Bám sát - Lớp 12, tiết 7-8

12 374 0
Bám sát - Lớp 12, tiết 7-8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn…./… /200… TIẾT 4: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm tài nguyên thiên nhiên nước ta: Đất, nước, khí hậu, khoáng sản - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự kinh tế nước ta. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ tự nhiên, bảng số liệu. 3. Thái độ. - Có cái nhìn đúng đắn về TNTN - Ý thức trong sử dụng và bảo vệ TN và MTST. B. Thiết bị dạy học - BĐ tự nhiên Việt Nam - Atlat địa lí Việt Nam - Các bảng số liệu, biểu đồ sgk phóng to. C. Phương pháp Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,. giảng giải D. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Hoạt động nhóm: Bước 1: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS dựa vào Atlat, bản đồ và kiến thức đã học nêu đặc điểm TNTN, tác động của nó đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. + Nhóm 1: TN Đất + Nhóm 2: TN khí hậu + Nhóm 3: TN nước + Nhóm 4: TN khoáng sản Bước 2: HS thảo luận Bước 3: - HS trình bày, bổ sung. Giáo viên chuẩn hoá kiến thức. - Giáo viên giảng giải thêm về TNTN Việt Nam, hiện trạng khai thác và sử dụng. TNTN đa dạng và phong phú: 1. TN đất - Đất phù sa ở đồng bằng: phù sa ngọt, mặn, phèn, cát ven biển - Đất trung du và miền núi + Đất F nâu đỏ + Đất F vàng đỏ + Đất xám phù sa cổ. - Thuận lợi cho sự phát triển ngành trồng trọt với cây trồng đa dạng 2. TN khí hậu - Nhiệt đới ẩm gió mùa - Có sự phân hóa phức tạp : + Theo mùa: MB có 2 mùa đông và hạ + Theo Bắc – Nam + Theo độ cao: 3 đai cao - Thuận lợi cho sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa năng suất cao, đa dạng. 3. TN nước - Nước mặt và ngầm phong phú - Sông ngòi dày đặc, 2360 sông trên 10km - Lượng nước phong phú và phân hóa theo mùa. - Thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. 4. TN khoáng sản - Có 4 loại : Năng lượng, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng. - Có 3500 điểm mỏ, phân bố phân tán theo không gian. - Thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công nghiệp. 4. Củng cố: - Đánh giá tài nguyên thiên nhiên VN ? 5. Dặn dò: Học bài. Ngày soạn…./… /200… TIẾT 5: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM (tiếp theo) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm tài nguyên thiên nhiên nước ta: sinh vật, biển - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự kinh tế nước ta. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ tự nhiên, bảng số liệu. 3. Thái độ. - Có cái nhìn đúng đắn về TNTN - Ý thức trong sử dụng và bảo vệ TN và MTST. B. Thiết bị dạy học - BĐ tự nhiên Việt Nam - Atlat địa lí Việt Nam - Các bảng số liệu, biểu đồ sgk phóng to. C. Phương pháp Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,. giảng giải D. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Hoạt động nhóm: Bước 1: - Giáo viên cung cấp bản đồ TN Việt Nam, BSL - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS dựa vào Atlat, bản đồ và kiến thức đã học nêu đặc điểm TNTN, tác động của nó đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. + Nhóm 1,2: TN sinh vật + Nhóm 3,4: TN biển Bước 2: HS thảo luận Bước 3: - HS trình bày, bổ sung. Giáo viên chuẩn hoá kiến thức. TNTN đa dạng và phong phú: 1. TN đất 2. TN khí hậu 3. TN nước 4. TN khoáng sản 5. TN sinh vật - Phong phú về thành phần loài : 14500 loài thực vật thuộc gần 300 họ, 300 loài thú, 830 loài chim, 400 loài bò sát lưỡng cư, 2550 loài cá… - Nhiều kiểu rừng, với 12,7 triệu ha, độ che phủ đạt 38%. Trong rừng có nhiều loại gỗ cứng, gỗ đẹp, tre mứa, thảo dược, động vật quý hiếm… - HIện có 30 VQG, 65 khu dự trữ sinh quyển, trong đó có 6 khu DTSQ thế giới. - Thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp. - Giáo viên giảng giải thêm về TNTN Việt Nam, hiện trạng khai thác. 6. Tài nguyên biển - Vùng biển rộng > 1 triệu km 2 , nhiều tài nguyên thiên nhiên : Hải sản, khoáng sản, TN du lịch… + Bờ biển - Địa hình ven biển đa dạng: Bờ biển dài nhiều vũng vịnh, đầm phá, đảo… có giá trị du lịch và giao thông. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, trên các đảo + Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản - Khoáng sản: Dầu khí, cát, titan, muối - Hải sản: cá, tôm, mực, sinh vật phù du và sinh vật đáy, san hô + Tài nguyên năng lượng: Gió, sóng, thủy triều, hải lưu - Thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển - Khó khăn: Bão, sạt lở bờ biển, cát bay  Sử dụng hợp lí tài nguyên biển. 4. Củng cố: - Đánh giá tài nguyên sinh vật và biển của VN ? 5. Dặn dò: Học bài. Ngày soạn…./… /200… TIẾT 6: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên phân hoá theo chiều Đông Tây và Bắc Nam - Đánh giá được sự giống và khác nhau của hai miền tự nhiên. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. 3. Thái độ. - Có cái nhìn đúng đắn về sự phân hoá t TNTN - Ý thức trong sử dụng và bảo vệ TN và MTST. B. Thiết bị dạy học - BĐ tự nhiên Việt Nam - Atlat địa lí Việt Nam tự nhiên - Các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở sgk phóng to. C. Phương pháp - Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,. giảng giải D. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Bài cũ: - Đánh giá đặc điểm và giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật và biển của VN ? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Hoạt động nhóm: Bước 1: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1,2: Tìm hiểu nguyên nhân và sự khác nhau giữa Bắc – Nam về Khí hậu, động thực vật và cảnh quan. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu nguyên nhân và sự khác nhau giữa Đông – Tây về Khí hậu, động thực vật và cảnh quan. - Cơ sở để thảo luận: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của HN, HCM. Bản đồ địa hình, khí hậu và động thực vật trong Atlats. Vốn hiểu biết của bnả thân. Bước 2: HS thảo luận Bước 3: - HS trình bày, bổ sung. - Giáo viên chuẩn hoá kiến thức và bổ sung kiến thức. 1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc Nam a. Nguyên nhân : - Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do góc nhập xạ tăng và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông. - Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã). b. Sự khác nhau • Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. + Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (t 0 < 18 0 C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc, + Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn . Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới. • Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. + Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25 0 C và không có tháng nào dưới 20 0 C. + Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ – Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo .). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu . 2. Sự phân hoá giữa Đông Bắc và Tây Bắc. a. Nguyên nhân - Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. b. Sự khác nhau - Khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao. - Cảnh quan: Vùng ĐB mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa với nhiều loài nhiệt đới và cận nhiệt; Tây Bắc lại thay đổi từ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa – tầng thấp, đến ôn đới trên núi cao. 4. Củng cố: - Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa Đông Bắc – Tây Bắc, Bắc – Nam về khí hậu và cảnh quan ? 5. Dặn dò: Học bài. Ngày soạn…./… /200… TIẾT 7: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (Tiếp theo) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại dất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối quan hệ có quy luật trợng phân hóa thổ nhưỡng và sinh vật. - Hiểu sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền điạ lí tự nhiên và đặc điểm cơ bản của mỗi miền. - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền. 2. Kỹ năng: - Làm việc theo nhóm, xác định nội dung kiến thức, điền vào bảng để nhận thức được quy luật phân bố của thổ nhưỡng - sinh vật theo đai cao và đặc điểm 3 miền địa lí tự nhiên. - Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền địa lí tự nhiên trên bản đồ. 3. Thái độ. - Có cái nhìn đúng đắn về sự phân hoá t TNTN - Ý thức trong sử dụng và bảo vệ TN và MTST. B. Thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Một số tranh ảnh về cảnh hệ sinh thái. C. Phương pháp - Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,. giảng giải D. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Bài cũ: - Nêu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam của nước ta. - Thiên nhiên nước ta phân bố theo hướng Đông - Tây có những đặc điểm nổi bật gì? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Hoạt động nhóm: Bước 1: GV nêu câu hỏi - Dựa vào hình 12 và các kiến thức đã học, hãy xác định phạm vi 3 miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình, khí hậu. - Chia lớp thành 6 nhóm và giao công việc cho mỗi nhóm + N 1,3: So sánh về đặc điểm của 2 miền: MB&ĐBBB với miền TB & BTB + N 2,5: So sánh về đặc điểm của 2 miền: miền TB& BTB với miền NTB & NB + N 4,6: So sánh về đặc điểm của 2 miền: MB & ĐBBB với miền NTB & 1. Các miền địa lí tự nhiên (Nội dung phần phụ lục) NB Bước 2: - Các nhóm thảo luạn trong 5' sau đó trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý bổ sung Bước 3: GV chuẩn kiến thức, bổ sung và khắc sâu kiến thức - Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu và thủy văn của miền Bắc & ĐBBB? + -Làm cho miền này chịu tác động của gió mùa Đông Bắc trực tiếp nhất và mạnh nhất so với toàn quốc. Dòng chảy sông ngòi thất thường - Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu có mùa đông lạnh tới thổ nhưỡng, sinh vật trong miền. + Sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với sự xuất hiện của nhiều loài cây phương bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa - Vì sao có sự giảm sút của gió mùa đông bắc ở miền TB & BTB? + Dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ chạy dọc phần đông của miền ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa đông bắc vào miền. - Hướng Tây bắc- Đông nam của các dãy núi co ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của miền? + Tạo Đk cho gió mùa đông nam mang khối khía ẩm từ biển đông theo các thung lũng sông lùa sâu vào nội địa làm giảm độ lục địa cho phần rìa cực tây của miền. - Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế ảnh hưởng như thế nào đến thổ nhưỡng sinh vất trong miền? - Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có KH cận xích đạo với 2 mùa mưa-khô rõ rệt? - Đặc điểm đó của khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đối với thực vật tự nhiên và sản xuất nông nghiệp của miền này? + Thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, rừng nhiệt đới thường xanh . Giúp tạo ra một nền nông nghiệp nhiệt đới đa ngành 4. Củng cố: - Hãy nêu đặc điểm của các miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền. 5. Dặn dò - Trả lời câu hỏi sau bài trong SGK. Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. E. PHỤ LỤC: Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trug Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Ranh giới phía tây tây nam của miền dọc heo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã Từ dãy bạch mã trở vào nam Địa hình - Hướng vòng cung của địa hình (4 cánh cung) - Đồi núi thấp, độ cao trung bình khoảng 600m - Nhiều địa hình đá vôi - Đồng bằng BB mở rộng, bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo - Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh - Hướng TBĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi - Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển. - Nhiều cồn cát, bãi tấm đẹp - Khối núi cổ Komtum, các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực nam TB&TN. Hướng vòng cung của các dãy núi. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải. - Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng NB thấp phẳng, mở rộng. Đường bờ biển NTB nhiều vũng, vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch, nghề cá. Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, hiếc, VLXD, . Khoáng sản có: thiếc, sắt, crôm, tita, apatit, . Dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên có nhiều Bôxit Khí hậu Mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Khí hậu thời tiết có nhiều biến động - Gió mùa đông bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (vùng thấp) - BTB có gió phơn tây nam, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn. Lũ tiểu mãn tháng VI - Khí hậu cận xích đạo -Hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa ở NB&TN từ tháng V đến XI, ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến XII, lũ có hai cực đại vào tháng IX và tháng VI. Sông ngòi Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng tây bắc đông nam và hướng vòngcung Sông ngòi hướng tây bắc đông nam(BTB hướng Tây Đông). Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện Các sông ở NTB ngắn, dốc. Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Đồng Nai và sông CL Thổ nhưỡng Sinh vật - Đai cận nhiệt đới hạ thấp - Trong thành phần rừng có các loại cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật hoa nam Có đủ hệ thống đai cao: đai cận nhiệt gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trêưn đất mùn thô, đai ôn đới >2600m. Nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư. Đai nhiệt đới chân núi lên đến 1000m. TV nhiệt đới, xích đạo ưu thế, nhiều rừng, nhiều thú lớn, rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng. Ngày soạn…./… /200… Tiết 8 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta, tình trạng suy thoái và hiện trang sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất. - Biết dược các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật và các biện pháp bảo vê tài nguyên đất. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất. - Phân tích bảng số liệu. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Hình ảnh về các hoạt động chặt phá, phát đốt rừng, hậu quả của mất rừng, làm suy thoái đất và môi trường. - Hình ảnh về các loài chim thú quý cần bảo vệ . - Bản đồ VN - Atlat Địa lí Việt Nam. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tại sao người ta chỉ trồng cà phê ở vùng Tây Nguyên mà không trồng ở Đồng bằng sông Hồng và ngược lại? Tại sao người H’mông phải làm ruộng bậc thang? . Giáo viên: Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả tính chất nghiêm trọng và hầu như không thay đổi của nó. Hoạt động của GV và HS Hoạt động cặp đôi: Phân tích sự biến động diện tích rừng Bước 1: GV đưa câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời. *Các HS nhóm 1, 2: Quan sát bảng 17. 1, hãy: - Nhận xét về sự biến động tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi trên. (Nguyên nhân do khai thác thiếu hợp lí và diện tích rừng trồng không nhiều nên diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng giảm sút. Từ năm 1990 cùng với Nội dung chính 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật: a. Tài nguyên rừng - Rừng của nước ta đang được phục hồi. Năm 1983 tổng diện tích rừng là 7,2 triệu ha, năm 2006 tăng lên thành 12,1 triệu ha. Tuy nhiên, tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2006 vẫn thấp hơn năm 1943. • Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm - Biện pháp bảo vệ rừng: + Đối với rừng phòng hộ: có kế họach, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. + Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. + Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển [...]... bản thân, hãy: - Nhận xét sự thay đổi của diện tích rừng giàu - Một khu rừng trồng và 1 khu rừng tự nhiên có cùng độ che phủ thì rừng nào có sản lượng gỗ cao hơn? - Hãy nêu ý nghĩa về kinh tế, về môi trường của việc bảo vệ rừng Cho biết những qui định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển vốn rừng Bước 2: Hai HS cùng bàn bạc trao đổi để trả lời câu hỏi Bước 3: Đại diện HS trình bày trước lớp, các HS khác... không nhiều dụng đất * Biện pháp: - Nhóm lẻ: đưa ra các biện pháp hợp lí - Đối với vùng đồi núi: hạn chế xói mòn bằng cách làm để bảo vệ tài nguyên đất công tác thủy lợi, canh tác ruộng bậc thang, đào hố vẩy Bước 2: cá, Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng biện pháp Đại diện học sinh trình bày nội dung, nông-lâm kết hợp Bảo vệ rừng, định canh, định cư GV chuẩn kiến thức - Đối với đất nông nghiệp: quản... động cả lớp: Tìm hiểu tình hình sủ dụng và bảo vệ các tài nguyên khác ở nước ta 3 Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên môi trường khác khác: - Tài nguyên nước: hai vấn đề quan trọng nhất hiện nay là ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô Do vậy phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng và phòng chống ô GV kẻ bảng và hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi: - Hãy nêu... nghiệp, nước thải sinh hoạt và dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp) - Hãy nêu tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không khí ở nước ta: nhiễm nước - Tài nguyên khoáng sản: quản lí chặt chẽ việc khai thác khoảng sản, tránh lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường - Môi tường không khí: Mức độ ô nhiễm ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực đô thị, KCN, đầu... đất: Hoạt động nhóm: Tìm hiểu sự suy - Năm 2005, đất sử dụng trong nông nghiệp của nước giảm tính đa dạng sinh học và vấn ta chỉ khoảng 9,4triệu ha (28% tổng diện tích đất tự đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất nhiên) Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là vụ cho từng nhóm 0,1ha, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp thì - Nhóm chẵn: tìm hiểu hiện trạng sử... thức diện tích và chất lượng rừng, hòan cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng b Đa dạng sinh học - Nguyên nhân: + Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật + Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiếm nguồn nước làm nguồn thủy sản nước ta bị giảm sút rõ rệt - Biên pháp bảo vệ: + Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên + Ban hành Sách... nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì : A Rừng giàu chỉ còn rất ít B Phần lớn là rừng non mới trồng và rừng trồng chưa khai thác được C 70% điện tích là rừng nghèo D Chất lượng rừng chưa thể phục hồi 5 Dặn dò - Liên hệ thực tế bản thân đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên của em trong đời sống hàng ngày . độ. - Có cái nhìn đúng đắn về TNTN - Ý thức trong sử dụng và bảo vệ TN và MTST. B. Thiết bị dạy học - BĐ tự nhiên Việt Nam - Atlat địa lí Việt Nam - Các. dạng. 3. TN nước - Nước mặt và ngầm phong phú - Sông ngòi dày đặc, 2360 sông trên 10km - Lượng nước phong phú và phân hóa theo mùa. - Thuận lợi cho sản

Ngày đăng: 19/08/2013, 19:10

Hình ảnh liên quan

Địa hình - Bám sát - Lớp 12, tiết 7-8

a.

hình Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan