Giá cả và chất lượng hàng hóa đối với tiêu thụ hàng hóa

21 355 0
Giá cả và chất lượng hàng hóa đối với tiêu thụ hàng hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó.

Nhóm thực hiện: O3 JOHNSON AND JOHNSON JOHNSON’ BABY [ Chỉ riêng 71,6 triệu USD được chi ra cho các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh cũng đủ nói lên rằng thị trường này đang ngày càng lớn mạnh vì khách hàng ngày nay đưa ra các nhu cầu rất cao về tính tiện dụng, hiệu quả sáng tạo của sản phẩm. Johnson’s Baby là thương hiệu hàng đầu thống lĩnh thị trường năng động này.] 5/10/2009 Chuyên đề thảo luận CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm liên quan : 1.1.1 Gía cả hàng hóa: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó. 1.1.2 Chất lượng hàng hóa: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng các bên có liên quan.  Quan niệm xuất phát từ hàng hóa: Chất lượng hàng hóa được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của hàng hóa đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng hàng hóa với số lượng các thuộc tính hữu ích của hàng hóa.  Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng hàng hóa là sự hoàn hảo phù hợp của một hàng hóa với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 2 Chuyên đề thảo luận  Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng hàng hóa là sự phù hợp của hàng hóa với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. 1.1.3 Tiêu thụ hàng hóa: Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kết quả tiêu thụ hàng hoá, nó có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó góp phần to lớn đến sự tồn tại phát triển của các doanh nghiệp. 1.2 Vai trò của giá cả chất lượng hàng hóa đối với tiêu thụ hàng hóa: 1.2.1 Vai trò của giá cả hàng hóa đối với tiêu thụ hàng hóa: Gía cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóaGía cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu làm ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa. Có người nói xây dựng chính sách giácả một nghệ thuật, xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ thu lợi hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Trong kinh doanh, việc tăng giảm giá sản phẩm hàng hoá sẽ thường xuyên được thực hiện do tác động của các yếu tố khác nhau như các sự kiện nổi bật, nhu cầu tăng, . Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không có những nghiên cứu nhất định về mức nhạy cảm của khách hàng đối với việc tăng giảm giá thì rất có thể hàng hoá sẽ không còn “chiếm được sự yêu thích” của khách hàng dẫn đến lượng hàng tiêu thụ sẽ giảm xuống gây khó khăn cho doanh nghiệp.  Gía cả được sử dụng như 1 vũ khí cạnh tranh để tăng mức tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp khác: Cứ khi nào sản phẩm, dịch vụ ở trong tình trạng ế ẩm thì các doanh nghiệp lại cho rằng nguyên nhân là do họ đã bán hàng hóa với giá cao. Để "đẩy" hàng tồn, họ tung ra các chiến lược giảm giá khuyến mại để cạnh tranh với những hàng hóa khác nhưng rồi cuối cùng vẫn tiếp tục “hứng chịu” thua lỗ. Đó là một thực tế diễn ra thường ngày tại nhiều doanh nghiệp. [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 3 Chuyên đề thảo luận Việc cắt giảm giá thành thoạt xem dường như khá thích hợp để nâng cao doanh số sức cạnh tranh, tuy nhiên, việc làm này có thể chặn đứng con đường phát triển lâu dài huỷ hoại tiềm năng kinh doanh. Rõ ràng, giá thấp không phải lúc nào cũng là người bạn tốt của mỗi công ty Những tin tức kinh doanh không mấy tốt đẹp có thể khiến các công ty lo lắng điều đó có thể dẫn tới khả năng bạn phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm/hàng hóa. Vì người tiêu dùng sẽ không ngừng tìm kiếm những hàng hóa giá thành thấp. Nhưng không ít trường hợp sản phẩm của các công ty có giá "cao … ngất ngưởng" nhưng vẫn đắt hàng. Vì “Ngày nay khách hàng quan tâm đến bất cứ thứ gì liên quan đến phong cách riêng của họ, bao gồm cả những nhãn hiệu hàng hoá phù hợp với phong cách đó”, Dưới đây là một số bài học thành công sẽ cho bạn thấy không phải cứ giá rẻ mới bán được nhiều hàng. 1.Erys – bán đắt nhờ đánh đúng tâm lý “hám” mốt của khách hàng: Erys là một hãng thời trang nữ khá nổi tiếng tại Pháp. Các sản phẩm thời trang của Erys nhiều lần đạt các giải thưởng lớn về trang phục tại châu Âu được khách hàng toàn châu Âu ưa thích. Tuy mới thành lập từ năm 1992 nhưng nhãn hiệu Erys đã có được những thành công ngang với Louis Vuiton hay Body Shop . Mỗi khi một mẫu thời trang mới của Erys được tung ra thì thị trường sôi động hẳn lên, khách hàng đổ xô nhau đi tìm kiếm sản phẩm của hãng . cho dù giá thành sản phẩm không rẻ chút nào có bộ lên đến vài chục nghìn euros. Câu chuyện bắt đầu từ lần giám đốc điều hành của Erys là bà Mary Schepher dự buổi lễ khánh thành một trung tâm thương mại tại Pháp. Bà thấy các khách hàng tập trung các các quầy hàng thời trang rất đông với mong muốn có được những món hàng mốt mới. Lúc đó, Mary hiểu rằng bất kỳ phụ nữ nào cũng đều rất quan tâm đến những sản phẩm được gọi là mốt mới. [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 4 Chuyên đề thảo luận Từ đó, Mary đã đề ra một chiến lược sản phẩm riêng biệt của mình. Bà chú ý đến các sản phẩm thời trang lễ phục buổi tối, trang phục mùa hè với sự cao quý, trang nhã, màu sắc hoạt bát, mềm mại được khách hàng rất ưa thích. Song song, Erys đẩy mạnh khâu thiết kế để có được những sản phẩm phù hợp với sở thích của khách hàng., vì vậy thu hút được sự chú ý của rất nhiều khách hàng tiêu thụ được rất nhiều sản phẩm. [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 5 Chuyên đề thảo luận 2.Hogen Dazs – bán đắt nhờ nhãn hiệu riêng biệt: Tập đoàn thực phẩm Gran Met sáng lập ra nhãn hiệu kem cao cấp Hogen Dazs tại Anh vào năm 1989. Cho dù lúc đó đang diễn ra suy thoái kinh tế trầm trọng ngành kinh doanh kem đã quá bão hoà với nhiều tên tuổi lớn như Unilever, Nestle Mars, rồi hàng loạt hãng kem nhỏ hơn khác như Scheller của Đức, Movenpic ở Thuỵ Sỹ Sagit ở Ý. Tất cả đều được quảng cáo với tần suất lớn, là những nhãn hiệu được nhiều người biết đến chiếm các vị trí áp đảo tại các siêu thị bán lẻ ở châu Âu. đặc biệt hơn là Hogen Dazs lại đưa ra mức giá cao hơn 30-40% so với nhiều các sản phẩm phổ thông. Vậy làm thế nào mà Hogen Dazs lại có thể thành công? Câu trả lời chính là nhờ chiến lược bản sắc nhãn hiệu. Nhãn hiệu Hogen Dazs luôn có ý nghĩa là kem chất lượng cao siêu cấp: đặc quánh hơn, mùi vị béo ngậy hơn dĩ nhiên là đắt tiền hơn các loại kem khác. Nói tóm lại, nhãn hiệu này mang đến cảm giác êm ái, sành điệu, thoải mái thể hiện bản sắc nhân hơn cho các khách hàng giàu có. Hiện giờ, kem Hogen Dazs chiếm một phần ba thị trường kem cao cấp tại châu Âu cho dù giá kem của Hogen Dazs luôn cao hơn các nhãn hiệu khác. Tuy nhiên ta không không thể phủ nhận được một thực tế rằng , hiện nay trong thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên ngân sách cho tiêu dùng sẽ bị thắt chặt hơn dẫn đến người tiêu dùng sẽ lựa chọn kĩ lưỡng hơn để có được một sản phẩm tốt mà giá thành không quá đắt . Khách hàng có xu hướng nhạy cảm về mức độ tăng giảm giá sản phẩm “trong suy nghĩ của họ” lớn hơn là thực tế của việc tăng giảm giá vì những nguyên nhân chi phí đầu vào sản xuất tăng hay giảm. Nhiều khi khách hàng không hiểu được điều đó nên thấy một hàng hoá nào đó tăng giá thì lập tức cảm thấy có vẻ “e ngại” không dám mua nữa. [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 6 Chuyên đề thảo luận  Gía cả nhận biết giá trị: Chúng ta có câu: “Tiền nào của lấy” cho lên người tiêu dùng thường đánh giá chất lượng hàng hóa thông qua giá cả của nó khi đứng trước những hàng hóa cùng loại hay thay thế. một ví dụ về Steve McKee, Chủ tịch hãng tư vấn quảng cáo McKee Wallwork Cleveland giải thích rằng giá thấp có thể có ý nghĩa với viễn cảnh kinh doanh ngắn hạn, tuy nhiên, chúng không mang tính chiến lược như bạn nghĩ. McKee nhớ tới một trải nghiệm mua sắm khác, lần này liên quan tới trang sức. Ông có một chiếc nhẫn bà nội để lại cách đây đã khá lâu. Chiếc nhẫn này có màu xanh ngọc hết sức đặc biệt, đúng màu đá biểu tượng ngày sinh của vợ ông. McKee biết rằng vợ ông sẽ rất thích màu đó, vì thế mà ông quyết định tìm một thợ kim hoàn để thiết kế lại chiếc nhẫn thành mặt dây chuyền cho kịp ngày sinh nhật của vợ. Ông ghé qua ba hay bốn cửa hàng trang sức khác nhau, cố tìm một cửa hàng có những người thợ khéo tay cẩn thận nhất, đặc biệt sẵn lòng làm việc trong phạm vi tài chính không mấy dư dả của McKee. khi đánh giá, so sánh các người thợ kim hoàn tại các cửa hàng khác nhau, ông thấy được điều gì đó khá thú vị phần nào ngạc nhiên, để rồi hướng tới lựa chọn tốn kém nhất. McKee không thể nói rằng người thợ kim hoàn ông lựa chọn hoàn hoàn giỏi hơn những người khác, nhưng vì một vài lý do nào đó, ông cảm thấy thoải mái hơn với họ, không chỉ vì mức giá cao mà còn vì bản thân họ. McKee cảm thấy rằng bằng việc phải trả thêm chút tiền, ông sẽ được bảo đảm hơn với mặt dây chuyền đúng sở thích của vợ. Sự lữa chọn có thể không mấy khác biệt với các cửa hàng khác, nhưng thực tế cửa hàng này tính thêm chút phí bằng việc đem lại cho McKee cảm giác chất lượng công việc tốt hơn. [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 7 Chuyên đề thảo luận  Cần một mức giá thích hợp cho việc tiêu thụ hàng hóa trong dài hạn: Giả sử rằng bạn có mặt trong một cửa hàng đánh giá về hai chiếc tivi có cùng đặc điểm thiết kế tương tự nhau, nhưng khác biệt khá lớn về giá cả. Bạn sẽ lựa chọn chiếc nào? Nhiều người sẽ lựa chọn chiếc tivi có giá thấp hơn, nhưng một vài người lại lựa chọn sản phẩm đắt tiền hơn. Những người lựa chọn tivi đắt tiền có đang hành động vô lý? Không hẳn như vậy. Ngay cả những ai mua tivi rẻ tiền hơn rất có thể đồng ý rằng chiếc tivi đắt tiền hơn phần nào sẽ có chất lượng cao hơn. Giá cao có thể dẫn tới doanh số bán hàng thấp hơn trong ngắn hạn, nhưng nó cũng đảm bảo tài chính mà các công ty cần để đầu tư cho việc xây dựng nhãn hiệu hay mở rộng mạng lưới phân phối. Hãy thử nghiệm với các mức giá cả của bạn. Hãy tìm kiếm một cách thức để kiểm nghiệm các mức giá cao hơn tại một thị trường lựa chọn hay với một nhóm khách hàng nhất định. Bạn có thể thấy lượnggiả tiền mặt sẽ tănh đáng kể, bù đắp cho bất cứ thua lỗ doanh thu nào bạn từng trải qua. bạn thậm chí có thể thấy được doanh thu chung sẽ tăng nhờ hiệu ứng lan toả của một mức giá cao. Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng các khách hàng sẽ luôn tìm kiếm đề nghị các mức giá thấp hơn, nhưng họ không bao giờ muốn như vậy. Đôi lúc, việc biết được phải trả thêm chút tiền để cho một cái gì đó thích hợp sẽ củng cố lựa chọn của họ khiến họ cảm thấy thoải mái hơn về việc mua sắm cũng như về nhãn hiệu của công ty bạn. 1.2.2 Vai trò của chất lượng hàng hóa đồi với tiêu thụ hàng hóa: [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 8 Chuyên đề thảo luận Người tiêu dung khi mua hàng trước hết phải nghĩ tới khả năng hàng hóa có đáp ứng được nhu cầu của họ không chất lượng của nó như thế nào.Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì nó đem lại khả năng “ chiến thắng vững chắc”. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ). Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận tìm cách đạt được những thắng lơi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là tăng mức độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp vì :  Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua: Mỗi một loại hàng hóa có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mối doanh nghiêp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những loại hàng háo có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các loại hàng hóa cùng loại lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy hàng hóa có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 9 Chuyên đề thảo luận  Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trện thị trường: Khi sản hàng hóachất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín danh itếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Như vậy, giá cả chất lượng hàng hóa là 2 nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tiêu thụ hàng hóa, cùng một lúc chúng có thể tác động cùng hoặc ngược chiều nhau, mức độ phạm vi tác động của mỗi nhân tố cũng không giống nhau. Do đó trong việc nhận thức, đánh giá tác động của chúng đến việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thì cần có cách nhìn khoa học tổng thể . Như vậy ,sau khi phân tích rõ các nhân tố ta nhận thấy rằng, trong điều kiện hiện tại thì chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh. Vì ta biết rằng việc thay đổi giá thì dễ nhưng muốn thay đổi chất lượng thì cần phải có thời gian . CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ 2.1 Giới thiệu về sản phẩm Johnson’s Baby của JOHNSON AND JOHNSON: Chỉ riêng 71,6 triệu USD được chi ra cho các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh cũng đủ nói lên rằng thị trường này đang ngày càng lớn mạnh vì khách hàng ngày nay đưa ra các nhu cầu rất cao về tính tiện dụng, hiệu quả sáng tạo của sản phẩm. Johnson’s Baby là thương hiệu hàng đầu thống lĩnh thị trường năng động này. 2.1.1 Lịch sử phát triển: [ Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ] Page 10 . Vai trò của giá cả và chất lượng hàng hóa đối với tiêu thụ hàng hóa: 1.2.1 Vai trò của giá cả hàng hóa đối với tiêu thụ hàng hóa: Gía cả hàng hóa là một. từ người tiêu dùng: Chất lượng hàng hóa là sự phù hợp của hàng hóa với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. 1.1.3 Tiêu thụ hàng hóa: Tiêu thụ hàng hoá

Ngày đăng: 27/08/2013, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan