã được nâng cao rất nhiều. Năm học Hạnh kiểm Văn hoá Tốt Khá CCG Giỏi Khá TB Yếu 1998 - 1999 75% 25% 0% 20% 65% 14,5% 0,5% 1999 - 2000 80% 20% 0% 25% 61% 13,8% 0,2% 2001 - 2002 90% 10% 0% 45% 48% 7% 0% 2002 - 2003 95% 5% 0% 52% 41% 7% 0% Trong 5 năm liên tục từ 1998 đến 2003, liên đội đạt danh hiệu: Liên đội mạnh xuất sắc cấp Thành phố và năm học 2001 – 2002 liên đội được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn vì đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đội. II. Giáo viên: Trước đây, giáo viên rất ngại, thậm chí không muốn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp vì mất rất nhiều thời gian, đầu tư công sức và ảnh hưởng đến học tập. Nay sau 5 năm học, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu, đông đảo đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã nhận thức rõ được ích lợi của giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, từ đó họ gắn bó hơn với nhà trường, tinh thần trách nhiệm với học sinh được nâng cao rõ rệt. Có nhiều giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động đã có nhiều sáng tạo làm cho các hoạt động càng phong phú, hiệu quả hơn. Qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp giáo viên có khả năng tổ chức quản lý học sinh một cách bài bản, phát huy mọi mặt về năng lực của giáo viên. Tuy nhiên vẫn có những tồn tại làm ảnh hưởng đến các hoạt động này, đó là: Các tài liệu ít, nghèo nàn nên mỗi khi tổ chức lại phải mất nhiều thời gian, công sức. III. Những đề xuất và kiến nghị: Xây dựng cho nhà trường một đội ngũ giáo viên có năng lực quản lý học sinh tốt. Giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ và cả năng lực công tác Đội, bởi mỗi giáo viên chủ nhiệm là một phụ trách Đội. Hội đồng Đội cần tổ chức các hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng với nội dung sát thực tế từng địa bàn hoạt động của mỗi trường học. Các hoạt động Đội phải được thiết kế sao cho phù hợp từng lứa tuổi. Cần đầu tư trang thiết bị cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tạo điều kiện cho các trường hoạt động tốt hơn. Các cấp chỉ đạo cần có những qui định, đặc biệt cần biên soạn các tài liệu phù hợp với các cấp học để hỗ trợ, để giúp đỡ các nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục góp phần vào sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá. Vi. Kết luận: Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khoá có thêm môi trường sinh hoạt lành mạnh, tránh được tác động xấu đang phổ biến ngoài xã hội. Thông qua hoạt động đó, hỗ trợ cho việc giáo dục toàn diện về văn hoá, đạo đức, rèn luyện thể chất và phát hiện tài năng của học sinh. Tuy còn những tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng đó chỉ là tạm thời, còn tác dụng của nó thì thật là lớn. Nó giúp học sinh “biến” những hiểu biết của mình thành những hành vi đạo đức chuẩn mực gắn với cuộc sống, giúp các em mạnh dạn tự tin qua đó phát huy được khả năng, độc lập, sáng tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Vì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết, không thể thiếu được ở lớp học, ở mỗi nhà trường. Ban giám hiệu cùng với giáo viên các nhà trường cần thấy được tầm quan trọng và có được sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, có sự tham gia hưởng ứng tích cực để những hoạt động này được diễn ra thường xuyên. Có thể nói hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữ một vai trò quan trọng trong nhà trường tiểu học, bởi nó phù hợp với tâm sinh lý của trẻ tiểu học là ưa hoạt động. Trong hoạt động, trẻ sẽ bộc lộ rõ mặt mạnh, yếu, từ đó thầy cô giáo sẽ giúp các em phát huy khả năng sở trường và hạn chế những điểm yếu của trẻ. 10 . bài từ ngữ, ngữ pháp. - Buổi hoạt động vui, sôi nổi, tình cảm sâu sắc. - Buổi hoạt động do học sinh tự điều khiển. - Tham dự buổi hoạt động có giáo viên chủ. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Là hoạt động sư phạm của giáo viên và học sinh trong nhà trường được Tiến hành thông qua các hoạt động xã hội, hoạt

Ngày đăng: 02/09/2013, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan