Phân tích chính sách nông nghiệp - Bài giảng Cao học

54 5.6K 181
Phân tích chính sách nông nghiệp - Bài giảng Cao học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Cao học Phân tích chính sách nông nghiệp

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- Bài giảng PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP Huế, 2009 i TÀI LIỆU THAM KHẢO .III CHƯƠNG 1 CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 1 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 13 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH PHÚC LỢI KINH ĐIỂN 19 CHƯƠNG 4 MA TRẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH - PAM .33 CHƯƠNG 5. CÁC CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU .40 6. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 49 ii TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn. PGS. TS. Ngô Đức Cát, Nxb Thống kê, Hà nội, 2001. 2. Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn. PGS. TS. Ngô Đức Cát, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 1996. 3. Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển. Frank Ellis, Cambridge University Press, TS. Phạm Thị Mỹ Dung dịch, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 1995. 4. Phương pháp phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp, FAO và UBKH Nhà nước, 1993. 5. Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996. 6. Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội. TS. Đoàn Thị Thu Hà, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2000. 7. Agricultural Management Economics - Activity Analysis and Decision Making. Allan N. Rae, Cab International Press, 1994. 8. Giáo trình chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội. GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 1998. 9. Các chính sách kinh tế trên thế giới. MBA. Nguyễn Tiến Hùng, Nxb Thống kê, 1997. 10. Chính sách tiền lương mới. Nxb Lao động, 2002. 11. Chính sách cơ cấu vùng, kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 12. Chiến lược giá bảo hộ nông dân. Nguyễn Tiến Thoả, Hà Nội, 1992. 13. Nguyên lý kinh tế nông nghiệp. David Colman and Trevor Young, Cambridge University Press, Lê Ngọc Dương dịch, Nxb Nông nghiệp, 1994. 14. Kinh tế Nông nghiệp. TS. Vũ Đình thắng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996. 15. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các khoá. 16. Công báo. 17. Tạp chí kinh tế trong nước, tạp chí nông nghiệp nông thôn. 18. Tài liệu dưới dạng file điện tử và internet iii CHƯƠNG 1 CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 1.1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH - Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nguy cơ diễn ra những thất bại của thị trường là rất lớn. Nhằm tránh những tổn thất này cần có sự định hướng của Nhà nước, đó là những chính sách mà Nhà nước sử dụng. - Phát triển đất nước hiện nay là sự phát triển nhiều lĩnh vực với quan hệ mật thiết nhau trong sự phát triển bền vững. Một đất nước phát triển đó là đất nước có nền kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định và môi trường được bảo vệ. Chính sách của Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu trên. - Nông nghiệp là ngành sản xuất ra nông sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho toàn xã hội. Ổn định nông nghiệp là cơ sở quan trọng thực hiện ổn định vĩ mô của đất nước. - Nông sản là sản phẩm đầu tiên của chuỗi hàng lấy nông sản đó làm nguyên liệu. Vì thế, nông nghiệp phát triển kéo theo phát triển hệ thống ngành hàng liên quan, góp phần tăng giá trị hàng hóa, giải quyết việc làm và tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế. - Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên thường gặp nhiều rủi ro, thu nhập thấp, trình độ dân trí không cao nên khả năng tiếp cận với kinh tế thị trường kém và hiện nay nghèo đói vẫn là một thách thức ở nhiều vùng nông thôn. Chính phủ muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải từng bước nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là những người sống bằng nghề nông. 1.1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU, RÀNG BUỘC VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH 1.1.2.1 Khái niệm chính sách - Khái niệm chính sách: Cho đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về "chính sách" nói chung và "chính sách nông nghiệp" nói riêng: + Theo Frank Ellis: "Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó". 1 + Theo GS. PTS. Đỗ Hoàng Toàn: "Chính sách quản lý nói chung, chính sách kinh tế - xã hội nói riêng là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà chủ thể quản lý (trong phạm vi quốc gia đó là Nhà nước) sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đạt đến những mục tiêu trong tổng số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định". 2 + Theo PGS. TS. Lê Đình Thắng: "Chính sách nông nghiệp được hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp và các ngành có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn nhất định". 3 1 Frank Ellis: Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, Nxb Nông nghiệp, 1995, tr. 23 2 Đỗ Hoàng Toàn: Giáo trình chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, Nxb KH và Kỹ thuật, 1998, tr. 21 3 Lê Đình Thắng: Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, 1995, tr. 8 1 + Theo Paul Samuelson cho rằng phạm trù "chính sách kinh tế" được sử dụng tương đối rộng rãi với nội dung "rộng" và "hẹp" rất đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu cần đạt tới và đối tượng tác động của chính sách, thậm chí ngay cả khi Chính phủ không đưa ra một chính sách cụ thể nào trong bối cảnh "bất đắc dĩ", để thực hiện một ý đồ sách lược nào đó, thì đó cũng là một cách tác động của chính sách. Ông gọi đó là trạng thái " thoả hiệp" của chính sách kinh tế". 4 + Theo TS. Đoàn Thị Thu Hà: "Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước". 5 + Từ những khái niệm trên về chính sách, ta có thể khái niệm "chính sách nông nghiệp" như sau: "Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế mà Chính phủ sử dụng để tác động vào nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định trong những thời hạn nhất định". Các quan niệm về chính sách, chính sách nông nghiệp trên đây là đứng trên các góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm vào mục đích phát triển nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Từ những khái niệm chính sách nông nghiệp trên, ta có thể thấy chính sách nông nghiệp có một số đặc trưng sau: 1) Chính sách thể hiện sự can thiệp của Nhà nước. Nhà nước ở đây là Chính phủ, do Chính phủ xây dựng và ban hành. Điều đó được quy định tại Điều 109 của Hiến pháp nước ta: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta". Điều đó có nghĩa, Chính phủ là tập thể người thừa hành việc quản lý đất nước và chịu trách nhiệm về việc hoạch định chính sách. Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta hiểu Chính phủ là tập thể người thừa hành việc quản lý đất nước từ địa phương đến Trung ương. Chính phủ cấp địa phương được hiểu là Uỷ ban nhân dân các địa phương, gồm UBND xã, UBND huyện, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chính phủ cấp Trung ương bao gồm các Bộ, Ngành cấp Trung ương và Chính phủ trung ương, tập thể người do Quốc hội bầu ra. Như vậy, Chính phủ được đề cập ở đây là hệ thống gồm UBND xã, UBND huyện, UBND tỉnh, Bộ Ngành và Chính phủ trung ương. UBND xã là chính phủ địa phương cơ sở (cấp thấp nhất); Chính phủ trung ương là cơ quan Nhà nước cao nhất trong việc hoạch định và ban hành chính sách. Do vậy, chính sách mang tính pháp lý, tính cưỡng chế và bắt buộc đối với đối tượng mà chính sách điều tiết. 2) Chính sách nói chung, chính sách nông nghiệp nói riêng là những biện pháp. Các biện pháp ở đây có thể là các biện pháp kinh tế hoặc biện pháp phi kinh tế. Các biện pháp kinh tế là những biện pháp điều chỉnh tác động trực tiếp đến nền kinh tế ví dụ các biện pháp điều chỉnh đất đai, vốn tín dụng, lãi suất ngân hàng, thuế, lương lao động, giá cả vật tư, giá cả sản phẩm đầu ra . Các biện pháp phi kinh tế là những biện pháp gián tiếp tác động đến nền kinh tế như biện pháp về lao động việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ và cải tạo môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo . 4 Paul Samuelson: Kinh tế học, Viện kinh tế học - Bộ ngoại giao, T. 1, tr. 117 5 Đoàn Thị Thu Hà: Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Nxb KH và kỹ thuật, 2000, tr. 25 2 3) Chính sách nông nghiệp phải tuân thủ các quy luật khách quan và tính tất yếu trong nông nghiệp. Chính phủ sử dụng chính sách tác động vào nông nghiệp, hướng nông nghiệp theo các ý đồ chủ quan của Chính phủ, mà nông nghiệp là ngành sản xuất phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội nên chính sách của Chính phủ phải tuân thủ các quy luật và tính tất yếu của nông nghiệp. 4) Chính sách do Chính phủ hoạch định và ban hành tác động phát triển nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định. Mục tiêu của chính sách vừa là cơ sở để Chính phủ xây dựng và ban hành chính sách nhưng cũng vừa là kết quả để kiểm tra việc thực hiện của chính sách. Mỗi một mục tiêu thường có một hoặc nhiều chính sách được xây dựng và ban hành để triển khai thực hiện. Đồng thời, mỗi một chính sách có thể sẽ điều tiết để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu. 5) Mỗi chính sách có một thời hạn nhất định. Do nền kinh tế hay ngành nông nghiệp luôn thay đổi, vì vậy chính sách cũng phải thay đổi theo để phù hợp. Hay nói cách khác, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, chính sách cũng khác nhau. Vì vậy, để chính sách luôn phù hợp với thực tế, sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế và hoàn thiện chính sách. 1.1.2.2. Vai trò của chính sách nông nghiệp - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng. Thứ hai, định hướng điều tiết sự mất cân đối trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp, chính sách nông nghiệp định hướng cân bằng các lĩnh vực: sản xuất - tiêu dùng, đầu vào - đầu ra, tích luỹ - đầu tư, xuất khẩu - nhập khẩu, thu - chi ngân sách… - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối các vùng lãnh thổ: gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng trong nông nghiệp, đó là đất đai và lao động và đây cũng là hai nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong thời gian dài nước ta áp dụng cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã phát sinh ra nhiều tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là hiện tượng quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách nông nghiệp phải có vai trò to lớn trong việc tác động đổi mới cơ chế này, từng bước xoá bỏ hiện tượng quan liêu bao cấp trong nền kinh tế. 1.1.2.3. Mục tiêu của chính sách nông nghiệp Trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, chính sách nông nghiệp cần đạt được những mục tiêu tổng quát sau: - Chính sách nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt mục tiêu bền vững: về kinh tế, ổn định xã hội và cân bằng môi trường sinh thái. - Chính sách nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt mục tiêu toàn diện: đa lĩnh vực, đa ngành, đa mục tiêu. 3 - Chính sách nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế cao. - Chính sách nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp đạt mục tiêu an toàn lương thực, ổn định kinh tế vĩ mô. Để đạt các mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn hiện nay của chính sách nông nghiệp như sau: + Phát triển nông nghiệp theo hướng SX hàng hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. + Phát triển nông nghiệp theo hướng xuất khẩu và tự do hoá thương mại. + Đảm bảo tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là nông dân, tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản. + Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp. + Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi thừa ở nông thôn, khai thác hợp lý các nguồn lực khác của nông nghiệp. + Bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.2.4. Các ràng buộc của chính sách nông nghiệp Các ràng buộc của chính sách nông nghiệp chính là những yếu tố hạn chế mà chính sách gặp phải, làm giảm tác dụng của chính sách hoặc làm cho chính sách của Chính phủ không đủ mạnh như mong muốn của Chính phủ. Bao gồm: - Về mặt chính trị: các ràng buộc như thể chế chính trị, an ninh quốc gia, hệ thống hoặc bộ máy của Nhà nước . - Về mặt kinh tế: các ràng buộc như số lượng và chất lượng các yếu tố nguồn lực và tài nguyên của quốc gia như ngân sách, lực lượng lao động, đất đai, khả năng về ngoại hối, giá cả đầu ra, đầu vào của nông nghiệp, trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển nông nghiệp, trình độ lao động . - Về mặt tự nhiên: các ràng buộc như các quy luật khách quan của tự nhiên như thời tiết khí hậu, vị trí địa lý, địa hình; quy luật sinh trưởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi trong nông nghiệp… - Về mặt xã hội: các ràng buộc như các quy luật khách quan của xã hội, dân số, phong tục tập quán, trình độ dân trí, an toàn xã hội, . Trong kinh tế học phúc lợi ứng dụng, khả năng hiện có của nguồn lực và kỹ thuật sản xuất hiện hành được coi là những ràng buộc cơ bản nhất. 1.1.2.5. Các công cụ chính sách nông nghiệp Công cụ của chính sách chính là những yếu tố cần thiết mà Chính phủ sử dụng trong các chính sách để tác động, điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu của chính sách. Bao gồm: - Các công cụ cơ bản là những công cụ được nhiều chính sách sử dụng như ngân sách, quỹ, thuế, lãi suất, giá cả, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, tỷ giá hối đoái, . - Các công cụ hành chính - tổ chức: Mô hình các tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước, thể chế, . - Các công cụ tuyên truyền, giáo dục: Hệ thống thông tin đại chúng, thông tin chuyên ngành, hệ thống giáo dục và đào tạo, hệ thống các tổ chức chính trị và đoàn thể, . - Các công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ đặc trưng cho từng chính sách. 4 1.1.3. PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP Để quản lý nền kinh tế - xã hội, mỗi thời điểm Chính phủ phải thực hiện hàng loạt các mục tiêu, do đó Chính phủ phải ban hành nhiều chính sách điều tiết nền kinh tế xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng. Để hệ thống được các loại chính sách của Chính phủ, người ta căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, phân chính sách nông nghiệp thành nhiều loại. 1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất của chính sách: Căn cứ vào tính chất của chính sách, phân hệ thống chính sách thành 3 loại gồm: - Chính sách mục tiêu: là những chính sách nhằm đảm bảo cho nông nghiệp đạt được các mục tiêu lớn, lâu dài. Đây là loại chính sách định hướng cho các loại chính chính sách khác. Chính sách mục tiêu trong nông nghiệp nước ta hiện nay như chính sách an ninh lương thực, chính sách nông nghiệp sản xuất hàng hoá và công nghiệp hoá, chính sách nông nghiệp hướng xuất khẩu, chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, chính sách cơ cấu trong nông nghiệp . - Chính sách cơ bản: là những chính sách cơ bản làm nền tảng cho các loại chính sách khác như chính sách đầu tư, chính sách vốn tín dụng, chính sách đất đai, chính sách thuế trong nông nghiệp, chính sách đào tạo nguồn nhân lực . - Chính sách hỗ trợ: là các chính sách tác động nhằm phát triển nông nghiệp theo chính sách mục tiêu trên cơ sở các chính sách cơ bản. Thường chính sách hỗ trợ mang tính điều chỉnh tạm thời, giải quyết các khó khăn trước mắt trong nông nghiệp. Trong thực tế các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp như chính sách giá trần (đầu vào), chính sách giá sàn (đầu ra), chính sách hỗ trợ giá đầu vào, chính sách hạn ngạch, chính sách miễn giảm thuế theo mùa vụ hoặc theo cơ chế thị trường, chính sách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách tỷ giá . 1.1.3.2. Căn cứ vào lĩnh vực tác động: - Chính sách kinh tế: là các chính sách trực tiếp tác động đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế nông nghiệp, gồm nhóm chính sách tác động đến việc khai thác các nguồn lực (đất đai, thuế sử dụng tài nguyên, lương, vốn tín dụng, .); nhóm chính sách tác động đến thị trường sản xuất và tiêu thụ nông sản (chính sách giá cả, chính sách marketing, vệ sinh an toàn thực phẩm), . - Chính sách văn hóa - xã hội: là các chính sách tác động lên các lĩnh vực khác thuộc văn hóa, xã hội như giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hoá gia đình, xoá đói giảm nghèo, văn hoá phong tục tập quán . - Chính sách khác: như chính sách thể chế, chính sách an ninh quốc phòng, chính sách đối ngoại, chính sách bảo vệ môi trường, . 1.1.3.3. Căn cứ vào thời gian: - Chính sách ngắn hạn: là những chính sách mang tính ngắn hạn từ 1 đến 2 năm. Đó là những chính sách nhằm điều tiết những mục tiêu ngắn hạn và giải quyết các vấn đề vướng mắc, ách tắc trong quá trình phát triển và ổn định kinh tế. - Chính sách trung hạn: là những chính sách có thời hạn từ 2 đến 5 năm. Đó là những chính sách có tính kế hoạch hóa trong thời gian dài, nhằm đảm bảo những cân đối nhất định trong nền kinh tế như cân đối cung cầu, cân đối đầu tư, cân đối sản xuất tiêu dùng, cân đối xuất nhập khẩu, . 5 - Chính sách dài hạn: là những chính sách có thời hạn dài hơn 5 năm. Đây là những chính sách được áp dụng lâu dài, nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược của nền kinh tế và của quốc gia. 1.1.3.4. Căn cứ vào cấp ứng dụng: - Cấp cơ sở: đó là những chính sách tác động trực tiếp đến các trang trại, các hộ nông dân, người tiêu dùng . - Cấp thị trường: đó là các chính sách điều chỉnh trên phạm vi nhiều đối tượng hơn cho cả người sản xuất, phân phối và người tiêu dùng . - Cấp biên giới quốc gia: đó là các chính sách có phạm vi điều chỉnh không những trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia. 1.2 TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 1.2.1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 1.2.1.1 Chính phủ trung ương Chính phủ trung ương là cơ quan cao nhất có đủ thẩm quyền tổ chức xây dựng và ban hành các chính sách nông nghiệp đồng thời là cơ quan cao nhất trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách nông nghiệp. Chính phủ trung ương là cơ quan thẩm quyền chung, xây dựng và ban hành những chính sách mang tính mục tiêu, chiến lược và mang tầm vĩ mô lớn có liên quan đến các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế quốc dân và qui định những mục tiêu kinh tế xã hội, những cân đối lớn của nền kinh tế trong đó có nông nghiệp. Chính phủ xác định hướng chiến lược của nền kinh tế như cơ cấu các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế . Chính phủ ban hành các chính sách thể chế qui định trách nhiệm của các Ngành, các Bộ và các địa phương trong việc hướng dẫn và ban hành các chính sách, các qui định để thực hiện. 1.2.1.2. Các Bộ, Ngành trung ương - Các Bộ, Ngành trung ương là cơ quan thẩm quyền riêng phụ trách một lĩnh vực nào đó trong nền kinh tế xã hội được Chính phủ trung ương giao. - Các Bộ, Ngành trung ương là cơ quan trung ương vừa tiếp xúc với các địa phương nhưng cũng vừa trực tiếp với Chính phủ trung ương. - Chính vì thế, chính sách của các Bộ, Ngành trung ương: + Tham mưu giúp Chính phủ trung ương xây dưng và ban hành các chính sách cho phù hợp với lĩnh vực mà Bộ, Ngành phụ trách; + Chính sách triển khai, chi tiết hoá, cụ thể hoá chính sách của Chính phủ trung ương cho phù hợp với mục tiêu và lĩnh vực Bộ, Ngành phụ trách; + Đại diện Chính phủ trung ương xây dựng và ban hành các chính sách điều tiết, phát triển các lĩnh vực được giao theo các mục tiêu được Chính phủ trung ương xây dựng, đặc biệt là các chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết chung để phát triển toàn ngành và những chính sách thuộc liên Bộ, liên Ngành . + Ngoài ra, Bộ ngành cũng ban hành các chính sách thể chế quy định trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ ngành quản lý trong việc triển khai, thực hiện chính sách của Chính phủ và của Bộ ngành. 6 1.2.1.3. UBND các địa phương: tỉnh, huyện, xã. Trên cơ sở các chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành, các địa phương ban hành các văn bản chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đối với các địa phương, UBND tỉnh là cơ quan chủ yếu ban hành và thực hiện các chính sách trên tất cả các lĩnh vực cho cả địa phương. Các chính sách do UBND tỉnh ban hành phải mang tính điều tiết vĩ mô trên phạm vi cả tỉnh. Thông thường Chính phủ có chính sách gì thì địa phương tỉnh có các chính sách đó. Chính sách của UBND tỉnh ban hành phải đúng ý đồ của Chính phủ và phải phù hợp với địa phương. Do vậy, UBND tỉnh là cơ quan chuyển tiếp các chính sách của Chính phủ nhưng lại là cơ quan trực tiếp ban hành chính sách phát triển địa phương. Chính sách của các địa phương thông thường bao gồm chính sách triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ và các Bộ ngành dưới hình thức hướng dẫn, cụ thể hoá, chi tiết hoá và chính sách phát triển địa phương. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng ban hành các chính sách thể chế quy định quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cấp địa phương trong việc ban hành, triển khai và thực hiện chính sách. 1.2.2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 1.2.2.1. Phân tích tình hình thế giới Xem xét tình hình chính trị và kinh tế của đất nước với thế giới, xem xét các hiểm hoạ bên ngoài, xem xét trong dòng chảy của lịch sử nhân loại, lịch sử phát triển đất nước sẽ gặp những trở lực nào cản phá, sẽ được các hợp lực nào hỗ trợ. Tức là tất cả những gì có lợi có thể gặp và những gì có hại có thể phải đương đầu. Phân tích thế giới cần phân tích các nước có liên quan, các cường quốc có thế lực quốc tế, các cường quốc có thế lực kinh tế, các nước giáp ranh, các nước trong khu vực, các nước đặc thù, các cường quốc chi phối thị trường đầu vào và đầu ra nông sản, . đồng thời cần phân tích các vấn đề phát sinh và chiều hướng biến động của nó như các vấn đề về công nghệ đặc biệt tạo ra các bước tiến vượt bậc của xã hội, của nông nghiệp, các vấn đề về tự nhiên, thiên nhiên và môi trường, . Trong nông nghiệp, khi phân tích thế giới cần quan tâm phân tích sản lượng cung – cầu và giá cả của thế giới về một loại sản phẩm nông nghiệp nào đó, đặc biệt các cường quốc về sản lượng. Ví dụ khi phân tích lúa gạo cần nghiên cứu lượng cung lúa gạo của Thái Lan, Việt Nam, Mỹ .; lượng cầu lúa gạo của các nước Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ . Khi phân tích cà phê cần phân tích lượng cung cà phê của các nước Mỹ La Tinh như Brazil, Achentina, Việt Nam . và lượng cầu cà phê của Châu Âu, Bắc Mỹ . 1.2.2.2. Phân tích thực trạng đất nước và địa phương Phân tích thực trạng đất nước làm việc nghiên cứu phân tích các yếu tố nguồn lực của đất nước đáp ứng cho loại sản phẩn nông nghiệp cần quan tâm như đất đai, nguồn nhân lực, trình độ quản lý, phát triển sản xuất khoa học công nghệ, trình độ chế biến, . của đất nước so với các quốc gia cung cấp loại sản phẩm đó. Phân tích thực trạng của địa phương là việc phân tích các yếu tố nguồn lực và tình hình, thực trạng của địa phương. Điều quan trọng phải xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức . của địa phương so với các địa phương khác và so với các nước khác trên thế 7 [...]... trình chính sách kể cả giai đoạn trước khi chính sách được ban hành (phân tích chính sách tạo cơ sở về mặt thông tin cho quyết định lựa chọn phương án chính sách tối ưu và tổ chức thực hiện chính sách) và giai đoạn sau khi chính sách đã kết thúc (phân tích chính sách nhằm tổng kết đánh giá quá trình thực hiện chính sách) - Phân tích chính sách thường được tổ chức thực hiện trước khi ban hành chính sách, ... niệm và đặc trưng của phân tích chính sách Có nhiều khái niệm khác nhau về phân tích chính sách: - GS TS Đỗ Hoàng Toàn: "Phân tích chính sách là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực và hiệu quả chính sách để đưa ra kết quả tổng hợp về chính sách" .7 - Walter Williams: "Phân tích chính sách là công cụ tổng hợp thông tin nhằm tạo ra các phương án cho quyết định chính sách, đồng thời cũng là... định chính sách Phương pháp nghiên cứu hiện đại dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng sử dụng nhiều mô hình toán kinh tế để phân tích định lượng, sử dụng nhiều phương pháp mới phân tích ảnh hưởng của chính sách 12 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 2.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH 2.1.1 Tầm quan trọng của phân tích chính sách - Trong quá trình quản lý xã hội, Chính. .. tức là phân tích nhằm mục đích lựa chọn chính sách để ban hành hoặc đưa ra các biện pháp nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để hoàn thiện chính sách Điều đó cũng có nghĩa là, mục đích của phân tích chính sách là đưa ra phương án chính sách tối ưu để ban hành chính sách mới hoặc biện pháp tốt nhất để sửa đổi, bổ sung hay thay thế chính sách - Phân tích chính sách sử dụng nhiều phương pháp phân tích, ... ảnh hưởng của chính sách đối với việc ổn định và phát triển ngành nông nghiệp + Các phương pháp phân tích thường dùng là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích kinh tế vi mô trong nông nghiệp, phương pháp ma trận phân tích chính sách, phương pháp phân tích phúc lợi kinh điển, phương pháp phân tích ngành hàng, phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương pháp phân tích tài chính dự án, ... động của chính sách về lợi ích của họ, gồm: 15 nông hộ, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, người tiêu dùng nông sản, các đối tượng gián tiếp được hưởng lợi từ chính sách nông nghiệp, 2.2.2 QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP Phân tích chính sách được thực hiện ngay từ khi thu thập thông tin, xác định mục tiêu để xây dựng và hoạch định chính sách Trong... Public Policy Analysis, Prentical Hall, 1981 10 Ngô Đức Cát: Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, 1996, tr 43 7 8 13 chọn phương án tối ưu để ban hành thành chính sách hoặc đưa ra các biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế để hoàn thiện chính sách Như vậy, phân tích chính sách có một số đặc trưng sau: - Phân tích chính sách là một quá trình Quá trình đó có điểm khởi đầu và điểm... hiện đại: Hiện nay, phân tích chính sách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích thông qua các mô hình: mô hình cân bằng tổng thể (GEM), mô hình cân bằng cục bộ, mô hình cân bằng không gian, ma trận phân tích chính sách PAM11, phân tích phúc lợi kinh điển WEA12, phân tích ngành hàng CCA13, phân tích lợi ích chi phí BCA14, phân tích tài chính dự án, Phân tích chính sách là vấn đề phức tạp,... cho chính sách trong tương lai".8 - William N Dunn: "Phân tích chính sách là ngành khoa học xã hội ứng dụng, sử dụng một tập hợp các phương pháp điều tra và biện luận nhằm tạo ra và truyền đạt những thông tin liên quan đến chính sách có thể sử dụng được trong các quá trình chính trị để giải quyết những vấn đề chính sách" .9 - PGS TS Ngô Đức Cát: "Phân tích chính sách nông nghiệp là một môn khoa học. .. định chính sách đã có quá trình phân tích chính sách Phân tích chính sách thực chất là quá trình phân tích nguồn thông tin thu được, xác định các lĩnh vực, phạm vi cần điều tiết, xây dựng và phân tích các phương án khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu ban hành thành chính sách và xác định các biện pháp cụ thể để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách Để đạt được mục đích này, quá trình phân tích chính . sử dụng nhiều phương pháp mới phân tích ảnh hưởng của chính sách. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - 12 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP 2.1 KHÁI NIỆM PHÂN. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -- -- - -- - -- Bài giảng PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP Huế, 2009 i TÀI LIỆU THAM

Ngày đăng: 25/08/2013, 09:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan