Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

13 688 0
Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Chương 1. Giới thiệu CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài An Giang là một trong những tỉnh thành của cả nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp mà thế mạnh chủ yếu là trồng lúa nuôi cá. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế của cả nước, An Giang đã phát huy lợi thế của mình là tập trung sản xuất nông nghiệp dựa theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng. Ngoài ra, An Giang là vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - văn hóa. Song song đó, tỉnh còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời rất đa dạng phong phú . Do đó, để có đủ nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương thì các tổ chức tín dụng trên địa bàn đóng vai trò rất quan trọng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Thành phố Long Xuyên. Muốn tăng truởng phát triển kinh tế của địa phương thì một trong những yếu tố quan trọng cần phải có là vốn. Có thể nói nguồn vốn để đầu tư phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất nhu cầu vay vốn ngày càng cao trong xã hội. Vì vậy nhu cầu về vốn là nhu cầu rất cấp bách. Trong khi đó vốn tạm thời nhàn rỗi của người dân nằm rải rác khắp nơi. Vì vậy, để có thể thu hút được vốn tạm thời nhàn rỗi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển là một vấn đề quan trọng của các tổ chức tín dụng nói chung Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên nói riêng. Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên với chức năng chính của mình trực tiếp “hút” (huy động vốn) “bơm” (cho vay) vốn vào nền kinh tế, điều tiết vốn giữa các ngành, các vùng một cách tối ưu nhất. Có thể nói huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của NHTM. Trong thời gian gần đây, sự cạnh tranh huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tình hình kinh tế vĩ mô nhiều biến động đã gây không ít khó khăn thời cơ thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng nói chung Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên nói riêng. Vậy hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng như thế nào? Có chịu sự tác động bởi yếu tố cạnh tranh các yếu tố khác từ nền kinh tế vĩ mô hay không? Mức độ tác động như thế nào? . Để trả lời cho những câu hỏi trên tôi tập trung nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông Việt Nam chi nhánh Thành phố Long Xuyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thông qua tình hình hoạt động huy động vốn trong 3 năm 2007 - 2008 – 2009 để đánh giá được hiệu quả của huy động vốn. Bên cạnh đó, thông qua các số liệu báo cáo thu thập được từ đơn vị nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem một số vấn đề cụ thể sau: + Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm trên. + Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh nhằm đánh giá sơ bộ tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm. + Từ những nghiên cứu đánh giá tình hình huy động vốn rút ra nhận xét kết luận hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Trang 1 Chương 1. Giới thiệu 1.3. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu vào thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên từ năm 2007 đến năm 2009. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập tại Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. Tham khảo nguồn thông tin từ: sách, internet, tài liệu các báo cáo nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Dùng phương pháp phân tích định tính định lượng: + So sánh tuyệt đối tương đối. + Đánh giá theo tốc độ tăng trưởng. + Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng. 1.5. Ý nghĩa Thông qua phân tích hiệu quả của hoạt động huy động vốn nhằm rút ra những nhận xét kết luận cùng với những kiến nghị đề ra trong chuyên đề là tài liệu tham khảo cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn có hiệu quả hơn. Trang 2 Chương 2. Cơ sở lý luận CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Ngân hàng thương mại (NHTM) (1) 2.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu làm phương tiện thanh toán. Ta có thể tóm tắt định nghĩa trên bằng sơ đồ sau: 2.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Chức năng trung gian tín dụng: Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, điều này thể hiện rõ NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng (giữa những chủ thể dư thừa về vốn những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn). Với chức năng này NHTM đã hỗ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế phân phối vốn trực tiếp, tạo ra kênh điều chuyển vốn quan trọng. Chức năng trung gian thanh toán: Bên cạnh hoạt động cho vay, NHTM còn cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay vì thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân… Có thể nhờ NHTM thực hiện công việc này dựa trên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã tạo điều kiện để mở rộng quan hệ khách hàng, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động tiền gửi hoạt động cho vay. Chức năng tạo tiền: Bắt đầu với những khoản tiền dự trữ nhận được từ ngân hàng Nhà nước, NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại NHTM một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào, NHTM lại sử dụng khoản tiền gửi này để cho vay lại. 2.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại NHTM giúp các doanh nghiệpvốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. NHTM là cầu nối cho việc phát trcf8iển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 2.2. Vốn huy động 1 () Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ ngân hàng. TPHCM: NXB Thống kê. Trang 3 Cho vay, cung cấp dịch vụ NH Nhận tiền gửi ti t ki mế ệ Cá nhân Công ty Tổ chức Cty, XN, Hộ gia đình Cá nhân Các tổ chức Ngân hàng thương mại Chương 2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Khái niệm (2) Vốn huy độngtài sản bằng tiền của các tổ chức cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Chỉ có các NHTM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. 2.2.2. Hoạt động huy động vốn Là một trong những hoạt động chủ yếu quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau đây: + Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn các loại tiền gửi khác. +Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận. + Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam của các tổ chức tín dụng nước ngoài. +Vay vốn ngắn hạn của Nhà Nước theo Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 2.2.3. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập, phải có vốn điều lệ theo qui định. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng, do vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng. Đối với ngân hàng thương mại: Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ tích 2 () Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ ngân hàng. TPHCM: NXB Thống kê. Trang 4 Chương 2. Cơ sở lý luận lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng. 2.2.4. Các loại hình huy động vốn Do nhu cầu động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, NHTM phải thiết kế phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau. Nhưng thông thường tiền gửi của khách hàng tại NHTM thường xuyên có các loại sau: Hình 2.1. Các loại tiền gửi thường xuyên tại NHTM - Tiền gửi thanh toán (Tiền gửi không kỳ hạn): Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng biết nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửi này. Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này ngân hàng trả lãi suất thấp cho khách hàng. Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản mục đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn định do đó ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào mục đích cấp tín dụng ngắn hạn hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. - Tiền gửi tiết kiệm: Đây cũng là một trong những nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nó có tính ổn định chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình: +Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất kỳ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do đó, ngân hàng thường trả lãi suất thấp cho loại tiền. Trang 5 Tiền gửi ngân hàng Tiền gửi thanh toán (Tiền gửi không kỳ hạn) Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi khác Tiết kiệm có kỳ hạn Tiết kiệm không kỳ hạn Chương 2. Cơ sở lý luận +Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Tiết kiệm định kỳ): Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút tiền sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc ngân hàng phải trả tiền lại cho mình. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn. Tuy nhiên do tính cạnh tranh khuyến khích khách hàng gởi tiền nên ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền không được trả lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất rút tiền khi đáo hạn. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng loại tiền gửi định kỳ. Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường được phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có thể phân chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 trên 12 tháng. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý). Đối với ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền được ấn định ngày trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả. Các NHTM thường áp dụng các biện pháp lãi suất cao để huy động nguồn vốn này là chủ yếu. - Các loại tiền gửi khác: Ngoài các loại sản phẩm tiền gửi thường xuyên trên hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi khác với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn 2.3.1. Đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng Chỉ tiêu này cho biết tình hình hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hay không, nếu chỉ tiêu này nhỏ thì hoạt động có hiệu quả ngược lại. 2.3.2. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này nói lên tổng vốn huy động chiếm trong tổng nguồn vốn hoạt động, nghĩa là trong 1 đồng vốn sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng qui mô huy động vốn của ngân hàng. Giá trị của tỷ số này càng lớn thì khả năng chủ động về nguồn vốn của ngân hàng càng cao. Trang 6 Tổng vốn huy động VHĐ/TNV = x 100% Tổng nguồn vốn Chi phí THHĐ = x 100% Thu nhập Chương 2. Cơ sở lý luận 2.3.3. Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong cho vay. 2.3.4. Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động lãi suất thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào đầu ra của tổ chức tín dụng càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Trang 7 VHĐ có kỳ hạn VHĐCKH/TVHĐ = x 100% Tổng vốn huy động VHĐ không kỳ hạn VHĐKKH/TVHĐ = x 100% Tổng vốn huy động Chương 4. Phân tích hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh TPLX CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN 3.1. Tổng quan về Agribank (3) Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thời hạn hoạt động là 99 năm. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: - Tổng nguồn vốn: 434.331 tỷ đồng. - Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng. - Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng. - Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh phòng giao dịch trên toàn quốc. - Nhân sự: 35.135 cán bộ. - Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp. - Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009). Agribank đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Hệ thống tổ chức của ngân hàng gồm có một (1) Hội sở chính, ba (3) Văn phòng đại diện, ba (3) đơn vị sự nghiệp, hai (2) Sở (Sở giao dịch Sở quản lý kinh doanh vốn ngoại tệ) một trăm bốn mươi chín (149) chi nhánh loại 1, 2 2.074 chi nhánh loại 3 phòng giao dịch tại khắp các tỉnh thành phố trên cả nước đươ ̣ c kê ́ t nô ́ i trư ̣ c tuyê ́ n. (Xem hình 3.1.) 3() “Không ngày tháng”, Thông tin chung [trực tuyến]. Bản quyền thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank. Đọc từ http://www.agribank.com.vn/101/782/gioi-thieu/thong-tin-chung.aspx (Đọc ngày 17/05/2010) Trang 8 Chương 4. Phân tích hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh TPLX (Nguồn: webside Agribank: http://www.agribank.com.vn) Hình 3.1. Sơ đồ Hệ thống tổ chức của Agribank 3.2. Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên 3.2.1. Quá trình hình thành phát triển Hiện nay Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyênchi nhánh loại 2 trong hệ tổ chức của Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam, có con dấu riêng, được hạch toán độc lập, tổ chức hoạt động theo điều lệ quy chế của Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trang 9 Chương 4. Phân tích hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh TPLX - Tên: Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Thành Phố Long Xuyên. - Địa chỉ: 40-42-44 Hai Bà Trưng, Mỹ Long, Long Xuyên. - Điện thoại: 076. 3846367 Fax: 076. 3842549 Ngày 03/04/1995 Tổng Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ra quyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Trưng Vương (trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh An Giang) với mô hình hoạt động như một phòng giao dịch. Đến năm 2000 Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Trưng Vương chính thức được đổi thành Ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Thành Phố Long Xuyên hoạt động cho đến nay. Qua nhiều năm hoạt động, Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên đã khẳng định vai trò, chức năng của mình trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, ngày càng khẳng định uy tín, vị thế của mình. Với chức năng “đi vay để cho vay” Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên đã khai thác có hiệu quả nguồn vốn huy động để có thể phát vay cho người dân trên địa bàn có nhu cầu vay vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh… Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên luôn đồng hành cùng với nhân dân Thành phố luôn ra sức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, của ngành trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với phương châm “Ngân hàng nông dân cùng nhau kinh doanh cùng hướng tới tương lai”. Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên hoạt động theo nguyên tắc “trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” nên hơn mười năm trưởng thành ngân hàng khẳng định được vị thế của mình trong ngành ngân hàng, xem khách hàng là “thượng đế”, qua chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ với phong cách làm việc nhanh gọn, tận tình, chu đáo chữ “tín” được đặt lên hàng đầu quyết định sự thành công của Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên. 3.2.2. Cơ cấu tổ chức Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh TPLX. Trang 10 Phó GĐ phụ trách kinh doanh Phòng Kế hoạch & Kinh doanh Phòng Kế toán & Ngân quỹ Phó GĐ phụ trách kế toán Phòng Hành chính & Nhân sự Giám đốc . nghiên cứu đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Việt Nam chi nhánh Thành phố Long Xuyên . 1.2. Mục tiêu. Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ra quyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:33

Hình ảnh liên quan

2.2.4. Các loại hình huy động vốn - Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

2.2.4..

Các loại hình huy động vốn Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 3.1. Sơ đồ Hệ thống tổ chức của Agribank 3.2. Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên  - Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

Hình 3.1..

Sơ đồ Hệ thống tổ chức của Agribank 3.2. Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh TPLX. - Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

Hình 3.2..

Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh TPLX Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2007 - 2008 - 2009 của Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên. - Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

Bảng 3.1..

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2007 - 2008 - 2009 của Agribank chi nhánh Thành phố Long Xuyên Xem tại trang 13 của tài liệu.
3.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2007 - 2008 - 2009 - Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông việt nam chi nhánh thành phố long xuyên

3.2.6..

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2007 - 2008 - 2009 Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan