ĐỀ 2 ( Hướng dẫn tự ôn tập NV 9 )

4 824 6
ĐỀ 2 ( Hướng dẫn tự ôn tập NV 9 )

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ 2 Phần I : ( 7 điểm ) Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn . 1. Viết tiếp 5 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn, cho biết đoạn thơ đó thuộc tác phẩm nào và tác giả là ai ? 2. Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. 3. Viết đoạn văn 10 câu để phân tích đoạn thơ trên ( kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu ghép và gạch chân chúng ). Phần II : ( 3 điểm ) Bằng kiến thức đã học về Làng ( Kim Lân ), anh ( chị ) hãy : 1. Tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai của Kim Lân ? 3. Kể tên 2 tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 9. ĐÁP ÁN Phần I : ( 7 điểm ) Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn . 1. Viết tiếp 5 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn, cho đoạn thơ đó thuộc tác phẩm nào và tác giả là ai và ra đời ở thời kỳ nào ? Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc - Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm Nói với con của nhà thơ Y Phương - Nói với con được sáng tác ở thời kỳ sau năm 1975. 2. Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. - Đây là đoạn thơ đặc sắc của tác phẩm tập trung thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và đặc điểm thơ của Y Phương: thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng cùng với cách duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - Những nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ : + Sử dụng câu phủ định để khẳng định : không chê + Sử dụng điệp ngữ, điệp cấu trúc câu : Sống trên đá không chê đá; Sống trong thung không chê thung + Sử dụng nghệ thuật so sánh : như sông, như suối + Thành ngữ : lên thác xuống ghềnh + Lời văn giàu hình ảnh . 3. Viết đoạn văn 10 câu để phân tích đoạn thơ trên ( kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu ghép và gạch chân chúng ). * Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt : - Kiến thức cơ bản, cụ thể về tác phẩm và khổ thơ - Kỹ năng diễn đạt, dựng đoạn văn ( diễn dịch ), phân tích thơ - Hiểu biết về ngữ pháp : phép thế và câu ghép * Các bước tiến hành - Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích một khổ thơ gồm 10 câu + Nội dung khái quát của đoạn thơ : Những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con + Các ý cần có khi phân tích khổ thơ : • Người cha bộc lộ trực tiếp nỗi niềm mong mỏi, khát khao của lòng mình ở người con • Nhà thơ sử dụng điệp cấu trúc câu và điệp ngữ không che để thể hiện phẩm chất đặc trưng đẹp đẽ của người đồng mình là kiên trì, thuỷ chung bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn cực nhọc, đói nghèo. • Với lời văn giàu hình ảnh, cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã thể hiện rõ vẻ đẹp của người đồng mình : chân chất, hiền lành, mà có tâm hồn khoáng đạt • Nói về phẩm chất của “người đồng mình ”, người cha mong muốn con có nghĩa tình, chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua thử thách gian nan bằng ý chí và niềm tin của chính mình. - Mỗi ý trên có thể triển khai thành hai câu - Viết câu mở đầu ( sử dụng ý khái quát đoạn ở trên ) - Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp : phép thế và câu ghép + Dùng “như thế ” để thay thế cho một cụm từ không cần phải nhắc lại. + Dùng câu ghép có cặp từ hô ứng “không những .mà còn ” để khái quát đặc điểm của con người miền núi trong đoạn thơ - Kết nối các câu thành đoạn văn diễn dịch và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn. Phần II : ( 3 điểm ) 1. Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân bằng một đoạn văn ngắn. Làng của Kim Lân kể về ông Hai , người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu. ở nơi tản cư ông rất hay khoe về làng mình với vẻ say mê háo hức lạ thường. Nhưng một hôm ông nghe được tin ở hành nước rằng làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ, xấu hổ, cúi gằm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo sợ bà chủ nhà đuổi đi. Buồn khổ quá ông tâm sự với đứa con út cho khuây khoả. Nhưng rồi cái tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc đã được cải chính. Ông sung sướng khua chân múa tay đi khoe khắp làng rằng làng ông đã bị đốt nhẵn. Tối hôm ấy, ông lại sang nhà bác Thứ kể về làng mình hôm Tây vào khủng bố cứ như ông được dự trận đánh ấy. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai của Kim Lân : Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân đã làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm, khiến cho hình tượng người nông dân yêu nước hiện lên vô cùng chân thực, sinh động - Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng - Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm của nhân vật ông Hai qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ . - Diễn tả đúng và ấn tượng về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. - Sử dụng nhiều đoạn độc thoại và đối thoại để thể hiện những suy nghĩ sâu kín, niềm vui và khao khát của nhân vật Với tài năng miêu tả tâm lý ấy, Kim Lân đã thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương , đất nước vô cùng sâu nặng của người nông dân. 3. Kể tên 2 tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp trong chương trình ngữ văn 9 : Làng ( Kim Lân); Đồng chí ( Chính Hữu). . chân chúng ). Phần II : ( 3 điểm ) Bằng kiến thức đã học về Làng ( Kim Lân ), anh ( chị ) hãy : 1. Tóm tắt tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn. 2. Nhận xét. của người nông dân. 3. Kể tên 2 tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp trong chương trình ngữ văn 9 : Làng ( Kim Lân); Đồng chí ( Chính Hữu).

Ngày đăng: 18/08/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan