Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

9 270 0
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh Chương 1 : MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài . Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng phát triển cho nhiều quốc gia. Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay thì nền kinh tế có những bước tiến nhất định. Thời gian gần đây, tình hình kinh tế _ xã hội ở An Giang nói riêng Việt Nam nói chung đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Với sự xuất hiện ngày càng đông của nhiều loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh cùng với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp nhà nước đã tạo nên một nền kinh tế sôi động đầy sức cạnh tranh. Nhưng bên cạnh việc thiếu vốn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của các thành phần kinh tế này, trong khi các ngân hàng thương mại lại thừa vốn. Từ thực trạng này, Nhà nước Chính phủ đã có hàng loạt chính sách nhằm khai thông nguồn vốn bản thân các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các loại hình đầu tư vào những dự án thực sự có hiệu quả. Từ những vấn đề trên nên em chọn nghiên cứu đề tài : “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn.” 1.2Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu : _ Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNN _ PTNT An Giang đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. _ Phân tích những mặt mạnh hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNN_PTNT An Giang _ Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn cho NHN 0 _PTNT An Giang 1.3 Phương pháp nghiên cứu: _ Phương pháp thu thập số liệu : + Nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp, được thu thập trực tiếp từ phòng tín dụng của NHNN_PTNT An Giang. + Thu thập các thông tin trên sách, báo, tạp chí, internet, văn bản pháp luật nói về hoạt động tín dụng ngân hàng, các đề tài sêmina của anh chị khoá trước trong lĩnh vực Tài chính _ Ngân hàng. _ Phương pháp: thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu giữa các năm, các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh 1.4 Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHNN_PTNT qua 3 năm (2007,2008,2009). Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh 2.1 Khái niệm, chức năng vai trò của NHTM 2.1.1 Khái niệm NHTM Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện chiết khấu làm phương tiện thanh toán. ( Tiền tệ _ Ngân hàng _ PTS Nguyễn Đăng Dờn ) 2.1.2 Chức năng NHTM  Chức năng trung gian tín dụng: Hoạt động chính của NHTM là đi vay để cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần bổ sung thêm kênh điều chuyển vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.  Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đại diện cho cá nhân, tổ chức thanh toán dựa trên số tiền gửi tại ngân hàng. Nhờ thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng mà giảm được chi phí ẩn, phát hành quản lý lưu thông tiền mặt, qua đó góp phần giảm chi phí xã hội.  Chức năng tạo tiền: Chức năng này được thể hiện ở hoạt động cho vay nhận lại khoản tiền cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế. 2.1.3 Vai trò NHTM _ NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. _ NHTM góp phần phân bổ hợp lí các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. _ NHTM tạo môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. _ NHTM là cầu nối kinh tế cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 2.2 Hoạt động tín dụng NHTM 2.2.1 Khái niệm tín dụng  Khái niệm cơ bản về tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng các tổ chức kinh tế khác, các doanh nghiệp cá nhân. Trong thực tế, hoạt động tín dụng cũng thể hiện hai mặt là: người sở hữu một số tiền, hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong thời gian nhất định đến hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.  Khái niệm tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là hình thức tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. 2.2.2 Các hình thức tín dụng _ Căn cứ vào thời hạn cho vay: + Cho vay ngắn hạn : là hình thức cho vay có thời hạn dưới 12 tháng thường được sử dụng để phát triển sản xuát kinh doanh, dịch vụ đời sống. SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 3 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh + Cho vay trung hạn: có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. Dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. + Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng. Nhằm thực hiện các dự án đầu tư hay phương án phát triển sản xuát kinh doanh… _ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: + Cho vay sản xuất – lưu thông hàng hóa: là loại cho vay nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá nhân để trực tiếp tiến hành sản xuất hàng hóa kinh doanh. + Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay hộ, cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, sửa chữa nhà các tư liệu tiêu dùng. 2.3 Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng ngân hàng 2.3.1 Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng đều quán triệt các nguyên tắc tín dụng. Các nguyên tắc tín dụng bắt nguồn từ bản chất của tín dụng, được khẳng định trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng được pháp lý hóa. Nguyên tắc 1: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu mà bên vay đã trình bày trên hợp đồng tín dụng được chấp nhận của ngân hàng cho vay. Bởi khi quyết định cho vay, ngân hàng đã xét thấy được tính khả thi của phương án kinh doanh mà người vay đưa ra, nếu người vay sử dụng vốn vay đó cho mục đích khác thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ có thể dẫn tới rủi ro cho món vay đó. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn. Việc thỏa thuận cụ thể hóa nguyên tắc này như một trong những điều kiện cho vay được sử dụng làm cơ sở để ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng giám sát hoạt động của khách hàng vay vốn trong quá trình hoạt động có sử dụng vay ngân hàng. Ngân hàng có quyền từ chối hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Đây là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng tức là tiền vay phải được đảm bảo không bị giảm giá, tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội được ổn định, nhất là các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn năng động. Những sai lệch so với dự kiến của việc hoàn trả nợ vay về mức độ hay thời hạn trả nợ đều phản ánh sự không bình thường trong hoạt động của bên vay ở các mức độ khác nhau. Nếu sự bất ổn đó không là quá mức thì các bên có thể phối hợp điều chỉnh SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 4 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh được, nhưng nếu sự bất ổn ở mức trầm trọng thì việc xử lý những tình huống xảy ra sẽ phức tạp hơn nhiều, bởi điều nàu có liên quan đến uy tín sự tồn tại của ngân hàng. 2.3.2 Điều kiện cho vay: Đối với cho vay ngắn hạn : Các công ty xí nghiệp, các tổ chức kinh tế muốn được vay ngắn hạn tại ngân hàng thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:  Có tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành.  Sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, hoặc được cấp bù lỗ theo chính sách, không có nợ quá hạn của ngân hàng.  Phải có vốn tự có tham gia vào luân chuyển vốn theo một tỷ lệ tối thiểu theo quy định của ngân hàng.  Tổ chức hạch toán kinh tế quản lý tài chính theo đúng pháp lệnh về kế toán thống kê cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến sản xuất kinh doanh.  Phải thế chấp tài sản (hoặc phải được bảo lãnh bởi người thứ ba có thẩm quyền) khi vay vốn, nếu không được ngân hàng tin tưởng, các trường hợp tín chấp đo bên vay quy định riêng. 2.3.3 Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay luôn gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn tính chất của nguồn vốn. Theo chu kỳ sản xuất kinh doanh: Thời hạn cho vay sẽ được tính từ lúc phát tiền vay cho đến lúc người sản xuất thu hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nhưng thời gian này khó dự đoán chính xác vì nó còn tùy thuộc vào thị trường. Khả năng thanh toán: Đối với một nhà sản xuất thì khả năng thanh toán của họ có thể tính từ nhiều nguồn khác nhau, chứ không phụ thuộc vào nguồn thu của đối tượng cho vay. 2.3.4 Lãi suất tín dụng: Mức lãi suất cho vay do ngân hàng khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp cụ thể, ngân hàng khách hàng thỏa thuận lãi suất cho vay như sau:  Lãi suất cố định: là lãi suất được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước nhận nợ không thay đổi trong suốt thời gian cho vay.  Lãi suất thay đổi: là lãi suất được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước nhận nợ tại thời điểm giải ngân được thay đổi khi có thông báo lãi suất của ngân hàng. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng ấn định thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng, mức lãi suất này không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng 2.3.5 Các phương thức tín dụng:  Cho vay từng lần  Cho vay theo hạn mức tín dụng  Cho vay theo dự án đầu tư SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 5 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh  Cho vay hợp vốn  Cho vay trả góp  Cho vay hạn mức tín dụng dự phòng  Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành sử dụng thẻ tín dụng  Cho vay thông qua hạn mức thấu chi  Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm. 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.4.1 Một số khái niệm liên quan + Doanh số cho vay Doanh số cho vay là các khoản tín dụngngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định. + Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu dư nợ mà khách hàng hiện thời chiếm dụng đã hoàn lại cho ngân hàng. + Dư nợ cho vay Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền ngân hàng còn đang cho khách hàng vay ở một thời điểm nhất định. + Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng đã tới hạn nhưng người vay chưa trả hoặc không có khả năng trả nợ cho khoản tín dụng đó. 2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng  Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) Doanh số thu nợ ngắn hạn Hệ số thu nợ ngắn hạn = * 100% Doanh số cho vay ngắn hạn Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn của đồng vốn khi cho vay. Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao, hoạt động tín dụng có hiệu quả công tác thu nợ đang có sự chuyển biến tốt. Rủi ro tín dụng thấp. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Doanh số thu nợ NH VQVTDNH = Dư nợ NH bình quân Hệ số này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng. Vòng quay tín dụng càng cao thể hiện đồng vốn quay vòng nhanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, điều này đồng nghĩa công tác được ngân hàng thực hiện khá tốt. SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 6 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn NH NQHNH/DNNH = * 100% Dư nợ NH Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng, phản ánh tình trạng nợ tại ngân hàng tốt hay xấu. Ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng càng cao. SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 7 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh Chương III : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AN GIANG 3.1 Giới thiệu về AGRIBANK – AN GIANG 3.1.1 Sự hình thành phát triển AGRIBANK  Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam: Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 26-03-1988 là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn Việt Nam. Tên tiếng việt: Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam. Viết tắt: NHN o Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Gọi tắt là: Agribank. Viết tắt: VBARD Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng trưởng thành của Agribank cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình; xúc tiến cổ phần hóa các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa Agribank theo định hướng lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động phát triển thương hiệu- văn hóa Agribank  Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn An Giang : Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (NHN o ) An Giang là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHN o Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc NHN o Việt Nam. Đơn vị được thành lập vào ngày 18/05/1988 theo Quyết định số 30/NHQĐ ngày 17/05/1988 Quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18/05/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay đã qua 2 lần đổi tên: ngày 03/10/1994 đổi thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh An Giang ngày 08/07/1998 đổi là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh An Giang. Hiện nay, toàn chi nhánh NHN o An Giang bao gồm 12 đơn vị trực thuộc: SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 8 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại NHNN-PTNT An Giang GVHD: ThS.Nguyễn Thị Vạn Hạnh _ 1 Hội sở NHN o tỉnh, đặt tại số 51B Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang. _ 1 chi nhánh tại Tp Long Xuyên. _ 10 ngân hàng chi nhánh huyện thị trực thuộc, trụ sở đặt tại các huyện Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Thọai Sơn thị xã Châu Đốc. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng NHN o An Giang SVTH:Phạm Đỗ Phương Thảo-DH8TC Trang 9 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC PHÓ GIÁM ĐỐC P.HÀNH CHÁNH P. THẨM ĐỊNH 11 CHI NHÁNH CÁC HUYỆN, THỊ, THÀNH P. NGUỒN VỐN KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P. KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ P.TỔ CHỨC CÁN BỘ ĐÀO TẠO P.VI TÍNH P.KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P.TÍN DỤNG HỘI SỞ . hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNN _ PTNT An Giang đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. _ Phân tích những mặt mạnh và hạn chế trong hoạt động tín dụng. Agribank  Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang : Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHN o ) An Giang

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan