Lập biểu đồ kiểm soát diễn biến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Disoco.docx

18 1.7K 5
Lập biểu đồ kiểm soát diễn biến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Disoco.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lập biểu đồ kiểm soát diễn biến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Disoco

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay, cùng với quátrình mở cửa hội nhập sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyếtliệt, sức ép của hàng hoá nhập khẩu, đòi hỏi của người tiêu dùng trong vàngoài nước buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sứccoi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản đểquyết định sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tạicủa từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của một nềnkinh tế nói chung Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm củacác doanh nghiệp là một yêu cầu khách quan góp phần thúc đẩy sản xuất pháttriển, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo được sự tin tưởng củakhách hàng vào sản phẩm của mình.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đang rất khó khăn trongviệc xác định chiến lược hoạt động cụ thể của mình, còn lúng túng trong việclựa chọn mức chất lượng cho các sản phẩm và dịch vụ Vì vậy, việc xây dựngvà áp dụng hệ thống chất lượng trong các doanh nghiệp ở nước ta là một đòihỏi bức bách và khách quan.

Trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp của nướcta cần nhanh chóng đi vào xây dựng và thực hiện hệ thống chất lượng phùhợp của mình để tạo niềm tin đối với khách hàng, chuẩn bị hành trang đểcùng nền kinh tế cả nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới Để đạt đượcmục tiêu đó, các doanh nghiệp cần phải áp dụng các loại tiêu chuẩn quốc tếnhư ISO-9001; ISO-14000, SA-8000… Nhằm tạo cho khách hàng có sự nhìnnhận tin cậy với chúng ta Hơn nữa, đó cũng là nhiệm vụ hàng đầu để giúpcác doanh nghiệp hội nhập vào thị trường thế giới, thực hiện thắng lợi chủtrương xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trang 2

Công ty TNHH MTV Disoco nhận biết rõ vai trò vô cùng quan trọng vàmang tính quyết định của vấn đề trên Từ năm 2004 đến nay Công ty đã xâydựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001-2000và phấn đấu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 14000 và SA-8000nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường trong nước vàquốc tế.

Từ những lý do trên qua quá trình công tác trên 20 năm tại Công ty vàsau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Disoco, được sự hướngdẫn rất tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Thanh cũng như các anh chị cán

bộ, công nhân viên trong Công ty em đã mạnh dạn chọn nghiệp vụ: "Lập biểuđồ kiểm soát diễn biến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHHMTV Disoco".

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty, do kiến thức và khảnăng còn nhiều hạn chế Nội dung báo cáo thực tập nghiệp vụ không thể tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp vàphê bình của các thầy cô giáo để nội dung báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁCHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

§1 HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1 Khái niệm chung về chất lượng

Chất lượng là một khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người, tuy nhiênquan niệm về chất lượng rất đa dạng và thậm chí còn gây nhiều tranh cãi.

Tuỳ theo đối tượng và mục đích sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa

khác nhau Những người công nhân, người thợ coi chất lượng là những gì họphải làm để đáp ứng các quy định kỹ thuật "chất lượng là sự phù hợp với cácquy định kỹ thuật - Croby", trường hợp này chất lượng được thể hiện qua cácnhóm giá trị của những chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể mà phần thiết kế đã đề ra chosản phẩm Tuy nhiên do sự đa dạng của khách hàng và sự khác biệt về nềnvăn hoá tại các thị trường nội địa, thị trường khu vực, thị trường tại các nướctrên thế giới nên những quy định kỹ thuật cụ thể đã được xem là tối ưu chomọi loại sản phẩm tại thị trường này lại không được chấp nhận trong một ttkhác Người sử dụng đặc biệt là những người tiêu dùng bình thường nhiềukhi không quan tâm hoặc không có khả năng để xét đoán các tính năng kỹ

thuật của sản phẩm, đối với họ "chất lượng là sự phù hợp với các nhu cầu sửdụng của họ và là thứ mà cần có nó họ phải bỏ tiền ra để mua nó" Nhiều khi

khái niệm chất lượng của mỗi người còn gắn liền với những nhận thức haycảm giác vô hình như vẻ đẹp, tính ưu việt hoặc tính nguyên bản, độc đáo của

sản phẩm Những cảm nhận này rất khó minh hoạ, giải thích nhưng "ta biếtđược điều đó khi ta nhìn thấy nó", ta chấp nhận chi trả cho điều mà ta quan

niệm như vậy có chất lượng và thoả mãn mong đợi của ta.

Chất lượng gắn liền với giá trị sử dụng, giá cả và vì vậy chất lượngcũng gắn liền với những đối tượng sử dụng khác nhau cùng khả năng tài

chính của họ "chất lượng không chỉ là thứ mà người sử dụng bỏ tiền ra mua

Trang 4

nó mà còn phải là thứ mà họ có thể và xứng đáng để bỏ tiền ra mua nó", "chấtlượng là sự vừa vặn để sử dụng nó - Juran" Chất lượng không đồng nghĩa với

sự hoàn hảo tuyệt đối.

Từ những luận điểm, trên ta có thể nêu một số nhận xét sau:

1) Chất lượng là một khái niệm rất chung vì vậy phải gắn nó liền vớimục đích sử dụng Hiểu theo nghĩa tính năng kỹ thuật Khi đánh giá chấtlượng của mỗi sản phẩm ta phải xét và chỉ xét những đặc tính kỹ thuật nào cóliên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ thể đó.

2) Chất lượng luôn được biểu thị, đo đánh giá qua sự thoả mãn nhu cầucủa người sử dụng mà người sử dụng rất đa dạng và bản thân nhu cầu củatừng người sử dụng cũng luôn thay đổi nên chất lượng cũng luôn thay đổitheo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.

3) Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng, có những nhu cầu chỉ nảy sinhtrong quá trình khai thác sử dụng sản phẩm và do vậy người sử dụng chỉ cóthể cảm nhận chúng hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong hoặc sau quátrình sử dụng Như vậy chất lượng của sản phẩm còn thể hiện qua các khảnăng đáp ứng các nhu cầu tiềm ẩn.

Với những nhận xét trên, trong tiêu chuẩn thuật ngữ ISO 8402 về chấtlượng và quản lý chất lượng Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO đã đưađịnh nghĩa được đông đảo các quốc gia chấp nhận dưới đây:

Trang 5

một số đặc tính như vẻ đẹp, tạo dáng, sự hài hoà giữa sản phẩm và con ngườihay một số đặc tính cảm quan như màu sắc, mùi vị, sự tinh thế của sảnphẩm… Về nguyên tắc cũng đều được biểu thị qua một số định lượng thíchứng (ví dụ thang điểm) Việc xem xét một cách đồng thời qua tất cả các đặctính đó theo cùng một nguyên tắc hay công thức tính toán nào đó sẽ cho tamột trị số tương đối biểu thị "mức chất lượng" của nó Những sản phẩm cùngloại dùng cho một mục đích sử dụng giống nhau nhưng có trị số tương đốinày khác nhau sẽ có mức chất lượng khác nhau và đương nhiên chúng ta cógiá bán và thị trường tiêu thụ khác nhau.

3 Khái niệm quản lý chất lượng

Chất lượng là một phạm trù phức tạp mà chúng ta thường gặp trong cáclĩnh vực hoạt động, nhất là trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, nó là vấn đề tổnghợp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, thói quen… của con người Có rấtnhiều quan điểm khác nhau về chất lượng.

Trong khi đa số các nhà quản lý hài lòng về khái niệm chất lượng đã có,thì một số không hài lòng bởi sự khó hiểu của nó Người ta tìm thấy nhiềukhái niệm khác nhau, về chất lượng.

Công ty cũng có các quan điểm bất đồng về định nghĩa chất lượng Sựbất đồng có thể chỉ đơn thuần bởi ngôn ngữ diễn giải, có thể là do mối quantâm về chất lượng trên các khía cạnh khác nhau, các tiếp cận quản lý chấtlượng khác nhau.

Định nghĩa về chất lượng đã được chuyên gia chất lượng diễn đạt khácnhau:

*" Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (Giáo sư người Mỹ - Juran)* Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định"

(Giáo sư người Mỹ - Crosby).

* Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất"

(Giáo sư người Nhật - Ishikawa).

Trang 6

Vào những năm 1990, các viện sĩ, nhà quản lý và những người trực tiếpđiều hành đã đưa ra một số khái niệm về chất lượng như sau:

- Chất lượng là sự không nhượng bộ và sự cố gắng của mỗi người trongtổ chức để đưa hiểu biết và đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng.

- Chất lượng là sản phẩm tốt nhất mà ta có thể sản xuất được bằng vậtliệu sẵn có.

- Chất lượng không chỉ là sự hài lòng của khách hàng mà còn làm chohọ say mê sản phẩm, đưa ra những cái mới, sáng tạo.

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiềuquan điểm về chất lượng khác nhau Tuy nhiên có một định nghĩa về chấtlượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêuchuẩn hoá quốc tế Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 địnhnghĩa chất lượng là:

*"Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu".

Với định nghĩa trên, chất lượng là một khái niệm tương đối, có đặcđiểm là:

* Mang tính chủ quan

* Thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu củakhách hàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sảnxuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phảiđứng trên quan điểm người tiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau,sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

Trước đây trong các doanh nghiệp công nghiệp, người ta thường coicông tác quản lý chất lượng là một chức năng riêng của phòng kiểm tra chấtlượng sản phẩm Các cán bộ, nhân viên của phòng này thường xuyên giámsát, kiểm tra, thanh tra, đo lường chất lượng sản phẩm Từd dó phân loại sảnphẩm, gạt bỏ những sản phẩm không phù hợp với yc Đó là quan niệm gây rất

Trang 7

nhiều lãng phí vì doanh nghiệp đầu tư thời gian và nguyên vật liệu vào nhữngsản phẩm và dịch vụ mà lẽ ra phải loại ra hoặc thay thế sửa chữa từ ban đầu.Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ được thực hiện sau khi đã sản xuấtxong là một điều tốn kém không đáng tin cậy và phi kinh tế.

Quản lý chất lượng hiện đại cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm đặcđặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các khâu,các quá trình từ nghiên cứu, chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm Quảnlý chất lượng là một quá trình liên tục mang tính hệ thống thể hiện sự gắn bóchặt chẽ giữa doanh nghiệp với thị trường người tiêu dùng.

Nhiệm vụ của quản lý chất lượng là xây dựng hệ thống đảm bảo chấtlượng trong các doanh nghiệp Trong đó:

Thứ nhất là: xác định cho được các yêu cầu chất lượng phải đạt được ở

từng giai đoạn nhất định Tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thoảmãn thị trường với những điều kiện của môi trường kinh doanh cụ thể với chiphí tối ưu.

Thứ hai là: Duy trì chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộ những biện

pháp, phương pháp nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn đã được quy định tronghệ thống (theo thiết kế, theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và doanhnghiệp…).

Thứ ba là: Cải tiến chất lượng Nhiệm vụ này bao gồm các quá trình

tìm kiếm, phát hiện đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn hoặc đáp ứng tốt hơnnhững yêu cầu của khách hàng Trên cơ sở đánh giá liên tục, cải tiến nhữngquy định, tiêu chuẩn cũ, sau đó hoàn thiện lại và tiêu chuẩn hoá tiếp, chấtlượng sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện.

Quản lý chất lượng phải được thực hiện mọi cấp, mọi khâu, mọi quátrình Nó vừa có ý nghĩa chiến lược mang tính tác nghiệp Ở cấp cao nhất củadoanh nghiệp, quản lý chất lượng được thực hiện theo cấp chiến lược Cácphân xưởng và các bộ phận thực hiện quản lý chất lượng theo cấp tác nghiệp.Và ở từng nơi làm việc, mỗi người lao động thực hiện quá trình tự quản lý

Trang 8

chất lượng Tất cả các bộ phận, các cấp đều có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyềnhạn và lợi ích trong quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng là hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm đềra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm, thực hiện chúng bằng các biệnpháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượngvà cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng.

+ Kiểm soát chất lượng:

Các kỹ thuật và hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện cácyêu cầu chất lượng.

+ Đảm bảo chất lượng:

Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống trong hệ thống chất lượng vàđược khẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin thoả đáng rằng thực thể thoảmãn các yêu cầu đối với chất lượng.

+ Hệ thống chất lượng: bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình vànguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng.

Để hoạt động quản lý chất lượng có hiệu quả, đáp ứng được chính sáchdo doanh nghiệp đề ra cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản được trình bàydưới đây:

Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàngNguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi ngườiNguyên tắc 4: Phương pháp quá trình Nguyên tắc 5: Tính hệ thống

Trang 9

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiệnNguyên tắc 8: Phát triển quan hệ hợp tác

4 Nội dung của quản lý chất lượng

4.1 Giới thiệu vòng tròn Deming (PDCA)

Cải tiến chất lượng là cải tiến không ngừng nhằm sản xuất ra sản phẩmthoả mãn những đòi hỏi của khách hàng một cách có hiệu quả

Bảng 1: Vòng tròn chất lượng Deming

Đây là giai đoạn đầu tiên quản lý chất lượng Hoạch định chất lượngchính xác, đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo Nó chophép xác định mục tiêu, phương pháp phát triển chất lượng cho toàn Công tytheo một hướng thống nhất.

Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng là:

1 Xác lập mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng2 Xác định khách hàng

3 Xác định nhu cầu và đặc điểm của khách hàng4 Phát triển các đặc điểm thoả mãn khách hàng

5 Phát triển quá trình có khả năng tạo ra những đặc điểm của sản phẩmĐiều chỉnh

Hoạch định(Plan)

Kiểm tra(Check)

Thực hiện(Do)

C DC

Trang 10

6 Xác định trách nhiệm của các bộ phận đối với chất lượng sản phẩmvà chuyển giao các kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.

4.1.1 Tổ chức thực hiện (Do)

Đây là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạtđộng, những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chấtlượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu kế hoạch đã hoạch định Tổ chứcthực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các chất lượng thành hiện thực.

Các bước sau đây cần được tiến hành theo trật tự nhằm đảm bảo các kếhoạch sẽ thu được điều khiển một cách hợp lý Mục đích đặt ra đối với cáchoạt động triển khai là:

1 Đảm bảo rằng mọi người có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch nhậnthức một cách đầy đủ các mục tiêu và sự cần thiết của chúng.

2 Giải thích cho mọi người biết chính xác những nhiệm vụ kế hoạchnhận thức cụ thể cần thiết phải thực hiện.

3 Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục cung cấp nhữngkiến thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch.

4 Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và lúc cần thiết, thiết kếnhững phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng.

4.1.2 Kiểm tra (Check)

Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánhgiá những trục trặc khuyết tật của quá trình, của sản phẩm và dịch vụ đượctiến hành trong mọi khâu xuyên suốt chu kỳ của sản phẩm.

1 Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chấtlượng đạt được trong thực tế của doanh nghiệp.

2 So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện ra cái sai lệchvà đánh giá cái sai lệch đó trên phương tiện kinh tế, kỹ thuật và xã hội.

3 Phân tích các thông tin về chất lượng làm cơ sở cải tiến và khuyếnkhích cải tiến chất lượng.

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan