De cuong on tap-Ly 9

8 1K 11
De cuong on tap-Ly 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN : VẬT LÝ - LỚP : 9 I/ Lý thuyết : Chương I : ĐIỆN HỌC 1/ Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn như thế nào ? Nêu dạng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc đó ? HD : Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn đó. - Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường dộ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là nột đường thẳng đi qua gốc toạ độ ( U = 0 ; I = 0 ) 2/ Đối với một dây dẫn nhất định thì thương số : U/I như thế nào ? Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế ? HD : Đối với một dây dẫn nhất định thì thương số U/I : không đổi. - Từ công thức tính điện trở dây dẫn R = I U => Dùng vôn kế đo HĐT giữa hai dầu dây dẫn, dùng ampe kế đo CĐDĐ qua dây dẫn. Thay các trị số đo được vào công thức đã nêu để tính giá trị R. 3/ Nội dung định luật Ôm. Hệ thức của định luật Ôm ? HD : Nội dung định luật Ôm : ( sgk ) - Hệ thức của định luật : I = R U Với I : Cường dộ dong điện qua dây dẫn ( A ) U : Hiệu diện thế giữa hai đầu dây dẫn ( V ) R : Điện trở ( Ω ) = > U = I . R Và R = I U 4/ Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp, các giá trị I, U, R được xác định như thế nào ? ( n = 2, 3, 4 . . . ) HD : I = I 1 = I 2 = . . . = I n U = U 1 + U 2 + . . . + U n R tđ = R 1 + R 2 + . . . + R n - Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp : hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó : 2 1 U U = 2 1 R R 5/ Đối với đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song, các giá trị I, U, R được xác định như thế nào ? HD : I = I 1 + I 2 + . . . + I n U = U 1 = U 2 = . . . = U n td R 1 = 1 1 R + 2 1 R + . . . + n R 1 - Đoạn mạch gồm có hai điện trở mắc song song thì : R tđ = 21 21 . RR RR + Và : 2 1 I I = 1 2 R R 6/ Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào ? Công thức tính điện trở ? HD: Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào 3 yếu tố : Chiều dài dây dẫn ( l ), Tiết diện dây dẫn ( S ), và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. - Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây, và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. R = ρ . S l Với ρ : điện trở suất ( Ω m ) l : Chiều dài dây dẫn ( m) S : Tiết diện dây dẫn ( m 2 ) Suy ra : S = R l. ρ ; l = ρ SR. và : ρ = l SR. 7/ Biến trở là gì ? Trên biến trở có ghi các số liệu kỹ thuật nào ? HD : Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Các số liệu kỹ thuật ghi trên biến trở : + Trị số điện trở lớn nhất của biến trở. + Cường độ dòng điện lớn nhất cho phép qua biến trở. 8/ Công thức tính công suất điện ? Đơn vị đo ? HD: P = U . I Với P : Công suất ( W ) U : hiệu điện thế ( V ) I : cường độ dòng điện (A) => 1W = 1V.1A - Khi đoạn mạch có điện trở R thì : P = I 2 R = R U 2 9/ Công thức tính công của dòng điện ? Đơn vị đo ? HD: P = t A ⇒ A = P .t A : Công của dòng điện ( J ) Với : P = U.I ⇒ A = U. I.t t : Thời gian , tính bằng giây ( s ) => 1J = 1W.1s = 1V.1A.1s - Ngoài ra công của dòng điện còn tính bằng đơn vị Oát giờ ( W.h ), và kilô Oát giờ ( kW.h ) : 1kW.h = 3 600 000Ws = 3 600 000J 10/ Nội dung định luật Jun-Len Xơ ? Hệ thức của định luật ? HD: - Nội dung định luật : ( sgk ) - Hệ thức định luật : Q =I 2 .R.t Với : I : Cường độ dòng điện. (A) R : điện trở của dây dẫn. ( Ω ) t : thời gian dòng điện chạy qua (s) Q : Nhiệt lượng (J) 1 calo = 0,24 Jun, nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun - Len – Xơ : Q = 0,24 I 2 .R Chương II : ĐIỆN TỪ HỌC 1/ Nam châm có mấy từ cực ? Làm thế nào để xác định các từ cực của nam châm ? Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra ? 2/ Nêu thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ ? Từ trường là gì ? Làm thế nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường ? 3/ Quy tắc nắm tay phải dùng xác định gì ? Nội dung của quy tắc ? 4/ So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép ? Nêu cấu tạo của nam châm điện ? Ta có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng các cách nào ? 5/ nêu một số ứng dụng của nam châm ? Loa điện hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? Cấu tạo của loa điện ? 6/ Lực điện từ là gì ? Để xác định chiều của lực điện từ lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua ta vận dụng quy tắc nào ? Phát biểu nội dung quy tắc đó ? 7/ Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều ? Trong kỹ thuật động cơ điện một chiều có gì khác so với mô hình nguyên tắc ? 8/ Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ ? Nêu điều kiện làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín ? II/ Đề bài tập tham khảo : A/ Trắc nghiệm : Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1 : Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch : A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. C. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. D. Giảm khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này. Câu 2 : Trong đoạn mạch điện có n điện trở mắc nối tiếp công thức nào sau đây là SAI ? A. U = U 1 + U 2 + . . . + U n B. I = I 1 + I 2 + . . . + I n C. R = R 1 + R 2 + . . .+ R n D. 2 1 U U = 2 1 R R Câu 3 : Điện trở của một dây dẫn nhất định thì : A. Chỉ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. B. Chỉ tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. C. Chỉ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua dây dẫn. D. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua nó. Câu 4 : Đơn vị của công suất là : A. Jun ( J ) B. Oát ( W ) C. Oát giây ( W.s ) D. Oát giờ ( W.h ) Câu 5 : Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất : A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có từ cực Bắc. C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 6 : Trong thí nghiệm phát hiện tính chất từ của dòng điện, dây dẫn được bố trí như thế nào so với kim nam châm : A. Song song với kim nam châm. B. Vuông góc với kim nam châm. C. Tạo với kim nam châm một góc nhọn. D. Tạo với kim nam châm một góc bất kỳ. Câu 7 : Hai dây dẫn cùng chiều dài, làm từ cùng một vật liệu như nhau. điện trở lần lượt : R 1 = 6Ω ; R 2 = 3Ω . Tiết diện dây thứ nhất là S 1 = 0,2mm 2 , tiết diện dây thứ hai là : A. 0,5mm 2 B. 0,1mm 2 C. 0,4mm 2 D. 0,6mm 2 Câu 8 : Có hai điện trở R 1 và R 2 mắc song song với nhau vào hai đầu một đoạn mạch có hiệu điện thế là U, R 1 = 6Ω ; R 2 = 3Ω . Điện trở tương đương của đoạn mạch điện là : A. 9Ω B. 2Ω C. 9 1 Ω D. 2 1 Ω Câu 9 : Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ; A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của ăc quy từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Câu 10 : Muốn cho một thanh thép trở thành một nam châm, ta làm như sau : A. Nung thanh thép trên lửa. B. Dùng len cọ sát mạnh vào thanh thép. C. Đặt thanh thép vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua. D. Đặt thanh thép vào trong lòng một ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua. Câu 11 : Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều là S, chiều dài là l, có điện trở là 24Ω được gập đôi thành dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở dây dẫn mới này có trị số : A. 12Ω B. 24Ω C. 4Ω D. 6Ω Câu 12 : Hai điện trở R 1 , R 2 mắc song song vào hai đầu một mạch điện mà R 2 > R 1 . Gọi R tđ là điện trở tương đương của mạch, ta có : A. R tđ > R 2 B. R 2 > R tđ > R 1 C. R 2 > R 1 > R tđ D. R tđ > R 2 > R 1 Câu 13 : Từ trường không tồn tại ở đâu : A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh trái đất. Câu 14 : Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện : A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh. B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng chục ngàn kilôoát. C. Hiệu suất cao có thể đạt 98%. D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng. Câu 15 : theo quy trắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo A. Chiều của đường sức từ. B. Chiều của dòng điện. C. Chiều của lực điện từ. D. Theo chiều Bắc – Nam địa lý. B/ Tự luận : Câu 16 : Đèn Đ ghi 12V-12W được mắc nối tiếp với điện trở R, và mắc vào đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi là : 18V, điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ. với R = 24Ω a/ Tính điện trở của đèn. b/ Tính điện trở của mạch điện. c/ Đèn Đ sáng như thế nào ? d/ Tính nhiệt lượng toả ra trên đèn trong 5phút. e/ Mắc thêm R x song song với đèn, độ sáng của đèn Đ thay đổi như thế nào ? Giải thích. Đáp án : I/ Phần A : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B D B C A C B D C D C C D B II/ Phần B : a/ Tính điện trở của đèn : R d = dm dm P U 2 = 12 12 2 = 12 ( Ω ) b/ Điện trở đoạn mạch : R m = R d + R = 12 + 24 = 36 ( Ω ) c/ Đèn sáng thế nào : 0.5 điểm Cường độ dòng điện qua đèn : I d = I = m R U = 36 18 = 0.5 ( A ) Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn : U d = I d . R d = 12 . 0,5 = 3 ( V ) → U d < U dm => Đèn sáng yếu hơn bình thường. d/ Nhiệt lượng toả ra trên đèn trong 5phút : Q = R d . I 2 . t = 12 . 0,5 2 . 300 = 900 ( J ) e/ Mắc thêm R x thì điện trở : R den,Rx < R den => R mach giảm so với lúc chưa mắc thêm R x . Với U không đổi nên cường độ dòng điện qua mạch sẽ tăng. => U R tăng nên U den,Rx giảm : vậy đèn sẽ sáng yếu hơn lúc ban đầu. III/ Bài tập : 1/ Cho mạch điện như hình vẽ, đèn Đ ghi 6V- 6W. Biến trở có điện trở toàn phần 36Ω. Hiệu điện thế của đoạn mạch U AB = 12V : không đổi. Điều chỉnh con chạy ở chính giữa biến trở thì vôn kế có số chỉ là 3V. a/ Tính điện trở của bóng đèn và điện trở của mạch điện? Biết điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ. b/ Tìm số chỉ của ampe kế ? c/ Để đèn sáng bình thường thì phải dịch chuyển con chạy C về phía nào ? Tính phần địên trở của biến trở tham gia. d/ Đèn sáng bình thường, tính công suất tiêu thụ của mạch điện và nhiệt lượng toả ra trên bóng đèn trong thời gian 10phút. C A A B R b V HD : a/ R d = dm dm 2 P U = 6 6 2 = 6 ( Ω ) Con chạy ở chính giữa, điện trở của phần biến trở tham gia : R b = 2 R = 2 36 = 18 ( Ω ) Điện trở của đoạn mạch AB : R AB = R b + R d = 18 + 6 = 24 ( Ω ) b/ Số chỉ của ampe kế : I = I d = d d R U = 6 3 = 0,5 ( A ) c/ Để đèn sáng bình thường thì I d = I dm = dm dm U P = 6 6 = 1 ( A ) Vì I d < I dm => để đèn sáng bình thường phải tăng cường độ dòng điện qua đèn do đó phải giảm điện trở của mạch => giảm điện trở của R b tham gia nên dịch chuyển con chạy về phía B. Khi đó U b = U AB – U dm = 12 – 6 = 6 ( V ) Đèn sáng bình thường : R ’ b = dm b I U = 1 6 = 6 ( Ω ) d/ đèn sáng bình thường : I = I dm = 1A và R ’ AB = R d + R ’ b = 6 + 6 = 12( Ω ) P AB = U AB . I = 12.1 = 12(W) Q = I d ’2 .R.t = 1 2 .6.600 = 3600 ( J ) 2/ Một ấm điện loại 220V-880W được mắc vào hiệu điện thế U = 220V để đun sôi 1,5l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20 0 C hiệu suất của ấm là 95%. a/ Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K b/ Mỗi ngày đun sôi 3l nước bằng ấm nói trên thì trong 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền điện, biết giá điện là 700đ/kW.h HD : a/ Tính khối lượng của 1,5l nước : m = D. V Với D = 1000kg/m 3 ; m = 1,5l = 1,5dm 3 = 0,0015m 3 => m = 1,5kg - Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước ( nhiệt lượng có ích ) : Q 1 = m.c. ( t 2 0 – t 1 0 ) => thế số tính được Q 1 = 504.000(J) - Nhiệt lượng bếp cần cung cấp ( nhiệt lượng toàn phần ) : Từ H = .100% => Q = .100% Tính được Q = 530526,3J ( 1 ) Đồng thời : Q = P . t ( 2 ) Do bếp được sử dụng ở U = U dm = 220V nên P = P dm = 880W Từ ( 1 ) và ( 2 ) => P . t = 530526,3J Tính được t = 600s Vậy thời gian đun sôi nước là : t = 600s b/ Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày : A = Q. 2.30 => tính được A = 31 831 560J = 8,842kW.h 3/ Một quạt điện trên xe ô tô ghi 12V-15W. a/ Cần mắc quạt vào hiệu điện thế bao nhiêu để quạt hoạt động bình thường. Khi đó công suất của quạt là bao nhiêu ? b/ Khi quạt hoạt động bình thường, tính cường độ dòng điện chạy qua quạt và điện năng tiêu thụ của quạt trong 30phút. c/ Khi quạt chạy, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào ? Biết hiệu suất của quạt là 85%. Tính điện trở của quạt. HD : a/ Quạt hoạt động bình thường khi mắc quạt vào hiệu điện thế U = 12V. Khi đó công suất của quạt là : P = 15W b/ Quạt hoạt đông bình thường nên cường độ dòng điện qua quạt là : I = => thế số tính được I = 1,25A - Điên năng sử dung của quạt trong 30phút : A = P . t => A = 27 000J c/ Khi quạt hoạt động đã biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng. - vì H = 85% => P nhiệt ( công suất hao phí ) là 15% => P nhiệt = P . 15% = 15.15% P nhiệt = 2,25W ; Với : P nhiệt = I 2 .R => R = = 2 25,1 25,2 = 1,44 (Ω) - Vậy điện trở của quạt : R = 1,44Ω 4/ Cho đoạn mạch điện như hình vẽ. Đèn 1 ghi 6V-12WW ; đèn 2 ghi 9V-13,5W. U AB : không đổi, dây nối và các ampe kế có điện trở không đáng kể, điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ. Khi đèn sàng bình thường hãy tìm : a/ Tính điện trở của mỗi đèn và số chỉ của các ampe kế. b/ Điện trở của biến trở tham gia. Hiệu điện thế toàn mạch. c/ Khi dịch chuyển con chạy của biến trở về phía B thì các đèn sáng thế nào ? Tại sao ? Đ 2 Đ 1 A 2 A A 1 M B C HD : a/ Điện trở của mỗi đèn : R d1 = 3Ω ; R d2 = 6Ω - Số chỉ của anpe kế1 : 2A ; Số chỉ ampe kế 2 : 1,5A => I b = I A1 – I A2 = 2 – 1,5 = 0,5 (A) b/ Điện trở của biến trở tham gia : R b = = 5.0 9 = 18(Ω ) ( U b = U d2 = 9V ) c/ Khi dịch chuyển con chạy về phía B thì R b tăng => Điện trở mạch MB tăng => điện trở cả mạch AB tăng, mà U AB không đổi nên I AB giảm, do đó đèn 1 sáng yếu hơn bình thường. R 1 không đổi, nhưng U d1 giảm do I AB giảm => U d2 tăng ( U AB không đổi và U d1 giảm ) . Vây đèn1 sáng yếu hơn bình thường, đèn2 sáng mạnh hơn bình thường. 5/ Cho mạch điện như hình vẽ. Đèn1 ghi 6V-3W, đèn2 ghi 6V-9W, R = 6Ω , U AB không đổi. Dây dẫn và khoá K có điện trở không đáng kể. a/ Khi khoá K đóng các đèn sáng bình thường, tìm : - Điện trở của mỗi đèn. Điện trở tương đương của mạch điện. - Hiệu điện thế toàn mạch, công suất của mạch điện. b/ Khi khoá K mở các đèn sáng thế nào ? Tại sao ? K R A B Đ 2 Đ 1 HD : a/ Khoá K dóng và các đèn sáng bình thường : Tính được điện trở đèn 1 : R 1 = 12Ω ; điện trở của đèn 2 : R 2 = 4Ω - Điện trở của mạch điện : R AB = 8Ω - Hiệu điện thế mạch điện : U AB = U d1 + U d2 = 6 + 6 = 12V - Công suất mạch điện : P AB = 18W b/ Khi khoá K mở, mạch điện gồm đèn1 mắc nối tiếp đèn2. - Cường độ dòng điện qua mỗi đèn : I ’ 1 = I ’ 2 = I ’ = = 412 12 + = 0,75(A) - Công suất điện của mỗi đèn : P ‘ 1 = I ’2 . R 1 = 0,75 2 . 12 = 6,75 (W) P ‘ 2 = I ’2 . R 2 = 0,75 2 . 6 = 2,25 (W) P ‘ 1 > P 1dm => Đèn 1 sáng mạnh hơn bình thường có thể bị cháy. P ‘ 2 < P 2dm => Đèn 2 sáng yếu hơn bình thường. 6/ Có 3 điện trở R 1 , R 2 , R 3 khác nhau. Có bao nhiêu cách mắc điện trở đó vào mạch điện. ( HS tự giải ) ----------------------------- -------------------------------- . song song với nhau vào hai đầu một đoạn mạch có hiệu điện thế là U, R 1 = 6Ω ; R 2 = 3Ω . Điện trở tương đương của đoạn mạch điện là : A. 9 B. 2Ω C. 9. đèn trong 5phút. e/ Mắc thêm R x song song với đèn, độ sáng của đèn Đ thay đổi như thế nào ? Giải thích. Đáp án : I/ Phần A : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Ngày đăng: 27/08/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan