Ve Quan diem cua SPorot ve Cau truc nhan cach

5 808 5
Ve Quan diem cua SPorot ve Cau truc nhan cach

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan điểm của S.Pơrơt về cấu trúc của nhân cách. Nhân cách là một phạm trù lớn, là một trong những vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển. Đó là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đối với nhiều ngành khoa học, trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành tâm lý học và triết học, bằng những thành tựu khoa học nghiên cứu về con người đã làm sáng tỏ các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa khẳng định: Giáo dục đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh nói riêng và của con người nói chung. Trong học thuyết phân tâm khi bàn về nhân cách S. Pơrơt đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều khái niệm, nhiều phạm trù lạ lẫm, đặc biệt là về cấu trúc của nhân cách. Ông cho rằng nhân cách được cấu tạo bởi 3 thành phần, 3 khối đó là vô thức, ý thức và siêu thức tương ứng với 3 khối đó là cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi, quả thật đây là điều hết sức mới lạ so với những quan điểm của những trường phái khác về cấu trúc của nhân cách. Cái ấy là nơi tập trung những bản năng vô thức, hoạt động theo nguyên tắc đòi hỏi và thỏa mãn những bản năng như ăn uống, tự vệ, tình dục, theo ông bản năng tình dục tập trung chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là nguồn động lực, là sức mạnh cho mọi hoạt động trong đời sống như công việc, khoa học - kỷ thuật, nghệ thuật và ngay cả chiến tranh với hòa bình… Mục đích của bản năng là hướng đến sự thỏa mãn khoái cảm bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, có xu hướng hướng đến khách thể, thế giới bên ngoài là đối tượng để bản năng được thỏa mãn, bản năng đòi hỏi khách thể phải thỏa mãn ngay lập tức và trực tiếp. Cái ấy như một thùng năng lượng tâm thần khổng lồ, chứa đầy những khát vọng, bản năng tình dục đang sôi sục và cháy bỏng. Trong đời sống con người, mọi hoạt động của con người bao giờ cũng hướng đến một mục đích nào đó mà họ cần hướng tới, trên bình diện chung mà nói thì mục đích ấy là tiền tài, danh vọng, địa vị trong xã hội, hạnh phúc cho dân tộc, cho quê hương, cho bè bạn, cho gia đình và bản thân và tất yếu không thể thoát khỏi nhu cầu thỏa mãn về tình dục như cái ấy đã từng lên tiếng mãnh liệt trong học thuyết của S.Pơrơt, nhưng nếu cho rằng bản năng tình dục là sức mạnh, là nguồn động lực cho mọi hoạt động của con người thì quả là một điều quá chủ quan, cực đoan. Thực tiễn chúng ta cũng có thể dễ dàng chấp nhận rằng sự thõa mãn tình dục là một trong những yếu tố thúc giục, động viên con người hăng say trong công việc, có những giây phút sảng khoái về tinh thần, yêu đời, yêu người hơn, hưng phấn hơn trong cuộc sống nhằm hướng con người tiếp cận chân, thiện, mỹ, chứ sự thỏa mãn của cái ấy không thể chi phối toàn bộ hoạt động của con người được. Nếu cái ấy hoạt động theo nguyên tắc đòi hỏi và thỏa mãn thì cái tôi lại hoạt động theo nguyên tắc thực tại, cái tôi có ý thức theo ông là cái tôi giả hiệu, cái tôi bề ngoài, cái tôi mặt nạ, cái tôi bị che lấp, còn cái tôi đích thực lại có liên quan sâu thẳm đến vùng khoái cảm của tình dục, cái tôi ấy không dễ dàng bộc lộ ra bên ngoài, luôn bị đè nén, ức chế. Cái tôi phải có trách nhiệm làm cho cái ấy được thỏa mãn mà không làm phương hại đến cơ thể, làm dịu lại những căng thẳng, bức xúc trong cuộc sống đời thường, cái tôi có tính tự chủ, có ý thức về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng vô biên của bản năng tình dục được trung hòa, tự chủ với môi trường, chọn lọc những kích thích của môi trường. Lý giải cái tôi như vậy vô tình S. Pơrơt đã không hề thừa nhận mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, không thể đánh giá nhân cách của con người qua ăn mặc, cư xử, hành vi và thái độ của họ và cũng càng không thể nhìn dáng dấp bề ngoài để biết được nhân cách của một khách thể nào đó, tuy nhiên hình thức một phần nào đó là biểu hiện của nội dung và nội dung có phần quan trọng quyết định đến hình thức. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Chính vì lẻ đó mà S.Pơrơt đã tách đơn lẻ con người, làm khó hiểu về con người, quá coi trọng cái ấy, cái vô thức mà xem nhẹ cái ý thức luôn tồn tại và luôn tác động, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động của con người, cái tôi phần nào phải được biểu hiện ra bên ngoài, có những biểu hiện đích thực thậm chí còn có thể bộc lộ cả tâm tư, tình cảm của chủ thể. Cái tôi trong thực tiễn luôn còn phải học tập, rèn luyện phấn đấu, giao tiếp, làm việc vì khả năng sinh tồn, vì những mưu cầu của cá nhân, tập thể và cộng đồng, vì lẻ đó mà cái tôi phải ý thức được mọi sắc màu của cuộc sống, nếu cái tôi chỉ có nhiệm vụ làm cho cái ấy được thỏa mãn, cái tôi liên quan mật thiết với vùng khoái cảm của tình dục thì cái tôi ấy có phải là quá nhỏ nhen và đơn điệu đó không? Cùng với cái ấy, cái tôi cái siêu tôi cùng tồn tại chung trong bản thân của mỗi một con người, siêu tôi là cái siêu phàm mà chúng ta khó mà vươn tới được, siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép, chúng tồn tại theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối. Con người lúc ở trạng thái bình thường, nhưng cả 3 khối này luôn luôn có sự xung đột với nhau. Cái ấy luôn vươn tới sự khát khao của tình dục, cái tôi lại chịu trách nhiệm đáp ứng yêu cầu cho cái ấy, sự hợp tác giữa cái ấy và cái tôi luôn bị ngăn cách bởi bức tường siêu tôi. Cái siêu tôi luôn kiểm duyệt, chèn ép, đè nén, cho phép hay không cho phép, đồng tình hay phản đối, cái siêu tôi như một tòa án của lương tâm, chứa đựng những quy tắc pháp luật, những chuẩn mực đạo đức, những phong tục, tập quán, cái siêu tôi một mặt ngăn cản, một mặt thì dung hòa nhưng thường xuyên là một mâu thuẩn đối kháng mãnh liệt, gay gắt với cái tôi và cái ấy. Suy nghĩ về cái siêu tôi của S.Pơrơt chúng ta có vẽ dễ dàng chấp nhận hơn khi ông cho rằng đó chính là chuẩn mực đạo đức, ý thức luật pháp, tập quán, phong tục tồn tại trong con người như sự hiện diện của một tòa án lương tâm. Trong cuộc sống của chúng ta không gì đau đớn bằng, không gì dằn vặt bằng sự cắn rứt của tòa án lương tâm, ai đã một lần bị tòa án lương tâm phán xét thì lỗi lầm của họ phải âm thầm mang theo suốt cả cuộc đời, tòa án lương tâm tuy độ lượng, bao dung những cũng vô cùng khắc nghiệt. Nghiên cứu học thuyết phân tâm nói chung và quan điểm về cấu trúc nhân cách nói riêng của S. Pơrơt. Chúng ta phải thừa nhận rằng Ông đã có những đóng góp nhất định trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong tâm lý học ông đã nêu ra những quan điểm, những khái niệm để giúp chúng ta suy ngẫm, Ông đã bổ sung một lượng kiến thức không nhỏ trong lĩnh vực nghiên cứu về vô thức của con người, từ quá trình nghiên cứu của mình Ông đã góp một phần không nhỏ trong lĩnh y họctrong việc nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh tâm thần, song lý luận về y học chưa thực sự thuyết phục. Tuy vậy Ông cũng không thể tránh khỏi một số sai lầm vì quá đề cao về vô thức và tình dục, cắt nghĩa mọi vấn đề đều xuất phát từ tình dục là quá chủ quan, cực đoan và điều đó cũng đồng nghĩa với việc sinh vật hóa con người, Ông quá coi nặng cái "con" mà xem nhẹ cái "người" trong một con người tổng thể, đó chính là một trong những nguyên nhân để học thuyết của Ông thiếu tính thuyết phục. Nói đến nhân cách phải nói đến năng lực và phẩm chất, nói đến ý thức của con người, bằng nhiều con đường: Học tập, rèn luyện, giao tiếp, tham gia hoạt động thực tiễn, sự nỗ lực của bản thân, sự tác động của gia đình của xã hội, phong tục, tập quán của dân tộc… Là những yếu tố cơ bản hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đánh giá cho thật trọn vẹn học thuyết của S. Pơrơt quả là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, đây là vấn đề còn phải tranh cải nhiều để làm sáng tỏ vấn đề, nhưng cho dù sao chăng nữa thì việc coi trọng vô thức và cho rằng tình dục chi phối mọi hoạt động của con người, vô thức có phần tác động đến ý thức là một sai lầm mang tính chủ quan, lộ liễu, dung tục và đó chính là một khoảng không gian hiện hữu ngăn cách sự gần gũi của nhà tâm lý học S. Pơrơt với tất cả chúng ta. Nguồn: Đồng nghiệp. Sưu tầm và biên tập: Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 http://ngoclinhson.violet.vn, http://ngoclinhson.tk . Quan điểm của S.Pơrơt về cấu trúc của nhân cách. Nhân cách là một phạm trù lớn, là một trong những vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên. nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển. Đó là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đối với nhiều ngành khoa học, trong đó có sự đóng góp to lớn của

Ngày đăng: 31/08/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan