Kỹ thuật nuôi cá rô phi sạch (phần i)

9 1.3K 10
Kỹ thuật nuôi cá rô phi sạch (phần i)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI SẠCH (Phần I) 1. Nuôi bán thâm canh cá rô phi trong ao đất năng suất 10 tấn/ha/vụ 1.1. Ðiều kiện ao nuôi bán thâm canh 1.2. Cá giống và mật độ nuôi 1.3. Cho ăn và chăm sóc 1.4. Thu hoạch 2. Nuôi thâm canh cá rô phi đạt năng suất 20 tấn/ha/vụ 2.1. Ðiều kiện ao nuôi và máy quạt khí 2.2. Cá giống, mùa vụ và mật độ nuôi 2.3. Cho ăn và chăm sóc

Kỹ thuật nuôi phi sạch (Phần I) Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Tiêu chí của nuôi phi sạch được dựa trên một số tiêu chí như sau: • Lựa chọn địa điểm và xây dựng công trình nuôi • Quản lý thức ăn và cách cho ăn • Quản lý ao • Quản lý sức khoẻ của phi nuôi • Các dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản phải sạch • Phương pháp xử lý trước và trong khi thu hoạch Sau đây là một số qui tắc chung để sản xuất phi sạch đạt các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. • Trang trại, ao nuôi phi phải được xây dựng ở khu vực có nguồn nước không bị ô nhiễm, pH đất 6,5-8,5, khu vực nuôi được vệ sinh sạch sẽ và không bị ngập lụt. • Các nhà xưởng xây dựng trên khu vực nuôi phải được quản lý tốt, kho chứa dụng cụ, thức ăn phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng khí đảm bảo thức ăn không bị ẩm mốc. • Nước sử dụng cho ao nuôi phi phải là nguồn nước xa các nguồn gây ô nhiễm, được kiểm soát trước khi lấy vào và ao nuôi và khi thải ra môi trường. Nước nuôi phải có chất lượng tốt, không mang các nguồn lây nhiễm bệnh, coliform và fecal coliform phải nằm trong giới hạn cho phép. • Nguồn nước phải đủ và sạch, các nguồn nước thải từ chuồng trại chăn nuôi và nước thải sinh hoạt không được thải vào nguồn nước cấp cho ao, đảm bảo hạn chế tối đa sự lây nhiễm của coliform vào nước ao nuôi. • Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải được bố trí xa khu vực nuôi, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi phải được xử lý tốt tránh nhiễm bẩn ao nuôi. • Các dụng cụ, máy móc sử dụng cho ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt sau khi sử dụng. • Không được sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản theo quyết định số 01-2001/QÐ-BTS, ngày 22/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản. Khi sử dụng các loại hoá chất kháng sinh cho ao cá, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh cá. 1 Nuôi bán thâm canh phi trong ao đất năng suất 10 tấn/ha/vụ Nuôi bán thâm canh đạt năng suất 10 tấn/ha là hình thức nuôi năng suất ở mức khá, kết hợp cả thức ăn tự nhiên với thức ăn công nghiệp nhằm hạ giá thành sản xuất và phù hợp với điều kiện nuôi của nhiều địa phương. Hình thức nuôi này không cần sử dụng máy quạt khí và yêu cầu chi phí không cao. 1.1 Ðiều kiện ao nuôi bán thâm canh Yêu cầu của ao nuôi thương phẩm phi sạch: Diện tích ao từ 1000-10.000 m 2 , tốt nhất là 4000-6000 m 2 độ sâu trung bình 1,5 2,0 m nước. Trong nuôi phi thương phẩm đáy ao phải được vét bùn tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng. Ao nuôi gần nguồn nước sạch và dễ thay nước. Ao nuôi cần có bờ vững chắc, không bị cớm rợp đảm bảo mặt ao được thông thoáng nhằm tăng cường khả năng hoà tan ô xy từ không khí vào nước. 1.2 giống và mật độ nuôi Giống thả là phi chọn giống dòng GIFT đơn tính, hoặc giống phi vằn được các cơ sở sản xuất giống có uy tín cung cấp, có bảo hành về chất lượng giống nuôi. Giống phải khoẻ mạnh, không bị dị hình, không mắc bệnh, cỡ đồng đều. Mùa vụ thả nuôi: ở miền Bắc thả giống từ tháng 3 đến hết tháng 6, nếu thả muộn khi mùa đông tới chưa đạt kích cỡ thương phẩm (trên 500g/con). Miền Nam có thể thả giống quanh năm. Mật độ nuôi, kích cỡ giống: Mật độ nuôi phụ thuộc vào kích cỡ dự kiến lúc thu và năng suất nuôi. Với mô hình 10 tấn/ha thả 2,5-3 con/m 2 ao. Khi đạt bình quân 400-500g/con năng suất nuôi sẽ đạt 10 tấn/ha. Nên thả giống có kích cỡ lớn để hạn chế tỷ lệ hao hụt. Cỡ giống thả ao nên từ 5-10g/con. 1.3 Cho ăn và chăm sóc Ðể đảm bảo sản xuất phi thương phẩm sạch đạt các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không được sử dụng phân hữu cơ, các chất kháng sinh, hoá chất đã được cấm sử dụng theo quyết định số 01-2001/QÐ- BTS, ngày 22/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản. Cho ăn Loại thức ăn, lượng cho ăn theo từng giai đoạn được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Chế độ cho ăn và khẩu phần ăn theo từng giai đoạn của phi Giai đoạn Loại thức ăn Lượng cho ăn (% trọng lượng) Ghi chú 1- 5g/con Dạng bột, 35% đạm 8 Bón thêm phân đạm + lân: 1kg đạm + 2kg lân cho 100m 2 /tuần 5- 20g/con Dạng viên mảnh, 30% đạm 5 Bón thêm phân đạm + lân: 1kg đạm + 2kg lân cho 100m 2 /tuần 20- 100g/con Dạng viên nén, 26% đạm 3-3,5 Bón thêm phân đạm + lân: 1kg đạm + 2kg lân cho 100m 2 /tuần 100- 300g/con Dạng viên nén, 22% đạm 3 Không bón phân, 1 tháng thay nước 1 lần > 300g/con Dang viên nén, 18% đạm 2 Không bón phân, 2 tuần thay nước 1 lần. Cách bón phân vô cơ: Hoà phân đạm ra nước rồi té đều khắp mặt ao sau đó hoà lân té đều. Không trộn đạm với lân để tránh phản ứng làm mất tác dụng. Chọn thời điểm nắng đều (9-10h sáng) bón phân vô cơ cho ao là thích hợp nhất vì tảo sẽ hấp thụ ngay nguồn dinh dưỡng vừa bón xuống ao. Thức ăn được chia đều thành 2 phần, buổi sáng cho ăn lúc 8h30, chiều cho ăn lúc 4h. Cần cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho ăn. Trong quá trình nuôi theo dõi tăng trưởng của để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chu kỳ điều chỉnh thức ăn là 10 ngày 1 lần. Cách tính cụ thể như sau: Cứ 10 ngày dùng vó hoặc chài kéo lấy 30 thể, cân rồi tính trọng lượng trung bình (A), làm có sở ước tính lượng trong ao. Lượng thức ăn phải cho ăn hàng ngày được tính theo công thức thực nghiệm sau (công thức 1) Công thức 1 Khẩu phần ăn/ngày (kg) = A x D x S x 95% x F Trong đó: A là trọng lượng trung bình kg/con D: là mật độ thả (con/m 2 ) S: là diện tích ao (m 2 ) F: là lượng cho ăn % tra từ bảng 1 Thức ăn: Nên sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế dạng viên nén không tan trong nước nhằm hạn chế sự thất thoát thức ăn và tránh nhiễm bẩn môi trường. Trong điều kiện không có thức ăn viên nén, có thể chế biến thức ăn phối trộn, nấu chín, nắm lại thành từng nắm nhỏ và cho ăn trên sàn ăn. Không nên cho phi ăn thức ăn dạng bột vì thức ăn bị tan vào nước vừa lãng phí thức ăn vừa làm bẩn môi trường nước ao nuôi. Chăm sóc Thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đủ theo quy định. Giai đoạn đầu chu kỳ nuôi duy trì màu xanh của ao để tạo thêm thức ăn tự nhiên cho bằng cách bón thêm phân vô cơ theo bảng 1. Giai đoạn lớn trên 300g/con cần theo dõi thời tiết khí hậu, đặc biệt những hôm thời tiết thay đổi để có biện pháp cấp thêm nước hoăc thay nước để hạn chế nổi đầu. Theo dõi tình hình dịch bệnh, nếu thấy chết rải rác phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời. 1.4 Thu hoạch Sau khi nuôi được 5-6 tháng, trọng lượng đạt trung bình trên 500g/con có thể thu hoạch. Ðánh bắt những thể đạt trọng lượng thương phẩm (>500g/con), những thể nhỏ có thể nuôi tiếp 1 tháng nữa sẽ đạt trọng lượng thương phẩm vì nuôi ở mật độ thưa lớn rất nhanh. Ðể hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước sạch, hạn chế sự phát triển của tảo sẽ có thịt trắng và hạn chế được mùi bùn. 2 Nuôi thâm canh phi đạt năng suất 20 tấn/ha/vụ Nuôi thâm canh phi trong ao đất đạt năng suất 20tấn/ha/vụ là hình thức nuôi đạt năng suất cao, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, áp dụng quạt khí và các biện pháp quản lý chất lượng nước cho ao. Hình thức nuôi này phù hợp với các trang trại, các nông hộ tiên tiến am hiểu về kỹ thuật nuôi phi và có khả năng đầu tư cao. Sản phẩm phi nuôi theo hình thức này đạt các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm cho chế biến xuất khẩu. 2.1 Ðiều kiện ao nuôi và máy quạt khí Yêu cầu của ao nuôi thâm canh phi sạch: Diện tích ao từ 1000- 10.000 m 2 , tốt nhất là 4000-6000 m 2 , độ sâu trung bình 1,5 2,0 m nước, đáy ao được vét bùn tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng. Ao nuôi chủ động được nguồn nước sạch và dễ thay nước, không bị cớm rợp đảm bảo mặt ao được thông thoáng nhằm tăng cường khả năng hoà tan ô xy từ không khí vào nước. Bờ ao chắc chắn, cao hơn đỉnh lũ để tránh thất thoát khi mưa lớn. Nếu có điều kiện nên kè bờ bằng bê tông hoặc xây gạch để hạn chế sói lở khi vận hành máy quạt nước (hình 8). Máy quạt khí sử dụng nhằm tăng cường ô xy cho ao nuôi khi ao thiếu dưỡng khí. Mô hình nuôi đạt năng suất 20 tấn/ha/vụ cần bố trí 3-4 máy quạt khí (mỗi máy 6-10 guồng cánh quạt). Có thể sử dụng động cơ điện hoặc động cơ diezen để vận hành máy quạt khí. Tẩy dọn ao nuôi: Ao nuôi được vét bùn, bón vôi với mức 8-10kg vôi bột/100m 2 . Nếu ao nhiễm phèn hoặc chua thì bón tăng thêm 2-3kg/100m 2 . Phơi đáy ao 2-3 ngày sau đó lọc nước sạch vào ao. Dùng phân vô cơ bón cho ao nhằm gây dựng cơ sở thức ăn tự nhiên, khi ao có màu xanh nõn chuối là có thể thả cá. Thông thường sau khi lấy nước 3-5 ngày có thể thả giống. 2.2 giống, mùa vụ và mật độ nuôi Giống thả là phi chọn giống dòng GIFT đơn tính, hoặc giống phi đơn tính do các cơ sở sản xuất giống có uy tín cung cấp, có bảo hành về chất lượng giống nuôi. Giống phải khoẻ mạnh, không bị dị hình, không mắc bệnh, cỡ đồng đều (Hình 9). Mùa vụ thả nuôi: ở miền Bắc thả giống từ tháng 3 đến hết tháng 6 vì nếu thả muộn khi mùa đông tới chưa đạt kích cỡ thương phẩm (trên 500g/con). Miền Nam có thể thả giống quanh năm. Trong điều kiện nuôi ở miền Bắc, nên áp dụng các hình thức lưu giữ giống qua đông nhằm chủ động nguồn giống sớm vào tháng 3-4 phục vụ sản xuất. Mật độ nuôi, kích cỡ giống: Mật độ nuôi phụ thuộc vào kích cỡ dự kiến lúc thu và năng suất nuôi. Với mô hình 20 tấn/ha thả 5-6 con/m 2 ao. Khi đạt bình quân 400-500g/con năng suất nuôi sẽ đạt 20 tấn/ha. Nên thả giống có kích cỡ lớn để hạn chế tỷ lệ hao hụt. Cỡ giống thả ao nên từ 5- 10g/con. 2.3 Cho ăn và chăm sóc Cho ăn Bảng 3: Phương pháp cho ăn trong mô hình nuôi thâm canh phi Trọng lượng trung bình (g/con) Loại thức ăn Hàm lượng đạm (%) Lượng cho ăn (% trọng lượng trong ao/ngày) 5-10 Mảnh 30 10 10-100 Viên nổi φ 1,5- 2mm 28 5,0 100-150 Viên nổi φ 2- 2,5mm 26 3,0 150-300 Viên nổi φ 2- 22 2,5 2,5mm >300 Viên nổi φ 3 mm 18 1,5-2,0 Cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nén nổi được chế biến riêng cho phi (hình 10). Lượng cho ăn, hàm lượng đạm trong thức ăn được điều chỉnh theo trọng lượng (bảng 3).Thức ăn được chia đều thành 2 phần, buổi sáng cho ăn lúc 8h30-9h00, chiều cho ăn lúc 16h. áp dụng biện pháp nghỉ cho ăn để kích thích tính thèm ăn của cá: Cứ 10 ngày thì cho nghỉ ăn 1 ngày. Trong ngày nghỉ cho ăn vẫn sinh trưởng bình thường do tăng cường ăn thêm các thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi. Chăm sóc - Quạt khí : Do nuôi ở mật độ cao, lượng ô xy hoà tan từ không khí vào nước do sóng gió tự nhiên và lượng ô xy do tảo quang hợp tạo ra không đủ cho hô hấp, đặc biệt là vào ban đêm. Máy quạt khí được sử dụng nhằm tăng cường thêm sự hoà tan ô xy từ không khí vào nước. Chế độ vận hành máy quạt khí trong ao nuôi thâm canh được điều chỉnh theo thời gian nuôi như sau: •Tháng nuôi 1-2 không quạt khí. •Tháng nuôi 3-4: Quạt khí 4-5h/ngày, từ 2h 5h sáng. • Tháng nuôi 5-6: Quạt khí 6-7h/ngày, từ 0h 7h sáng. •Chú ý quạt khí vào những ngày thay đổi thời tiết, không có nắng. Những ngày trời mưa to, nhiều gió giảm thời gian quạt khí. - Chế độ thay nước: Trong quá trình nuôi chất thải của làm cho nước ao nuôi bẩn nhanh chóng, có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học hoặc thay nước tích cực nhằm cải thiện môi trường ao nuôi. Chế độ thay nước tích cực bắt đầu từ tháng nuôi thứ 3 đến hết chu kỳ nuôi (bảng 4). Bảng4: Chế độ thay nước áp dụng cho ao nuôi thâm canh phi đạt năng suất cao 2.4 Thu hoạch Sau khi nuôi được 5-6 tháng, trọng lượng đạt trung bình trên 500g/con có thể thu hoạch. Ðánh hết những thể đạt trọng lượng thương phẩm (>500g/con), những thể nhỏ có thể nuôi tiếp 1 tháng nữa sẽ đạt trọng lượng thương phẩm vì nuôi ở mật độ thưa lớn rất nhanh (hình 11). Ðể hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước sạch, hạn chế sự phát triển của tảo sẽ có thịt trắng và hạn chế được mùi bùn. phi trước xuất cho các cơ sở chế biến có thể được đánh bắt, phân cỡ và cho vào các hệ thống bể nước chảy liên tục để thải hết chất thải trong bụng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho chế biến. . Kỹ thuật nuôi cá rô phi sạch (Phần I) Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Tiêu chí của nuôi cá rô phi sạch được dựa trên một số tiêu. thức nuôi này phù hợp với các trang trại, các nông hộ tiên tiến am hiểu về kỹ thuật nuôi cá rô phi và có khả năng đầu tư cao. Sản phẩm cá rô phi nuôi theo

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

Hình ảnh liên quan

kiến lúc thu và năng suất nuôi. Với mô hình 10 tấn/ha thả 2,5-3 con/m2 ao. - Kỹ thuật nuôi cá rô phi sạch (phần i)

ki.

ến lúc thu và năng suất nuôi. Với mô hình 10 tấn/ha thả 2,5-3 con/m2 ao Xem tại trang 3 của tài liệu.
miền Bắc, nên áp dụng các hình thức lưu giữ giống qua đông nhằm chủ động - Kỹ thuật nuôi cá rô phi sạch (phần i)

mi.

ền Bắc, nên áp dụng các hình thức lưu giữ giống qua đông nhằm chủ động Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan