Tài liệu điều dưỡng ngoại khoa

230 11.5K 28
Tài liệu điều dưỡng ngoại khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu điều dưỡng ngoại khoa

1Vai trò của người điều dưỡng ngoại khoaMục tiêu học tập1. Trình bày được vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa2. Trình bày được những yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoaNội dung:1. Đại cương: Trong bệnh viện chuyên khoa ngoại thuộc các bệ nh viện đa khoa. Công táccứu chữa bệnh, chủ yếu là phẫu thuật. Vậy nên người điều dưỡng rất cần có tácphong nhanh nhẹn, chính xác, khẩn trương cấp cứu người bệnh. Tuyệt đối có ýthức vô khuẩn trong các thủ thuật ngoại khoa, trong chăm sóc người bệnh. Đồn gthời phải có tính cẩn thận, tỷ mỉ khi sử dụng và bảo quản các loại máy móc, dụngcụ y học hiện đại để thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại. Do đó người điều dưỡngngoại khoa cần đạt các yêu cầu đặc biệt sau đây:- Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay n ghề, làm tốt các kỹ thuật ngoại khoa.- Thực hiện khẩn trương, tháo vát, chính xác và nghiêm túc các y lệnh củathầy thuốc.- Thường xuyên có ý thức và tác phong vô khuẩn trong khi thực hiện các kỹthuật và chăm sóc người bệnh.- Luôn theo dõi sát người bệ nh để phát hiện sớm những biến chứng và diễnbiến xấu của bệnh, giúp thầy thuốc ra quyết định xử trí kịp thời, đồng thời cộng táctốt với thầy thuốc để nhận định đúng tình trạng của người bệnh và giải quyết tốtcác nhu cầu chăm sóc người bệnh.2. Vai trò của người điều dưỡng ngoại khoaTrong khoa ngoại có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một nội dungcông tác riêng. Do đó vai trò người điều dưỡng công tác ở mỗi bộ phận cũng khácnhau. Nhưng dù công tác có khác nhau, vẫn phải tập trung đảm bảo nhiệm vụchính là:- Nhận định được tình trạng người bệnh- Đánh giá được các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vụ cho cuộcmổ và những vấn đề liên quan sau mổ.- Giúp thầy thuốc trong công tác khám bệnh, chuẩn đoán, phẫu thuật điều trịngười bệnh.- Thực hiện các y lệnh điều trị của người thầy thuốc.- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh và đánh giá kếtquả chăm sóc đó.- Hướng dẫn người bệnh và gia đình họ về các vấn đề liên quan đến ngườibệnh, sớm nhằm phục hồi sức khoẻ cho người bện h.2.1. Tiếp đón người bệnh- Thái độ của người điều dưỡng phải vui vẻ, hoà nhã, gần gũi, thân mật giúpđỡ người bệnh đến khám bệnh; giới thiệu với người bệnh về bệnh viện, khoaphòng- Khẩn trương chuẩn bị cho thầy thuốc tiến hành khám bệnh và cộng tác v ớithầy thuốc cùng khám (nếu cần) 2- Đối với người bệnh cấp cứu, cần phải chuẩn bị nhanh chóng dụng cụ, thuốcmen, cùng thầy thuốc tiến hành hối sức tại chỗ để cứu chữa người bệnh.- Đối với người bệnh được lưu lại theo dõi, người điều dưỡng phải tiến hànhtheo dõi chu đáo về huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, các triệu chững lâm sàngvà báo cáo lại cho thầy thuốc những diễn biến của người bệnh.- Đối với người bệnh được vào viện, tuỳ theo tình trạng nặng, nhẹ, ngườiđiều dưỡng cần phải chuẩn bị đầy đủ các giáy tờ, phải trực tiếp đưa người bệnh vàokhoa điều trị.- Đối với người bệnh đến làm tiểu phẫu, bó bột, cần niềm nở tiếp đón, khẩntrương tiến hành các thủ thuật hoặc hẹn và căn dặn người bệnh thật ân cần, chuđáo.2.2. Chuẩn bị người bệnh trước mổViệc chuẩn bị cho người bệnh mổ tuỳ thuộc vào chương trình mổ hoặc tổchức cơ quan của vùng cần mổ. Có hai loại chính: mổ theo kế hoạch và mổ cấpcứu.- Động viên an ủi người bệnh, cần tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình vàkinh tế của người bệnh, giải thí ch cho bệnh nhân rõ về các thắc mắc, những lo âucủa người bệnh.- Theo dõi tình trạng diễn biến của người bệnh, báo cáo kịp thời cho thầythuốc biết và phát hiện các biến chứng xảy ra (nếu có).- Theo dõi hàng ngày về mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, n hịp thở, nướctiểu, phân v v để nắm vững tình trạng của người bệnh.- Tuỳ theo từng bệnh mà người điều dưỡng còn phải thực hiện theo dõinhững yêu cầu riêng của thầy thuốc.- Thực hiện nghiêm chỉnh các y lệnh điều trị và thủ thuật cho người bệnhtrong những ngày trước khi mổ.- Chú ý theo dõi vấn đề ăn uống và giấc ngủ của người bệnh, để động viênngười bệnh ăn uống được tốt hơn, giấc ngủ được sâu hơn.- Chuẩn bị cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, cho người bệnh đikhám các chuyên khoa theo yê u cầu của thầy thuốc.- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ bệnh án, giấy tờ khám bệnh có tính pháp lý, xétnghiệm, X quang và các thủ tục hành chính khác; địa chỉ của người bệnh phảiđược ghi rõ ràng và tỷ mỉ.- Tiến hành vệ sinh vùng mổ, cạo lông, tóc, . Thay quầ n áo và thực hiện ylệnh tiền mê cho người bệnh.2.3. Theodõi và chăm sóc người bệnh sau mổ2.3.1. Theo dõi, chăm sóc trong 24 giờ đầu sau mổ- Cần động viên an ủi người bệnh, có thái độ nhẹ nhàng, thông cảm với sựđau đớn của người bệnh.- Nâng đỡ người bệnh để nằm theo tư thế thích hợp để người bệnh đỡ đau,dễ thở, thoải mái.- Tiếp tục theo dõi tình trạng toàn thân của người bệnh, ý thức, sắc mặt,mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ theo y lệnh cụ thể.- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. Kiểm tra 15 phút/lần, 30 phút/lần, 1 giờ cho tớikhi dấu hiệu sinh tồn ổn định, tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ của người bệnh. 3- Theo dõi lượng dịch vào và lượng dịch ra của người bệnh. Kiểm tra y lệnhvà tốc độ truyền để đảm bảo cho người bệnh được truyền đúng dịch và đúng tốcđộ.- Theo dõi vết mổ, băng và phát hiện kịp thời những biến chững và báo ngaycho thầy thuốc.- Tiếp tục thực hiện các y lệnh về hồi sức, theo dõi và chăm sóc sau mổ, theodõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ.- Đề phòng các biến chứng có thể xảy ra ngay s au khi mổ:Nôn: Nếu người bệnh nôn, phải để nghiêng đầu cho nôn ra khay quả đậu,lau chùi sạch sẽ đờm dãi và chất nôn.Ngất: Người bệnh có thể bị ngất, mạch mất, huyết áp tụt, cần phát hiện sớmđể báo ngay cho thầy thuốc xử lý kịp thời.Ngạt: Do tụt lưỡi ra sau hoặc tắc đờm dãi, hay liệt cơ hô hấp, phải phát hiệnngay. Móc sạch đờm dãi, dị tật, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo hoặc làm hô hấpviện trợ, thở ôxy.Shock: Thường do chảy máu cấp sau mổ, mạch nhanh, huyết áp tụt, xemngay băng, vết mổ và ống d ẫn lưu, phát hiện ngay và báo cáo bác sĩ để hồi sức tuầnhoàn khẩn cấp, kịp thời.- Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các y lệnh về hồi sức, theo dõi và chămsóc sau mổ.Truyền máu: Truyền dịch, trợ lực timThở ô xy: Cần phải lưu ý lưu lượng ô xy và lượng n ước trong bình ẩm phảiluôn luôn đủ và vận hành máy thở an toàn cho người bệnh, phát hiện kịp thờinhững hoạt động không bình thường của máy thở. Biết kỹ thuật hút và nguyên tắchút đờm dãi trên người bệnh có máy thở. Biết sử dụng máy và theo dõi bão hoàôxy máu, tuỳ theo tình trạng hô hấp của người bệnh mà theo dõi lượng ôxy trongmáu 30 phút/lần hoặc 1 giờ/lần.ủ ấm: Đắp chăm cho người bệnh hay chườm lạnh nếu người bệnh sốt cao.- Người điều dưỡng phải báo cáo kịp thời những diễn biến của người bệnhcho thầy thuốc biết.- Khi người bệnh gần tỉnh, hay giãy giụa, người điều dưỡng phải chăm sócchu đáo.- Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, tập ho, khạc nhổ, chú ý vệ sinh răngmiệng và xoa bóp tay chân.2.3.2. Theo dõi chăm sóc người bệnh trong những ngày sau- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và cácdiễn biến của người bệnh nếu có.- Theo dõi số lượng nước tiểu, đánh trung tiện (nếu người bệnh mổ vềbụng), sau khi đánh trung tiện được cho người bệnh ăn uống.- Theo dõi ống dẫn lưu, chỉ rút ống dẫn lưu khi có chỉ định của bác sĩ.- Theo dõi vết mổ, thay băng theo y lệnh.- Cho người bệnh ngồi dậy, tập cử động tay chân, tập đi men quanh giường.- Rửa mặt, đánh răng, súc miệng, lau người, vệ sinh vùng sinh dục tiết niệucho người bệnh. 4- Thực hiện các y lệnh về điều trị, ăn uống và chăm sóc, chú ý xoay trở ngườicho bệnh, đề phòng loét, viêm phổi nếu người bệnh nằm lâu.- Báo cáo kịp thời diễn biến của người bệnh nếu có.2.4. Chuẩn bị cho người bệnh xuất việnNgười điều dưỡng cần phải làm:- Căn dặn người bệnh về các chế độ sau khi ra viện: chế độ nghỉ ngơi, làmviệc, chế độ ăn uống tẩm bổ, kiêng khem.v.v- Hướng dẫn người bệnh và người nhà cách xử trí khi bị đau: cách thay đổi tưthế.- Chế độ sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt về gi ữ gìn giấc ngủ.- Cách giữ gìn và bảo vệ vết mổ.- Các triệu chứng báo hiệu về những biến chứng có thể xảy ra.- Cách tập luyện để hồi phục dần các chức năng sinh lý.- Hướng dẫn người bệnh thực hiện đơn thuốc và các lời khuyên của thầythuốc sau khi ra vi ện.- Chuẩn bị các giấy tờ, hướng dẫn cho người bệnh thanh toán và làm các thủtục ra viện. 5Quy trình điều dưỡng ngoại khoa3. Những yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoa- Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao t ác kỹ thuật chính xác:+ Luôn có tình thần học tập nghiệp vụ, nâng cao tay nghề và những hiểubiết về bệnh lý, cách chăm sóc theo dõi người bệnh.+ Luôn rèn luyện tay nghề, thủ thuật, kỹ thuật điêu luyện và chính xác.+ Nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các y lệnh.+ Theo dõi tỉ mỉ, ghi chép đầy đủ, nhậy cảm phát hiện các diễn biến và biếnchững của người bệnh.- Có ý thức và tác phong vô khuẩn trong mọi kỹ thuật và chăm sóc ngườibệnh.+ Luôn tự giác chấp hành kỷ luật vô khuẩn, có ý thức giữ gìn vô kh uẩn chomình và cho người bệnh.+ Thực hiện tuyệt đối vô khuẩn trong mọi thủ thuật thao tác và trong việcchuẩn bị các dụng cụ và vật liệu.Nhận định/ Đánh giá tình trạng người bệnhChuẩn bị người bệnh trước mổChăm sóc người bệnh trong mổChăm sóc người bệnh sau mổPhục hồi chức năngGiáo dục sức khoẻ và chuẩn bị người bệnhra viện 6+ Thực hiện nghiêm chỉnh các chức năng và quy tắc chuyên môn- Giúp đỡ thầy thuốc trong việc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh:+ Theo dõi tỉ mỉ, chính xác, phát hiện kịp thời, chu đáo.+ Tranh thủ từng phút, từng giờ, để cứu chữa nạn nhân.+ Bình tĩnh, không hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp ngườibệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng.+ Không ngại khó khăn vất vả, nguy hiểm, bẩn thỉu đối với người bệnh, tấtcả vì người bệnh mà cứu chữa.+ Nhanh nhẹn, tháo vát, làm việc có sáng tạo, thông minh, hợp đồng chặtchẽ, không máy móc, ỷ lại.- Có lòng thương yêu người bệnh cao độ, thực hiện lời d ạy của Bác HồLương y như từ mẫu.+ Nêu cao trách nhiệm trước người bệnh, động viên, an ủi, thông cảm với sựđau đớn của người bệnh.+ Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm vinh quang của mình trong sự nghiệp bảovệ sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân. 7CHăm sóc người bệnh trước mổMục tiêu học tập1.Phân biệt được thế nào là mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu2. Thực hiện đầy đủ việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ3. Chăm sóc, ngăn ngừa, phát hiện sớm các tai biến sau phẫu thuật.Nội dung:1. Đại cươngChuẩn bị người bệnh trước khi mổ là một công tác quan trọng, vì nó ảnhhướng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh. Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế được đếnmức tối thiểu các tai biến trong khi gây mê và trong quá trình phẫu thuật. Ngượclại nếu chuẩn bị khô ng tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật, đôi khi cònnguy hiểm đến tính mạng người bệnh.Do đó phải tiến hành chuẩn bị người bệnh trước khi mổ thật tốt, coi đó làmột việc hết sức quan trọng của cả quá trình điều trị bệnh.Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị người bệnh trướckhi mổ nhằm mục đích giúp cho người bệnh yên tâm sẵn sàng chấp nhận cuộc mổ.Chăm sóc, theo dõi và chuẩn bị trước mổ thật tốt góp phần vào sự thành công củacuộc mổ.Có hai loại chính: mổ có chương trình ( mổ theo kế hoạch) và mổ cấp cứu.2 .Chuẩn bị người bệnh mổ theo kế hoạchLoại mổ này sau khi hội chẩn người có trách nhiệm chỉ định mổ sẽ sắp xếpthời gian lịch mổ ngày nào, ai mổ, phương thức mổ . Mổ theo kế hoạch gồm cácloại bệnh cần phải mổ. Nhưng có t hời gian nhất định để việc chuẩn bị mổ được chuđáo mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.2.1. Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh2.1.1. Đối với người bệnh:- Trong những ngày trước khi mổ, người điều dưỡng phải gần gũi an ủi, giảithích cho người bệnh an tâm, tạo cho người bệnh một cảm giác lạc quan, tin tưởngvào chuyên môn, và cần giải thích cho người bệnh biết được mục đích của việcphẫu thuật, cũng như lợi ích của nó.- Cần tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của người bệnh, phản ánh cho bác sĩvầ cùng bác sĩ giải quyết cho người bệnh an tâm.- Không được cho người bệnh biết tình trạng nguy kịch của bệnh mà sinh ralo lắng sợ hãi. Tuyệt đối không được giải thích những điều gì mà bác sĩ không chophép.2.1.2. Đối với thân nhân của người bệnh- Cần giải thích kỹ lướng, nói rõ bệnh tình của người bệnh cho người nhàbiết, không giấu giếm những tiên lượng xấu, kể cả khả năng có thể nguy hiểm đếntính mạng người bệnh.- Mặt khác cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình của gia đình kêu gọi họquan tâm, chia xẻ, động viên người bệnh, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị bệnhnhân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành phẫu thuật.2.2. Chuẩn bị thể chất bệnh nhân 82.2.1. Hồ sơ bệnh án- Hồ sơ bệnh án phải có đủ tất cả các loại giấy tờ có tính pháp lý, cần khaithác kỹ quá trình diễn biến của người bệnh, đặc biệt chú trọng đến các triệu chứngcơ năng và toàn thể, cần hỏi kỹ tiền sử của bệnh, ghi đầy đủ quá trình diễn biếnbệnh tật. Địa chỉ của người bệnh phải ghi rõ ràng chính xác.- Giấy cam kết đồng ý phẫu thuật củ a bệnh nhân hoặc của thân nhân.+ Kiểm tra chiều cao, cân nặng: Cần phải cân người bệnh trước khi mổ vì làcần thiết cho việc dùng thuốc hồi sức cho người bệnh sau này.+ Xem người bệnh có các vấn đề đặc biệt như hen phế quản, dị ứng thuốc,bệnh tim mạch, cáo huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm khác.+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch; Huyết áp; Nhiệt độ; Nhịp thở.+ Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ, bình thường trong 24 giờ mộtngười đái từ 1,2 đến 2,5 lít.+ Theo dõi phân: Số lần trong ngày, số l ượng và màu sắc phân.+ Theo dõi nôn: nếu người bệnh nôn thì phải theo dõi số lần nôn, số lượngnôn, chất nôn, màu sắc .Trong quá trình theo dõi, người điều dưỡng báo cáo kịp thời những diễn biếncho bác sĩ chẩn đoán bệnh vầ tiên lượng sau này.2.2.2. Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng- Các xét nghiệm cơ bản:+ Máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầuCông thức bạch cầuTốc độ lắng máuThời gian đông máu, thời gian chảy máuTỉ lệ huyết cầu tốProtit toàn phần, Lipit toàn phần, Glucoza huyếtĐiện giải đồUrê huyết+ Nước tiểu:Định lượng urê niệu, protein niệu, glucoza niệu, tế bào (hồng cầu, bạchcầu .)+ Phân:Tìm trứng ký sinh vật trong phânTìm các tế bào bất thường trong phân (hồng cầu, bạch cầu v.v )- Thăm dò một số chức năng cần thiết+ Thăm dò chức năng gan:Phản ứng Grô - Mac- Lagan, định lượng CholesterolTransaminaza: SGOT, SGPTPhotphataza kiềm; Bilirubin, ProthrombineSiêu âm gan mật+ Thăm dò chức năng thận:Urê niệu, Urê máu, Crêatinin, Crêatinin niệuX quang: Chụp thận không chuẩn bịChụp thận tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch+ Thăm dò một số chức năng khác: 9X quang: chiếu hay chụp tim phổiTim mạch: điện tâm đồThần kinh: điện não đồGiáp trạng: do chuyển hoá cơ bản+ Một số các xét nghiệm đặc biệt: Chụp vi tính cắt lớp (Công ty Scaner),chụp cộng hưởng từ (MRI)2.2.3. Khám các chuyên khoa cần thiết- Khám tai mũi họng: phát hiện những viêm nhiễm mà điều trị trước khi mổ,vì nếu có viêm nhiễm mà mổ thì có thể có những tai biến sau này.- Khám tim mạch: Để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong khi mổhoặc sau mổ.- Khám thần kinh: Phát hiện những rối loạn tâm thần có liên quan và ảnhhưởng tới phẫu thuật.- Khám da liễu: Phát hiện các bệnh ngoài da, cần điều trị trước khi mổ2.3. Theo dõi và chăm sóc người bện h trước khi mổ2.3.1. Theo dõi và chăm sóc.- Theo dõi người bệnh về mặt tinh thần, phát hiện sự lo lắng, động viên, an ủibệnh nhân, người điều dưỡng phải gần gũi, thái độ nhẹ nhàng, chân thực gây chobệnh nhân tin tưởng vào chuyên môn.- Để người bệnh đư ợc nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh những xúc động, lo âu.Khuyên không hút thuốc và không cho uống rượu (kể cả các thứ rượu thuốc)- Hướng dẫn và tập cho người bệnh cách thở sâu, ho, cách khạc nhổ hướngdẫn cách ngồi tựa bằng kê các gối, hướng dẫn trở mình và v ận động sau mổ đểgiúp cho sự hồi phục nhanh chóng của người bệnh và đề phòng những biến chứng.- Bệnh nhân được tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân, vệ sinh răngmiệng, mũi, họng, mặc quần áo sạch của bệnh viện.- Chuẩn bị da vùng để mổ: Làm sạch sẽ da vùng mổ bằng chất sát khuẩn, caohết lông ở vùng mổ song lưu ý không để xây sát da vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dođó có quan điểm cho rằng không nên cạo lông vùng mổ và chỉ cao khi cần thiết.- Thủ thuật: + Thụt tháo hàng ngày, đối với bệnh nhân mổ đại tràng.+ Thụt rửa âm đạo đối với bệnh nhân mổ sa sinh dục.- Chuẩn bị chế độ ăn uống cho người bệnh trước khi mổ.+ Đảm bảo cho người bệnh ăn uống tốt, cho ăn chế độ bồi dưỡng tăng protit,như tăng thịt nạc, cá, trứng trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là n hững người bệnhthiếu máu. Đối với những người bệnh không ăn được qua đường miệng phải báocáo bác sỹ biết để cho ăn theo đường khác như: Cho ăn qua ống thông dạ dày hoặctruyền dịch nuôi dưỡng.+ Đảm bảo lượng nhất định các loại vitamin trong hoa quả và r au xanh, phảitruyền máu trước, tuỳ theo mức độ cơ thể truyền một hay hai lần trước khi mổ (dobác sĩ quyết định).2.3.2. Dự phòng các biến chứngĐể hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ, cần phảiđiều trị cần phải điều trị những bệnh mãn tính trước nếu có:2.3.2.1. Đối với người bệnh có bệnh timCho ăn chế độ kiêng muối, hạn chế nước. 10Vệ sinh răng miệng tốt.Lợi niệu và trợ tim (Digitalin, Coramin .v.v ).Điều trị tốt các bệnh phụ: Mũi họng, hô hấp v.v .2.3.2.2. Đối với người bệnh có bệnh thậnCho ăn chế độ kiêng muối, hạn chế nước.Lợi tiểu tốt.Cho kháng sinh (Penixilin .).2.3.2.3. Đối với người bệnh có bệnh ganCho ăn chế độ tăng protit, hạn chế lipit.Cho vitamin B12, vitamin KAxit glutamic v.v .2.3.2.4. Đối với người bện h có bệnh tiêu hoáCho thụt tháo phân hàng ngày, một tuần trước khi mổ.Cho kháng sinh: - Colorocit- Sulfaguanidin (ganidan)2.4. Chuẩn bị người bệnh một ngày trước khi mổ và ngày mổ2.4.1. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, điều dưỡng phải ghi chép đầy đủ vào hồsơ.2.4.2. Chế độ ăn uống- Trước ngày mổ người bệnh ăn nhẹ buổi sáng: Cháo bột, miến, súp rau,khoai, sữa; buổi chiều uống nước đường hoặc truyền dịch.- Nhịn ăn uống hoàn toàn 6 8 giờ trước mổ.- Đối với người bện h mổ đường tiêu hoá có thể có chỉ định thụt tháo hoặc rửadạ dày.2.4.3. Chế độ vệ sinh toàn thân và da vùng mổ- Cho tắm nước nóng hay lau người sạch sẽ.- Bỏ lại các tư trang và răng giả (gửi lại người nhà hoặc kho).- Da vùng mổ: Cạo lông, tóc bằng dao cạo tránh gây xây sát da vùng mổ.- Rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước chín.- Sát khuẩn vùng mổ bằng cồn 700 hoặc ête.- Băng vô khuẩn da vùng mổ.2.4.4. Thực hiện các thủ thuật cần thiết- Rửa dạ dày (đối với người bệnh mổ dạ dày).-Thụt tháo: Nên t hụt trước khi mổ 3 4 giờ. Thụt bằng dung dịch mặn đẳngtrương.- Thông đái: Nên thông đái vô khuẩn trước khi mổ 1 giờ.2.4.5. Thực hiện thuốc Trước khi ngủ cho người bệnh uống thuốc an thần hay thuốc ngủ.2.4.6. Chuyển người bệnh lên phòng mổ (sáng hôm mổ)- Trước khi chuyển người bệnh lên phòng mổ, người điều dưỡng phải kiểmtra lại dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở. Kết quả phải ghi vàohồ sơ bệnh án.- Đeo bảng tên vào tay người bệnh.- Thay quần áo theo qui định cho bệnh nhân mổ. [...]... mổ có lõm không, có bùng nhùng không? - Tóm lại để đưa ra được những chẩn đoán điều dưỡng sát thực với tình trạng của người bệnh, người điều dưỡng cần khai thác kỹ lưỡng tiền sử, bệnh sử và phải thăm khám một cách toàn diện, chín h xác hàng ngày, có khi từng giờ Một số chẩn đoán điều dưỡng chính trong bệnh nhiễm khuẩn ngoại khoa được nêu lên là: + Nhiễm khuẩn vết mổ + Nhiễm khuẩn mủ xanh + Sốt cao +... chuyển nhân viên gây mê phải đi phía đầu người bệ nh, điều dưỡng đi phía cuối, phải quan sát và theo dõi đề phòng người bệnh nôn, ngất hay sốc 12 - Đắp chăn ấm cho người bệnh, quần áo người bệnh bị ướt phải thay Cố định tốt các dây truyền và ống dẫn lưu - Ngay sau khi đón người bệnh từ phòng mổ về, người điều dưỡng ở phòng hậu phẫu cùng người điều dưỡng ở phòng mổ phải lượng giá ngay về các chỉ số sinh... mổ + Nhiễm khuẩn mủ xanh + Sốt cao + Người bệnh bị nhiễm độc do nhiễm khuẩn + Người bệnh đái ít + Nguy cơ nhiễm khuẩn kỵ khí Dựa vào chẩn đoán điều dưỡng, người điều dưỡng sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc (KHCS) thích hợp - Nếu là nhiễm trùng vết mổ thì người điều dưỡng phải cắt chỉ cách, banh rộng 2 mép vết mổ để mủ thoát dễ dàng, cần thực hiện y lệnh sử dụng kháng sinh đầy đủ, tiến hành thay băng ngày... nhiễm khuẩn hoại thư, người điều dưỡng cần theo dõi sát hàng giờ báo bác sỹ để xử lý kịp thời - Chế độ nghỉ ngơi: Người bệnh nhiễm khuẩn ngoại khoa nên hạn chế tối đa vận động vì khi vận động gây đau và sưng nề tăng - Chế độ ăn: Cần được ăn chế độ cao đạm, cao sinh tố để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng - Khi nhiễm khuẩn nặng: Sốt cao (39 - 410), người điều dưỡng phải kiểm soát nghiêm... người bệnh và nhân viên y tế; những việc người bệnh cần phải th ực hiện trong suốt thời gian điều trị trước mổ, trong khi chuẩn bị mổ và sau khi mổ - Đặc biệt sau khi thụt tháo người bệnh cần phải làm theo sự hướng dẫn của y tá - điều dưỡng để cho cuộc mổ tiến hành có kết quả cao 11 1 Trình bày được qui trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân sau mổ 2 Ngăn ngừa, phát hiện sớm các tai biến, biến chứng sau mổ... dù phẫu thuật viên giỏi, có kinh nghiệm nhưng việc theo dõi và chăm sóc sau mổ của người điều dưỡng không tốt thì kết quả cũng sẽ bị hạn chế, thậm chí có những biến chứng không được phát hiện sớm kịp thời, sử trí không được sẽ gây nguy hại tới tính mạng của người bệ nh Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ phải do điều dưỡng viên có kinh nghiệm, có khả năng phát hiện những thay đổi tình trạng của người bệnh... cho việc theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ Mục đích trong phòng hậu phẫu là theo dõi để phát hiện và xử trí kịp thời biến chứng trong giai đoạn giữa mê và tỉnh Người điều dưỡng phải luôn có mặt và theo dõi sát sao - Người điều dưỡng phải kiểm tra HA, mạch, nhịp thở trước khi rời phòng mổ, yêu cầu HA phải ổn định (HA tối đa phải trên 80mmHg), thở khô ng khò khè, không có co kéo và có y lệnh của... thời xử trí, bá o cáo tình trạng người bệnh cho bác sỹ phụ trách điều trị - Khi có nguy cơ nhiễm khuẩn kỵ khí cần tiêm phòng huyết thanh chống uốn ván SAT, theo dõi sát người bệnh, cắt lọc để hở vết thương, dùng kháng sinh theo y lệnh Sau khi thực hiện KHCS người điều dưỡng phải theo dõi người bệnh thường xuyên có thể nêu lên được kết quả điều trị và chăm sóc - Nhiễm khuẩn vết mổ giảm: Các triệu chứng... chuyển bằng cáng Chuyển nhẹ nhàng, êm dịu, tuyệt đối không được để người bệnh tự đi (kể cả trường hợp đi đái, đi ỉa), đảm bảo cho người bệnh ấm áp trong khi chuyển - Bàn giao bệnh nhân với điều dưỡng phòng mổ Trong ngoại khoa có nhiều bệnh cần phải mổ cấp cứu Đối với những bệnh này, cần phải tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa Do đó công tác chuẩn bị cho phẫu thuật sẽ không đạt được yêu cầu hoàn chỉnh... giờ cho đến khi có y lệnh rút ống thông tiểu, chú ý phải vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày - Lượng dịch vào: Hầu hết người bệnh sau mổ phải truyền dịch để bù vào lượng nước, lượng máu đã mất Người điều dưỡng phải theo dõi dấu hiệu mất nước: Khô niêm mạc miệng khát, đàn hồi da giảm, nước tiểu ít và đặc Cần phải truyền bù đủe nước và điện giải, nếu người bệnh tỉnh và khát thì dùng khăn thấm nước để . người điều dưỡng ngoại khoaMục tiêu học tập1. Trình bày được vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa2 . Trình bày được những yêu cầu của người điều dưỡng ngoại. của người điều dưỡng ngoại khoaTrong khoa ngoại có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một nội dungcông tác riêng. Do đó vai trò người điều dưỡng công

Ngày đăng: 22/10/2012, 14:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan