Quyết định về Ngày Gia đình Việt Nam

4 374 0
Quyết định về Ngày Gia đình Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quyết định về Ngày Gia đình Việt Nam Ngày 4/4/2001 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng nămNgày Gia đình Việt Nam. ---------------------------------- QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 72/2001/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 9 năm 1992; Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam tại tờ trình số 06/TTr- BVCSTE ngày 16 tháng 04 năm 2001 và số 256/BVCSTE ngày 23 tháng 4 năm 2001, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam. Điều 2. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức thống nhất trong toàn quốc. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo tổ chức thực hiện những hoạt động thích hợp với một chủ đề cụ thể và thiết thực, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc". Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí để tổ chức những hoạt động nhân ngày Gia đình Việt Nam trong dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao hàng năm; khuyến khích việc huy động các nguồn lực khác ở trong và ngoài nước hỗ trợ thực hiện những hoạt động này. Điều 3. Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. THÔNG TƯ số 07/2001/TT-BVCSTE của Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, ban hành ngày 20/6/2001, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày gia đình Việt Nam Thực hiện Điều 3 của Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày gia đình Việt Nam, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thực hiện như sau: _______________________________________________________________________________ 1. Triển khai thực hiện Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ngày Gia đình Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình và mọi công dân trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. 2. Để thực hiện mục tiêu trên, đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương quán triệt các yêu cầu sau: - "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc" là một phong trào vận động xã hội rộng lớn nhằm phát huy vai trò của từng gia đình trong chiến lược phát triển con người. - Phát động phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc" gắn với phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và các phong trào của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương có liên quan đến gia đình. - Tổ chức "Ngày gia đình Việt Nam" thống nhất từ Trung ương đến cơ sở với những nội dung cụ thể, thiết thực, đồng thời tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương và cơ sở trong việc lựa chọn những hình thức tổ chức phù hợp với tâm lý, tập quán và nguyện vọng của người dân của từng vùng, miền, dân tộc khác nhau. 3. Nội dung cần tập trung thực hiện: 3.1. Truyền thông vận động xã hội: - Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về gia đình bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức diễn đàn, biểu dương, khen thưởng; tổ chức các cuộc gặp mặt những gia đình có thành tích trong việc chăm sóc người già, nuôi dạy con tốt, giữ gìn thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam; tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, nghe nói chuyện chuyên đề về xây dựng gia đình, giúp gia đình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn . - Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực đạo đức, pháp lý trong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, gắn với cam kết, quy ước của gia đình và các thành viên trong gia đình. - Hướng dẫn kỹ năng, phương pháp phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con tốt; giải quyết các bất hoà trong gia đình và cộng đồng, ngăn chặn hành vi bạo lực, thiếu văn hoá, nhất là với người già, phụ nữ và trẻ em; trang bị các kỹ năng ứng xử tiến bộ, lành mạnh cho các thành viên trong gia đình; phát hiện và động viên các gia đình kiểu mẫu và phê phán các gia đình thiếu trách nhiệm đối với các thành viên trong gia đình và xã hội. - Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các ngành, đoàn thể để giáo dục trẻ em, nhất là đối với những trường hợp cá biệt; chú trọng giáo dục cho trẻ em tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, những giá trị văn hoá, đạo đức, truyền thống cách mạng của dân tộc và mỗi địa phương. - Biên tập, xây dựng tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương, đồng thời phổ biến các tài liệu về luật pháp, chính sách có liên quan đến gia đình cho cơ sở và gia đình. 3.2. Chính sách, pháp luật: _______________________________________________________________________________ - Thúc đẩy thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội đã được ban hành liên quan đến gia đình. - Nghiên cứu xây dựng các chính sách về gia đình: vai trò, trách nhiệm của gia đình; hỗ trợ, khuyến khích xây dựng gia đình và cộng đồng dân cư an toàn và lành mạnh; hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế. 3.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát: - Các bộ, ngành, đoàn thể trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạnh, chính sách có liên quan đến vấn đề gia đình. - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc thực hiện Quyết định 72/2001/QĐ-TTg và các văn bản khác có liên quan đến vấn đề gia đình. 3.4. Công tác thi đua - khen thưởng: - Xây dựng chế độ khen thưởng cho các cá nhân, tập thể và gia đình đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quyết định 72/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Hàng năm tổ chức biểu dương các cá nhân, tập thể, đặc biệt là các gia đình có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. 3.5. Hoạt động nghiên cứu: Căn cứ vào yêu cầu xây dựng gia đình và các chủ đề "Ngày gia đình Việt Nam" hàng năm, tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học, tập trung vào các vấn đề xây dựng, hoàn thiện, củng cố gia đình nhằm đề cao các giá trị của gia đình trong xã hội; xây dựng và hoàn thiện Chiến lược Gia đình Việt Nam. 3.6. Đào tạo cán bộ: Có kế hoạch đào tạo cán bộ, đặc biệt là cấp cơ sở về công tác gia đình. 3.7. Nguồn lực: Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 của Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg các Bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao hàng năm và huy động các nguồn lực khác để đảm bảo thực hiện Quyết định; các tổ chức sản xuất kinh doanh trích từ quỹ phúc lợi và huy động các nguồn khác để khen thưởng, động viên kịp thời các gia đình có nhiều thành tích của cơ quan, đơn vị mình. Mọi gia đình chắt chiu, dành dụm nguồn lực hướng vào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Huy động các nguồn lực khác nhau của xã hội giúp đỡ những gia đình khó khăn, tạo điều kiện cho các gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. 4. Căn cứ nội dung hướng dẫn của Trung ương, Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em các cấp chủ trì phối hợp với các ngành, các đoàn thể xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực phát động phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc" và tổ chức "Ngày Gia đình Việt Nam" phù hợp với địa phương; tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm hàng năm. 5. Hàng năm, các Bộ, ngành, đoàn thể chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc" và tổ chức "Ngày Gia đình Việt Nam" theo từng _______________________________________________________________________________ chủ đề cụ thể, thiết thực. Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể và một số địa phương tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quyết định 72/2001/QĐ-TTg và tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương những "Gia đình kiểu mẫu". Đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương gửi kết quả thực hiện Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trước ngày 30 tháng 8 hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. _______________________________________________________________________________ . Quyết định về Ngày Gia đình Việt Nam Ngày 4/4/2001 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia. đình Việt Nam. ---------------------------------- QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 72/2001/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Ngày đăng: 28/08/2013, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan