Kỹ thuật nuôi nhím (phần 2)

4 312 2
Kỹ thuật nuôi nhím (phần 2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhím rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản. 1. Chuồng trại: Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp (ánh sáng tán xạ), tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.

Kỹ thuật nuôi nhím (Phần 2) Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn II. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG: Nhím rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản. 1. Chuồng trại: Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp (ánh sáng tán xạ), tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền chuồng và sân chuồng nên tráng bằng bê tông dốc 1-2%, dày 8-10cm để nhím không đào hang chui ra ngoài và dễ thoát nước… Xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc B40, cao 1,2-1,5m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi. Mỗi ô chuồng chỉ cần khoảng 1,5-2 m2 (rộng 1 m, chiều dài 1,5-2 m). Giữa hai ô chuồng nên xây tường hoặc che tôn cao 20-30 cm để nhím không cắn chân nhau. Máng uống nhỏ vừa phải (rộng 10-15cm, cao 15-20cm) và xây ở ngoài sân để nhím không ngâm mình, ỉa đái làm mất vệ sinh và ẩm ướt nền chuồng. Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng. Trong tự nhiên, nhím hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho nhím (bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 40-50cm) và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh, nhưng tốt nhất ta không nên làm hang nhân tạo cho nhím, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tạo điều kiện cho nhím dễ thích nghi. 2. Thức ăn và khẩu phần thức ăn: Thức ăn của nhím phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát… Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì phải vừa tiết sữa nuôi con, vừa mang thai. Thức ăn cho nhím, nhất là nhím đực, cần bổ sung thêm rễ cây, mầm cây các loại như rễ cau, rễ dừa, giá lúa, đậu, đỗ… để nhím đực có tính dục hăng hơn. Trong chuồng thường xuyên bổ sung một vài mẩu xương hay đá liếm (loại dùng cho trâu, bò, dê, cừu…) để nhím mài răng và liếm láp khoáng tự do, rất có lợi cho nhím sinh sản, tiết sữa và nuôi con. Khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày cho nhím theo từng giai đoạn như sau (Xem bảng) 3. Nước uống: Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho nhím uống tự do. Trung bình 0,2-0,3 lít/con/ngày. Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không có lợi cho nhím… 4. Chăm sóc nuôi dưỡng: Chọn đúng giống, những con to khoẻ, không dịch bệnh, dị tật… Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Nhím sinh trưởng trung bình 1 kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8-10 tháng và đạt trọng lượng 8-10 kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7-8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối. Chu kỳ động dục của nhím 25-30 ngày, thời gian động dục của nhím cái 1-2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Thời gian mang thai 90-100 ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi lứa đẻ 1-3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100 gr/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho cả những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách nhím bố ra khỏi đàn con, đề phòng nhím bố cắn chết con. Nhím con mới đẻ trong vòng 1-2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1 kg/con/tháng, sau 1 tháng nhím con biết ăn, sau hơn 2 tháng có thể cai sữa, trọng lượng bình quân 3 kg/con. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể tăng trọng bình quân 1 kg/con/tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5-6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nhím đực trưởng thành mà không tách đàn nuôi riêng, thì nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi (đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn nòi giống). Tỷ lệ đực/cái ở nhím thường là 1/4-5, có khi hơn, nhưng trong điều kiện nhân tạo, để nhím sinh sản tốt tỷ lệ đực/cái thích hợp là 1/1-2. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu đực cũng có thể ghép với tỷ lệ 1/4-5 hoặc hơn, nhưng phải có biện pháp quản lý giống để tránh đồng huyết. III. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH: Nhím là động vật hoang dã, mới được thuần hoá, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, nhím vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột… -Bệnh sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc nhím tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh sinh trùng ngoài da, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh, 1-2 lần/tháng. -Bệnh đường ruột thường do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng… . Kỹ thuật nuôi nhím (Phần 2) Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn II. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG: Nhím rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả. Khi nhím được 7-8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối. Chu kỳ động dục của nhím 25-30 ngày, thời gian động dục của nhím

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan