ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HỆ CHUYÊN TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN

4 406 0
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HỆ CHUYÊN TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HỆ CHUYÊN TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012 LONG AN Môn thi: NGỮ VĂN (Môn chuyên) Ngày thi: 30 - 06 - 2011 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ CÂU I: (4 điểm) Suy nghĩ của em về tư tưởng, đạo lí được gợi lên trong câu ca dao: “Ai mà phụ nghĩa quên công, Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm.” CÂU II: (6 điểm) Cảm nhận của em về những điểm chung và vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Nói với con” của Y Phương. ---HẾT--- ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012 LONG AN Môn thi: NGỮ VĂN (Môn chuyên) Ngày thi: 30 - 06 - 2011 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU I: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Luận đề: Đạo lí ân nghĩa của con người trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Viết được bài văn nghị xã hội có: + Luận điểm, luận cứ xác thực. + Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,… - Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, đoạn văn, kết cấu văn bản. - Diễn đạt sinh động. II. BIỂU ĐIỂM: Phần Ý Nội dung Điểm Mở bài Giới thiệu luận đề: Đạo lí ân nghĩa của con người trong cuộc sống được gợi lên từ câu ca dao. 0,5 Thân bài 1 Làm rõ nội dung câu ca dao: - Giải thích: “nghĩa”, “công”, người “phụ nghĩa quên công”, “đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”. - Ý của câu ca dao: Phê phán những người vong ân bội nghĩa để nhắc nhở con người thái độ sống ân tình thủy chung. 1,0 2 Bàn luận về đạo lí ân nghĩa của con người trong cuộc sống: - Những người “phụ nghĩa quên công” đáng phê phán: + Đây là thái độ sống ích kỉ. + Những hành vi phản trắc, bội bạc gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, quốc gia, dân tộc. - Khẳng định thái độ sống ân nghĩa là chân giá trị ở đời: + Đây là nét đẹp trong phẩm cách, tâm hồn con người. + Cách ứng xử ấy góp phần tạo một xã hội thân thiện. 1,5 3 Bài học nhận thức và hành động của bản thân: 0,5 ĐỀ CHÍNH THỨC Ghi nhớ và đền đáp công lao cha mẹ, thầy cô, những người có công với đất nước. Kết bài Khẳng định: Câu ca dao vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục từ xưa đến nay. 0,5 * L ưu ý cách chấm điểm : -Nội dung cụ thể và cách trình bày ý ở trên chỉ là những định hướng, thí sinh có thể có những chính kiến và trình bày theo cách khác, miễn hợp lí. -Định mức độ điểm cho bài làm của thí sinh phải xem xét cả hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. -Điểm tối đa cho những bài viết: sáng tạo trong hành văn, thể hiện sự trải nghiệm của bản thân, tâm thế của người trong cuộc. CÂU II: I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: Những điểm chung và vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Nói với con” của Y Phương. 2.Kĩ năng: -Viết được bài văn nghị luận văn học có: +Luận điểm, luận cứ xác thực. +Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… -Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, đoạn văn, kết cấu. -Diễn đạt sinh động. II.BIỂU ĐIỂM: Phần Ý Nội dung Điểm Mở bài Giới thiệu chung về hai bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Nói với con” của Y Phương. 0,5 Thân bài 1 Những điểm chung: -Lòng yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái. Tình cảm ấy gắn chặt với tình yêu quê hương, đất nước. -Ngôn ngữ, hình ảnh đậm màu sắc dân tộc (miền núi). 2,0 2 Những vẻ đẹp riêng của mỗi bài thơ: -“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm: +Nội dung: Hình ảnh người mẹ Tà-ôi được khắc họa với những công việc cụ thể thời kháng chiến chống Mĩ; tình cảm và ước vọng của mẹ đối với con và quê hương, đất nước được gửi vào trong những khúc hát. +Nghệ thuật: bố cục theo ba khúc hát; hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng; giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào mang âm hưởng lời ru, … -“Nói với con” của Y Phương: +Nội dung: Mượn lời người cha nói với con, tác giả gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, niềm tự hào về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống cao đẹp của quê hương. +Nghệ thuật: bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên; hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ; giọng điệu thiết tha, trìu mến, … 1,5 1,5 Kết bài Sự đóng góp của các tác giả cho kho tàng thơ ca dân tộc. 0,5 * L ưu ý cách chấm điểm : -Nội dung cụ thể và cách trình bày ý ở trên chỉ là những định hướng, thí sinh có thể có những cảm nhận và trình bày theo cách khác, miễn hợp lí. -Định mức độ điểm cho bài làm của thí sinh phải xem xét cả hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. -Điểm tối đa cho những bài viết: sáng tạo trong hành văn, thể hiện xúc cảm thẩm mĩ trước những hình tượng nghệ thuật. ---HẾT--- . II: (6 đi m) C m nhận của em về những đi m chung và vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng m ” của Nguyễn Khoa Đi m và “Nói. những em bé lớn trên lưng m ” của Nguyễn Khoa Đi m và “Nói với con” của Y Phương. 0,5 Thân bài 1 Những đi m chung: -Lòng yêu thương th m thiết của cha m dành

Ngày đăng: 29/08/2013, 08:22

Hình ảnh liên quan

+Nội dung: Hình ảnh người mẹ Tà-ôi được khắc họa với những công việc cụ thể thời kháng chiến chống Mĩ; tình cảm và ước vọng của mẹ đối với con và quê hương, đất nước được gửi vào trong những khúc hát. - ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HỆ CHUYÊN TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN

i.

dung: Hình ảnh người mẹ Tà-ôi được khắc họa với những công việc cụ thể thời kháng chiến chống Mĩ; tình cảm và ước vọng của mẹ đối với con và quê hương, đất nước được gửi vào trong những khúc hát Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan