ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN SINH HỌC – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

6 417 0
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN SINH HỌC – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN SINH HỌC – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LONG AN LỚP 12 THPT VÒNG 1 NĂM 2011 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC (Bảng C) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 06/10/2011 Thời gian: 180 phút (Đề thi có 02 trang) I. SINH HỌC TẾ BÀO (2đ) Câu 1 (2,0đ): Những phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích? 1. Các phân tử nước thẩm thấu qua màng tế bào nhờ lớp phôtpholipit kép. 2. Thành tế bào là cấu trúc đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật. 3. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. 4. Colesteron trong màng sinh chất càng nhiều làm cho màng càng lỏng lẻo. II. VI SINH VẬT (2đ) Câu 2 (2,0): Nêu công thức tính số lượng tế bào trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật? Ở vi khuẩn E.coli, khi nuôi trong điều kiện đầy đủ ở 40 0 C sẽ có thời gian thế hệ là 20 phút. Nuôi 10 6 tế bào vi khuẩn trong điều kiện trên. Tính số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể sau 12 giờ? III. SINH HỌC CƠ THỂ (8đ) Câu 3 (2,5đ): Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào được xem là hướng động, phản ứng nào được xem là ứng động 1. Cây nắp ấm bắt sâu bọ. 2. Lá trinh nữ khép lại khi bị chạm nhẹ. 3. Ngọn cây hướng về phía sáng. 4. Hoa mười giờ nở lúc 10 giờ nếu nhiệt độ thích hợp. 5. Rễ cây tránh nơi có ánh sáng. 6. Các loại dây leo vươn thẳng đến nơi có bờ giậu. 7. Sự đóng mở của tế bào khí khổng. 8. Hoa hướng dương quay về phía có mặt trời. 9. Rễ cây hướng đến nơi có nguồn nước chất dinh dưỡng. 10. Cây gọng vó cụp lại khi tiếp xúc với con mồi. Câu 4 (1,5đ): So sánh hiện tượng cảm ứng khép lá ở cây trinh nữ khi có vật lạ chạm vào với hiện tượng đóng, mở khí khổng của lá cây? Trang 1 Câu 5 (4,0): 1. Vì sao lưỡng cư có phổi nhưng vẫn còn hô hấp qua da? 2. Cấu tạo phù hợp với chức năng thể hiện qua cấu tạo tim như thế nào? 3. Tuyến tụy tiết ra hoocmôn nào? Các hoocmôn này có vai trò gì trong quá trình chuyển hóa vật chất? 4. Vì sao chấn thương sau gáy thường gây tử vong? IV. DI TRUYỀN HỌC (8đ) Câu 6 (3,0đ): Trình bày quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ? Kể tên các nguyên liệu chính tham gia vào quá trình nhân đôi ADN? Câu 7 (2,5đ): Bộ NST lưỡng bội của 1 loài thực vật có 2n = 48 a) Có bao nhiêu NST có thể có ở: - Thể tam bội - Thể tứ bội b) Trong các dạng đột biến trên, dạng nào là đa bội chẵn, dạng nào là đa bội lẻ? c) Nêu cơ chế hình thành các dạng đột biến trên? d) Các dạng đa bội trên có đặc điểm gì khác với dạng lưỡng bội (2n)? Câu 8 (2,5đ): Cho một phân tử mARN có trình tự như sau: 5’ A U G G X X A A A G U U U U G U A G 3’ a) Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp nên phân tử mARN nói trên? b) Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 trong gen thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mARN tương ứng? c) Nếu cặp nuclêôtit thứ 10 (X-G) chuyển thành cặp (A-T) thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mARN tương ứng? d) Nếu cặp nuclêôtit thứ 7 (T-A) chuyển thành cặp (A-T) thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi pôlipeptit tương ứng? ------------------------ Hết ------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh:………………… Giám thị 1: ………………………… . Giám thị 2: …………………………. Trang 2 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LONG AN LỚP 12 THPT VÒNG 1 NĂM 2011 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC (Bảng C) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 06/10/2011 Thời gian: 180 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG 1 NĂM 2011 MÔN SINH HỌC (BẢNG B) Câu Nội dung Điểm 1. (2,0đ) 1. Sai. - Vì nước có tính phân cực nên thẩm thấu qua màng nhờ kênh prôtêin aquaporin 2. Sai. - Đó là không bào. Vì không bào chứa nước các chất hòa tan tạo thành dịch bào. Dịch bào luôn có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thấm thấu của nước nguyên chất. 3. Đúng. - Vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào có mọi đặc trưng cơ bản của sự sống: trao đổi chất năng lượng, sinh trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng. 4. Sai. - Colesteron giúp tăng độ ổn định của màng sinh chất làm cho màng sinh chất bền vững hơn. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2. (2,0đ) * Công thức tính số lượng tế bào trong môi trường nuôi cấy N t = N o x 2 n N t : số tế bào sau thời gian t. N o: số tế bào ban đầu. n: số lần phân chia * Theo đề bài: g = 20 phút. N o = 10 6 t = 12 giờ = 720 phút - Số lần vi khuẩn phân chia trong 12 giờ: n = 720 20 = 36 (lần) - Số tế bào vi khuẩn sau 12 giờ: N t = N o x 2 n = 10 6 x 2 36 = 68.719.476.736 (tế bào) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Trang 3 3. (2,5đ) 1. Cây nắp ấm bắt sâu bọ. → Ứng động. 2. Lá trinh nữ khép lại khi bị chạm nhẹ. → Ứng động. 3. Ngọn cây hướng về phía sáng. → Hướng động. 4. Hoa mười giờ nở lúc 10 giờ nếu nhiệt độ thích hợp. → Ứng động. 5. Rễ cây tránh nơi có ánh sáng. → Hướng động. 6. Các loại dây leo vươn thẳng đến nơi có bờ giậu. → Hướng động. 7. Sự đóng mở của tế bào khí khổng. → Ứng động. 8. Hoa hướng dương quay về phía có mặt trời. → Ứng động. 9. Rễ cây hướng đế nơi có nguồn nước chất dinh dưỡng. → Hướng động. 10. Cây gọng vó cụp lại khi tiếp xúc với con mồi. → Ứng động. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4. (1,5đ) * Giống nhau: - Đều là phản ứng của cơ thể thực vật trước những tác nhân của môi trường. - Đều do sự thay đổi nồng độ iôn trong tế bào ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu là thay đổi sự trương nước của tế bào. * Khác nhau: Cảm ứng khép là của cây trinh nữ Hiện tượng đóng, mở khí khổng Tác nhân Do tác nhân cơ học: khi có vật lạ va chạm vào Do tác nhân hóa học lượng nước hấp thụ vào cây nhiều hay ít Ý nghĩa Giúp cây tự vệ tránh bị tổn thương trước tác động của vật lạ Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng → điều tiết sự thoát hơi nước của cây phù hợp với lượng nước hấp thu vào tế bào hay theo điều kiện nước có trong tế bào. (Mỗi ý đúng 0,25đ) 0,25 0,25 0,5 0,5 5. (4,0đ) 1. Lưỡng cư có phổi nhưng vẫn còn hô hấp qua da vì phổi chỉ là một cái túi đơn giản, chưa phân hóa, số lượng phế nang rất ít nên không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể. - Da của chúng có đầy đủ các tiêu chuẩn cho việc trao đổi khí: da mỏng, diện tích bề mặt lớn, luôn ẩm ướt, … nhờ đó dễ dàng thực hiện chức năng hô hấp. 2. Cấu tạo phù hợp với chức năng thể hiện qua cấu tạo tim: - Thành tim: thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ → thành tim dày giúp tạo áp lực máu lớn đẩy máu vào động mạch. - Van tim: gồm các van nhĩ thất, van bán nguyệt → Van tim giúp máu di chuyển một chiều: tâm nhĩ → tâm thất → động mạch. - Cơ tim: vừa là cơ vân, vừa là cơ trơn → giúp tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. - Hệ dẫn truyền tim: gồm nút xong nhĩ, nút nhĩ thất, bó His mạng Puôckin → giúp tim có tính tự động. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Trang 4 3. Tuyến tụy tiết ra hoocmôn insulin glucagon - Hai loại hoocmôn này có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucôzơ, bảo đảm lượng đường trong máu luôn giữ ở mức ổn định. - Khi lượng đường trong máu tăng cao, insulin sẽ được tiết ra để chuyển hóa glucôzơ thành glycôgen dự trữ - Khi lượng đường trong máu thấp, glucagon sẽ chuyển hóa glycôgen thành glucôzơ làm cho lượng đường trong máu được duy trì ổn định. 4. Khi chấn thương sau gáy rất dễ bị tử vong vì: - Đó là hành tủy, trung khu điều hòa hô hấp. - Nếu bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng. - Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi không được liên lạc với cầu não, vỏ não sẽ dẫn đến tử vong 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6. (3,0đ) * Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. - Nhờ enzim tháo xoắn, phân tử ADN được tách ra tạo thành chạc chữ Y để lộ 2 mạch đơn. - Enzim ADN-pôlimaraza chỉ có thể bổ sung nuclêôtit vào nhóm 3’-OH, do vậy, khi nhân đôi, một mạch mới bổ sung dựa vào mạch khuôn có đầu 3’- OH thì được tổng hợp liên tục. - Mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn ( đoạn okazaki) ngược chiều với chiều phát triển của chạc chữ Y. - Sau đó, các đoạn này được nối với nhau nhờ enzim ligaza. - Kết quả: từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN giống nhau giống ADN mẹ. Trong mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là mạch cũ, có 1 mạch mới tổng hợp. * Nguyên liệu tham gia vào quá trình nhân đôi ADN: phân tử ADN mẹ, nuclêôtit tự do, các enzim. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 7. (2,5đ) Bộ NST lưỡng bội của 1 loài thực vật có 2n = 48 a) Số nhiễm sắc thể ở + Thể tam bội: 3n = 72 nhiễm sắc thể. + Thể tứ bội: 4n = 96 nhiễm sắc thể. b) Trong các dạng đột biến trên, thể tứ bội là đa bội chẵn, thể tam bội là đa bội lẻ c) - Cơ chế hình thành thể tam bội: trong quá trình giảm phân tạo giao tử, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li tạo thành giao tử chứa 2n. Sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành thể tam bội 3n. - Cơ chế hình thành thể tứ bội: + Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li tạo thành giao tử chứa 2n. Sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử 2n khác sẽ tạo thành thể tứ bội 4n. + Trong quá trình nguyên phân đầu tiên của hợp tử, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo thành thể tứ bộ 4n. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Trang 5 d) Các tế bào của thể đa bội có kích thước lớn hơn bình thường dẫn đến cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. 0,25 8. (2,5đ) a) Trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp nên phân tử mARN nói trên? c) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mARN tương ứng? mARN: 5’ A U G G X X A A A G U U U U G U A G 3’ gen: 3’ T A X X G G T T T X A A A A X A T X 5’ 5’ A T G G X X A A A G T T T T G T A G 3’ b) Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 trong gen thì trình tự nuclêôtit trên mARN là: mARN đb : 5’ A U G G X X G U U U U G U A G 3’ c) Nếu cặp nuclêôtit thứ 10 (X-G) chuyển thành cặp (A-T) thì trình tự nuclêôtit trên mARN là: mARN đb : 5’ A U G G X X A A A U U U U U G U A G 3’ d) Nếu cặp nuclêôtit thứ 7 (T-A) chuyển thành cặp (A-T) sẽ làm mất cho chuỗi pôlipeptit chỉ còn lại 2 axitamin. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 (Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong hướng dẫn chấm mà vẫn đúng thì cho đủ điểm từng phần như hướng dẫn quy định) ------------------------------ Hết ------------------------------ Trang 6 . tạo tim: - Thành tim: thành t m thất dày hơn thành t m nhĩ → thành tim dày giúp tạo áp lực m u lớn đẩy m u vào động m ch. - Van tim: g m các van nhĩ thất,. bán nguyệt → Van tim giúp m u di chuyển m t chiều: t m nhĩ → t m thất → động m ch. - Cơ tim: vừa là cơ vân, vừa là cơ trơn → giúp tim hoạt động theo quy

Ngày đăng: 28/08/2013, 12:20

Hình ảnh liên quan

Môn thi: SINH HỌC (Bảng C) - ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN SINH HỌC – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

n.

thi: SINH HỌC (Bảng C) Xem tại trang 3 của tài liệu.
- Cơ chế hình thành thể tam bội: trong quá trình giảm phân tạo giao tử, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li tạo thành giao tử chứa 2n - ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN SINH HỌC – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

ch.

ế hình thành thể tam bội: trong quá trình giảm phân tạo giao tử, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li tạo thành giao tử chứa 2n Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan