Mô hình hóa và phân tích lưới điện

10 674 0
Mô hình hóa và phân tích lưới điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mô hình hóa và phân tích lưới điện

Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Sơ đồ cấu trúc của một hệ thống điện được biểu diễn như hình 1.1. Hệ thống phân phối điện bao gồm nhiều trạm trung gian được nối liên thông với nhau bởi mạng lưới đường dây phân phối tạo thành nhiều mạch vòng kín. Các hình phương pháp phân tích cho lưới điện phân phối đối xứng chỉ yêu cầu hình biến đổi tương đương một pha, điều này không thích hợp đối với lưới điện phân phối vì lưới phân phối thường là không đối xứng, do đó phải sử dụng các hình ba pha của tất cả các bộ phận của hệ thống phân phối điện. Cho nên cần phải đưa ra các hình hoạt động phương pháp phân tích mới. Mục đích của bài này là để trình bày các hình chính xác cho tất cả các bộ phận chủ yếu của một hệ thống phân phối điện. Sau đó sẽ trình bày các phương pháp phân tích hệ thống phân phối điện trong trạng thái làm việc bình thường trong tình trạng bị sự cố. Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống điện. Hình 1.2: Sơ đồ lưới phân phối. Trang: 2 Máy phát Lưới phân phối – Trạm phân phối Các xuất tuyến phụ tải Hệ thống truyền tải đã được liên thông với nhau Lưới hệ thống – Trạm khu vực Mạng lưới truyền tải – Trạm trung gian Máy cắt Thanh góp trạm trung gian Cầu chì Dao cách ly Đồng hồ đo Các xuất tuyến Máy biến áp Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối 1.1 Lưới điện phân phối: Lưới phân phối điển hình bắt đầu với trạm phân phối được nhận điện từ một hay nhiều đường dây từ các trạm trung gian. Trong một số trường hợp trạm phân phối có thể nhận điện trực tiếp từ các đường dây truyền tải điện áp cao, trong trường hợp này thì sẽ không có trạm trung gian. Mỗi trạm phân phối sẽ cung cấp điện cho một hay nhiều xuất tuyến. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt thì các xuất tuyến phân phối đều là các mạng hình tia, điều này có nghĩa là chỉ có một đường dẫn điện từ trạm phân phối đến hộ tiêu thụ. 1.1.1 Đặc điểm chung: * Lưới phân phối gồm 2 phần: - Lưới phân phối trung áp có điện áp 6, 10, 15, 22 kV phân phối điện cho các trạm phân phối trung áp / hạ áp các phụ tải trung áp. - Lưới hạ áp cấp điện cho các phụ tải hạ áp 380/220 V. Các động cơ công suất lớn điện dùng trực tiếp điện áp 6 ÷10 kV, còn tuyệt đại bộ phận phụ tải dùng điện áp 0,4 kV. • Ngoài các sự cố gây mất điện trên lưới phân phối còn có yêu cầu mất điện kế hoạch khá dài để bảo quản, cải tạo để đóng trạm mới… • Lưới phân phối có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo chất lượng phục vụ phụ tải (bao gồm chất lượng điện áp độ tin cậy cung cấp điện). • Lưới phân phối có cấu trúc kín nhưng vận hành hở. Khi sự cố phần lưới phân phối sau máy cắt gần điểm sự cố nhất về phía nguồn bị cắt điện, sau khi cô lập đoạn lưới sự cố, phần lưới tốt còn lại sẽ được đóng điện để tiếp tục vận hành. Chỉ có đoạn lưới sự cố bị mất điện cho đến khi sửa chữa xong. Phụ tải đặc biệt cần độ tin cậy cao được dự phòng riêng bằng đường dây trung áp hay hạ áp. 1.1.2 Phương pháp phân phối điện trung áp: Trên thế giới hiện nay đang dùng hai phương pháp phân phối điện trung áp đó là: - Phương pháp lưới điện 3 dây pha: Phương pháp này được sử dụng ở Châu Âu, Liên Xô cũ, Nhật Bản… Theo phương pháp này cuộn trung áp của MBA nguồn cao áp / trung áp đấu sao trung tính nối đất qua tổng trở Z. Không có dây trung tính đi theo lưới điện. Phụ tải hạ áp được cấp điện qua MBA phân phối 3 pha hoặc 1 pha đấu vào hai pha trung áp. - Phương pháp lưới điện 4 dây (3 dây pha dây trung tính 3P- TT) Phương pháp này được dùng ở Mỹ, Canada, Úc… Theo phương pháp này trung tính của cuộn trung áp của MBA nguồn cao áp / trung áp nối đất trực tiếp có dây trung tính đi theo lưới điện tạo thành lưới điện 4 dây, cứ khoảng 300 m được nối đất lặp lại 1 lần. Phụ tải hạ áp được cấp điện qua MBA phân phối 1 pha đấu vào 1 dây pha dây trung tính trung áp. Trang: 3 Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối 1.2 Sơ đồ lưới phân phối: Một hình vẽ đơn giản minh họa cho sơ đồ lưới phân phối đường dây đơn được biểu diễn trên hình 1.2. Mặc dù hình 1.2 biểu diễn một sơ đồ lưới phân phối đơn giản nhưng nó đã minh hoạ được các bộ phận chủ yếu có trong trạm biến áp. 1. Các công tắc phía cao phía hạ: trên hình 1.2 công tắc ở phía điện áp cao là một công tắc đơn giản. Ở nhiều trạm lớn phải dùng các máy cắt điện áp cao trong các trạng thái khác nhau của thanh cái. Công tắc phía hạ trong hình được thực hiện với rơle điều khiển máy cắt. Trong một số trường hợp thiết bị đóng lặp lại sẽ được sử dụng trong những nơi có phối hợp giữa rơle bảo vệ mạch cắt. Trong các thiết kế về trạm sẽ bao gồm một máy cắt ở thanh cái hạ áp thêm vào đó là các máy cắt cho mỗi xuất tuyến. Như trường hợp đối với thanh cái hạ áp, thanh cái phía hạ áp có thể đảm nhiệm sự thay đổi trạng thái của thiết kế. 2. Máy biến áp: chức năng của một trạm phân phối là để giảm điện áp đến cấp điện áp phân phối. Trên hình 1.2 chỉ biểu diễn một máy biến áp. Ở các thiết kế của trạm khác sẽ có một hay nhiều máy biến áp ba pha. Các máy biến áp này có thể là một máy biến áp ba pha hay là ba máy biến áp một pha đã được kết nối lại với nhau theo các dạng sơ đồ tiêu chuẩn. Có nhiều cấp điện áp phân phối tiêu chuẩn. Một số cấp điện áp tiêu chuẩn là : 35 kV, 22 kV, 10 kV, 0,4 kV. 3. Điều chỉnh điện áp: vì tải trên các xuất tuyến luôn thay đổi, cho nên tổn thất điện áp sẽ thay đổi. Để duy trì điện áp của hộ tiêu thụ trong một phạm vi cho phép thì điện áp ở trạm cần thay đổi khi tải thay đổi. Trên hình 1.2 điện áp được điều chỉnh theo phương pháp "điều chỉnh điện áp bước" mà sẽ biến đổi điện áp ở thanh cái hạ áp ở mức cộng hoặc trừ 10%. Đôi khi chức năng này được thực hiện với máy biến áp có bộ phận điều chỉnh điện áp dưới tải. Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải thay đổi số vòng dây của cuộn hạ máy biến áp khi tải thay đổi. Nhiều trạm biến áp sẽ có bộ phận điều chỉnh hỗn hợp ở cuộn dây cao áp. Điều này được sử dụng khi điện áp ở nguồn luôn ở mức trên hoặc dưới mức điện áp bình thường. Bộ phận điều chỉnh hỗn hợp có thể biến đổi điện áp cộng hoặc trừ 5%. Nhiều lúc thay vì điều chỉnh ở thanh cái thì mỗi xuất tuyến có thể tự điều chỉnh điện áp của nó. Điều này có thể có ở dạng điều chỉnh một bộ hoạt động cho cả ba pha, hoặc điều chỉnh từng pha riêng rẽ khi chúng hoạt động độc lập. 4. Bảo vệ: trạm phải được bảo vệ trong các trường hợp sự cố như xuất hiện dòng ngắn mạch. Trong thiết kế đơn giản ở hình 1.2, bộ phận bảo vệ tự động chỉ được đặt ở bên trong trạm bằng cách đặt cầu chì ở phía cao của máy biến áp. Khi thiết kế trạm trở nên phức tạp hơn, sự sắp xếp theo hệ thống các bảo vệ rộng hơn sẽ được sử dụng để bảo vệ máy biến áp, các thanh cái ở phía cao phía hạ các thiết bị khác. Mạch cắt mạch đóng lặp lại của một xuất tuyến riêng rẽ được sử dụng để ngắt dòng ngắn mạch khi nó xảy ra ở bên ngoài trạm. 5. Các đồng hồ đo: mỗi trạm sẽ có một số loại đồng hồ đo. Đơn giản như là một đồng hồ đo dòng tín hiệu tương tự sẽ hiển thị giá trị hiện tại của dòng ở trong trạm, như là các dòng cực đại cực tiểu mà được tìm thấy trong một giai đoạn thời gian cụ thể. Các đồng hồ ghi tín hiệu số đang trở nên rất phổ biến. Các đồng hồ này ghi lại các giá trị cực tiểu, trung bình cực đại của dòng điện, điện áp, công suất, hệ số công suất v.v . trong một phạm vi thời gian cụ thể. Các phạm vi thời gian cụ thể điển hình là 15 phút, 30 phút Trang: 4 Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối 1 giờ. Các đồng hồ đo tín hiệu số phải giám sát đầu ra của mỗi máy biến áp đầu ra của mỗi xuất tuyến. 1.3 Các dạng sơ đồ lưới phân phối cơ bản: 1. Mạng hình tia: Một mạng hình tia có đặc điểm là chỉ có một đường dẫn từ nguồn đến tải. Nếu đường dây hay máy biến áp bị sự cố thì sẽ làm gián đoạn việc cung cấp điện. Cho nên mạng này có độ tin cậy cung cấp điện thấp. Việc đóng lặp lại của máy cắt xuất tuyến hoặc các sự cố tức thời có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của tải. Hệ thống này thích hợp cho những tải nhỏ. (a) Mạng hình tia. 2. Mạng vòng: Một cải tiến lớn dựa trên mạng hình tia thu được bằng cách sắp xếp theo mạng vòng ở phía sơ cấp, mà được cung cấp điện từ hai nguồn. Phân bố công suất đến hộ tiêu thụ bằng một đường dây ở bất kỳ thời gian nào từ mỗi bên của vòng, phụ thuộc vào trạng thái đóng hay mở của máy cắt xuất tuyến thiết bị đóng lặp lại. Bình thường máy cắt phân đoạn ở trạng thái mở nên hệ thống này cũng có thể gọi là hệ thống kín vận hành hở. Bất kỳ phân đoạn nào của xuất tuyến cũng có thể bị cô lập mà không làm gián đoạn việc cung cấp điện. Mỗi đường dây của mạng vòng phải có khả năng đảm nhận công suất của tất cả các tải trong trường hợp xuất tuyến kia bị sự cố. Độ nhạy của tải phụ thuộc vào việc đóng lặp lại máy cắt dưới những điều kiện sự cố. (b) Mạng vòng. Trang: 5 Tải Tải Tải Tải MC Tải Tải Tải MC MC Tải MCPĐ đz2 đz1 Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối 3. Mạng chọn lọc ở phía sơ cấp: Mạng này cũng có các bộ phận cơ bản như mạng vòng, mỗi máy biến áp có thể được cung cấp từ hai nguồn. Trong trường hợp một xuất tuyến bị sự cố thì sẽ tự động chuyển qua xuất tuyến thứ hai thời gian gián đoạn có thể được giới hạn từ một đến vài giây. Mạng này có độ tin cậy cao, nó thường được sử dụng cho các phụ tải công nghiệp lớn, cần thiết đòi hỏi cung cấp điện liên tục. (c) Mạng chọn lọc ở phía sơ cấp. 4. Mạng chọn lọc ở phía thứ cấp: Hệ thống này sử dụng hai máy biến áp, mỗi máy nhận điện từ một xuất tuyến riêng biệt, các máy cắt được đặt ở phía thứ cấp. Máy cắt phân đoạn bình thường ở trạng thái mở, được liên động với các máy cắt xuất tuyến ở phía thứ cấp. Hệ thống này thường được sử dụng cho các phụ tải công nghiệp cơ quan như là bệnh viện. Hai máy biến áp giống nhau thực tế đã loại ra khả năng gián đoạn trong thời gian dài trong khi sự cố. Mỗi máy cắt xuất tuyến phải có khả năng đảm nhận công suất để cung cấp cho toàn bộ tải. Sự chuyển tải là hoàn toàn tự động phụ thuộc vào sự mất điện áp trên mỗi xuất tuyến với trạng thái của máy cắt tương ứng. Độ tin cậy cung cấp điện tốt hơn mạng chọn lọc ở phía sơ cấp. (d) Mạng chọn lọc ở phía thứ cấp. Trang: 6 MC đz1 MC đz2 Tải Công tắc tự động MC đd1 MC đd2 Tải MCPĐ Tải MC MC Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối 1.4 Các phần tử lưới phân phối: Việc phân tích các xuất tuyến lưới phân phối là rất quan trọng đối với một kỹ sư điện để có thể xác định các điều kiện hoạt động đang tồn tại của một xuất tuyến có khả năng dự báo được những thay đổi trong tương lai của xuất tuyến đó. Trước khi có thể trình bày phương pháp phân tích, thì cần biết chi tiết các thiết bị trong lưới phân phối được đề cập sau đây: 1. Đường dây (trên không cáp ngầm): a. Vị trí. b. Khoảng cách. c. Chi tiết: i.Chất liệu kích cỡ của dây. ii.Sự định pha. 2. Các máy biến áp phân phối: a. Vị trí. b. Công suất định mức. c. Kết nối pha. 3. Các máy biến áp đường dây: a. Vị trí. b. Công suất định mức. c. Kết nối. 4. Các tụ bù: a. Vị trí. b. Công suất định mức. c. Kết nối pha. 5. Các bộ phận điều chỉnh điện áp: a. Vị trí. b. Kết nối pha. c. Dạng: i. Một pha. ii. Ba pha. 6. Các công tắc: a. Vị trí. b. Trạng thái lúc bình thường : đóng hay mở. 1.5 Các thông số vận hành của lưới điện phân phối: Thông tin từ thông số vận hành sẽ xác định vị trí vật lý của các thiết bị khác nhau. Đặc tính điện của mỗi thiết bị có thể được xác định trước khi bắt đầu phân tích các xuất tuyến. Để xác định các đặc tính điện, cần xác định các dữ liệu sau: 1. Các khoảng cách giữa đường dây trên không cáp ngầm. 2. Dây dẫn: a. Bán kính trung bình hình học (GMR). b. Đường kính. c. Điện trở. Trang: 7 Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối 3. Bộ phận điều chỉnh điện áp: a. Tỷ số biến điện áp của máy biến áp. b. Tỷ số biến dòng của máy biến áp. c. Bố trí cơ cấu bù: i. Mức điện áp. ii. Băng thông. iii. Bố trí R X. 4. Các máy biến áp: a. Công suất định mức. b. Điện áp định mức. c. Tổng trở (R X). d. Tổn thất không tải. -------------------- Trang: 8 Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối CHƯƠNG 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT PHỤ TẢI QUA MÁY BIẾN ÁP 2.1Đặt vấn đề: Việc xác định công suất phụ tải qua máy biến áp là rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta chỉ có trang bị công tơ điện để đo điện năng sử dụng (A) còn thiết bị dùng để đo đếm công suất tác dụng (P) công suất phản kháng (Q) là rất ít hoặc hầu như không có nên rất khó khăn trong việc xác định công suất. Công suất max của các phụ tải không trùng nhau, vì thế muốn tính được dòng công suất max trên các đoạn lưới phải sử dụng các hệ số thống kê xây dựng từ các đo đạc trên lưới trong thời gian đủ dài áp dụng các phương pháp tính riêng. Do đó đã có nhiều phương pháp tính toán để xác định công suất phụ tải qua máy biến áp, sau đây sẽ trình bày một số phương pháp thường dùng trong việc tính toán: - Phương pháp ứng dụng của hệ số không đồng thời. - Phương pháp khảo sát phụ tải. - Phương pháp dựa theo đồng hồ đo công suất cực đại đặt trên đầu đường dây. 2.2 Các đại lượng hệ số tính toán thường gặp: 1. Công suất định mức P đm : Công suất định mức của các thiết bị điện thường được nhà chế tạo ghi sẵn trong lý lịch máy hoặc trên nhãn hiệu máy. 2. Phụ tải cực đại P max : Phụ tải cực đại được chia ra làm hai nhóm: a) Phụ tải cực đại P max : là phụ tải trung bình lớn nhất tính trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường lấy bằng 10 ph hoặc 30 ph hoặc 1h) ứng với ca làm việc có phụ tải lớn nhất trong ngày. Người ta dùng phụ tải cực đại để tính tổn thất công suất lớn nhất, để chọn các thiết bị điện, chọn dây dẫn dây cáp theo điều kiện mật độ dòng điện kinh tế… b) Phụ tải đỉnh nhọn P đn : Là phụ tải cực đại xuất hiện trong khoảng thời gian 1-2 s. Phụ tải đỉnh nhọn được dùng để kiểm tra dao động điện áp, điều kiện tự khởi động của động cơ, kiểm tra điều kiện làm việc của cầu chì, tính dòng điện khởi động của rơle… 3. Phụ tải trung bình P tb : Phụ tải trung bình là một đặc trưng tĩnh của phụ tải trong một khoảng thời gian nào đó. Tổng phụ tải trung bình của các thiết bị cho ta căn cứ để đánh giá giới hạn dưới của phụ tải tính toán. Trong thực tế phụ tải trung bình được tính toán theo công thức sau: t tb Α =Ρ ; t Q Q tb ∆ = (2.1) Trong đó: - Α , Q ∆ : điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian khảo sát (kWh, kVAr). Trang: 9 Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối - t: thời gian khảo sát ( h). Biết phụ tải trung bình chúng ta có thể đánh giá được mức độ sử dụng thiết bị. Phụ tải trung bình là một số liệu quan trọng để xác định phụ tải tính toán, tính tổn hao điện năng. Thông thường phụ tải trung bình được xác định ứng với thời gian khảo sát là một ca làm việc, một tháng hoặc một năm… 4. Phụ tải tính toán P tt : Phụ tải tính toán P tt là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với thực tế (biến đổi) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Phụ tải tính toán là một số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế cung cấp điện. 5. Hệ số phụ tải K pt : Hệ số phụ tải (còn gọi là hệ số mang tải) là hệ số giữa công suất thực tế với công suất cực đại. Thường ta phải xét hệ số phụ tải trong một khoảng thời gian nào đó. Vì vậy: maxmax Ρ Ρ = Ρ Ρ =Κ tbtht pt (2.2) Hệ số phụ tải nói lên mức độ sử dụng, mức độ khai thác thiết bị điện trong thời gian đang xét. 6. Hệ số không đồng thời K kđt : Hệ số không đồng thời là hệ số giữa công suất tác dụng không đồng thời lớn nhất phụ tải cực đại tổng hợp. Vì vậy: th tkđ tkđ − − Ρ Ρ =Κ max .max . (2.3) Trong đó: - : max kđđ − Ρ công suất tác dụng không đồng thời lớn nhất (W, kW, MW). - : max th − Ρ công suất phụ tải cực đại tổng hợp (W, kW, MW). Hệ số không đồng thời được xây dựng theo thống kê lâu dài hoạt động của phụ tải lưới điện. Dưới đây là giá trị của hệ số không đồng thời K kđt . Bảng 1-1: Bảng tra trị số K kđt Số K kđt Số K kđt Số K kđt Số K kđt Số K kđt Số K kđt Số K kđt 1 1,0 11 2,67 21 2,90 31 3,05 41 3,13 51 3,15 61 3,18 2 1,60 12 2,70 22 2,92 32 3,06 42 3,13 52 3,15 62 3,18 3 1,80 13 2,74 23 2,94 33 3,08 43 3,14 53 3,16 63 3,18 4 2,10 14 2,78 24 2,96 34 3,09 44 3,14 54 3,16 64 3,19 5 2,20 15 2,80 25 2,98 35 3,10 45 3,14 55 3,16 65 3,19 6 2,30 16 2,82 26 3,00 36 3,10 46 3,14 56 3,17 66 3,19 7 2,40 17 2,84 27 3,01 37 3,11 47 3,15 57 3,17 67 3,19 8 2,55 18 2,86 28 3,02 38 3,12 48 3,15 58 3,17 68 3,19 9 2,60 19 2,88 29 3,04 39 3,12 49 3,15 59 3,18 69 3,20 10 2,60 20 2,90 30 3,05 40 3,13 50 3,15 60 3,18 70 3,20 7. Hệ số sử dụng K sd : Trang: 10 Đề tài tốt nghiệp hình hóa phân tích lưới điện phân phối Hệ số sử dụng là tỉ số giữa phụ tải tính toán cực đại với công suất định mức. đm tt sd Ρ Ρ =Κ ; hay: đm tt sd S S =Κ (2.4) Hệ số sử dụng thường tính cho phụ tải tác dụng. Có khi K sd được tính cho phụ tải phản kháng. Trong đó: - P tt , S tt : công suất tác dụng, công suất toàn phần tính toán của nhóm khách hàng (kW, kVA). - P đm , S đm : công suất định mức của thiết bị (kW, kVA). 8. Hệ số nhu cầu K nc : Hệ số nhu cầu là tỉ số giữa phụ tải cực đại với tổng công suất tải được nối vào. Σ Ρ Ρ =Κ max nc (2.5) Trong đó: n Ρ++Ρ+Ρ=Ρ Σ . 21 n: số phụ tải được nối vào. 9. Độ chênh lệch giữa phụ tải cực đại tổng hợp không đồng thời phụ tải cực đại tổng hợp: Kí hiệu: cl ∆Ρ cl ∆Ρ = P max-kđ.t -P max-th (2.6) Dưới đây là một vài ví dụ để làm rõ thêm về các đại lượng hệ số đặc trưng. Ví dụ 2.1: Một trạm biến áp phân phối thường cung cấp điện cho vài chục đến hàng trăm khách hàng, tuy nhiên để minh họa ta lấy 4 khách hàng với bảng số liệu giả thiết dưới đây ta lấy khoảng thời gian khảo sát là 1h, bắt đầu từ 0h ÷ 23h. Trang: 11 Thời gian Khách hàng 1 (kW) Khách hàng 2 (kW) Khách hàng 3 (kW) Khách hàng 4 (kW) 0 : 1 1,10 0,19 0,30 2,55 1 : 2 1,09 0,52 0,16 1,72 2 : 3 1,15 0,24 0,23 2,25 3 : 4 1,52 0,55 0,33 2,38 4 : 5 1,80 0,98 0,46 1,73 5 : 6 1,98 1,29 0,95 2,42 6 : 7 2,09 1,58 1,16 2,24 7 : 8 2,00 1,03 1,07 1,74 8 : 9 1,78 1,09 1,69 2,18 9 : 10 2,08 1,08 1,70 1,98 10 : 11 2,26 1,36 0,72 2,19 11 : 12 2,50 1,59 0,75 1,59 . tốt nghiệp Mô hình hóa và phân tích lưới điện phân phối 1.1 Lưới điện phân phối: Lưới phân phối điển hình bắt đầu với trạm phân phối được nhận điện từ một. Đề tài tốt nghiệp Mô hình hóa và phân tích lưới điện phân phối 1.4 Các phần tử lưới phân phối: Việc phân tích các xuất tuyến lưới phân phối là rất quan

Ngày đăng: 26/08/2013, 21:51

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ cấu trúc của một hệ thống điện được biểu diễn như hình 1.1. Hệ thống phân phối điện bao gồm nhiều trạm trung gian được nối liên thông với nhau bởi mạng lưới đường dây phân phối tạo thành nhiều mạch vòng kín - Mô hình hóa và phân tích lưới điện

Sơ đồ c.

ấu trúc của một hệ thống điện được biểu diễn như hình 1.1. Hệ thống phân phối điện bao gồm nhiều trạm trung gian được nối liên thông với nhau bởi mạng lưới đường dây phân phối tạo thành nhiều mạch vòng kín Xem tại trang 1 của tài liệu.
(a) Mạng hình tia. - Mô hình hóa và phân tích lưới điện

a.

Mạng hình tia Xem tại trang 4 của tài liệu.
Một mạng hình tia có đặc điểm là chỉ có một đường dẫn từ nguồn đến tải. Nếu đường dây hay máy biến áp bị sự cố  thì sẽ làm gián đoạn việc cung cấp điện - Mô hình hóa và phân tích lưới điện

t.

mạng hình tia có đặc điểm là chỉ có một đường dẫn từ nguồn đến tải. Nếu đường dây hay máy biến áp bị sự cố thì sẽ làm gián đoạn việc cung cấp điện Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 1-1: Bảng tra trị số Kkđt - Mô hình hóa và phân tích lưới điện

Bảng 1.

1: Bảng tra trị số Kkđt Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan