Kỹ thuật nuôi nhím (phần 1)

3 264 2
Kỹ thuật nuôi nhím (phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhím tên khoa học là Acanthion subcristatum (swinhoc). Tên thường gọi là nhím, loài Hystrise Hogdsoni, họ Hystricidae, bộ gặm nhấm Rodentia. Phân bố ở nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Á, châu Mỹ, châu Phi…

Kỹ thuật nuôi nhím (Phần 1) Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn TÊN GỌI VÀ PHÂN BỐ: Nhím tên khoa học là Acanthion subcristatum (swinhoc). Tên thường gọi là nhím, loài Hystrise Hogdsoni, họ Hystricidae, bộ gặm nhấm Rodentia. Phân bố ở nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Á, châu Mỹ, châu Phi… VÓC DÁNG: Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ, chân ngắn, 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước, bàn chân có 4-5 ngón (bàn chân trước 4 ngón, chân sau 5 ngón), móng chân nhọn sắc để bới rễ, bới củ cây rừng và đào hang trú ẩn. Lông trên lưng biến thành gai cứng, nhọn nhất là nửa lưng phía sau (có 2 loại lông cứng: 1 loại dài nhỏ và 1 loại to, ngắn), lông ống tròn cứng dài từ 10-30cm và nhọn có khúc trắng, khúc đen hoặc nâu trông rất đẹp. Lông dưới bụng biến thành sợi cứng có màu đen. Sau gáy có một dải lông trắng dựng ngược như cái mào, xung quanh cổ viền lông trắng, đuôi ngắn có những sợi lông phía đầu phình ra thành hình cốc rỗng ruột màu trắng. Nhím có bộ răng 20 chiếc. Nhím đực và nhím cái rất khó phân biệt. Cách phân biệt nhím đực, nhím cái: - Khi còn nhỏ, ta có thể cho nhím con nằm ngửa, dùng hai ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ rõ là con đực, không thấy gai giao cấu là con cái. - Khi đã trưởng thành, ta có thể quan sát thấy: Nhím đực mõm dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính tình hung dữ, hay xừng lông, đạp chân phành phạch, tấn công đối phương và rất ga lăng, hào hiệp để bảo vệ đàn, không cho bất cứ nhím đực trưởng thành nào xâm phạm lãnh thổ và đàn cái do nó kiểm soát. Nhím cái mõm ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, đuôi ngắn hơn con đực, tính tình hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Hoặc ta cũng có thể cho nhím vào lồng, để quan sát, nếu thấy dưới háng có hai dịch hoàn và dương vật nhô ra phía sau hậu môn, cách lỗ hậu môn khoảng 3-5cm thì đó là nhím đực, nếu thấy lỗ sinh dục, cách lỗ hậu môn khoảng 2-3cm và có hai hàng vú (4-6 vú), nổi rõ phía dưới hai bên bụng thì đó là nhím cái. Tập tính sinh hoạt, tuổi thọ và môi trường sống: Là một loài vật được vũ trang bằng bộ lông rất nguy hiểm, nhưng chỉ hung dữ với kẻ thù. Khi có kẻ thù, nhím dẫm chân mạnh, nghiến răng, dựng và xù lông lên tạo thành tiếng động. Khi gặp nguy hiểm, nhím rung đuôi, những lông chuông này tạo thành một tiếng kêu “lách cách”, “lè xè” để doạ nạt kẻ thù và thông báo tín hiệu với những con cùng đàn để lẩn tránh kẻ thù. Nếu kẻ thù cứ tiếp tục tấn công thì nó sẽ chọc lông vào kẻ thù. Nhím hiền lành, nhút nhát, thính giác, khứu giác phát triển tốt; thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con hoặc 5-10 con. Nhím đực thích sống độc thân. Tuổi thọ của nhím khá cao, trong thiên nhiên 5-10 năm, trong nhân tạo có khi sống 10-20 năm. Môi trường sống thích hợp là rừng cây có nhiều củ, quả… Chúng thường sống trong các hốc đất, gốc cây, hang đá, chúng cũng có thể tự đào lấy hang riêng cho mình với nhiều cửa ra vào. Nhím hoang dã sống trong rừng, ở hang, thường ngủ ngày, ăn đêm, trong đàn chỉ có một con đực trưởng thành. Ban ngày nhím thường tìm nơi yên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ . ban đêm đi kiếm ăn và những hoạt động khác . Ban đêm chúng có thể đi xa 9-10 dặm để kiếm ăn. Nhím thường đi theo lối mòn, nên dễ bị bẫy. Thức ăn: Thức ăn của nhím phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát . Ngoài rễ cây, thân cây, củ quả trong thiên nhiên, nhím cũng rất thích ăn các loại củ quả do người trồng như khoai lang, khoai mì, bầu bí, cà rốt… Là động vật ăn chay, nhưng nhím cũng thích ăn xương động vật, muối khoáng… Có thể do thiếu canxi và các loại khoáng chất khác. Sinh trưởng, phát triển: Nhím con phát triển nhanh và mở mắt luôn khi đẻ ra. Hai tuần sau nhím con có thể rời tổ và lông bắt đầu cứng. Nhím con khá hiếu động và thích chạy nhảy, đùa giỡn cùng nhau. Nhím con bú mẹ đến 6-8 tuần và tập ăn cây cỏ sau tuổi này. Nhím sinh trưởng trung bình 1 kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8-10 tháng và đạt trọng lượng 8-10 kg thì bắt đầu sinh sản. Nhím trưởng thành có thể nặng 15-20 kg (tùy theo giống), chiều dài từ mõm đến đuôi 80-100 cm. Sinh sản: Nhím sinh sản quanh năm không theo mùa vụ. Nhím cái thuộc loài động dục nhiều lần (Polyestrous) và chu kỳ động dục là 25-30 ngày. Thời gian động dục kéo dài 8 đến 12 giờ. Khi muốn giao phối, nước tiểu của nhím nặng mùi khai hơn. Nhím đực thường đánh nhau tranh giành con cái. Cuộc ve vãn bao gồm các công đoạn: Kêu to một điệu múa khôi hài ngắn và con đực vãi nước đái vào con cái với mùi đặc trưng rất khai. Thời gian mang thai 90-100 ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi lứa đẻ 1-3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100 g/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Giá trị và thị trường: Thịt nhím nhiều nạc, ít mỡ, là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Bao tử nhím là loại dược liệu quí dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông nhím dùng làm đồ trang sức và các sản phẩm nghệ thuật khác . Thị trường tiêu thụ thịt nhím và bao tử nhím rất phong phú và đa dạng, hiện còn rất khan hiếm. . Kỹ thuật nuôi nhím (Phần 1) Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn TÊN GỌI VÀ PHÂN BỐ: Nhím tên khoa học là Acanthion subcristatum (swinhoc). Tên thường gọi là nhím, . màu trắng. Nhím có bộ răng 20 chiếc. Nhím đực và nhím cái rất khó phân biệt. Cách phân biệt nhím đực, nhím cái: - Khi còn nhỏ, ta có thể cho nhím con nằm

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan