ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN;Khối: C

4 360 0
  ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2010    Môn: NGỮ VĂN;Khối: C

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo và tuyển tập đề thi thử đại học giúp các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học . Chúc các bạn thi tốt!

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Hãy xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao? Nêu ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không. Câu II (3,0 điểm) Nhà văn Huygô từng nói: “ Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt “. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu: (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a (5,0 điểm) Sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc được thể hiện sâu sắc và cảm động qua đoạn: “ Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai…” (Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi-Ngữ văn 12 NC,Tập hai, tr 46) Phân tích đoạn văn trên để làm sáng tỏ điều đó. Câu III.b (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “ tiếng ghita nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghita lá xanh biết mấy tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghita ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. “ (Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo, Ngữ Văn 12 CB Tập 1 tr 165) ---- HẾT ---- ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN;Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian phát đề 1 Câu Ý Nội dung Điểm I Xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao? Ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không. 2 1 Các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo 1,5 - Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến. - Nhà tù - Làng Vũ Đại – Vườn chuối ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không. 2 Ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không 0,5 - Cái lò gạch bỏ không là nơi ẩn giấu những sinh linh vô thừa nhận, nơi sinh ra những Chí Phèo. Và đó chính là sự luẩn quẩn của xã hội; xã hội ấy sẽ vẫn còn những Chí Phèo con nối nhau ra đời, sống cuộc sống bi kịch cho chính mình và reo rắc bi kịch cho người xung quanh. II Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: “ Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt.” (Huygô) 3 1 Giải thích ý nghĩa câu nói của Huygô:(1,0 điểm) - “Tài năng “: Khả năng đặc biệt sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc . “ Lòng tốt “ là tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu. - Đây là hai lĩnh vực đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn con người. - “Quỳ gối tôn trọng”, “Cúi đầu thán phục” bộc lộ quan niệm về cách đánh giá con người: Đề cao, coi trọng, tôn vinh những gì đẹp đẽ về trí tuệ và phẩm chất của con người. 0,25 0,25 0,5 2 Bàn luận vấn đề (1,5 điểm) - Vì sao phải cúi đầu thán phục tài năng? Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ ở con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cộng đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được thán phục chiêm ngưỡng mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân. - Vì sao phải quỳ gối tôn trọng lòng tốt? Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh dâng hiến cho đời, cho người. Những nỗ lực vì người khác bao giờ cũng đáng tôn trọng. Những nỗ lực vì người khác, xuất phát từ lòng tốt đáng được tôn vinh. 0,75 0,75 Câu Ý Nội dung Điểm 3 Bài học nhận thức và hành động. - Câu nói của Huygô gợi cho bản thân con đường để mình vươn tới. Phải phấn đấu để trở thành con người vừa “hồng” vừa “ chuyên" 0,5 III.a Phân tích đọan văn (5,0 điểm) 1 - Nguyễn Thi là nhà văn của những người nông dân Nam bộ. Truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt (2.1966). Tác phẩm là bài ca ca ngợi: lòng yêu nước, căm thù giặc, vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam bộ. Nguyễn Thi có biệt tài phân tích tâm lý, thâm nhập sâu vào nội tâm nhân vật. - Đoạn văn trên nằm ở gần cuối tác phẩm. Đoạn văn xoay quanh một 0,5 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỂ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN ; Khối: C (Đáp án – Thang điểm có 03 trang) 2 tình tiết lạ và thiêng liêng: miêu tả cảnh chị em Việt thu xếp việc nhà, khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm trước ngày đi bộ đội. Đoạn văn thể hiện sự trưởng thành của 2 chị em Việt và Chiến. 0,5 2 - Hình ảnh chị Chiến: Mang vóc dáng của má, đó là vẻ đẹp của những người con sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và chiến thắng ( chú ý phân tích câu 2 và 5 trong văn bản trích dẫn ) - Hình ảnh Việt: Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn; biết sống với nội tâm của mình, bỗng nghe được lòng mình và thấy “ thương chị lạ “. - Chi tiết “ Nào đưa má sang ở tạm nhà chú…. má về” như một lời hứa; một lời chào từ biệt má. Chứng tỏ: Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn chảy. - Chi tiết: “Nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên” – cho thấy: thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành. Việt và Chiến đang đi tiếp con đường cách mạng mà má đã đi để viết tiếp thêm những trang mới trong cuốn sổ truyền thống của gia đình 1,0 1,0 0,75 0,75 3 - Lối kể, tả tỉ mỉ, từ ngữ mang màu sắc Nam bộ, giọng văn trìu mến thiết tha thể hiện tiếng lòng của những đứa con. Đoạn văn là sự giao hòa trò chuyện bằng một thứ tiếng nói bên trong giữa em với chị, giữa những đứa con với người má quá cố. - Đoạn văn dường như không viết bằng lời văn thông thường mà được viết bằng một thứ tiếng nói của tâm linh. 0,25 0,25 III.b Phân tích đoạn thơ (5,0 điểm) 1 - Vài nét về tác giả, tác phẩm.  Thanh Thảo tiêu biểu cho gương mặt các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ, nổi bật ở Thanh Thảo là sự sáng tạo và cách tân.  “Đàn ghita của Lorca” rút trong tập Khối vuông ru-bích – 1985. Bài thơ thể hiện sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng của tác giả với một nghệ sỹ tài hoa, có cốt cách anh hùng và số phận bi thương: Lorca. - Đoạn thơ ở phần giữa bài thơ, là sự ám ảnh về âm thanh và là sự hóa thân, tỏa sáng của tâm hồn người nghệ sĩ- chiến sĩ của đất nước Tây Ban Nha: Lorca 0,25 0,25 0,5 2 a/ Hình tượng tiếng đàn: - Âm thanh, tiếng đàn tuôn trào, sôi động qua những hình ảnh tượng trưng, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, và điệp khúc “ tiếng ghita ”:  Tiếng đàn có màu (nâu, xanh)  Có hình thù (tròn)  Có sinh mệnh (ròng ròng máu chảy)  Có sức sống (cỏ mọc hoang) b/ Lorca và sự bất tử: - Hình ảnh tượng trưng, siêu thực, tương phản  Nước mắt vầng trăng: giọt nước mắt của vầng trăng, giọt nước mắt của vũ trụ rơi vào đáy giếng để soi sáng sự thật bị chôn vùi.  Đáy giếng: Là nơi kẻ thù ném xác Lorca, hòng xóa dấu vết tội ác, là chứng tích tội ác của bọn phát xít, là nơi vùi dập chuyển hóa thành sự thăng hoa, sự thê thảm chuyển thành sự tôn vinh. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 3 Đánh giá chung: 3 - Đoạn thơ là sự cảm nhận của nhà thơ này về tiếng đàn xưa. Tiếng đàn của Lorca trường cửu cùng tự nhiên, nó không ngừng vươn lên, lan tỏa ngay khi người sáng tạo ra nó đã chết. 0,5 Lưu ý chung Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. - Hết - 4 . giếng. “ (Đàn ghita c a Lor-ca – Thanh Thảo, Ngữ Văn 12 CB Tập 1 tr 165) ---- HẾT ---- ĐỀ THI THỬ ĐẠI H C NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN;Khối: C Thời gian làm bài:. THANG ĐIỂM ĐỂ THI THỬ ĐẠI H C NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN ; Khối: C (Đáp án – Thang điểm c 03 trang) 2 tình tiết lạ và thi ng liêng: miêu tả c nh chị em Việt

Ngày đăng: 29/08/2013, 14:38

Hình ảnh liên quan

- Âm thanh, tiếng đàn tuôn trào, sôi động qua những hình ảnh tượng trưng, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, và điệp khúc “ tiếng ghita ”: -   ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2010    Môn: NGỮ VĂN;Khối: C

m.

thanh, tiếng đàn tuôn trào, sôi động qua những hình ảnh tượng trưng, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, và điệp khúc “ tiếng ghita ”: Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan