giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

45 319 0
giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Báo cáo thực tập Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ, cùng với sự đi lên của nền kinh tế thị trường đa dạng hóa, đa mục tiêu là sự hình thành và phát triển của nhiều ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được huy động qua các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi không kỳ hạn, ….tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn, về dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu… của khách hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một trong những loại hình kinh doanh tuy đem lại lợi ích cao cho nền kinh tế song vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn (rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro nội tại, rủi ro tập trung). Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực không thể thiếu và chiếm một tỷ trọng lớn trong mảng kinh doanh. Trên kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, lợi nhuận từ mảng tín dụng chiếm phần lớn trên tổng thu nhập của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng mang ý nghĩa sống còn đối với các Ngân hàng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, vì ngân hàng chính là trái tim của nền kinh tế. Khi hệ thống ngân hàng gặp khủng hoảng thì toàn bộ nền kinh tế sẽ bị tê liệt. Tuy nhiên có một cái chung giữa các NHTM Việt Nam là rủi ro trong hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là làm thế nào để công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng góp phần làm hệ thống ngân hàng phát triển bền vững. Báo cáo thực tập Trang 2 Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài “ Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển – CN Tây Sài Gòn”. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:  Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng  Chương 2: Thực trạng tín dụngrủi ro tín dụng tại NHĐT&PT- CNTSG  Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT- CNTSG 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau: Làm và góp phần hoàn thiện lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHĐT&PT-CNTSG, từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như hạn chế trọng công tác quản trị tín dụng tại Ngân hàng NHĐT&PT-CNTSG. Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT- CNTSG. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê và tổng hợp, phân tích. Thu thập tài liệu : các báo cáo, tài liệu của NHĐT&PT CNTSG, thông tin trên báo chí, các luận văn, trên internet Báo cáo thực tập Trang 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, với các hoạt động chính là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, rồi sử dụng vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. NHTM là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Theo nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000: “NHTM là quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế Nhà Nước”. 1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng 1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nghĩa là thực hiện các sản phẩm cho vay, chiết khấu dựa trên nguồn vốn mà mình có được bao gồm vốn tự có và các nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động nên các ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động vốn một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. NHTM huy động vốn thông qua các hình thức như:  Nhận tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp: đối với cá nhân thì có sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, đối với doanh nghiệp thì có sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn.  Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.  Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.  Vay vốn ngắn hạn của NHNN thông qua việc NHNN tái cấp vốn cho các NHTM.  Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNN. Báo cáo thực tập Trang 4 1.1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng Tín dụng Ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một số lượng vốn nhất định của Ngân hàng (người cho vay) cho người đi vay trong một thời gian nhất định với điều kiện người đi vay cam kết sẽ hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi một cách đầy đủ cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ cốt lõi và rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, thường những khoản cho vay chiếm từ ½ đến ¾ giá trị tổng tài sản ngân hàng. Vì vậy khi nghiệp vụ tín dụng gặp trục trặc sẽ gây nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu không thu hồi được gốc và lãi sẽ không thể tiếp tục cho vay để tạo ra lợi nhuận, nếu nghiêm trọng ngân hàng có thể mất tính thanh khoản. Khi đó các khách hàng gửi tiền sẽ ồ ạt đến rút các khoản tiền đã gửi để đảm bảo an toàn cho chính mình, tất yếu của điều này sẽ dẫn ngân hàng đến con đường phá sản. 1.1.2.3 Các nghiệp vụ kinh doanh khác Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các hoạt động dịch vụ khác để đáp ứng các nhu cầu cần thiết, đa dạng của khách hàng đồng thời đem lại các khoản thu nhập khác cho ngân hàng và khách hàng.  Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.  Dịch vụ môi giới và đại lý, uỷ thác mua bán chứng khoán.  Dịch vụ bảo quản và quản lý tài sản, chứng từ có giá .  Dịch vụ trung gian mua bán trên thị trường ngoại hối . Thông qua các hoạt động này, ngân hàng nhận được khoản thu nhập dưới hình thức hoa hồng. 1.2 Rủi ro tín dụng và hậu quả của rủi ro tín dụng 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cung cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng dẫn đến những tổn thất nhất định cho ngân hàng. Báo cáo thực tập Trang 5 Hình 1. Các biểu hiện thực tế của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là một yếu tố bất trắc và thường đem lại những hậu quả khôn lường đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng lại có thể tiên lượng được, đó là cách để ngân hàng phòng ngừa rủi ro và đạt được hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh với các ngân hàng khác. Dựa vào QĐ/2005/QĐ-NHNN, các NHTM đã xây dựng một “hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ” riêng để phân loại nợ, quản lý rủi ro tín dụng. Các loại nợ tín dụng của ngân hàng được phân loại chi tiết như sau:  Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) : các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá có đủ khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.  Nợ cần chú ý (nhóm 2) : các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày có khả năng thu hồi.  Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) : các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày có khả năng thu hồi.  Nợ nghi ngờ (nhóm 4) : các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khả năng thu hồi  Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5): các khoản nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên. 1.2.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng Khi rủi ro tín dụng nảy sinh, tuỳ theo mức độ mà nó gây ra những tác hại nghiêm trọng không chỉ với hệ thống ngân hàng, với người vay và còn cả với nền kinh tế và xã hội. RỦI RO TÍN DỤNG KHÔNG THU ĐƯỢC VỐN GỐC ĐÚNG HẠN KHÔNG THU ĐƯỢC LÃI ĐÚNG HẠN KHÔNG THU ĐƯỢC LÃI ĐẦY ĐỦ KHÔNG THU ĐƯỢC VỐN GỐC ĐẦY ĐỦ Báo cáo thực tập Trang 6 1.2.2.1 Đối với khách hàng Đối với khách hàng, các khoản nợ xấu chứng tỏ hoạt động kinh doanh hay mục đích vay vốn của khách hàng có vấn đề, khách hàng không những mất đi lợi nhuận dự tính mà còn có thể mất đi cả số vốn tự tài trợ cho phương án kinh doanh; tài sản đảm bảo của khách hàng sẽ bị xử lý (gán nợ, xiết nợ). Đồng thời các khoản nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Trong những nhu cầu vay vốn sau, khách hàng khó có thể thuyết phục được ngân hàng cấp tín dụng cho mình. 1.2.2.2 Đối với ngân hàng Rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của ngân hàng, làm suy giảm nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Thay vì thu hồi được vốn gốc và lãi để tiếp tục xoay vòng nguồn vốn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, các khoản rủi ro tín dụng buộc ngân hàng phải bù đắp rủi ro bằng nguồn vốn tự có của mình. Ở mức độ nghiêm trọng, khi các khoản rủi ro này quá lớn, nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ bù đắp thiệt hại, ngân hàng trở nên mất tính thanh khoản. Khi đó các khách hàng gửi tiền sẽ ồ ạt đến rút các khoản tiền đã gửi để đảm bảo an toàn cho chính mình, tất yếu của điều này sẽ dẫn ngân hàng đến con đường phá sản. Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất và đã xảy ra rất nhiều trong lịch sử ngân hàng thế giới. Ví dụ như ngân hàng Northern Rock vào năm 2006 khi ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động sản với đối tác là Lehman Brothers. Khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng đã đẩy cả hai gã khổng lồ tới bờ vực phá sản. Vài ngày sau khi yêu cầu Bank of England hỗ trợ thanh khoản, vào thứ sáu, ngày 17/9/2007, khoảng 4 tỷ đôla đã bị khách hàng rút khỏi ngân hàng. Northern Rock mất thanh khoản và được Chính phủ Anh tiếp quản vào ngày 22/3/2008. 1.2.2.3 Đối với nền kinh tế Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm chất lượng tín dụng (nợ quá hạn cao dẫn đến hệ số vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp). Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng đến hai chủ thể của quan hệ tín dụng, rủi ro tín dụng cũng có những tác động đáng kể lên nền kinh tế vĩ mô. Rủi ro tín dụng có nghĩa là chủ thể không thể hoàn trả đầy đủ vốn và lãi cho ngân hàng như cam kết. Báo cáo thực tập Trang 7 Khi đó ngân hàng sẽ bị thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Điều đó làm chậm tốc độ quá trình tái sản xuất của xã hội, vốn từ chủ thể tạm thời thừa vốn không đến được với chủ thể thiếu vốn và không sinh lợi được. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa bị đình trệ. Các ngân hàng trong nền kinh tế luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi một ngân hàng bị phá sản sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền lên các ngân hàng khác. Hệ thống ngân hàng là trái tim của nền kinh tế. Khi hệ thống ngân hàng gặp khủng hoảng thì toàn bộ nền kinh tế sẽ bị tê liệt. 1.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng đang đứng trước những thách thức mới gắn liền với rủi ro tiềm ẩn cao hơn. Chúng ta cần nhận thức vai trò quan trọng của rủi ro trong hoạt động tín dụng, lượng hóa mức độ rủi ro, xác định nguyên nhân từ đó có biện pháp hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng. 1.3.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan 1.3.1.1 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Khi mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp được mở rộng cơ hội kinh doanh với các bạn hàng trên toàn thế giới, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế thế giới. Khi nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, các đơn đặt hàng từ nước ngoài sẽ sụt giảm ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp. Hay như, giá cả các loại nguyên vật liệu, tỷ giá hối đoái của các đồng tiền thay đổi cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch Báo cáo thực tập Trang 8 men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta. Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia. 1.3.1.2. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Hiệu quả của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa cao, việc chấp hành các quy định của NHTM về an toàn vốn, về tín dụng, về bảo lãnh vẫn chưa chấp hành đầy đủ, công tác tổ chức, quản lý cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập. Báo cáo thực tập Trang 9 Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin tại TP.HCM. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. 1.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan 1.3.2.1 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Tuy nhiên trên thực tế nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: kinh doanh trái chức năng, thực hiện các dự án mờ ám, rủi ro … dẫn đến việc lỗ trong kinh doanh, không đủ khả năng hoàn trả nợ vay. Vấn đề còn nắm ở việc khách hàng thiếu thiện trả nợ hay cố ý trốn nợ. Những khách hàng đi vay bằng tài sản đảm bảo là BĐS đang tranh chấp, dùng một tài sản đảm bảo để thế chấp cho nhiều món vay tại các tổ chức tín dụng khác nhau hay đi vay cầm cố bằng cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá giả mạo. Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy Báo cáo thực tập Trang 10 quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. 1.3.2.2 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Trước khi giải thể vào năm 1995, Baring Bank là ngân hàng thương mại lâu đời, thành lập vào năm 1762, và có uy tín nhất London. Đây cũng là ngân hàng cá nhân của Nữ Hoàng và đã từng tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon vào thế kỷ 19. . ra một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHĐT&PT- CNTSG. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật. thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng

Ngày đăng: 28/08/2013, 21:48

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Các biểu hiện thực tế của rủi ro tín dụng - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Hình 1..

Các biểu hiện thực tế của rủi ro tín dụng Xem tại trang 5 của tài liệu.
HÌNH 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHĐT&PT-CNTSG - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

HÌNH 2..

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHĐT&PT-CNTSG Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010 tại BIDV – CN Tây sài Gòn:  - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Bảng 1.1.

Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010 tại BIDV – CN Tây sài Gòn: Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.1: Doanh số huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Bảng 2.1.

Doanh số huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn Xem tại trang 19 của tài liệu.
2.1.1.1 Hình thức huy động vốn: - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

2.1.1.1.

Hình thức huy động vốn: Xem tại trang 19 của tài liệu.
2.2.2 Tình hình huy động vốn - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

2.2.2.

Tình hình huy động vốn Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn từ các loại tiền gửi - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Bảng 1.

Cơ cấu nguồn vốn từ các loại tiền gửi Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình cho vay của ngân hàng - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Bảng 2.

Tình hình cho vay của ngân hàng Xem tại trang 24 của tài liệu.
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho  vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

uy.

trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng Xem tại trang 25 của tài liệu.
(Nguồn: báo cáo tình hình dư nợ, NHĐT&PT-CNTSG) - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

gu.

ồn: báo cáo tình hình dư nợ, NHĐT&PT-CNTSG) Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 6: Dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

Bảng 6.

Dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế Xem tại trang 29 của tài liệu.
(Nguồn: báo cáo tình hình nợ quá hạn tại NHĐT&PT-CNTSG) - giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng

gu.

ồn: báo cáo tình hình nợ quá hạn tại NHĐT&PT-CNTSG) Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan