KỸ THUẬT NUÔI cá TRONG RUỘNG lúa

4 697 4
KỸ THUẬT NUÔI cá TRONG RUỘNG lúa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong mô hình khuyến ngư hàng năm Chi cục thủy sản Vĩnh Long đặc biệt chú trọng đầu tư vào một số mô hình nuôi đạt hiệu quả như mô hình nuôi cá trên ruộng lúa cho các nông hộ thuộc địa bàn các huyện: Mang Thít, Bình Tân……. Nhìn chung mô hình nuôi cá trên ruộng lúa đã mang lại kết quả rất khả quan, tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống cho nông dân; Nuôi cá kết hợp với ruộng lúa sẽ góp phần làm tăng năng suất lúa, khả năng tiêu diệt sâu rầy của cá sẽ làm giảm vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác lúa,….

KỸ THUẬT NUÔI TRONG RUỘNG LÚA Kỹ sư Nguyễn Hồng Việt PGĐ. Trung tâm Khuyến nông lâm ngư T.T. Huế Lời giới thiệu: Nuôi ruộng là hình thức nuôi xen với lúa hoặc là nuôi 1 vụ trồng 1 vụ lúa. Đây là hình thức canh tác đã có từ lâu ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, nuôi ruộng đã bắt đầu được người nông dân ở các vùng ruộng trũng quan tâm. Ưu điểm cách nuôi này là ngoài lúa còn thu thêm và nhờ đó thu nhập trên 1 đơn vị diện tích được tăng lên. Nuôi làm cho mặt ruộng được xáo trộn, khả năng hoà tan oxy vào đát được tăng lên, vì vậy sự phân giải các chất hữu cơ thuận lợi hơn. Nhờ có các loại sâu bệnh, côn trùng, cỏ dại và các vi sinh vật hại lúa bị tiêu diệt. Ngược lại thóc rơi khi thu hoạch và rơm rạ còn sót lại là nguồn thức ăn bổ sung cho cá. Bên cạnh những ưu điểm trên việc nuôi ruộng ở Thừa Thien Huế còn nhiều mặt hạn chế. - Thứ nhất: Đây là hình thức canh tác khá mới nên không phải trong thời gian ngắn người nông dân có thể áp dụng được ngay. - Thứ hai: Thời gian nuôi ngắn, vùng nuôi trũng thường là các vùng ngập nặng khi có mưa lũ do đó việc ương các loại giống (đặc biệt là giống lớn) gặp nhiều khó khăn. - Thứ ba: Muốn nuôi trên ruộng cần có sự đầu tư ban đầu như đắp bờ bao, bờ vùng, đào hệ thống mương trú ẩn cho và xây dựng ao ương giống cần khá nhiều chi phí mà không phải người nông dân nào cũng áp dụng được. Để góp phần nghề nuôi ruộng tỉnh nhà phát triển, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi ruộng theo nội dung sau: - Lên kế hoạch nuôi ruộng trong mùa vụ trồng lúa. - Các loài nuôi phù hợp với ruộng lúa. - Quy trình nuôi ruộng. I. Kế hoạch nuôi Tuỳ hoàn cảnh từng gia đình, địa phương có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau: - Cách 1: 2 lúa + 2 cá: Thả vào đầu vụ Đông Xuân khi thu hoạch xong vụ lúa cùng đồng thời thu luôn vụ và làm tương tự như vậy cho vụ Hè Thu. - Cách 2: 2 lúa + 1 cá: Thả vào đầu vụ Đông Xuân và nuôi đến cuối vụ Hè Thu mới thu hoạch. Trong khoảng tháng 5 – tháng 7 có thể thu tỉa lớn và thả bù thêm giống. - Cách 3: 1 lúa + 1 cá: Chỉ trồng lúa trong vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu không trồng lúa mà thả cá. II. Các loài nuôi phù hợp trong ruộng lúa Tổng kết kinh nghiệm nuôi ruộng của các địa phương trong và ngoài tỉnh, chúng tôi thấy các đối tượng nuôi phù hợp là: Rô Phi, Trê, Chép, Trôi, Chim Trắng, Mè Vinh (ăn thực vật có nhiều ở miền Nam). Lưu ý: - Không được nuôi Trắm Cỏ xen với lúa. - Phần lớn nước ngọt đều nuôi được trong ruộng lúa nhưng cần chú ý đến mức độ có sẵn của giống cá, thức ăn và phân bón tại địa phương mà chọn loài nuôi phù hợp. - Chọn các loại nuôi có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ. III. Quy trình kỹ thuật 1. Chọn ruộng nuôi - Chọn vùng ruộng trũng, úng ngập quanh năm hoặc ngập trong mùa mưa lũ, canh tác lúa bấp bênh để chuyển qua nuôi cá. - Mặt ruộng bùn nhuyễn, có nguồn nước bổ sung thường xuyên và không bị cạn kiệt trong mùa hè. - Ở Thừa Thiên Huế vùng nuôi có thể kết hợp nuôi là vùng bàu, ô thường hay ngập úng, vùng ven sông, ven đầm phá, trong đê thuỷ lợi, đê ngăn mặn, vùng cấy lúa cưỡng. - Tuỳ theo điều kiện tự nhiên của địa phương mà lựa chọn diện tích nuôi phù hợp theo nguyên tắc ruộng càng rộng, vùng cho trú ẩn càng sâu càng tốt. - Thông thường diện tích nuôi từ 1000m 2 – 1 ha. Trong đó vùng cho trú ẩn chiếm 10 – 15% diện tích ruộng và phải đạt độ sâu tối thiểu từ 1m trở lên. 2. Cải tạo ruộng nuôi - Tu sửa hoặc đào mới các mương rãnh làm chỗ trú ẩn cho cá. - Lấp hết hang hốc ở chân và bờ ruộng. - Làm sạch cỏ dại, diệt dữ (đặc biệt là quả). - Bón vôi: tuỳ độ chua của ruộng mà bón vôi cho phù hợp. Thông thường ruộng ít chua bón từ 5 – 10kg vôi/100m 2 ruộng (chú ý rãi vôi nhiều hơn ở chỗ trú ẩn của cá). Ruộng chua nhiều bón từ 10 – 15kg vôi/100m 2 . Để biết ruộng chua hay không nên nhỏ nước bã trầu xuống, nếu nước bã trầu còn tươi nguyên là ruộng không chua, nếu nước chuyển qua màu đen là ruộng quá chua và ta phải bón thêm vôi. - Sau khi bón vôi phơi mặt ruộng 2 – 3 ngày, nếu ruộng không phơi được nên tháo nước vào ngay để tiến hành cấy lúa và thả cá. 3. Chọn giống thả Tuỳ khả năng cung cấp thức ăn, phân bón của địa phương, gia đình mà chọn giống thả phù hợp. - Nếu có sẵn phân chuồng, phân vô cơ, thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn tổng hợp thì chọn các loại như: rô phi, trê phi, trê lai, chép, chim trắng, trôi Ấn, mè trắng v.v… - Nếu có sẵn rau cỏ, bèo tấm, bèo cám có thể nuôi: rô phi, chim trắng, mè Vinh, trắm cỏ (khi nuôi 1 vụ + 1 vụ lúa). Nên chọn đều cỡ, màu sắc sáng bóng, bơi lội nhanh nhẹn để thả nuôi theo 1 trong các công thức sau đây: a. Đối với hình thức lúa xen canh (cách 1 và cách 2) cứ 100m 2 thả: - 10 – 15 con chép cỡ 6 – 8 cm; - 10 – 15 con rô phi cỡ 4 – 6 cm; - 8 – 10 con trê phi, trê lai cỡ 6 – 8 cm. b. Đối với hình thức lúa luân canh cứ 100m 2 thả: - 10 – 15 con chép cỡ 6 – 8 cm; - 5 – 7 con trắm cỏ cỡ 10 – 15 cm; - 5 – 10 con rô phi cỡ 4 – 6 cm; - 10 – 15 con trê phi, trê lai cỡ 6 – 8 cm. 4. Thả - Sau khi cấy 15 – 20 ngày thì thả giống vào ruộng. - Nếu gieo sạ thì 30 ngày sau mới thả cá. - Thả vào lúc sáng sớm hay chiều mát. - vận chuyển bằng túi nilông nên ngâm xuống nước 15 phút sau đó mở túi cho nước vào từ từ để khỏi bị sốc. 5. Quản lý – chăm sóc a. Bón phân cho - Có thể dùng phân chuồng, phân vô cơ để bón cho ao nuôi. Phân chuồng bón vào mương, rãnh (chỗ trú ẩn của cá) với số lượng 15 – 20kg/100m 2 mương rãnh, 10 ngày bón 1 lần, khi bón nên quan sát màu nước nếu nước có màu xanh lá chuối non hoặc màu nâu là tốt. - Phân vô cơ bón theo kỹ thuật trồng lúa và nên bón vào vùng có lúa. b. Cho ăn - Đối với ăn thực vật như rô phi, mè Vinh, trắm cỏ, chim trắng có thể dùng các loại rong cỏ, bèo cám, bèo hoa dâu, các loại rau để cho ăn với khối lượng bằng 25 – 30% trọng lượng thả (ví dụ 100kg trắm cỏ cho ăn khoảng 25 – 30kg thức ăn xanh hằng ngày). - Ngoài thức ăn xanh có sẵn có thể bổ sung thêm thức ăn tinh như cám, bột sắn, phụ phẩm lò mổ, thức ăn thừa của gà vịt, thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn tổng hợp với lượng hàng ngày từ 2 – 3 kg cho 100 kg cá. c. Chăm sóc - Hằng ngày vừa chăm lúa vừa quan sát cá, nếu ăn đều khắp mặt ruộng là tốt. - Thức ăn xanh nên cho ăn thoả mãn. Các loài rong cỏ, rau xanh ăn không hết nên vớt lên bờ. - Mùa hè cần cấp đủ nước cho ruộng, có thể làm chuôm để có chỗ trú ẩn. - Đề phòng các loại địch hại của như: chim, chuột, rắn, ếch nhái .v.v . - Không phun các loại thuốc trừ sâu trên ruộng cá, nếu phun nên thử sức chịu đựng của với các loại thuốc trừ sâu bằng cách: Phun thử trên 1 đơn vị diện tích nhỏ nếu không chết thì phun tiếp ra các diện tích lớn hơn cho đến khi phun toàn bộ vùng lúa. Hoặc ngăn 1 vùng ruộng từ 5 – 10m 2 thả từ 3 -5 con các loại rồi phun thuốc vào lúa nếu 2 - 3 ngày sau không chết thì quyết định phun toàn bộ. 6. Thu hoạch - Nên thu tỉa lớn sau khi nuôi được 2 – 3 tháng và thu liên tục cho đến khi gặt xong vụ trước và chuẩn bị cho vụ sau. - còn nhỏ nên giữ lại để nuôi tiếp. - Chọn những lúc thị trường được giá để thu. - Cần thả bù số đã thu tỉa. - Cách thu: Dụ vào vùng nước sâu bằng thức ăn tinh sau đó dùng lưới kéo. . thêm cá giống. - Cách 3: 1 lúa + 1 cá: Chỉ trồng lúa trong vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu không trồng lúa mà thả cá. II. Các loài cá nuôi phù hợp trong ruộng lúa. nuôi cá ruộng tỉnh nhà phát triển, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá ruộng theo nội dung sau: - Lên kế hoạch nuôi cá ruộng trong mùa vụ trồng lúa.

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan