100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỉ XX.

132 921 10
100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỉ XX.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 Được phát động từ đầu năm 2005, cuộc thi Chọn những bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 do Trung tâm văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã lựa ra được 100 thi phẩm xuất sắc và công bố trong Đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5. 100 bài thơ, chia đều cho 100 tác giả, không một ai được vinh dự góp mặt với hơn một sáng tác. Hiện tượng này khiến không ít độc giả ngậm ngùi tiếc nuối khi Xuân Diệu có Nguyệt cầm nhưng không có Đây mùa thu tới hay Vội vàng . Hoàng Cầm có Bên kia sông Đuống nhưng không có Lá diêu bông . Nguyễn Duy có Đò lèn nhưng lại vắng Tre Việt Nam hay Hơi ấm ổ rơm . Ngoài ra sự vắng mặt của nhiều bài thơ nổi tiếng trong danh sách này không khỏi khiến người yêu thơ phải nuối tiếc. Phong trào Thơ Mới góp mặt trong danh sách với số lượng tác giả, tác phẩm lớn nhất. Tiếp đó là những sáng tác có ảnh hưởng sâu nặng đến suy nghĩ và hành động của bao thế hệ độc giả qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Nhà văn Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, cho biết: "Chúng tôi nhận được rất nhiều bài viết công phu, thể hiện tình yêu và thái độ trân trọng với thơ ca. Có những độc giả viết đến hàng chục trang bình chọn và đưa ra nhiều lý lẽ bảo vệ cho sự lựa chọn của mình". 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 đã được Nhà xuất bản Giáo Dục in thành sách và phát hành rộng rãi. Danh sách 100 bài thơ hay nhất Ngoài Nguyên Tiêu, 99 bài còn lại được sắp xếp theo tên tác giả dựa vào bảng chữ cái. 1) Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh. 2) Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc. 3) Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính. 4) Tạm biệt Huế - Thu Bồn. 5) Vào chùa - Đồng Đức Bốn. 6) Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh. 7) Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc - Văn Cao. 8) Núi Đôi - Vũ Cao. 9) Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm. 10) Tràng Giang - Huy Cận. 11) Dọn về làng - Nông Quốc Chấn. 12) Quê hương - Nguyễn Bá Chung. 13) Say đi em - Vũ Hoàng Chương. 14) Miền Trung - Hoàng Trần Cương. 15) Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ. 16) Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ. 17) Nguyệt cầm - Xuân Diệu. 18) Cô bộ đội ấy đã đi rồi - Phạm Tiến Duật. 19) Tây tiến - Quang Dũng. 20) Lên Côn Sơn - Khương Hữu Dụng. 21) Đò lèn - Nguyễn Duy. 22) Chiều - Hồ Dzếnh. 23) Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà. 24) Cha tôi - Lê Đạt. 25) Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm. 26) Núi mường Hung dòng sông Mã - Cầm Giang. 27) Mắt buồn - Bùi Giáng. 28) Hai sắc hoa tigôn - T.T.KH. 29) Đọc thơ Ức Trai - Sóng Hồng. 30) Bài thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh. 31) Trở về quê nội - Ca Lê Hiến. 32) Đêm mưa - Hoàn. 33) Những đứa trẻ chơi trước cửa đền - Thi Hoàng. 34) Cửu Long giang ta ơi - Nguyên Hồng. 35) Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ. 36) Nỗi niềm Thị Nở - Quang Huy. 37) Đường khuya trở bước - Đinh Hùng. 38) Người về - Hoàng Hưng. 39) Đồng chí - Chính Hữu. 40) Khi con tu hú - Tố Hữu. 41) Lên Cấm sơn - Thôi Hữu. 42) Lời nói dối nhân ái - Trang Thế Hy. 43) Gánh nước đêm - Á Nam Trần Tuấn Khải. 44) Tỳ bà - Bích Khê. 45) Gửi bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa. 46) Thu điếu - Nguyễn Khuyến. 47) Bến Mi Lăng - Yến Lan. 48) Tháp Chàm - Văn Lê. 49) Ông đồ - Vũ Đình Liên. 50) Đèo cả - Hữu Loan. 51) Viếng bạn - Hoàng Lộc. 52) Tiếng thu - Lưu Trọng Lư. 53) Nhớ rừng - Thế Lữ. 54) Một vị tướng về hưu - Nguyễn Đức Mậu. 55) Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây. 56) Dặn con - Trần Nhuận Minh. 57) Hội Lim - Vũ Đình Minh. 58) Khóc người vợ hiền - Tú Mỡ. 59) Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ. 60) Quê hương - Giang Nam. 61) Thị Màu - Anh Ngọc. 62) Nhớ - Hồng Nguyên. 63) Trời và đất - Phan Thị Thanh Nhàn. 64) Người đàn bà ngồi đan - Ý Nhi. 65) Nhớ máu - Trần Mai Ninh. 66) Mẹ - Nguyễn Ngọc Oánh. 67) Bông và mây - Ngô Văn Phú. 68) Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương - Việt Phương. 69) Đợi - Vũ Quần Phương. 70) Tên làng - Y Phương. 71) Lời mẹ dặn - Phùng Quán. 72) Có khi nào - Bùi Minh Quốc. 73) Tự hát - Xuân Quỳnh. 74) Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa. 75) Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao. 76) Người đẹp - Lò Ngân Sủn. 77) Đồng dao cho người lớn - Nguyễn Trọng Tạo. 78) Tống biệt hành - Thâm Tâm. 79) Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo. 80) Đất nước - Nguyễn Đình Thi. 81) Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều. 82) Nghe tiếng cuốc kêu - Hữu Thỉnh. 83) Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông. 84) Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông. 85) Bến đò ngày mưa - Anh Thơ. 86) Thăm lúa - Trần Hữu Thung. 87) Cổ lũy cô thôn - Phạm Thiên Thư. 88) Nói sao cho vợi - Thu Trang. 89) Mưa đêm lều vó - Trần Huyền Trân. 90) Bên mộ cụ Nguyễn Du - Vương Trọng. 91) Nhớ Huế quê tôi - Thanh Tịnh. 92) Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ. 93) Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử. 94) Nhớ vợ - Cầm Vĩnh Ui. 95) Em tắm - Bạc Văn Ùi. 96) Một ngày ta ngoái lại - Đinh Thị Thu Vân. 97) Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên. 98) Bếp lửa - Bằng Việt. 99) Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ. 100) Thương vợ - Trần Tế Xương. Theo HÀ LINH - VnExpress Bài số 1 NGUYÊN TIÊU HỒ CHÍ MINH Phiên âm Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. 1948 Dịch nghĩa: Đêm rằm tháng riêng Đêm nay, rằm tháng riêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xanh. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, ánh trăng đầy thuyền. 1948 Dịch thơ: Rằm tháng riêng Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. XUÂN THỦY dịch Trăng xưa ngời sáng với xuân này Lời bình của Thư Trai Cuối năm 1947, với ảo vọng "đánh nhanh thắng nhanh", thực dân xâm lược Pháp mở những trận càn lớn vào chiến khu Việt Bắc, ngỡ có thể chớp nhoáng tiêu diệt bộ chỉ huy tối cao cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta. Song, quân giặc đã phải chuốc lấy thất bại thảm hại . Đầu xuân 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc Hội nghị Trung ương mở rộng, vạch phương hướng và nhiệm vụ mới cho một giai đoạn phát triển của Cách mạng Việt Nam, chuẩn bị từng bước vững chắc để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nhà thơ Xuân Thủy kể lại: Sau cuộc họp ở chốn "yên ba thâm xứ", Bác xuôi thuyền về nơi căn cứ. Nhân trăng sáng, cảnh đẹp, Bác cảm hứng đọc: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên Rồi thêm hai câu nữa thành bài Nguyên tiêu. Có người đề nghị Bác cho dịch ra tiếng Việt. Bác bảo: "Có Xuân Thủy đây, Xuân Thủy dịch đi". Sau một hồi suy nghĩ, Xuân Thủy đọc bản dịch. Bác khen: "Dịch lưu loát, giữ được chất thơ, nhưng dòng thứ hai có ba chữ xuân hòa với nhau mà bản dịch chỉ có hai chữ xuân, thế là ý thì đủ mà chữ còn thiếu" . Về sau, nhà thơ - dịch giả Xuân Thủy đưa thêm một chữ xuân nữa vào bản dịch như chúng ta đã biết. Nhưng giữa ba chữ xuân trên cùng một dòng thơ và ba chữ xuân trên cả hai dòng là cả một khoảng cách không dễ gì thu ngắn lại. Sự lặp lại ở đây vừa chuyển tải nội dung vừa là điểm nhấn của hình thức nghệ thuật. Bản dịch có được sự thanh thoát và độ biểu cảm khá nhuần nhuyễn. Nhất là một chữ ngân thêm vào ở dòng kết như một xuất thần của người dịch. Song, độ sâu sắc và những chi tiết hiện thực, vốn là đặc điểm của phong cách ngôn từ Hồ Chí Minh trong nguyên tác thì bản dịch đã không sao thể hiện hết được. Với "yên ba thâm xứ", tác giả vừa muốn gợi lại một không khí rất Đường thi trong thơ cổ lại vừa ghi khắc được màn sương mù dày đặc vùng cao những ngày mùa đông Việt Bắc hồi giữa thế kỷ trước. Giữa dòng gần như chưa nói được điều gì. Chính trong màn sương huyền ảo và kín đáo đó những nhà cách mạng, trao đổi những điều có tính chất sống còn của Tổ quốc, của dân tộc. Câu thơ "Yên ba thân xứ đàm quân sự" khi đọc lên ta nghe mang một âm hưởng như có gì chùng xuống. Những từ xứ, sự gợi lên sự trầm khuất. Nhưng ngoài ra, ở ba dòng còn lại: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên và Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền với những từ nguyên, viên, thiên, thuyền là những âm vang tạo cho âm hưởng câu thơ nét lạc quan, tươi sáng. Câu thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền với thanh huyền ở vần thuyền kết bài gợi cho ta một không gian thật bát ngát, cũng là dư vang cho cả bài thơ. Nhà thơ trở về trên một con thuyền đầy trăng. Thật là thơ mộng. Như bao nhiêu bậc thi nhân lớn của truyền thống thơ phương Đông. Cảm hứng của Nguyên tiêu là cảm hứng của niềm vui, hạnh phúc, tin tưởng và hy vọng. Trong cuộc đời đầy thử thách của tác giả, những khoảnh khắc như thế này thật quý giá. Nhất là lại đêm Nguyên tiêu và vầng trăng Nguyên tiêu bao giờ cũng gợi lên những tình cảm thật thiêng liêng trong tâm thức phương Đông, tâm thức Việt Nam. Dù ta biết trăng và thơ vẫn luôn song hành trong suốt cuộc đời Người. Nhưng ở bài thơ này vẫn có một điều gì thật xúc động. Bài thơ vừa có được vẻ đẹp cổ điển mẫu mực vừa mang hơi thở ấm áp của thời đại. Mà đây lại là thời đại bão táp cách mạng. Ta thấy hiện lên rất đẹp cái tôi trữ tình của tác giả - Người mà sự hòa hợp hoàn hảo đã được thi sĩ - Phêlich Pita Rôđrighêt - gợi lên trong mấy dòng hết sức cô đọng: Bởi vì Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà thơ Hồ Chí Minh Người nông dân Việt Nam trầm tĩnh Hồ Chí Minh . Bài thơ chỉ được viết trong khoảnh khắc. Nhưng khoảnh khắc đã trở thành vĩnh cửu. Và, từ một câu thơ khác của Bác cũng viếtViệt Bắc thuở ấy, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này, trong ta cũng chợt thoáng lên niềm xúc động nghĩ rằng: Trăng xưa ngời sáng với xuân này. Theo Tạp chí Thơ Bài số 2 NGÀY HOÀ BÌNH ĐẦU TIÊN Phùng Khắc Bắc Những sợi nắng xuyên qua nhà mình Thành những mũi tên Thành những viên đạn Bắn tiếp và anh không gì che chắn Phải nhận tất cả Van anh Hôm qua chưa nhận được một viên đạn Hôm nay nhận được lỗ thủng Anh về quê không mang súng Vũ khí lúc này là hai bàn tay . Mẹ giục ăn cơm con Hòa bình trong canh cua, rau mồng tơi, cà Và Mùi ổ rơm./. Phùng Khắc Bắc là cựu chiến binh bên kia chiến tuyến, anh còn sống sót đến ngày 30/4/75! Anh cũng là một nhà thơ trẻ đầy nhiệt huyết với hòa bình với tổ quốc. Sau 30/4/75 đơn vị anh giải thể. Anh trở về với mẹ, với gia đình đơn côi! Nghe rất người! Nghe rất đau! Đau lắm phải không anh! Niềm đau của cả dân tộc! Ôi chiến tranh! Ấy thế mà nhà thơ Phùng Khắc Bắc, cũng như anh, không còn nữa anh ạ! Anh ấy qua đời trước tuổi 40! Anh ấy hình như bị giết chết trong một tai nạn gỡ mìn! Chiến tranh vẫn theo đuổi anh! Anh đã chết vì chiến tranh trong những ngày hòa bình! biết anh đã qua đời sau một thời gian sống trong bịnh hoạn, nghèo nàn, túng quẫn. Đọc tâm sự của một nhà thơ bộ đội trong ngày hòa bình đầu tiên của đất nước để hiểu rằng những xót xa này không phải của riêng ai. Tôi nghĩ rằng, cũng như anh từng mơ ước, chết không phải là hết, không phải là trở về cát bụi, là nát với cỏ cây; phải có một ‘Ai’ đó ở trong một cỏi nào đó hiểu được anh, san sẻ niềm đau của anh cũng như của của Phùng Khắc Bắc! Phải không anh? Đó cũng là niềm hy vọng của chúng ta, để có thể tự an ủi mình khi nghĩ về thân phận con người./. Bài số 3 NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA Nguyễn Bính Những cuộc chia lìa khởi tự đây Cây đàn xum họp đứt từng dây Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc Lần lượt theo nhau suốt tối ngày. Có lần tôi thấy hai cô gái Áp má vào nhau khóc sụt sùi Hai bóng chung lưng thành một bóng “Đường về nhà chị chắc xa xôi”. Có lần tôi thấy một người yêu Tiễn một người yêu một buổi chiều Ở một ga nào xa vắng lắm Họ cầm tay họ bóng liêu xiêu. Hai người bạn cũ tiễn chân nhau Kẻ ở trên toan kẻ dưới tàu Họ giục nhau về ba bốn bận Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu. Có lần tôi thấy vợ chồng ai Thèn thẹn đưa nhau bóng chạy dài Chị mở khăn giầu anh thắt lại “Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi”. Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng Lưng còng đổ xuống bóng sân ga. Có lần tôi thấy một người đi Chẳng biết về đâu nghĩ những gì Chân bước hững hờ theo bóng lẻ Một mình làm cả cuộc phân ly. Những chiếc khăn màu thổn thức bay Những bàn tay vẫy những bàn tay Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt Buồn ở đâu hơn ở chốn này? Tôi đã từng chờ những chuyến xe Đã từng đưa đón kẻ đi về Sao nhà ga ấy sân ga ấy Chỉ để cho lòng dấu biệt ly ? Hà Nội 1937 Bài thứ 4 TẠM BIỆT HUẾ Thu Bồn (Tặng C) Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng mặt trời vàng và mắt em nâu xin chào Huế một lần anh đến để ngàn lần anh nhớ vô tư em rất thực nắng thì mờ ảo xin đừng lầm em với cố đô áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền nón rất Huế mà đời không phải thế mặt trời lên từ phía nón em nghiêng nhịp cầu cong và con đường thẳng một đời anh đi mãi chẳng về đâu con sông giùng giằng con sông không chảy sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng anh trở về hóa đá phía bên kia. Huế 1980 Bài thứ 5 VÀO CHÙA Đồng Đức Bốn Đang trưa ăn mày vào chùa Sư ra cho một lá bùa rồi đi Lá bùa chẳng biết làm gì Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày. Sao lại đang trưa mà không sáng sớm, không chiều tối? Chúng ta biết Đồng Đức Bốn in những bài thơ đầu tiên khi anh không còn trẻ nữa. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng đùa anh là một tên nửa quê nửa tỉnh cao tuổi (tựa tập thơ Chăn trâu đốt lửa Nhà xuất bản Lao động 1993). Vậy khoảng thời gian đang trưa mà gã ăn mày xuất hiện là gì? Ăn mày là ai? Ăn mày là ta! Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày. Trong lịch sử, vua Khang Hy Trung Hoa đã từng sắm vai ăn mày. Chúa Chổm ở Việt Nam đã từng ăn chạc. Ăn mày ở đây không còn phải là một cá thể nào đó riêng biệt mà là một kẻ tha nhân đại diện của đại diện đang trôi dạt trong bể trầm luân. Khoảng thời gian đang trưa mà gã ăn mày ấy, kẻ tha nhân ấy lạc bước (hay cố ý) vào chùa, giống như một cử chỉ hướng thượng vào chốn cao minh (gặp gỡ tôn giáo) một liệu pháp tâm linh. Đấy là khoảng thời gian nào vậy của đời người? Đời người có một gang tay Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang. Khoảng đang trưa là khoảng nửa gang tay già của một đời người! Đáng sợ thay! Đấy là lúc người ta có thể kiểm nghiệm được khá nhiều điều tưởng bở và không tưởng bở: Sống gần tới phút chia tay Tỉnh ra mới thấy đời này rỗng không. Chín xu đổi lấy một hào Ai mua cái nắng lại vào cái mưa. Chiều mưa phố Huế một mình Biết đâu là chỗ ân tình đến chơi? Tẽn tò con sáo sang sông Bờ bên này tưởng cũng không có gì. Tẽn tò con sáo bay đi Lại bờ bên ấy có gì cũng không . Cầm lòng bán cái vàng đi Để mua những cái nhiều khi không vàng. Vậy khoảng thời gian gặp gỡ tôn giáo, phút đốn ngộ (sát-na) vẫn thường xảy ra phải là khi kẻ tha nhân đã Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng rồi! Chúng ta hãy hình dung một khách bộ hành mệt mỏi, bụi bặm, râu bạc (kìa râu bạc!), nỗi chán chường âm ỉ lặn sâu ở trong đôi mắt âm thầm. Y gõ cửa vào chùa: Sư ra cho một lá bùa rồi đi Một cử chỉ diễn ra trong im lặng. Có ai có gì mà cho! Thích Ca Mầu Ni nói: Ta thuyết pháp trong khoảng 49 năm mà chưa từng nói một lời . (Phật vô ngôn). Lá bùa chẳng biết làm gì Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày. Đồng Đức Bốn xuất hiện trong làng thơ Việt Nam khoảng 10 năm nay, viết chừng 80 bài thơ, trong đó có tới trên dưới 15 bài thơ được khách sành văn chương xếp vào loại cực hay, tài tử vô địch! Còn lại, thực ra nhiều bài cũng chẳng ra gì. 6. Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh - 1966 Sẽ có những sư đoàn thép Bất kỳ nơi đâu Không khuất phục tù đày chém giết Nơi đâu Người sống nợ nần người đã chết Bất kỳ nơi đâu Từ một cây "mút nhét" Một sải xuồng bơi Một nọc ong châm góp làm sự nghiệp Gốc tre xanh thắng trận cả ba đời Ba mươi triệu tấm lòng xông ra tuyến lửa Vạch lối điều quân Vai chảy xe thồ Trồng cây xanh che chở Mỗi bước quân đi Đánh trận trường kỳ Đêm trước nấp trong lùm bắn tỉa Sớm sau dàn trận chính qui Đến trận bão hiệp đồng cả nước Mỗi sư đoàn mang gió lốc bay đi . Đất giải phóng thênh thang Sẽ cho ta dàn đội ngũ - sư đoàn Phía trước gọi ta Những Điện Biên vòng đai thép tung ra làm chiến dịch Đòn gánh hậu phương vượt đèo đi phản kích Hành quân Hành quân Trùng điệp những sư đoàn Đi lên phía Bắc Tràn về hướng Nam Những vị tướng lại cầm quân đi đánh giặc Trải bản đồ Còn nguyên Vạch chỉ đỏ thắt quanh hầu giặc Pháp Bài học chiến tranh nhân dân [...]... nước Thỉnh thoảng ếch kêu trội hơn tiếng khác Nhất là chó sủa văng vẳng hay hayThế cũng là thơ ư ? “ Nhất là chó sủa văng vẳng hay hay ” là một câu thơ ư ? Hồi ấy người ta hỏi nhau vậy Bây giờ, khi thơ đã tự giải phóng cho mình bao ràng buộc, đọc lại đoạn thơ này, tôi càng cảm phục Xuân Diệu : Ông đã đi một bước trước Quả thật, đó là những câu thơ tuyệt hay Và hiện đại Là người có kiến văn rất rộng,... Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc, 1959; Người núi Hoa, 1961; Đèo gió, 1968; Bước chân Pắc Bó, 1971; Suối và biển, 1984 Tiểu luận: Một vườn hoa nhiều hương sắc, 1977; Đường ta đi, 1970 Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng, Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới họp ở Béclin 1951; Một số bài thơ cách mạng và kháng chiến được Hội Văn nghệ Việt Nam trao giải thưởng 1954, Hội Nhà văn Việt. .. chắc trong tiến trình văn học cách mạng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX" Nhà thơ Vũ Quần Phương: “Sự xuất hiện các nhà thơ người dân tộc là một biểu hiện tốt đẹp của đường lối văn nghệ cách mạng Trong kháng chiến chống Pháp, những bài thơ của Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao Tiền) đã được bạn đọc và bạn bè trong giới nồng nhiệt chào đón Một trong những bài thơ đầu tay của Nông Quốc Chấn Dọn về làng... Không hiểu sao, tôi lại nhớ thêm, và thậm chí nhớ rất nhiều về Nông Quốc Chấn với bài thơ "Nhớ", đã được phổ nhạc - tất nhiên, trường hợp này hơi bị "đặc biệt", bài hát không thật hay so với bài thơ nguyên bản Ông Nông Quốc Chấn đã lấy câu " Ðèn thương nhớ ai/Mà đèn không tắt" (ca dao của người Việt) làm đề từ cho bài thơ Ông cứ giãi bày tâm sự về cái sự nhớ của con suối, con chim, cái nón, cái khăn,... chiều) Những câu thơ thơm mùi đất, mùi bếp lửa, mùi của yêu thương có thể không bao giờ còn trở lại Xuân Diệu có tập thơ mang tựa đề Gửi hương cho gió, thì những câu thơ như vừa trích chính là mùi hương của thơ Ông “ hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya ”, nó nhẹ nhàng mà khiến ta day dứt, nó đọng lại đâu đó trong ta khi gió đã ngừng và những ồn ào đã bặt Xuân Diệu có thể viết những bài thơ lộng lẫy, ngân... trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm Một sự thật đẹp hơn huyền thoại * Những điều ít biết về cô gái trong bài thơ "Núi Đôi" của nhà thơ Vũ Cao Nhà thơ Vũ Cao trong một lần trò chuyện với khoa Văn Trường CĐSP HN, ông kể: Có nữ sinh đã khóc nói với ông rằng "Bác ơi cháu thương bác quá, vì bác đã mất người yêu" Ông cũng không biết giải thích sao với cô nữ sinh đa cảm Bài thơ "Núi Đôi" được ông... thay tình ái tựa sơ mi Như sạch trong không còn giá trị gì ” (Aragon và Elsa) Những câu thơ ấy Xuân Diệu viết từ năm 1962 cho xã hội phương Tây, bây giờ đọc lại như thấy Ông đang viết về xã hội mình Có những câu thơ không cũ, và cùng với những khúc quanh của thời gian, nó dường như mới lại Dường như Xuân Diệu cũng có những bài thơ dễ dãi, nhất là trong những năm 60, 70, nhưng ta thử đọc một đoạn thơ. .. đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số Việt Nam vừa ra đi lúc 1 giờ ngày 4.2 …Nhắc đến nhà thơ Nông Quốc Chấn, người ta thường nhớ đến hai bài: "Bộ đội Ông Cụ" và "Dọn về làng" Tôi ngờ rằng sau này khi một số người viết - do không am hiểu người dân tộc thiểu số - cái gì cũng "a lúi" là bắt nguồn từ "Bộ đội Ông Cụ" Bài thơ giản dị mà nồng ấm - mà hay: Bộ đội đã đến kìa A lúi Những người là người... lẫy, ngân vang như Nguyệt Cầm, lại có thể viết những bài thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày Ông là một trong những nhà thơ Việt có ý thức làm thơ “ như nói ” từ khá sớm : “ Theo ý má, con là hơn tất cả Ánh mặt trời, má cũng gửi vào con Bánh con cho, má để dành lại đã Con ăn cùng, má mới thấy quà ngon ” (Thơ tặng má) Những ngắt nhịp của đoạn thơ khiến người đọc cảm thấy như tác giả đang một mình... rực rỡ”, đúng vậy hình ảnh nông thôn trong thơ ông đã phản ảnh trung thực làng xã của đời thực, từ chuyện gặt hái, ma chay, cưới xin, cháy nhà, bắt cướp, đàn trâu, bác bán thuốc tới phong tục, tập quán, sinh hoạt Thời bấy giờ xuất hiện nhiều bài thơ tình mượn cảm hứng từ niềm cô độc, nhớ thương riêng tư, ông trái lại đã sáng tác được nhiều bài thơ xuất sắc, đưa thơ ra đường hội nhập với sự đông đúc, tươi . 100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 Được phát động từ đầu năm 2005, cuộc thi Chọn những bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 do Trung tâm. mình". 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 đã được Nhà xuất bản Giáo Dục in thành sách và phát hành rộng rãi. Danh sách 100 bài thơ hay nhất Ngoài

Ngày đăng: 28/08/2013, 06:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan