Bón phân cho cao su

3 492 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bón phân cho cao su

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bón lót khi trồng mới, bón thúc trong thời kỳ chăm sóc và thời kỳ kinh doanh (loại phân, số lần bón, số lượng cho mỗi lần, cách bón… ). Trên bao bì phân NPK ghi công thức: 20-20-15 hoặc 16-16-8 thì trong 1 tấn có bao nhiêu kilôgam urê (46%N), lân (16%P2O5), kali (60%K2O)? Trên thực tế đất ngày càng bạc màu thì nên dùng loại phân nào hơn ?

Bón phân cho cao su Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Bón lót khi trồng mới, bón thúc trong thời kỳ chăm sóc và thời kỳ kinh doanh (loại phân, số lần bón, số lượng cho mỗi lần, cách bón… ). Trên bao bì phân NPK ghi công thức: 20-20-15 hoặc 16-16-8 thì trong 1 tấn có bao nhiêu kilôgam urê (46%N), lân (16%P2O5), kali (60%K2O)? Trên thực tế đất ngày càng bạc màu thì nên dùng loại phân nào hơn ? Khi trồng mới: Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ đã được ủ hoai mục + 100g đạm urê + 300-500g phân lân nung chảy (Ninh Bình, Long Thành vì có thêm 15% ôxít magiê và các nguyên tố trung, vi lượng khác, mặt khác các loại phân này phù hợp với các loại đất chua, đất bạc màu hơn là các loại phân lân khác) + 0,5kg vôi bột (nếu đất chua và đã trồng các loại cây lâu năm qua nhiều năm). Trộn đều các loại phân nói trên, lấp hố trước khi trồng 20-30 ngày. Cách bón: Năm thứ nhất bón 3 đợt: Đợt 1 bón khi cây có 1 tầng lá ổn định; Đợt 2 và đợt 3 bón cách nhau 1 tháng. Từ năm thứ 2 trở đi, chia bón làm 2 đợt vào tháng 5-6 và tháng 10-11. Trước khi bón cần dẫy sạch cỏ, xẻ rãnh theo hình vành khăn hoặc vòng tròn cách gốc 50-60cm hoặc bón theo 4 lỗ chia đều về 4 phía theo hình chiếu của tán cây, lấp kỹ phân, tủ cỏ rác để giữ ẩm. Trong thời gian KTCB nên trồng xen thêm các loại cây họ đậu (lạc, đỗ xanh, đỗ tương), bông… vừa có tác dụng giữ ẩm, cải tạo đất, tăng lượng mùn cho đất và tăng thêm thu nhập trong thời gian đầu rất tốt. Với lượng phân trên mỗi năm chia bón làm 2 lần vào đầu mùa mưa (tháng 5-6) và cuối mùa mưa (tháng 10-11), mỗi lần bón khoảng 50%. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của nhiều nơi như ở vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), Thanh Hóa, Quảng Trị thì mỗi năm nên tăng cường bón thêm phân hữu cơ cho cây sau khi thu hoạch xong khoảng 20-30kg/cây hoặc đào hố ép xanh cho cây rất tốt để tăng cường thêm độ mùn, cải tạo cấu tượng đất, tăng cường thêm các vi sinh vật trong đất rất tốt. Cách làm như sau: Đào các rãnh với kích thước: 2m x40cm x 40cm giữa 2 tán cây liền kề rồi dẫy cỏ xanh cho đầy hố trộn thêm khoảng 10-15kg phân trâu bò tươi làm phân men + 2-3kg vôi bột, 0,5-1kg lân supe rồi lấp đất kỹ. Cách tính lượng phân bón cần thiết: Lượng phân bón cần cho mỗi cây hoặc lượng phân cho 1ha/năm của từng nguyên tố riêng biệt được tính dưới dạng nguyên chất. Tùy theo công thức pha chế, hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau trong các loại phân thương phẩm mà tính toán, qui đổi ra lượng phân nguyên chất để bổ sung cho đầy đủ theo qui trình thì cây trồng mới cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ví dụ: trong dòng cuối của bảng phân bón cho cao su kinh doanh trên đây thì từ tuổi 11-20, mật độ 350cây/ha mỗi năm chúng ta phải bón cho cao su là 200gN/cây (70kgN/ha); 140gP2O5/cây (49kg P2O5 /ha) và 120g K2O/cây (42 kg K2O/ha). Nếu bón phân đơn thì: - Với phân urê (46%) thì mỗi ha cần bón: (70 x 100): 46= 152 kg. Với đạm sunphát (20%): (70 x 100): 20= 350kg; Với phân Supe lân (16% P2O5) thì 1ha cần bón: (49 x 100): 16=306,25kg; Với kali clorua (60% K2O) thì 1ha cần bón: (42 x 100): 60 = 70kg. - Nếu dùng phân NPK tổng hợp 20-20-15 thì trong 100kg phân bón chỉ có 20kgN, 20kg P2O5 và 15kgK2O còn lại là các chất độn và phụ gia khác. Để cân đối dinh dưỡng ta tính như sau: Lượng kali: (42 x 100):15=280kg NPK loại 20-20- 15. Như vậy khi bón 280kg NPK thì ta đã bón được 42 kg K2O, 56kgN và 56kg P2O5 . Tuy lượng P2O5 có hơi thừa một chút (56>49 ) nhưng không sao, còn thiếu 14kgN thì cần bổ sung thêm (14 x 100): 46 = 30,34kg urê 46% hay (14 x 100): 20 = 70kg đạm sunphát amôn 20% cho đủ. Với các loại phân NPK tổng hợp khác cũng tính cân đối theo cách trên để bón. . Bón phân cho cao su Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Bón lót khi trồng mới, bón thúc trong thời kỳ chăm sóc và thời kỳ kinh doanh (loại phân, số lần bón, . trong dòng cuối của bảng phân bón cho cao su kinh doanh trên đây thì từ tuổi 11-20, mật độ 350cây/ha mỗi năm chúng ta phải bón cho cao su là 200gN/cây (70kgN/ha);

Ngày đăng: 21/08/2013, 08:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan